Bạn đang xem bài viết 13 Điều Nên Biết Về Tháp Eiffel được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Eiffel giữa lòng thành phố Paris.
Ngọn tháp đứng đó, như là cánh cổng dẫn vào Triển lãm Thế giới (Exposition Universelle) 1889 được tổ chức để kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Pháp và đến ngày nay vẫn được coi là một biểu tượng kiến trúc của thế giới hiện đại.
Nhân dịp 125 tuổi của ngọn tháp biểu tượng nổi tiếng của nước Pháp và thế giới, xin “bật mí” với bạn 13 điều nên biết về Eiffel.
Đám đông tại Triển lãm Thế giới 1889 tại Paris.
1. Tháp Eiffel không phải là tác phẩm của Gustav Eiffeil. Hai kỹ sư cao cấp Maurice Koechlin và Emile Nouguier đã thiết kế ra nó. Gustave Eiffel không dành quá nhiều sự quan tâm cho dự án này, song ông đã giới thiệu hai vị kỹ sư trên cho Stephen Sauvestre, Trưởng phòng kiến trúc của công ty do ông đứng đầu. Sau khi Sauvestre “gọt giũa” bản vẽ, Effeil có thiết kế cuối cùng và ông đã mua bằng sáng chế tác phẩm này.
2. Tháp Eiffel qua những con số: 300 công nhân, 18.038 mảnh sắt chạm trổ, 2,5 triệu đinh tán, nặng 10.000 tấn và cao 984,25 feet (300 mét).
3. Ngọn tháp được xây dựng để trở thành một biểu tượng của khoa học hiện đại, hay như Eiffel đã nói: “Không chỉ là nghệ thuật kiến trúc hiện đại, nó còn là bức tranh phản ánh thời đại của khoa học và công nghiệp mà chúng ta đang sống.” Tại thời điểm ngọn tháp đang được xây, một công nghệ khác cũng đang ở trong giai đoạn sơ khai – nhiếp ảnh. Lúc đó, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã ghi lại những khoảnh khắc của quá trình xây dựng ngọn tháp.
4. Tại thời điểm ngọn tháp được sinh ta, Eiffel là ngọn tháp cao nhất thế giới, cho đến tận 1930, khi tòa tháp Chrysler của thành phố New York cao 1.046 feet (318 mét) soán ngôi.
5. Các thang máy của ngọn tháp thoạt đầu đã không hoạt động. Ngày 6/5/1889, khách qua lại Triển lãm Thế giới được phép vào bên trong tháp, nhưng khoảng 30.000 vị khách đã phải trèo 1.710 bậc để lên đến đỉnh. Hệ thống thang máy cuối cùng cũng đi vào phục vụ vào ngày 26/5.
6. Dân chúng Paris ban đầu không ưa Tháp Eiffel, và coi nó là một cái gai trong mắt. Báo chí khi đó đã nhận được nhiều thư từ bày tỏ sự bực mình, cho rằng ngọn tháp không phù hợp với thành phố, nhiều nghệ sĩ cũng ghét nó. Có chuyện kể lại rằng, nhà viết tiểu thuyết Guy de Maupassant nói rằng ông chẳng có cảm tình gì với ngọn tháp, nhưng lại ăn bữa trưa hàng ngày tại cửa hiệu bên trong tháp. Khi được hỏi tại sao, Maupassant trả lời, đó là nơi duy nhất ở Paris mà ông không phải nhìn thấy nó ngay trước mặt (vì đang ở bên trong nó).
7. Tháp Eiffel thay đổi độ cao theo mùa. Bởi được làm từ sắt luyện, ngọn tháp nở ra khi phơi dưới nắng mùa hè, và nó cao thêm tới 6,75 inch (17 cm).
8. Tháp Eiffel được thiết kế để tồn tại chỉ trong 20 năm, nhưng quân đội và chính phủ Pháp đã khai thác nó để phục vụ cho viễn thông và truyền thông vô tuyến. Khi thời gian tồn tại cho phép kết thúc vào năm 1909, chính quyền thành phố Paris quyết định giữ lại ngọn tháp.
9. Tháp Eiffel đã tồn tại qua nhiều biến cố lịch sử trong suốt quãng thời gian tồn tại của nó. Ngọn tháp được sử dụng để truyền tín hiệu vô tuyến trong Chiến tranh Thế giới 1. Tới Chiến tranh thế giới 2, dây cáp thang máy bị cắt nên Đức quốc xã không thể sử dụng được ngọn tháp (sau khi quân đội Liên minh tiến vào thành phố, hệ thống thang máy được khôi phục). Ngọn tháp thậm chí vẫn tồn tại sau một trận cháy ở tầng trên cùng. Đến giờ, đã có trên 250 triệu khách từ khắp thế giới đã đến ngọn tháp này.
10. Ngọn tháp không phải chỉ sơn một màu duy nhất. Để tạo một cảm giác hài hòa, Tháp Eiffel được sơn sẫm màu ở phía trên và sáng dần lên ở phía dưới.
11. Nói về công tác bảo vệ cho ngọn tháp, 50 đến 60 tấn sơn đã được sử dụng mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ.
12. Đây không chỉ là một địa điểm du lịch thuần túy, Tháp Eiffel còn là trụ sở của nhiều tờ báo, bưu điện, phòng thí nghiệm khoa học, nhà hát…và có cả một sân trượt băng ở tầng 1.
13.Đây là công trình kiến trúc mang lại doanh thu có nhiều khách đến thăm nhất thế giới, thu hút gần 7 triệu khách mỗi năm (75% trong số đó là từ các nước khác).
Đăng bởi: Qúy Châu
Từ khoá: 13 điều nên biết về Tháp Eiffel
Những Điều Ít Biết Về Madagascar
Cứ 7 năm, người dân lại tổ chức “lễ thay xương” với các hoạt động khiêu vũ, ăn uống và trò chuyện cùng xác chết.
Những điều ít biết về MadagascarMadagascar là quốc đảo giàu văn hóa và sở hữu hệ động, thực vật phong phú. Tại đây, du khách có thể khám phá thiên nhiên đa dạng, nhảy múa cùng vượn cáo hay tìm hiểu lịch sử với những câu chuyện về cướp biển.
Người dân có nguồn gốc từ châu Á
Quốc đảo bị ngăn cách với châu Phi bởi eo biển Mozambique và xa châu Á. Tuy nhiên, người dân ở đây lại có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Từ hơn 2.000 năm trước, những người đi biển gốc Malaysia-Ấn Độ đã tới đây. Ngày nay, văn hóa của người Malagasy có nhiều nét tương đồng với người Đông Nam Á. Thức ăn của họ chủ yếu là gạo và ngôn ngữ cũng có nguồn gốc từ đây. Đặc biệt, người dân thích được gọi là Malagasy thay vì người châu Phi.
Phong tục nhảy múa cùng người chết
Nhiều người Malagasy tin vào thuyết vật linh, họ vẫn duy trì phong tục nhảy múa cùng người chết hay “sự trở về của những bộ xương”. Ở quốc đảo, cái chết không phải là sự kết thúc và tiêu cực, mà chỉ là một hình thức sống khác. Vì vậy, họ thường khai quật những ngôi mộ và khiêu vũ cùng bộ xương như một hình thức tôn kính người đã khuất.
Cứ 7 năm một lần, người dân lại khai quật mộ và cùng khiêu vũ với xác chết. Ảnh: News Week.
Trang phục truyền thống của nam và nữ giống nhau
Hầu hết quốc gia đều có trang phục truyền thống dành riêng cho 2 giới. Tuy nhiên, cả nam và nữ ở quốc đảo này đều dùng chung một loại vải dài để mặc hoặc quấn quanh cơ thể. Vào mỗi dịp đặc biệt, người dân sẽ lựa chọn các kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Đó có thể là kẻ đỏ, trắng, đen và xanh, nâu. Loại trang phục truyền thống này cũng có tác dụng để buộc trẻ em sau lưng.
Hòn đảo lớn thứ 4 trên thế giới
Với diện tích hơn 592.000 km², quốc gia này là hòn đảo lớn thứ 4 trên thế giới, sau Greenland, New Guinea và Borneo. Nơi đây có địa hình và môi trường sống đa dạng, từ núi lửa, cao nguyên đến vùng rừng mưa và các vách đá sa thạch.
Tổ chức Công viên quốc gia được thành lập năm 1990 để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Natural World Safari.
Hàng trăm loài không có ở bất cứ đâu
Gần 90% loài động vật hoang dã chỉ xuất hiện tại quốc đảo này. Nổi bật là hơn 70 loài vượn cáo, 16 trong số đó đã biến mất kể từ khi con người tới đây. Ngoài ra, bạn có thể khám phá tới 346 loài bò sát, hơn 6.000 loài cây đặc hữu và một số động vật ăn thịt như cầy Fossa. Ngày nay, bên cạnh hoạt động sản xuất của con người, phá rừng, hỏa hoạn, xói mòn hay các loài ngoại lai là mối đe dọa tới sự đa dạng sinh học của hòn đảo này.
Nhiều cây baobab đẹp
Khi nhắc về cây Baobab, du khách thường nghĩ về lục địa đen châu Phi. Tuy nhiên, quốc đảo Madagascar lại sở hữu 75% số cây đẹp nhất thế giới. Quốc gia này còn tự hào là quê hương của 6 trên 9 loài baobab trên thế giới. Một số loài khác được tìm thấy ở Australia, bán đảo Ả Rập và lục địa châu Phi.
Để chiêm ngưỡng hàng cây Baobab, du khách có thể đến vùng Menabe, nơi loài cây đứng thẳng 2 bên đại lộ. Những cổ thụ ở đây từng là một phần của rừng nhiệt đới, tuy nhiên chúng dần bị xóa sổ để lấy đất cho nông nghiệp.
Cây Baobab được coi là biểu tượng quốc gia. Ảnh: Travel Triangle.
“Thiên đường cũ” của cướp biển
Trong suốt thế kỷ 17 và 18, quốc đảo này là nơi trú ẩn của hải tặc bởi những vịnh hẹp, hẻo lánh. Chúng thường tới đây sửa tàu và chuẩn bị lương thực, trước khi mở cuộc tấn công ở Ấn Độ Dương. Vào những năm 1690, cướp biển từng có cuộc sống thịnh vượng trên hòn đảo. Ngày nay, du khách có thể tham quan những nghĩa trang hải tặc khi tới đây.
Theo Lan Hương/ Vnexpress
Đăng bởi: Quân Nguyễn
Từ khoá: Những điều ít biết về Madagascar
8 Điều Cần Biết Về Bệnh Áp Xe Vú
Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
Dấu hiệu áp xe vú sau sinh:
Cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú: Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Vì vậy khi bị áp xe vú, bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động vai, cánh tay.
Vú sưng và căng to: Vú sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Khi bị áp xe, dùng tay sờ nắn có thể thấy các cục cứng bên trong vú: Triệu chứng điển hình của áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú, đó là khi dùng tay sờ nắn ngực, mọi người có thể cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú. Tại vị trí những cục cứng này sẽ cảm thấy đau nhức và sưng đỏ.
Đau buốt khi cho con bú: Nếu phụ nữ đang cho con bú gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe tuyến vú, bạn sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú.
Da ngực nóng và sưng đỏ: Nếu khối áp xe vú không nằm ở sâu bên trong vú, bạn sẽ cảm thấy da ngực ở phần bị áp xe trở nên sưng tấy, có màu đỏ hoặc màu vàng nhạt, thậm chí là hoại tử, khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.bị út
Sốt, có cảm giác ớn lạnh: Có thể chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39 – 40 độ, tùy từng tình trạng viêm nhiễm ở vú. Khi bị sốt, người mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và vèe rùng mình.
Biến chứng – hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp xe vú là hoại tử vú với các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp xe chảy mủ hôi.
Áp xe vú có nguy hiểm không?Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
Áp xe vú nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng: viêm xơ tuyến vú mạn tính, do dùng kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp-xe hoặc là hậu quả của việc tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú để điều trị áp-xe vú. Lúc này biểu hiện toàn thân khá hơn: không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, ranh giới không rõ ràng, không dính da, ít đau.
Viêm tấy tuyến vú là quá trình viêm mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Vùng viêm khuếch tán lan rộng và thấm vào các mô. Bệnh nhân có biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng. Biến chứng nặng nhất là hoại thư vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra.
Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau. Bệnh ở giai đoạn áp-xe hoặc viêm tấy cần phân biệt với ung thư vú thể cấp dạng viêm, có thể bị ung thư cả hai vú cùng một lúc, vú to ra rất nhanh nhưng không đau, toàn thân suy sụp nhanh, xét nghiệm tế bằng chọc hút hoặc làm sinh thiết thấy tế bào ung thư.
Áp xe vú có nguy hiểm không?
Những trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú caoÁp xe vú có nguy hiểm không?
Phụ nữ sau sinh cho con bú:Sữa mẹ có thể gây nứt núm vú hoặc răng của bé cắn vào núm vú… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vú.
Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả mà ít được nghỉ ngơi… khiến sữa bị ứ đọng trong tuyến vú dễ gây áp xe vú.
Tắc tia sữa: Phụ nữ đang cho con bú không thực hiện thông tia sữa sau sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi con bú khiến sữa bị tắc, không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sữa đông kết, chèn ép các ống dẫn sữa khác hình thành các ổ áp xe ở vú.
Điều trị Áp xe vúNhững trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú cao
Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chủ yếu là chích tháo mủ và dùng kháng sinh.
Kháng sinh: Kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nói chung do vi khuẩn và áp xe ở vú nói riêng. Các trường hợp phát hiện bệnh áp xe vú sớm thường chỉ cần điều trị bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật can thiệp.
Vệ sinh và sát khuẩn: Áp xe ở vú trong giai đoạn cho con bú có thể tiến triển nặng hơn, biến chứng phức tạp hơn do trẻ bú làm sứt, nhiễm trùng đầu vú. Vì thế vệ sinh sạch sẽ đầu vú, đặc biệt khi bị xước xát, viêm nhiễm cũng rất quan trọng.
Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?Điều trị Áp xe vú
Áp-xe vú gặp ở cả nam và nữ, do vi khuẩn gây ra, trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu, ít gặp hơn là phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí. Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú:
Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú
Cho bú không đúng cách
Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú
Mặc áo ngực chật
Núm vú bị trầy xước
Tắc ống dẫn sữa
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
Áp xe vú là gì?Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:
Bệnh nhân sốt cao, rét run.
Vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
Xét nghiệm CRP (C – reactive protein) tăng.
Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.
Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vúÁp xe vú là gì?
Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:
Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy…
Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn… để tránh gây tổn thương vú.
Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.
Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú… hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.
Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú
Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vúBiện pháp đề phòng bệnh áp xe vú
Dấu hiệu bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh.
Ở giai đoạn viêm: Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.
Giai đoạn tạo thành áp xe: Có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.
Trường hợp ổ áp xe nằm ở sâu: Da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ.
Nếu áp-xe vú mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.
Đăng bởi: Thắg Thái ĐỘ
Từ khoá: 8 Điều cần biết về bệnh áp xe vú
Những Điều Cần Biết Về Vòng Tay Sinh Tồn
1. Vòng tay sinh tồn là gì?
Với sự tiến bộ của công nghệ vật liệu, dây paracord được chế tạo nên từ những sợi nhỏ có nilon bọc bên ngoài. Loại dây này rất nhẹ nhưng lại có độ bền cao, chắc chắn. Một số loại dây được bện thành vòng có gắn khóa bấm đóng mở dễ dàng, được gọi là vòng tay sinh tồn. Bởi khả năng chịu lực ấn tượng, chiếc vòng này trở thành móc đồ đa năng vô cùng tiện lợi đối với các trekker. Trong một số trường hợp, bạn có thể tháo chiếc vòng ra tạo thành sợi dây dù chịu lực. Nhờ đó, nó trở nên hữu dụng trong việc mắc võng, dựng lều, trại, làm dây buộc cầm máu hay làm bẫy thú rừng,… Thậm chí, bạn còn có thể xỏ dây cước vào trong dây paracord để tăng độ bền cho nó.
Vòng tay sinh tồn (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)
2. Đặc điểm nổi bậtDù bề ngoài vòng tay sinh tồn rất nhỏ nhắn, nhưng bên trong có thể chứa ít nhất là 3,5m dây paracord với hệ thống các sợi dệt bên trong lõi rất ít bị kéo dãn. Nó có thể chịu được tải trọng lên đến 250kg.
Hiện nay, một số vòng tay sinh tồn còn tích hợp nhiều công cụ hữu dụng như:
Thanh đánh lửa
Tua vít – và +
Dụng cụ vặn đai ốc với nhiều kích thước khác nhau
Que chọc khay sim điện thoại
Dụng cụ mở nắp chai
La bàn
Còi
Đèn pin có chế độ SOS
Lưỡi răng cưa
Lưỡi dao nhỏ
Ngoài các dụng cụ trên, bạn còn có thể bổ sung các vật dụng đi trekking khác như lưỡi câu cá, kim khâu,… Với sự trang bị đa dạng, vòng tay sinh tồn có thể giúp bạn trong rất nhiều hoạt động. Đó sẽ là dụng cụ sinh tồn cực kỳ hữu ích cho bạn trong những chuyến đi khám phá, chinh phục thiên nhiên.
Dụng cụ không thể thiếu cho những chuyến du lịch khám phá (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)
3. Công dụngTheo kinh nghiệm đi trekking của mình, dùng vòng tay sinh tồn, bạn sẽ làm được công việc như sau:
Buộc hoặc nối đồ vật khi bị gãy, vỡ hay hỏng
Tách sợi nhỏ để làm dây câu hoặc chỉ khâu vết thương
Dùng làm dây để nâng hoặc hạ đồ vật hay người
Dùng làm dây phơi đồ
Treo quần áo, balo, đồ vật, thức ăn lên cao, tránh các con vật như kiến,…
Dùng làm khóa dây trong trường hợp khóa quần áo bị gãy, hỏng
Làm dây buộc các vật dụng đi trekking khác trên balo, cổ tay hay thắt lưng
Dùng dây nối với chuông để làm bẫy báo động, với cành khô để làm bẫy thú
Làm dây để buộc thành thang dây, thang gỗ
Tạo lưới để bắt cá
Buộc vào cành cây để đánh dấu
Có thể tách nhỏ để làm mồi lửa hay dây bất
Làm garô để cầm máu,…
Đăng bởi: Thành Tạ Văn
Từ khoá: Những điều cần biết về vòng tay sinh tồn
Những Điều Cần Biết Về Gel Cứng Và Gel Mềm
Bạn sẽ được tiếp xúc với 2 loại gel cơ bản là gel mềm và gel cứng trong quá trình Trong quá trình học làm móng gel, bạn sẽ được tiếp xúc với 2 loại gel cơ bản là gel cứng (hard-gel) và gel mềm (Soft-gel). Bài viết sau đây sẽ rất có ích cho những bạn còn băn khoăn hoặc chưa hiểu rõ về cách dùng cũng như đặc điểm của 2 loại này
Phân biệt mềm và gel cứngMột điểm chung các bạn cần lưu ý của 2 lọai gel này chính là chúng có chung về nguồn gốc, có sự thay đổi tính chất chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về thành phần hóa học.
Gel cứng ( hay còn gọi là gel truyền thống):
Một cấu trúc phân tử chặt chẽ trong gel cứng đến mức acetone không thể xâm nhập để phá vỡ các gel. Do đó bạn phải dùng dũa hoặc máy mài móng bởi gel cứng rất bền.
Gel cứng nhẹ và tạo cảm giác thoáng khi sơn do trọng lượng phân tử thấp. Tuy nhiên để loại gel này có thể khô lai sẽ mất thời gian lâu hơn.
Gel truyền thống sẽ được monome trước khi pha trộn để tạo ra gel – polish ( một loại gel giống sơn hơn), sau đó polymer hóa khi lưu hóa. Khi để bình thường, sản phẩm này giống như gel tuy nhiên khi được phơi dưới ánh sáng chúng sẽ cứng lại sau đó tạo ra một ánh sáng bóng tương tự như acrylics.
Gel mềm (soak-off):
Gel mềm có trọng lượng phân tử cao hơn và cấu trúc phân tử dài khác với gel cứng. Giữa các tác nhân liên kết có khoảng cách cho phép dung môi thâm nhập, đồng thời phá vỡ các cấu trúc. Do đó, gel mềm linh hoạt hơn nhưng kém bền, có thể bỏ dễ dàng bằng acetone và dễ cháy.
Trong gel mềm có chứa thành phần photoinitiators sẽ giúp móng khô nhanh hơn dưới đèn UV hoặc đèn LED
Sử dụng các loại gel này như thế nào?Theo các chuyên gia vẽ móng nghệ thuật tại Winnie Academy Gel cứng thường được ưu tiên sử dụng để tạo và làm móng dài với những đặc điểm trên, thêm vào đó là có độ bền và tuổi thọ cao hơn. Thêm vào đó, trong các kỹ thuật điêu khắc móng hoặc vẽ móng tay nghệ thuật như đắp hoa hay các hình ảnh 3D cũng có thể sử dụng gel truyền thống. .
Chú ý: Nếu biết sử dụng các loại gel đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao nhất
Trước khi sơn gel, làm sạch và để móng tự nhiên
Có thể gây ra rạn nứt nếu sử dụng gel cứng trên gel mềm nên bạn tuyệt đối không nên làm như vậy
Để móng bóng đẹp như sử dụng sơn acrylic nên dùng gel phủ ngoài gel cứng
Trong vài tuần sử dụng, gel mềm có thể bị chảy ra cạnh móng, bạn hãy lau sạch phần sơn thừa và tránh bong tróc bằng cách sấy dưới đèn.
Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không tự ý pha trộn các loại gel với nhau hoặc pha trộn gel với các hóa chất khác
Bảo quản ở nhiệt độ thường trong hộp
Kết luận lại, mỗi loại gel lại có những ưu điểm khác nhau, không thể so sánh loại gel nào tốt hơn mà cốt yếu là hiểu được đặc tính của chúng và có cách sử dụng phù hợp. Hy vọng qua những kiến thức được “bật mí” bởi các chuyên gia vẽ móng nghệ thuật tại Winnie Academy sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết nhất định để học làm móng gel một cách hiêu quả và an toàn.
Ngôi Thai Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngôi Thai
Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi khi đi vào khung xương chậu, đi đến ống sinh dục và ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào chuyển động của thai nhi , vị trí ngôi thai thường khác nhau. Nên có 3 kiểu ngôi thai chính là ngôi đầu, ngôi mông, ngôi ngang ( hoặc ngôi xiên ).
Các kiểu ngôi thai mẹ bầu nên biết
1. Ngôi đầu (ngôi thai thuận)
Ngôi thai đầu được xem là thuận lợi nhất cho việc sinh nở, khi bé ở tư thế quay đầu xuống hướng về âm đạo, mông hướng về ngực của mẹ. Tùy vào vị trí của bé mà ngôi đầu còn chia thành các dạng như sau:
Ngôi chỏm: là lúc thai nhi cúi đầu nhiều nhất về phía âm đạo của mẹ. Đây là vị trí có lợi cho việc sinh thường, nhưng với điều kiện bé không nặng cân. Khi bác sĩ khám sờ vào thì sẽ thấy thóp sau.
Ngôi trán: là lúc đầu bé ngửa lưng chừng, khi bác sĩ khám sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
Ngôi thóp trước: là lúc bé hơi ngửa đầu, trục thai nhi song song với trục mẹ. Khi bác sĩ khám chỉ sờ được thóp trước
Ngôi mặt: là lúc bé ngửa đầu nhiều nhất, khi bác sĩ khám có thể sờ thấy cằm
Ngôi chỏm và ngôi mặt là những vị trí tốt để sinh thường nhưng bé không quá nặng cân. Ngôi trán mẹ nên sinh mổ vì khi đó đầu thai nhi ngửa lưng chừng nên đường kín đầu lớn không đi được qua khung chậu.
2. Ngôi mông (ngôi thai ngược)
Là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu hướng lên trên, mông hướng về âm đạo. Bới vì thế khi sinh đôi chân sẽ ra trước và đầu ra sau. Ngôi mông có 4 kiểu là:
Ngôi mông đủ: Là khi phần mong của bé được sinh ra trước, tư thế của bé là đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược
Ngôi mông thiếu kiểu mông: Là khi phần mông sinh ra trước, tư thế của bé là chân duỗi thẳng lên đầu.
Ngôi mông thiếu kiểu chân: Là khi sinh phần chân ra trước do bé ở tư thế đứng
Ngôi mông thiếu kiểu gối: Là khi sinh phần đầu gối sinh ra trước, tư thế của bé là quỳ
Ngôi mông là trường hợp sinh bé khó hơn ngôi đầu. Với những ngôi mông khác nhau, bác sĩ sẽ dựa theo đó mà xác định mẹ nên sinh bằng đường âm đạo hay mổ. Trong trường hợp này thường những người mẹ thường chọn sinh mổ. Và trong lúc sinh nếu đầu bé kẹt lại sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các di chứng về não sau này.
3. Ngôi ngang hoặc ngôi xiên
Là tư thế lưng của bé hương xuống dưới, khi bác sĩ khám có thể thấy được vai của bé. Đối với trường hợp ngôi thai này thì mẹ chỉ có thể sinh mổ vì kích thước các bộ phận của bé đều lớn hơn nhiều so với âm đạo. Vì thế mẹ không thể nào sinh theo cách bình thường được.
Để chuẩn đoán ngôi thai thì mẹ thường khám vào tuần cuối cùng mang thai. Không được xác định sớm thì thai nhi có thể tiếp tục thay đổi sau đó, dẫn đến chuẩn đoán ngôi thai không được chính xác sẽ rất bất tiện khi đẻ. Các mẹ nên đi khám thai định kỳ để có thể theo dõi được tình hình thai nhi như thế nào để có hướng giải quyết hợp lý. Chúc các mẹ và con nhiều sức khỏe sau sinh!
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtCập nhật thông tin chi tiết về 13 Điều Nên Biết Về Tháp Eiffel trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!