Xu Hướng 12/2023 # 3 Cách Muối Củ Cải Ngon Đơn Giản Tại Nhà Bà Nội Trợ Nào Cũng Nên Biết # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 3 Cách Muối Củ Cải Ngon Đơn Giản Tại Nhà Bà Nội Trợ Nào Cũng Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đĩa củ cải muối kèm cà rốt. Ảnh: Internet

2. Cách muối củ cải kiểu 2 Nguyên liệu

2 củ cải trắng

2 củ su hào

1 củ tỏi

1 quả ớt

3 củ hành khô

Gia vị: Nước mắm, giấm, đường, muối.

Cách làm

Bước 1 : Củ cải, su hào đem gọt bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch với nước, cắt thành từng thanh nhỏ. Ớt tươi đem rửa sạch, bỏ hết hạt đi, thái thành từng lát mỏng. Tỏi, hành khô bóc hết lớp vỏ ngoài, rửa sạch, cắt lát.

Củ cải, su hào thái thành từng miếng vuông. Ảnh: Internet

Bước 2 : Bắc nồi lên bếp cho 500ml nước + 2 thìa muối + 2 thìa đường + 2 thìa nước mắm + 2 thìa giấm đun sôi lên. Dùng muỗng khuấy đều cho đường tan hết, tắt bếp để hỗn hợp nước nguội đi.

Cho đường, giấm, muối, nước mắm, nước lọc vào nấu. Ảnh: Internet

Bước 3 : Cho củ cải, su hào vào bát rắc ít muối tinh rồi xóc đều hỗn hợp đến tay đến khi tiết ra nước. Chắt bỏ hết phần nước trong củ cải, su hào đi rồi rửa lại với nước.

Bước 4 : Cho hết củ cải, su hào vào hũ rồi để tỏi, ớt, hành tím thái lát lên trên. Đổ hết hỗn hợp nước muối lên ngập củ cải là được. Để khoảng 1 ngày để ngấm gia vị có thể lấy ra sử dụng rồi.

Đĩa củ cải muốn kèm su hào ngon giòn. Ảnh: Internet

3. Cách muối củ cải kiểu 3 Nguyên liệu

1kg củ cải

200g muối

400g đường

Cách làm

Bước 1 : Củ cải mua về đem đem rửa sạch với nước, cắt củ cải thành từng khúc khoảng 5cm, bổ dọc thành từng khúc như cái đũa. Cho củ cải vào vào trong một cái âu, thêm ít muối vào xóc đều để khoảng 5 tiếng.

Củ cải rửa sạch, cắt thành từng thanh dài. Ảnh: Internet

Bước 2 : Khi củ cải đã teo bớt đi, bạn vớt củ cải ra rổ, để ráo hết nước trong củ cải đi. Cho củ cải ra nắng phơi khoảng 3 ngày để củ cải khô lại, nhớ phơi ở những nơi nắng to để củ cải nhanh khô.

Bước 3 : Khi củ cải đã khô bạn lấy củ cải vào, rửa sạch với nước sôi nguội để loại bỏ hết các bụi bẩn, để củ cải ra cho ráo hết nước đi. Trút hết củ cải vào hũ thủy tinh, thêm xì dầu + ớt bột + đường rồi đeo găng tay bóp củ cải cho hết nước.

Củ cải sau khi phơi heo đem vào rửa sạch với nước sôi nguội. Ảnh: Internet

Bước 4 : Dùng đĩa nén chặt phần củ cải lại, đậy nắp để khoảng 7 ngày là lấy ra sử dụng. Khi củ cải chín lấy củ cải ra đĩa, chấm kèm thêm ít mắm gừng thì ngon miễn bàn.

Đĩa củ cái muối chua ngọt ăn cực mê. Ảnh: Internet

Với 3 cách muối củ cải thật đơn giản phải như trên, hy vọng bạn sẽ thường xuyên đổi món muối với củ cải để cả nhà có thêm món muối chua đa dạng để dùng. Chắc chắn củ cải muối không chỉ đổi vị, mà còn làm cho bữa ăn thêm thi vị hơn, khi kết hợp cùng các món mặn phù hợp khác. 

Phương Lê tổng hợp

5 Cách Chữa Viêm Amidan Tại Nhà Đơn Giản, An Toàn Bạn Nên Biết

Viêm amidan là gì?

Amidan là những vùng mô màu hồng hình bầu dục ở phía sau cổ họng của bạn, mỗi bên một cái. Viêm amidan là tình trạng viêm sung huyết của amidan.

Đa số các trường hợp do nguyên nhân nhiễm virus (ví dụ: Epstein-Barr), khoảng 15% – 30% do nhiễm vi khuẩn gây ra.

Lứa tuổi thường bị viêm amidan nhất là từ trẻ em đến tuổi trung niên.

Triệu chứng

Amidan sưng đỏ.

Xuất hiện lớp phủ màu trắng trên amidan.

Khó nuốt.

Viêm họng.

Sốt.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Khàn tiếng.

Đau đầu.

Biến chứng

Viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan, sỏi amidan, viêm họng mạn tính, viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan.

Viêm hạch cổ mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản,…

Muối có tính sát trùng cao, thích hợp để sử dụng cho vết thương hay tình trạng bị viêm. Bạn nên súc miệng bằng nước muối chuyên dụng có thể tìm thấy tại các nhà thuốc.

Ngoài ra, bạn có thể tự pha nước muối như sau: 1 thìa muối ăn pha với 237ml nước lọc, khuấy đều cho muối hòa tan hoàn toàn.

Thực hiện súc miệng ngày 2 – 3 lần để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus ra ngoài cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn

Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch. Một thảo dược phổ biến, trong dân gian sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Trong cam thảo có chứa thành phần Glycyrrhizin, là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và chống oxy hóa rất tốt. Cam thảo chứa các hoạt chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm giảm nhanh những cơn ho và làm dịu cổ họng.[1]

Người bị viêm amidan bị đau họng, khô họng nên dùng viên ngậm cam thảo để làm dịu cổ họng, giảm viêm.

Dùng viên ngậm cam thảo giúp trị viêm amidan

Đặc tính chữa bệnh của mật ong là hoạt tính kháng khuẩn, duy trì tình trạng vết thương ẩm và độ nhớt cao giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng.[2]

Gừng (Zingiber officinale Rosc.) ngoài vai trò làm gia vị cho món ăn, gừng còn được dùng trong y học cổ truyền. Với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa tốt.[3]

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 5g gừng tươi, 1 thìa mật ong nguyên chất, 20g trà túi lọc, 150ml nước sôi.

Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành sợi.

Pha trà túi lọc với 150ml nước sôi, cho gừng vào ly.

Khoảng 3 phút lấy túi lọc ra.

Để trà nguội, cho thêm mật ong vào khuấy đều.

Trà gừng mật ong làm dịu cơn đau họng

Hãy chọn thức ăn nhạt và dễ nuốt để giúp bạn được nuôi dưỡng mà không bị viêm cổ họng thêm.

Khi cảm thấy đau khi nuốt, bạn nên chuyển sang ăn thức ăn mềm như: táo, trứng và bột yến mạch đều là những lựa chọn tốt.

Nên tránh đồ ăn khô cứng, cay, chua sẽ là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc họng.

Thức ăn mềm như bột yến mạch

Khi bạn nói nhiều làm khô họng hay không khí xung quanh quá khô sẽ khiến tình trạng viêm amidan trở nên nghiêm trọng.

Để tránh hiện tượng này hãy làm tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm. Vì giúp giảm khô đường mũi và cổ họng. Nên đặt máy gần giường ngủ và luôn vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.[4]

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cổ họng không bị khô

Triệu chứng cần gặp bác sĩ

Gọi cho bác sĩ nếu bạn đang trải qua các dấu hiệu sau:

Đau họng kèm theo sốt.

Đau họng không khỏi trong vòng 24 – 48 giờ.

Đau hoặc khó nuốt.

Mệt mỏi, suy nhược.

Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…

Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng viêm Amidan thường gặp

Advertisement

Viêm amidan thì nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Nguồn: Mayo Clinic, Mayo Clinic

Nguồn tham khảo

Licorice: A possible anti-inflammatory and anti-ulcer drug

Honey: its medicinal property and antibacterial activity

Anti-Oxidative and Anti-Inflammatory Effects of Ginger in Health and Physical Activity: Review of Current Evidence

Everything you need to know about Tonsillitis

3 Cách Làm Bánh Sinh Nhật Tại Nhà Ngon Mà Vô Cùng Đơn Giản

Nguyên liệu làm bánh sinh nhật với kem tươi

3 quả trứng gà

200gr dâu tây

½ muỗng cà phê cream of tartar

10gr sữa tươi

30gr bột mì đa dụng

20gr bột ngô

10gr bột cacao

390ml kem tươi (whipping cream)160ml kem topping (topping cream)

Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 75gr đường, 20gr dầu ăn, 3ml vani, màu thực phẩm

Dụng cụ: Lò nướng, máy đánh trứng, bát, muỗng, rây lọc, dụng cụ vét bột, phới đánh trứng, khuôn tròn (đường kính 16cm), tăm, dao, túi bắt kem bông

Nên chọn trứng gà để làm bánh sinh nhật vì trứng gà không tanh, sử dụng thêm sữa tươi và vani dạng nước để cốt bánh có hương vị đặc trưng, hấp dẫn hơn.

Mẹo chọn dâu ngon: Nên lựa chọn những quả dâu có mùi thơm, dâu tây ngon là dâu tây có màu đỏ tươi, căng mọng nước. Lưu ý lựa chọn những quả có cuống xanh tươi bám chặt vào thân quả, những quả dâu có hạt thưa cũng là một đặc điểm giúp chọn lựa dâu ngon.

Cách làm bánh sinh nhật với kem tươi

Bước 1 Trộn hỗn hợp trứng

Tách ba lòng trắng trứng cho vào tô cùng 1 muỗng cà phê muối, sau đó dùng máy đánh trứng đánh tơi hỗn hợp lên, tiếp đến cho khoảng ½ muỗng cà phê cream of tartar vào, tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh đều.

Chia 60gr đường thành 2 phần: Lần đầu tiên cho 30gr đường vào hỗn hợp lòng trắng trứng, đánh khoảng 1 phút thì cho hết 30gr đường còn lại vào và đánh cho đến khi lòng trắng gần đạt bông cứng thì dừng lại.

Tiếp theo, cho lần lượt một lòng đỏ trứng vào dùng máy đánh tiếp, lặp lại cho đến khi đánh đều hết cả 3 lòng đỏ trứng cùng hỗn hợp kem.

Cho từ từ 20gr dầu ăn, 10gr sữa, 3ml vani vào hỗn hợp kem đánh bằng máy tiếp. Khoảng 1 phút sau cảm thấy hỗn hợp đã được hòa quyện vào nhau thì dừng lại.

Bước 2 Chuẩn bị bột nướng bánh

Cho 30gr bột mì đa dụng, 20gr bột ngô và 10gr bột cacao vào tô, dùng muỗng trộn đều hỗn hợp bột sao đó chia làm ba phần và lọc nhẹ qua rây, dùng dụng cụ vét bột trộn đều bột bánh thành một hỗn hợp đồng nhất theo chiều kim đồng hồ.

Sau khi hỗn hợp bột bánh đã được trộn đều thì cho vào khuôn tròn (có đường kính khoảng 16cm).

Bước 3 Nướng bánh

Đem bánh đi nướng với nhiệt độ 155 – 160 độ C trong vòng 50 phút.

Đủ thời gian thì lấy bánh ra úp ngược khuôn lại để bánh nguội hoàn toàn, khi lấy bánh ra khỏi khuôn thì tiến hành dùng tăm xăm đều vào bánh nhằm cố định, dùng dao cắt thành 3 lớp bánh bằng nhau.

Bước 4 Cách làm kem bánh sinh nhật bằng sữa tươi

Cho khoảng 240ml kem tươi, 160ml kem topping, dùng máy đánh trứng đánh đến khi kem bông cứng, giữ lại ¼ phần kem để cho vào trong bánh, phần còn lại cho khoảng 1 giọt màu thực phẩm tùy thích vào và trộn đến khi phần kem được đều màu.

Bước 5 Sơ chế dâu và làm hỗn hợp kem tươi

Dâu sau khi đã rửa sạch thì ngắt bỏ cuống lá, chia làm hai phần một phần giữ nguyên trái, một phần thì thái thành từng lát mỏng tùy theo ý thích.

Để làm hỗn hợp kem tươi thì cần 150gr kem tươi và 15gr đường, dùng phới đánh trứng đánh cho đến khi hỗn hợp kem tươi đặc sệt, bông lên thành chóp cứng là được.

Bước 6 Trang trí bánh sinh nhật

Đặt một lớp bánh lên kệ bánh và phết sữa lên mặt bánh để làm ẩm bánh, cho ¼ phần kem để riêng lúc nảy vào túi bắt bông kem và bơm kem lên mặt bánh, hướng từ giữa ra ngoài theo hình xoắn ốc. Một tay bơm kem một tay xoay bàn xoay để hỗn hợp dàn đều.

Dùng dao tráng mịn lớp bánh, sau đó xếp những lát dâu sao cho kín mặt bánh, tiếp đến đặt lớp bánh thứ hai lên và thực hiện tương tự cho đến hết 3 lớp bánh.

Tiếp tục cho phần kem đã trộn màu lúc nảy vào một túi bắt bông kem khác và bơm kín, phủ đều tất cả mặt bánh, cuối cùng dùng dao tráng mịn lại tất cả các mặt xung quanh.

Rưới thật nhẹ hỗn hợp kem tươi đã đánh vừa rồi lên trên mặt bánh, sau đó dùng dao dàn đều cho hỗn hợp được mịn, cuối cùng đặt những quả dâu tây mọng nước xinh xinh lên mặt bánh nữa là đã hoàn thành một chiếc bánh sinh nhật vừa đơn giản vừa hiện đại rồi.

Bước 7 Thành phẩm

Với cách làm bánh sinh nhật đơn giản bạn đã có ngay một chiếc bánh sinh nhật hiện đại vô cùng bắt mắt, thu hút, nhìn đơn giản nhưng lại rất hài hòa, đẹp mắt.

Nguyên liệu làm bánh sinh nhật bằng rau câu

12g bột rau câu giòn

25g lá dứa

600g xoài

750g nước

200g đường phèn

150g nước cốt dừa

80g sữa đặc

Khuôn rau câu tròn 18cm hoặc 7 inches

Mẹo hay Các bạn nên chọn xoài có vỏ bên ngoài vàng đều, không bị mềm hoặc nhăn. Ưu tiên chọn những quả cho phần cuống cứng và cuống hơi lún xuống thịt một chút. Bên cạnh đó, xoài ngon sẽ có phần da căng, không bị sần, ít vết thâm tím và có mùi thơm tự nhiên.

Cách làm bánh sinh nhật bằng rau câu

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Xoài các bạn gọt sạch vỏ và cắt thành từng lát mỏng.

Tiếp theo đó, các bạn rửa sạch lá dứa và cũng cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó đó cho 25g lá dứa đã cắt nhỏ và 1 chén nước vào máy xay và xay nhuyễn. Sau khi xay xong, các bạn lượt lấy khoảng 2/3 nước lá dứa để làm rau câu.

Bước 2 Nấu rau câu

Nấu rau câu lần thứ nhất, các bạn cho vào 12g rau câu giòn, 200g đường phèn, 750g nước. Sau đó, các bạn vừa đun vừa khuấy đều rau câu trong khoảng 15 phút đến khi rau câu sôi lên.

Sau khi nấu xong nồi rau câu thứ nhất, các bạn chuẩn bị hai cái chén ăn cơm và cho rau câu vừa nấu vào hai chén với lượng rau câu trong mỗi chén là khoảng 2/3 chén.

Cho rau câu ra hai chén, lượng rau câu còn lại tiếp tục cho nước vào và nấu lần hai.

Tiếp theo, nấu rau câu lần thứ hai, vẫn là nồi rau câu đó, lượng rau câu nấu khi nãy vẫn còn một ít các bạn cho thêm vào nồi 325g nước và tiếp tục khuấy đều trên lửa nhỏ để giữ ấm rau câu.

Bước 3 Tạo màu rau câu

Với 2/3 chén rau câu thứ nhất, các bạn cho 2/3 chén rau câu và 2/3 chén nước lá dứa vào nồi, khuấy đều và cho rau câu lên bếp làm nóng.

Cũng tương tự như trên với 2/3 chén rau câu thứ hai, các bạn cho 2/3 chén rau câu, 80g sữa đặc, 150g nước cốt dừa vào nồi và vừa đun vừa khuấy đều với lửa thật nhỏ đến khi rau câu nóng lên là được.

Bước 4 Đổ rau câu

Ở mỗi loại rau câu là rau câu lá dứa và rau câu nước cốt dừa các bạn sẽ chia mỗi loại thành 2 lần đổ vào khuôn.

Lần đầu, các bạn đỗ 1/2 lượng rau câu lá dứa vào khuôn đến khi đặc lại các bạn dùng tăm rạch vài đường trên bề mặt rau câu.

Sau đó đỗ tiếp 1/2 lượng rau câu nước cốt dừa và cũng dùng tăm làm tương tự.

Kế tiếp, chúng ta lại đổ một lớp rau câu lá dứa và một lớp rau câu nước cốt dừa.

Lưu ý Trong thời gian đợi rau câu đặc lại các bạn hãy luôn để rau câu lên bếp để giữ ấm nha.

Bước 5 Làm hoa bằng xoài và hoàn thành món bánh sinh nhật

Các bạn xếp xoài lần lượt từng miếng nhỏ thành hình một bông hoa. Sau đó xếp những bông hoa xung quanh khuôn rau câu thành hình tròn và đặc một bông hoa to ở giữa chiếc bánh.

Kế tiếp, các bạn đổ lớp rau câu trong vào và để cho rau nguội và đông lại trong khoảng từ 3-4 tiếng. Sau đó, các bạn có thể cho vào tủ lạnh để rau câu thêm giòn, mát hơn nha.

Tham khảo: Cách làm bánh kem sinh nhật trái cây tại nhà đơn giản, đẹp mắt

Bước 7 Thành phẩm

Món bánh sinh nhật làm bằng rau câu vừa ngon lại vô cùng đẹp mắt, cách làm thì không quá khó mà mình nghĩ ai cũng có thể làm được đó. Rau câu vừa có vịt ngọt thanh, vị béo của nước cốt dừa cùng với trái cây ngon ngọt sẽ là một món bánh vô cùng tuyệt vời luôn đó.

Nguyên liệu làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện

4 quả trứng gà

50g bột mì

50g bột bắp

35ml dầu ăn

80g đường

35ml sữa tươi có đường

2 hộp bánh quế

200ml topping cream

1 muỗng cà phê vani

1 muỗng cà phê mật ong

1 muỗng cà phê bột trà xanh

Cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện

Bước 1 Đánh lòng đỏ trứng gà

Các bạn tách lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà ra riêng.

Đối với phần lòng đỏ, các bạn đánh cho lòng đỏ tan đều ra và cho 40g đường vào và tiếp tục đánh đều cho đường tan ra.

Khi đường tan ra, các bạn cho 35ml dầu ăn và đánh đều, rồi cho tiếp tục 35ml sữa tươi và cùng đánh đều lên

Kế đến cho các bạn cho tiếp tục 1 muỗng cà phê mật ong vào và lại tiếp tục đánh đều.

Sau đó, các bạn ray cả 50g bột bắp và 50g bột mì vào hỗn hợp lòng đỏ trứng gà và tiếp tục đánh đều lên.

Bước 2 Đánh lòng trắng trứng gà

Ở phần lòng trắng trứng gà, các bạn dùng máy đánh trứng chuyên dụng, chỉnh máy với tốc độ đánh thấp đánh bông lòng trắng trứng

Advertisement

Bước 3 Trộn hỗn hợp

Các bạn cho phần lòng trắng đã đánh vào phần lòng đỏ và trộn đều lên, sau đó cho vào 1 muỗng cà phê hương vani và lại tiếp tục trộn đều.

Sau khi đã trộn đều, các bạn cho hỗn hợp vào nồi cơm điện và bật nút nấu cơm.

Đến khi nồi cơm chuyển qua chế độ chín các bạn tiếp tục nhấn nút nấu tiếp. Đợi đến khi nồi cơm thông báo chín một lần nữa các bạn đợi khoảng 3 phút và bất nấu tiếp.

Sau đó, các bạn mở nắp nếu thấy bánh bông lan đã chín là chúng ta đã nấu bánh xong rồi.

– Nếu nồi cơm điện của các bạn không chống dính hoặc chống dính không tốt các bạn nên lót giấy nến ở phía dưới rồi mới đổ hỗn hợp lên để tránh tình trạng bị dính bánh vào đáy nồi.

Mẹo hay Các bạn dùng đũa hoặc tăm xiên qua bánh để kiểm tra độ chính của bánh, nếu tăm còn hơi ướt tức là bánh chưa chín hoàn toàn.

Bước 5 Làm kem trang trí bánh

Các bạn đánh bông 200ml topping cream và cho vào túi bắt kem. Các bạn sẽ chia làm 2 túi, một túi là kem bình thường và một túi là kem có pha thêm bột trà xanh và để vào ngăn mát tủ lạnh khi nào trang trí bánh các bạn lấy sẽ lấy ra.

Bước 6 Trang trí bánh

Đầu tiên các bạn cắt phần bánh cho đều và tròn lại ở các góc.

Kế tiếp, các bạn cho kem lên trên toàn bộ bánh bông lan từ dưới lên sau đó trán kem cho láng đều ở các mặt bánh.

Tiếp theo đó, các bạn sắp bánh quế vòng quanh bánh và sau đó các bạn trang trí những bông hoa, viết chữ trên bánh.

Bước 7 Thành phẩm

Món bánh kem làm bằng nồi cơm điện vô cùng tiện lợi và vô cùng thơm ngon. Bánh mềm, xốp hòa cùng với kem ngọt, béo sẽ là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời.

Cách Nấu Bia Tại Nhà Ngon, Đơn Giản Nhất

NguyГЄn liệu nấu bia ngon tбєЎi nhГ

Lúa mạch

Hoa bia

Men bia

Nước

Cách nấu bia ngon tại nhà đơn giản

Bước 1: Xay đại mạch và nấu dịch đường

Trước khi bắt đầu sản xuất dịch đường đại mạch được xay ra để giúp quá trình đường hóa diễn ra thuận lợi, tạo sự trợ giúp của enzyme tốt hơn. Khi xay sao cho vỏ của lúa mạch không bị bể vỡ hoàn toàn để dễ dàng lọc trong các công đoạn sau. Để làm được việc này nhất thiết phải chọn lựa loại máy xay chuyên biệt, loại máy xay này sẽ nghiền vỡ hạt lúa mạch theo kích thước vừa phải mà không làm vỏ bị tách rời.

Công đoạn nấu đại mạch (hay còn gọi là quá trình đường hóa) được thực hiện trong hệ nồi nấu, mục đích chính của tất cả các thao tác trong bồn nấu là nhằm tạo ra được dịch đường. Quá trình này với sự trợ giúp một cách tự nhiên của các enzyme dịch đường sẽ được hình thành từ sự phân hủy hòa vào dung dịch nấu. Quá trình đường hóa này được thực hiện trong nhiều dải nhiệt độ. Dòng mật (dịch đường) sau đó được lọc tách ra khỏi những phần còn lại của lúa mạch.

Bước 2: Đun sôi cùng hoa bia (hops)

Dịch đường được nấu sôi cùng hoa bia.

Quá trình đường hóa kết thúc, dịch đường sẽ được nấu sôi cùng hoa bia. Hoa bia là nguyên liệu không thể thiếu giúp bia có độ đắng êm dịu, hương thơm và tính chất ổn định cho bia. Hoa bia sẽ được cân đo, bổ sung vào dịch đường ở nhiều giai đoạn.

Bước 3: Làm lạnh dịch đường và lên men

Dịch đường sau khi đun còn nóng được bơm vào bồn tiếp theo, gọi là bồn khuấy lắng. Tại bồn này các chất cặn bã còn lại từ công đoạn trước sẽ lắng đọng xuống bên dưới, tiếp theo dịch đường sẽ được bơm qua máy làm lạnh nhanh nhằm đảm bảo chất lượng, nhiệt độ của dịch đường sau khi làm lạnh sẽ từ 8 đến 100oC.

Quá trình này tác động cụ thể để tạo lên vị ngon của bia, giai đoạn lên men bia được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ từ 9 đến 120oC và kéo dài từ 8 đến 10 ngày, quá trình lên men bia sẽ sản sinh ra nhiệt vậy nên người ta phải tiến hành giải nhiệt cho các bồn chứa, tiếp theo người ta bơm bia non sang bồn ủ.

Bước 4: Ủ bia

Bia được ủ trong các tank lên men cỡ nhỏ bằng thép, trong các bồn ủ này các chất cặn và men còn dư thừa sẽ lắng đọng xuống đáy bồn và lúc này bia chứa rất nhiều khí CO2 tự nhiên. Giai đoạn này được thực hiện trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến 20 độ C, giúp quá trình lên men được hoạt động tối ưu và tạo ra những hương vị không thể nhầm lẫn cho các dòng bia craft. Thời gian lên men kéo dài trong khoảng 3-4 tuần. Lúc này bia đã đạt đến độ chín hoàn toàn và vị ngon của bia đã đạt đến mức cao nhất.Trong công đoạn cuối cùng này người ta có thể tiến hành tiếp giai đoạn lọc và hấp bia để ra thành phẩm cuối cùng. Như vậy quy trình sản xuất bia từ lúc bắt đầu nấu cho đến khi cho ra những giọt bia hảo hạng kéo dài trong khoảng 45 ngày.

Video hướng dăn cách nấu ăn chuăn vị

Thông tin cách nấu ăn chuăn vị

Thời giăn chuăn bị nấu ăn : 20M

Thời giăn nấu nấu ăn  : 45D

Tổng thời giăn nấu ăn  : 45D

Món ăn dănh cho : 4 người

Món ăn cho bữa : săng, trưa, tối

Nguồn gốc xuất xứ của ăn : Việt Nam

Tổng calories Món nấu ăn  : 100-200  calories

Đăng bởi: Khánh Nguyễn

Từ khoá: Cách nấu bia tại nhà ngon, đơn giản nhất

Cách Nấu Canh Bí Đỏ Ngon, Đơn Giản Tại Nhà

1. Cách nấu canh bí đỏ với tôm

Nguyên liệu chuẩn bị

Bí đỏ: 400g

Tôm tươi hoặc tôm khô: 200g

Gia vị: muối, hạt niêm, đường, nước mắm, tiêu

Hành tím và tỏi băm nhuyễn

Mùi tàu và hành lá cắt nhỏ

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

Cách nấu canh bí đỏ với tôm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bí sau khi mua về bạn gọt sạch vỏ, bỏ phần ruột bên trong, rửa sạch, cắt nhỏ bí thành những miếng vừa ăn.

Hành lá và rau mùi bạn đem rửa sạch cắt thành từng khúc nhỏ. Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn, chia đôi phần hành.

Bước 2: Sơ chế tôm tươi

Tôm sú khi mua về rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đường chỉ đen trên sóng lưng. Sau đó dùng chày giã sơ phần thịt tôm đi.

Tiếp đến cho thịt tôm vào bát rồi ướp tôm với tỏi băm, ½ phần hành băm nhỏ, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu trong 15 phút để tôm ngấm đều gia vị.

Bước 3: Xào tôm tươi

Sau khi tôm đã thấm đều gia vị thì bạn bắt một cái nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đun cho dầu ăn nóng lên sau đó bạn cho một ít hành, tỏi băm nhỏ vào phi cho thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm ở trên vào xào cho đến khi tôm chín.

Bước 4: Nấu canh bí đỏ với tôm

Sau khi xào chín phần thịt tôm, bạn tiếp tục cho bí đỏ và xào nhanh tay với lửa lớn rồi sao đó cho nước vào đun đến khi sôi. Khi canh sôi nhớ dùng thìa vớt lớp bọt bên trên để nước canh được trong.

Nêm nếm gia vị sau cho vừa ăn và tiếp tục đun đến khi bí đỏ chín mềm nhưng vẫn còn độ dẻo của bí thì tắt bếp, kế tiếp bạn cho phần hành lá và rau mùi đã thái nhỏ và một ít tiêu lên trên.

Bước 5: Hoàn thành

Sau khi canh chín, bạn múc canh ra một cái tô lớn, cho thêm một chút tiêu xay nhuyễn vào thưởng thức.

2. Cách nấu canh bí đỏ với thịt bằm

Nguyên liệu chuẩn bị

Thịt bằm: 200g

Bí đỏ: 300g

Hành tím, tỏi băm nhuyễn

Hành lá cắt nhỏ

Gia vị cần dùng: đường, hạt nêm, muối ăn, nước mắm, dầu ăn,…

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

Cách nấu canh bí đỏ với thịt bằm

Bước 1. Thịt heo bạn chọn phần thịt mông hoặc thịt thăn. Những vị trí này phần thịt khá ngon và mềm.

Sau khi mua về bạn rửa sạch với nước, tốt nhất nên chần sơ qua nước ấm. Sau đó băm nhuyễn phần thịt heo này đi.

Để món canh bí đỏ thịt băm ngon ngọt nên, bạn nên cho thịt bằm ướp với tí muối, hạt nêm và tí hành lá cắt nhỏ. Sau đó trộn đều và để thấm gia vị khoảng 15 phút trước khi nấu canh.

Bước 2. Trong thời gian đợi thịt thấm gia vị, bạn gọt bí đỏ. Sau đó rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 3. Hãy chuẩn bị nồi sạch lên bếp cùng với chút dầu ăn. Đợi dầu nóng cho thêm hành tím và tỏi băm vào phi vàng thơm.

Tiếp đến cho thịt băm vào xào thơm. Khi bạn vừa chín tới bạn cho 300ml nước dùng vào đun sôi.

Khi nước canh trong nồi sôi lên, bạn cho bí đỏ cắt miếng vào. Lúc này bạn nên vớt bọt thường xuyên để nước canh được trong hơn.

3. Cách nấu canh bí đỏ với xương

Nguyên liệu chuẩn bị

200g bí đỏ

Hành tím, tỏi băm

Hành lá cắt nhỏ

Gia vị: đường, bột ngọt, muối, nước mắm, dầu ăn,….

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

Cách nấu canh bí đỏ với xương

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

– Xương heo (sườn non, đuôi hoặc móng heo) bạn làm sạch và chần sơ qua nước sôi. Sau đó rửa sạch với nước và để ráo nước.

Trước khi nấu hãy ướp phần xương nào với tí muối và đường, hành lá để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

– Bí đỏ gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó rửa sạch và cắt khúc nhỏ vừa miệng ăn.

Bước 2. Chế biến món canh bí đỏ với xương

– Hãy chuẩn bị nồi sạch cùng với chút dầu ăn. Bật bếp và đợi dầu nóng, cho tiếp hành tím và tỏi băm vào phi vàng thơm.

– Tiếp đến cho xương ướp gia vi vào xào săn. Lúc này bạn cho thêm 500ml nước dùng và bật lửa vừa phải để hầm xương mềm.

Bước 3. Thưởng thức.

Hãy múc canh bí đỏ với xương ra bát, thêm tí tiêu xay nhuyễn. Món canh này dùng kèm với cơm trắng và nước mắm cay sẽ rất tuyệt vời.

4. Cách nấu canh bí đỏ với đậu phộng

Nguyên liệu chuẩn bị

Bí đỏ 300g

Đậu phộng 100gr

Hành lá cắt nhỏ

Gia vị: Muối, đường, hạt nêm chay, ….

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

Cách nấu canh bí đỏ với đậu phộng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu phộng ngâm nước khoảng 1-2 tiếng. Sau đó hãy rửa sạch và giã nhỏ.

Bí đỏ gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Hành lá làm sạch, cắt khúc nhỏ.

Bước 2: Nấu canh bí đỏ đậu phộng

– Hãy chuẩn bị nồi sạch cho 250ml nước dùng vào. Cho thêm đậu phộng giã nhỏ cùng với bí đỏ cắt khúc vừa ăn vào.

– Đun sôi nồi canh lên, cho thêm tí đường, muối và tí hạt nêm chay. Để nước canh bí trong, bạn nên thường xuyên vớt bọt nồi canh bí bỏ đi.

– Khi bí đỏ chín mềm cũng như đậu phộng. Bạn hãy nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Cuối cùng cho thêm tí hành lá vào canh.

Bước 3. Thưởng thức.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

2 Cách Nấu Xôi Sắn Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà

Thời gian chế biến: 45 phút.

Dành cho: 4 người ăn.

Nguyên liệu làm món xôi sắn mỡ hành

2 củ sắn (khoảng 500gr)

700gr gạo nếp

Thịt mỡ

Hành lá; hành tím

Lạp xưởng (Không bắt buộc)

Cách làm món xôi sắn mỡ hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Với sắn: Lột vỏ, rửa sạch với nước, cắt dọc để loại bỏ phần xơ, sau đó cắt hạt lựu nhỏ bằng đốt ngón tay cái để khi nấu sắn nhanh mềm, rồi bỏ vào ngâm trong nước vo gạo được nêm một ít muối trong khoảng thời gian từ 4-6 tiếng để loại bỏ nhựa độc của sắn.

Với gạo nếp: Ngâm trong nước sạch từ 4-6 tiếng đề gạo đồ được ngon, nếu được ngâm qua đêm sẽ tốt hơn.

Thịt mỡ cắt bỏ phần da và cắt băm nhuyễn. Lạp xưởng cắt nhỏ bằng đốt ngón tay. Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng. Hành xanh cắt nhỏ, để sẵn.

Bước 2: Chế biến

Sau khi ngâm gạo nếp và sắn, bạn rửa lại bằng nước sạch, để khô ráo. Sau đó trộn hỗn hợp này lại với nhau và cho thêm một muỗng muối vào trộn đều tay tiếp.

Bắc chảo, cho thịt mỡ vào, chiên tới khi thành tóp mỡ thì vớt ra, phần mỡ chảy đã ra tận dùng để phi hành tím.

Tiếp tục cho phần lạp xưởng vào đảo tới khi chín rồi vớt ra để riêng. .

Phần mỡ còn lại trong chảo đang sôi, bạn cho phần hành lá đã chuẩn bị vào và cho thêm 1 thìa nước mắm ngon, sau đó trút phần tóp mỡ đảo nhanh và tắt bếp.

Bước 3: Nấu xôi sắn

Cho gạo và sắn vào hấp chín mềm, hoặc bạn cũng có thể cho vào nồi cơm điện nấu như cơm bình thường.

Thành phẩm

Múc xôi ra dĩa, rưới ngay mỡ hành lên bề mặt xôi, cho lạp xưởng và hành phi lên là hoàn thành một phần xôi sắn tỏa hương thơm lừng hấp dẫn.

Thời gian chế biến: 45 phút

Dành cho: 4 người ăn

Nguyên liệu làm món xôi sắn ngọt

3-4 củ sắn (Bí quyết để chọn được sắn tươi là chọn củ kích cỡ vừa phải, non. Bạn có thể cắt thử để kiểm tra ở hai đầu củ. Nếu trắng, không có vòng tròn đen do chảy nhựa là sắn tươi).

Khoảng 1 kg gạo nếp cái hoa vàng.

1 bát dừa nạo sợi

Nước cốt dừa, đậu phộng rang, hạt mè rang.

Cách làm món xôi sắn ngọt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tương tự như làm xôi sắn mỡ hành, bạn cũng lột vỏ sắn, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 4-5 tiếng hoặc lâu hơn.

Trong thời gian ngâm bạn nên loại bỏ nước, thay nước mới để đảm bảo loại bỏ tốt hơn chất độc.

Với gạo nếp, bạn vo sạch, ngâm trong 4 – 5 tiếng trước khi nấu.

Bước 2: Nấu xôi

Sau khi ngâm sắn và gạo, vớt ra để ráo. Để tiện lợi, bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện. Cho khoảng 150-170ml nước vào, để chế độ nấu cơm tự động là được.

Lưu ý khi đong nước, bạn để ý làm sao mặt nước chỉ nằm trên mặt gạo khoảng 0,5cm là được, nhiều hơn sẽ khiến gạo nhão, ít hơn thì dễ bị khô.

Bước 3: Làm xôi ngọt

Sau khi chín xôi, rưới phần nước cốt dừa và dừa nạo sợi lên trên bề mặt xôi, cho thêm 2 muỗng đường vào nồi xôi, đảo cho tan đều rồi nấu thêm vài phút nữa là xong.

Thành phẩm

Bạn cho xôi vào dĩa, rắc mè, đậu phộng lên trên là có thể thưởng thức ngay. Món xôi này có vị béo béo bùi bùi xen lẫn vị ngọt nên sẽ rất hấp dẫn đối với những ai hảo ngọt.

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Muối Củ Cải Ngon Đơn Giản Tại Nhà Bà Nội Trợ Nào Cũng Nên Biết trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!