Xu Hướng 12/2023 # 4 Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Ngon Đơn Giản Tại Nhà Chuẩn Vị Nhất Cho Các Mẹ # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 4 Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Ngon Đơn Giản Tại Nhà Chuẩn Vị Nhất Cho Các Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Nước sốt bánh mì kiểu 2

Nước sốt bánh mì heo quay đúng chuẩn. Ảnh: Internet Nguyên liệu

100g mộc nhĩ

500g phần tai heo

500g phần lưỡi heo

1 trái dừa tươi

10g bột ngũ vị

Các gia vị: Bột nêm, hành, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt.

Cách làm

Bước 1: Bạn đem phần lưỡi heo, tai heo cạo sạch phần lông, sau đó ngâm với ít muối trong khoảng 30 phút để chất nhờn ra hết. Tiếp theo, nguyên liệu được rửa lại với nước sạch, để ráo.

Bước 2: Phần mộc nhĩ đem ngâm với nước nóng tầm 20 phút, đến khi thấy mộc nhĩ nở ra thì đem ra thái nhỏ.

Bạn đem ngâm mộc nhĩ. Ảnh: Internet

Bước 3: Bạn thái nhỏ phần lưỡi và tai heo. Khi xong, mộc nhĩ, tai heo, lưỡi heo được cho vào nồi, thêm đường, bột nêm, muối, ngũ vị hương vào, đảo đều, để tầm 30 phút cho hỗn hợp ngấm gia vị.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, bỏ phần hỗn hợp trên vào chảo, đảo đều. Sau 10 phút, bạn bỏ phần nước dừa đã chuẩn bị vào.

Bước 5: Đun nóng trên bếp tầm 40 phút, bạn nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn. Đun sôi một lát, tắt bếp, múc ra chén và chấm kèm với bánh mì.

3. Nước sốt bánh mì kiểu 3

Nước sốt bánh mì đẹp mắt. Ảnh: Internet Nguyên liệu

3 trái cà chua

3 trái ớt đỏ

2 củ hành tím

Đường

Nước mắm

Cách làm

Bước 1: Cà chua mua về đem rửa sạch, lột hết vỏ, thái thành hạt lựu. Hành tím được bóc vỏ, băm nhỏ.

Bạn bóc vỏ và băm nhỏ hành tím. Ảnh: Internet

Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng thì cho cà chua đã chuẩn bị vào xào. Đợi cà chua mịn thì cho một lượng nước mắm vừa ăn vào, thêm đường, khuấy đều tay.

Bước 3: Nếu cà chua chưa sệt lại thì lấy thìa dằm nát cà chua ra, tiếp tục đun đến khi hỗn hợp như ý.

Bước 4: Cho phần ớt bằm đã chuẩn bị vào nước sốt, đảo đều hỗn hợp lên. Bạn thưởng thức sốt cùng bánh mì khi còn nóng.

Nước sốt bánh mì kẹp thịt chua cay đậm đà hương vị. Ảnh: Internet

4. Nước sốt bánh mì kiểu 4

Nguyên liệu

30 ml kem tươi

290 ml sữa tươi

8g bơ

60g vụn bánh mì

Bột mace

1 củ hành tím bỏ vỏ, băm nhuyễn

Gia vị: Muối, hạt tiêu

Dụng cụ chế biến: Chảo nhỏ, lò vi sóng, xoong

Cách làm

Bước 1: Bạn bắc một chiếc xoong nhỏ lên bếp, bỏ phần sữa tươi vào đun nóng, cho phần hành và vụn bánh mì đã chuẩn bị vào, quấy đều lên.

Bạn đun nóng sữa tươi. Ảnh: Internet

Bước 2: Bỏ thêm phần bột mace, hạt tiêu, muối vào hỗn hợp, tùy theo khẩu vị của gia đình bạn.

Bước 3: Bạn cho phần kem tươi vào hỗn hợp trên bếp, đun sôi thêm 5 phút thì nhắc xuống, múc ra chén và cùng thưởng thức với bánh mì.

Nước sốt bánh mì kem tươi béo ngậy. Ảnh: Internet

Qua những thông tin trên, chúng ta thấy rằng việc chế biến nước sốt bánh mì thật ra không quá khó khăn. Các cách chế biến đa dạng sẽ mang lại các loại nước sốt phong phú để gia đình thường xuyên đổi vị. Bữa sáng với bánh mì chấm nước sốt tự làm, thưởng thức thêm một cốc sữa, chút trái cây ăn kèm, vậy là cả nhà đã có một bữa ăn dinh dưỡng, ngon miệng và đủ năng lượng bắt đầu cho một ngày mới đầy sảng khoái. 

Phương Lê – Tổng hợp

Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Siêu Ngon

Bánh mì luôn là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Ngay cả khi ở nước ngoài, tiệm bánh mì Việt vẫn được nhiều du khách yêu thích. Bánh mì mỗi nơi sẽ mang hương vị đặc trưng khác nhau bởi nước sốt đa dạng và được pha chế khác nhau. 

1. Nước sốt bánh mì ốp la

Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì ốp la

Muối: 1/2 muỗng ᴄà phê

Đường: 1/2 muỗng ᴄà phê

Cà ᴄhua: 1 quả

Hành tím: 1 ᴄủ

Tỏi: 2 tép

Cách làm nước sốt bánh mì ốp la

Rửa sạch cà chua, bóc vỏ, cắt hạt lựu.

Bóc vỏ tỏi và hành, băm nhuyễn.

Cho chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi băm và hành băm, cho cà chua vào xào đến khi nhừ.

Cho thêm 30ml nước, muối, đường rồi đun nhỏ lửa đến khi phần sốt sánh đặc thì tắt bếp.

Rưới nước sốt vào ruột bánh mì, thưởng thức kèm trứng ốp la, dưa leo cắt lát mỏng, một ít ngò.

2. Nước sốt bánh mì xá xíu

Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì xá xíu

Thịt ba chỉ bỏ da: 1kg

Nước dừa

Gia vị xá xíu: 1 gói

Dầu mè: 1 muỗng cà phê

Dầu hào: 2 muỗng canh

Đường: 2 muỗng canh

Bột ngũ vị hương: 1 muỗng cà phê

Bột tỏi: 1 muỗng canh

Tỏi đập dập: 1 ít

Cách làm nước sốt bánh mì xá xíu

Pha gia vị xá xíu, dầu mè, dầu hào, đường, bột ngũ vị hương, bột tỏi vào 200ml nước dừa, khuấy đều.

Cho thịt ba chỉ vào đảo đều cho thấm, bọc lại ướp trong trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.

Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng, cho tỏi đập dập vào phi thơm rồi cho thịt vào đun đến khi săn lại.

Cho hết nước sốt vào, thêm nước dừa hoặc nước lạnh cho ngập thịt, nấu lửa vừa, đảo liên tục đến khi thịt mềm và ngấm gia vị.

Gắp thịt ra. Cho thêm nước vào phần sốt trên chảo, nêm lại theo khẩu vị là hoàn tất.Rưới nước sốt lên ruột bánh mì, ăn kèm thịt xá xíu cắt lát vừa thực hiện, 1 ít ngò, ớt cắt nhỏ, dưa leo, đồ chua.

3. Nước sốt bánh mì thịt khìa Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì thịt khìa

Thịt ba rọi: 1kg

Cà chua: 3 trái (200g)

Ngò rí, hành lá: 1 ít

Tỏi, hành tím, hành phi: 1 ít

Nước dừa: 500ml

Gia vị: tiêu, hạt nêm, đường, nước mắm, bột ngũ vị hương, bột điều màu, dầu hào, nước tương, tương ớt, bột năng hoặc bột bắp, dầu mè

Cách làm nước sốt bánh mì thịt khìa

Cắt hạt lựu cà chua, bỏ hạt. Cắt nhỏ ngò rí, hành lá, để riêng phần đầu hành. Giã nhuyễn tỏi, hành tím. Pha bột năng hoặc bột bắp với nước. Lượng bột tùy khẩu vị của bạn, nếu thích sốt sánh đặc thì dùng nhiều bột.

Ướp thịt ít nhất 30 phút với ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1,5 muỗng canh nước mắm, ¼ muỗng cà phê ngũ vị hương, ½ muỗng cà phê bột điều màu, hành tím, tỏi.

Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng cho thịt và hành tỏi (trong sốt ướp thịt) vào, chiên sơ với lửa vừa cho vàng. Cho nước ướp thịt và nước dừa vào, đậy nắp, nấu khoảng 30 phút, vừa nấu vừa trở cho thịt chín đều.

Mở lửa lớn cho cạn, chừa lại 1 ít nước để làm nước sốt. Cho dầu trong phần nước thịt khìa vào chảo sạch, đợi dầu nóng, phi thơm đầu hành, cho cà chua vào xào.

Cho nước thịt khìa, 100ml nước lọc, 1/3 muỗng canh dầu hào, 1/3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh tương ớt, ½ muỗng canh đường, bột năng hoặc bột bắp, đảo đều đến khi cà chua nhừ.

Tắt bếp, cho hành, ngò, vài giọt dầu mè, 1 muỗng canh hành phi vào. Rưới nước sốt vào bánh mì, ăn kèm dưa leo, thịt khìa cắt lát, đồ chua, ngò rí.

4. Nước sốt bánh mì thịt nướng

Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì thịt nướng

Nước mắm: 30ml

Nước lọc: 50ml

Đường: 3 muỗng cà phê

Bột ngọt: 1 ít

Ớt băm: 10g

Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng

Nấu nước mắm, nước lọc, đường, bột ngọt với lửa nhỏ cho gia vị tan ra.

Khi nước sốt sôi, nêm lại cho hợp khẩu vị.

Khi sốt đã keo lại, tắt bếp, rót ra chén để nguội. Cho ớt băm vào.

Rưới sốt vào bánh mì, kẹp dưa leo, đồ chua, ngò rí, thịt nướng là có thể thưởng thức.

5. Nước sốt bánh mì chả lụa Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì chả lụa

Hành tím bào: 100g

Tỏi băm: 1 muỗng canh

Dứa băm nhuyễn: 100g

Thịt nạc: 150g

Ngò rí, hành lá: 1 ít

Cà chua: 4 quả

Hạt điều màu: 1 muỗng cà phê

Tương ớt: 2 muỗng canh

Tương cà: 2 muỗng canh

Mayonnaise: 2 muỗng canh

Dầu hào: 1 muỗng canh

Bột ngọt: 1 muỗng cà phê

Hạt nêm: 1 muỗng canh

Nước tương: 2 muỗng canh

Nước mắm: 1 muỗng canh

Đường: 3 muỗng canh

Tiêu: 1 ít

Cách làm nước sốt bánh mì chả lụa

Ngò rí, hành lá cắt nhuyễn. Cà chua bỏ cuống, bỏ hạt, cắt nhỏ. Dùng máy xay thịt để xay thịt, cà chua. Bắc chảo dầu lên bếp (cho nhiều dầu), đợi dầu nóng, phi hành tím cho vàng để làm hành phi rồi vớt ra.

Đổ bớt dầu ra, chỉ chừa khoảng 1 muỗng canh dầu. Cho hạt điều màu vào đảo với lửa vừa khoảng 30 giây cho lên màu đẹp rồi vớt hạt điều ra. Cho tỏi vào phi vàng, cho hỗn hợp cà chua và thịt xay vào xào, đến khi sôi thì cho 400ml nước lọc.

Cho thêm tương ớt, tương cà, mayonnaise, dầu hào, dứa, hành phi, bột ngọt, hạt nêm, nước tương, nước mắm, đường vào.

Nấu với lửa nhỏ đến khi các nguyên liệu chín mềm và nhừ thì cho hành, ngò, tiêu vào rồi tắt bếp. Chan nước sốt vào bánh mì, ăn kèm với chả lụa, dưa leo, hành, ngò.

6. Nước sốt bánh mì heo quay

Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì heo quay

Tương cà: 3 muỗng canh

Tương ớt: 1 muỗng canh

Đường: 7 muỗng cà phê

Nước tương: 6 muỗng canh

Nước mắm: 1 muỗng canh

Sả cắt nhỏ: 1 muỗng canh

Bột ngũ vị hương: 1 chút

Tỏi: 3 tép

Ớt: 1 trái

Sả băm, tỏi băm: 1 ít

Nước lọc: 6 muỗng canh

Cách làm nước sốt bánh mì heo quay

Cho sả, ớt, 3 tép tỏi, nước lọc vào máy xay thịt để xay nhuyễn rồi lọc qua rây.

Cho thêm đường, nước tương, nước mắm vào hỗn hợp vừa xay, khuấy đều.

Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng, cho tỏi băm, sả băm vào phi thơm.

Cho tương cà vào, khuấy cho vàng lên. Cho thêm tương ớt, bột ngũ vị hương, khuấy đều cho vàng.

Đổ chén sốt đã pha vào, khuấy đều cho keo lại. Nêm lại cho vừa miệng là hoàn tất.

7. Nước sốt bánh mì chả cá Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì chả cá

Đường nâu: 100g

Nước mắm: 50g

Nước lọc: 50g

Giấm gạo: 50g

Bột ngọt: 10g

Tỏi: 5 củ

Ớt: 3 trái

Cách làm nước sốt bánh mì chả cá

Cắt tỏi, ớt thành miếng nhỏ. Nấu hỗn hợp đường nâu, nước mắm, nước lọc, giấm với lửa nhỏ khoảng 5 phút cho keo lại thì tắt bếp.

Khi sốt còn ấm, cho bột ngọt vào, khuấy đều cho tan rồi rót ra chén. Cho tỏi, ớt vào chén nước sốt đã nguội hẳn.

Chan nước sốt vào bánh mì, ăn kèm với dưa leo, đồ chua, rau răm, chả cá, ngò rí, tương ớt.

Cách Làm Bánh Ram Ít Chuẩn Vị Huế Đơn Giản Tại Nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

Tôm tươi 150gr Thịt nạc vai 100gr Mộc nhĩ 10gr Tép khô 30gr Bột nếp 300gr Bột gạo 20gr Lòng trắng trứng 1 cái Cà rốt 1/2 củ Hành tím 5 củ Dầu hào 1/2 muỗng canh Nướt cốt dừa 140ml Nước mắm 1 muỗng canh Gia vị thông dụng: Hạt nêm, tiêu, muối

Cách chế biến Sơ chế tôm và thịt

Tôm tươi bạn lột vỏ, bỏ đầu, lấy đường chỉ sống lưng ra sau đó rửa sạch để ráo và cắt hạt lựu nhỏ. Thịt nạc vai tương tự sau khi mua về rửa sạch, băm nhỏ.

Tiếp theo cho tôm và thịt cùng 1/2 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn vào chén và trộn đều và ướp khoảng 15 – 20 phút cho thịt, và tôm thấm gia vị.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Ngâm mộc nhĩ với nước khoảng 2 tiếng cho mộc nhĩ nở thì bạn dùng dao cắt nhỏ mộc nhĩ.

Cà rốt mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hạt lựu nhỏ. Hành tím bạn lột vỏ rửa sạch, băm nhuyễn.

Xào nhân

Cho 1 ít dầu ăn cùng 1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn vào nồi, phi đều đến khi hành thơm, bạn cho tiếp tôm và thịt đã ướp vào xào trên lửa vừa đến khi tôm và thịt vừa chín tới, bạn múc ra chén riêng.

Sau đó bạn cho 1 ít dầu ăn và 1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn vào nồi, phi đều cho hành thơm, bạn cho vào nồi mộc nhĩ cắt nhuyễn, xào với lửa vừa rồi cho tôm thịt cùng cà rốt vào và xào chung. Đảo đều cho các nguyện liệu hòa trộn với nhau thì tắt bếp.

Làm tép rang giòn

Bạn cho tép khô vào máy xay đa năng, xay nhuyễn sau đó đổ ra chén, cho thêm 1 muỗng canh nước mắm vào, đảo đều cho tép thấm nước mắm.

Tiếp theo bạn cho tép vào chảo và rang không dầu với lửa nhỏ đến khi tép khô giòn, dậy mùi thơm và chuyển sang màu vàng đậm thì bạn tắt bếp, cho ra chén.

Nhồi bột vỏ bánh

Cho 160ml nước ấm cùng 1/2 muỗng cà phê muối vào chén nhỏ rồi khuấy tan.

Tiếp theo bạn cho 200gr bột nếp vào tô rồi dùng phới dẹt tạo giếng chính giữa tô, từ từ thêm nước ấm mới pha vào giữa miệng giếng và trộn đều.

Tạo hình bánh ít và hấp bánh

Bạn lấy 1 lượng bột vừa đủ, dùng tay bắt mỏng bột thành hình tròn sau đó cho nhân vào giữa bột và dùng tay miết dính miệng bột, gói lại rồi vo tròn cho bánh được tròn, bột ẩm và mịn hơn.

Tiếp theo bạn dùng giấy nến lót dưới đáy bánh và cho bánh vào xửng hấp. Đậy kín nấp xửng và hấp trong 20- 30 phút trên ngọn lửa vừa.

Nhồi bột bánh ram

Cho 1 lòng trắng trứng vào chén, dùng đũa đánh sơ sau đó cho thêm 30ml nước cốt dừa vào, trộn đều.

Tiếp theo, bạn cho 100gr bột nếp, 20gr bột gạo vào tô, trộn đều tay cho 2 loại bột lẫn vào nhau rồi cho thêm từ từ hỗn hợp lòng trắng trứng và nước cốt dừa vào, vừa thêm vừa đảo đều.

Đến khi bột hút hết hỗn hợp thì bạn dùng tay nhồi sơ bột và cho từ từ khoảng 110ml nước cốt dừa vào. Nhồi cho bột thành một khối, mềm, dẻo, mịn thì dừng lại.

Chiên bánh ram

Bạn lấy 1 lượng bột giống như bánh ít sau đó dùng 2 ngón tay xoay đều tròn miếng bột đến khi bột mỏng thì dừng lại.

Bắc 1 chảo dầu lên bếp, đợi đến khi dầu sôi tăm thì bạn cho bánh vào chiên với lửa vừa, trở đều 2 mặt cho bánh vàng đều thì gắp ra dĩa.

Hoàn thành

Đặt bánh ram lên dĩa sau đó cho lần lượt bánh ít, tép rang khô hành lá lên trên.

Lưu ý

Để bánh ram không bị mất đi độ giòn, sau khi chiên bạn nên để nguội và cho vào hộp kín.

Thành phẩm

Bánh ram ít Huế sau khi làm xong sẽ có màu sắc và hình dáng bắt mắt cùng với vị mềm mịn, thơm ngon của bánh ít, vị giòn ngon của bánh ram, ăn cùng với nước mắm, còn gì tuyệt bằng nữa!

Đăng bởi: Hiếu Hồ

Từ khoá: Cách làm bánh ram ít chuẩn vị Huế đơn giản tại nhà

Cách Làm Cơm Gà Chuẩn Vị Hội An Đơn Giản Tại Nhà

Nguyên liệu làm cơm gà Hội An chuẩn vị

Gà mái ta hoặc gà trống: 1 con tầm 1,5kg đổ lại.

Gạo tám thái (tuỳ nấu nhiều hay ít): 400gr

Mỡ gà (lọc ở phần con gà nếu gà nhiều mỡ, nếu ít mỡ phải mua thêm khoảng 200gr, không có mỡ gà thì có thể thay mỡ lợn hoặc dầu ăn)

1 nhánh gừng – 4 củ hành tím – 2 củ tỏi – 1 củ hành tây – rau răm: 1 mớ – rau mùi ta: một mớ

Hành lá: vài cây – chanh quả: 3 quả – Nghệ củ: 1 củ

Cách làm cơm gà Hội An đơn giản nhất

Bước 1: Sơ chế:

– Nghệ tươi xay nhỏ cùng 50ml nước trắng, lọc lấy phần nước nghệ và bã nghệ để riêng.

– Gà rửa sạch, xát bã nghệ và chút muối lên khắp mình gà. Phần lòng mề gà thái nhỏ, ướp với chút nước mắm, hạt tiêu, hành băm nhỏ để riêng.

BЖ°б»›c 2: Luб»™c gГ

– Đun nồi nước cho 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng đập dập, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê muối tinh, đun sôi tầm 60-70 độ đừng để sôi quá. Cách luộc này giúp da gà làm quen dần với nước nóng và không bị nóng quá đột ngột làm nứt da gà. Cầm cổ gà nhúng vào nồi nước luộc lật qua lật lại, đến khi da gà căng bóng đều toàn bộ con gà thì lúc này mới bật lửa to đun sôi, khi nước vừa sôi đổ ngay một bát nước lạnh vào nồi luộc gà và đun sôi trong 15 phút rồi tắt bếp, lửa to vừa tránh làm nứt gà, đậy vung ngâm gà trong nồi khoảng 30 rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước đá lạnh có pha chút muối hoặc cầm phần cổ gà nhấc lên, dùng nước lạnh dội vài lần từ trên xuống.

– Đợi gà nguội hẳn mới vớt ra để ráo nước và lọc lấy phần thịt. Nếu không có nghệ tươi dùng bột nghệ để xát lên da gà nhưng dùng nghệ tươi là thơm ngon nhất.

– Hành tỏi, băm nhỏ để riêng từng phần.

BЖ°б»›c 3: CГЎch nấu cЖЎm gГ

– Vo gạo thật sạch, để thật ráo nước. Bắc chảo lên bếp cho ba thìa canh mỡ gà vào, nếu không có mỡ gà thì thêm dầu ăn hoặc mỡ lợn.

– Dầu nóng cho vào 2 thìa cà phê tỏi băm và 2 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trút hết chỗ gạo đã vo sạch để ráo vào, thêm 2 thìa canh nước nghệ tươi đã lọc bã, xào đến khi hạt gạo khô, màu trắng đục, rời nhau thì đổ vào nồi cơm điện. Thêm vào một thìa cà phê bột canh, đổ nước luộc gà vào nấu như nấu cơm bình thường, không cần đổ quá nhiều nước như mọi khi nấu cơm vì gạo đã rang cùng mỡ gà sẽ không nở nhiều.

Bước 4: Làm gỏi

– Đu đủ, cà rốt bào sợi trộn với chút muối và nước đun sôi để nguội ngâm khoảng 10-15 phút, vớt ra vắt sạch nước, cân lên được khoảng 200gr trộn với 2 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ, trộn đều và bọc lại cất ngăn mát tủ lạnh.

– Hành tây thái nhỏ ngâm vào bát nước đá lạnh, vớt ra trộn với chút dấm và đường, bọc màng bọc thực phẩm cất ngăn mát tủ lạnh cho hành được tươi và giòn.

– Rau răm thái rối, hành lá,rau mùi thái nhỏ.

– Gà nguội xé nhỏ, để riêng.

– Cách trộn gà rau răm: cho một ít gà xé nhỏ cùng hành tây vào bát trộn, thêm rau răm thái rối và 3 thìa canh nước trộn theo cách pha phía dưới, nếu nhạt thì cho thêm theo khẩu vị.

Bước 5: Pha nước chấm

– Cách pha nước chấm và cũng là nước trộn gỏi gà rau răm: 3 thìa canh nước cốt chanh + 2 thìa canh đường + 3 thìa canh nước mắm + 1 thìa cà phê tỏi băm + 1 thìa cà phê gừng băm + 1 thìa cà phê ớt. Khuấy đều các nguyên liệu (phần hỗn hợp nước chấm này dùng để trộn gỏi gà, nếu dùng không hết thì để làm nước chấm chứ không cho hết vào trộn gỏi gà một lúc sẽ bị mặn).

– Phi thơm chút hành tỏi, cho lòng gà vào xào săn, chín, cho vào một bát con nước luộc gà, nêm nếm cho vừa miệng, đậm đà hơn một chút dùng làm nước rưới lên cơm.

Bước 6: Nấu canh, mỡ hành

– Đun sôi lại nước luộc gà, thêm vào chút hành lá và rau mùi làm nước canh.

– Đun sôi chút mỡ gà, mỡ lợn hoặc dầu ăn,thái chút đầu hành đảo đều bắc ra làm mỡ hành (cái này mình làm thêm vì con mình thích ăn).

Bước 7: Trình bày cơm gà ra đĩa:

– Cơm chín múc cơm ra bát con, dùng muôi múc cơm nén chặt cơm xuống rồi úp ngược xuống đĩa. Xếp một ít thịt gà xé nhỏ, chút gỏi gà rau răm, chút hành tây, đu đủ cà rốt, nước sốt lòng mề gà, và bát canh, thêm chút ớt rim, chút mỡ hành lên trên cơm là xong.

– Lưu ý: phần đu đủ và cà rốt bào sợi, tương ớt rim, hành tây, hành củ, tỏi, gừng… các loại rau thơm có thể sơ chế, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín cất ngăn mát hoặc chế biến từ tối hôm trước để hôm sau rút ngắn được thời gian.

Cách làm ớt rim: ớt quả 200gr luộc sơ đem xay nhỏ, 30gr tỏi xay nhỏ, 30gr đường vàng. Cho 5 thìa canh dầu ăn vào chảo,phi tỏi cho hơi vàng và thơm thì đổ phần ớt xay vào đảo đều, thêm vào 30gr đường vàng hoặc trắng, 25gr nước mắm, 2 thìa canh nước trắng, đảo đều đến khi ớt hơi keo lại là được, lưu ý để lửa nhỏ tránh ớt bị cháy vì có đường.

– Các loại gia vị khác cần chuẩn bị: xì dầu, hành lá, muối, đường trắng, nước mắm, tương ớt, ớt quả…

Và đây là thành quả:

Video hướng dẫn làm cơm gà ngon nhất

Thông tin cách nấu cơm gà tại nhà đơn giản

Thời gian chuẩn bị : 25M

Thời gian nấu : 30M

Tổng thời gian : 55M

Số lượng người ăn : 2-3

Món ăn dành cho bữa : trưa, tối

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 1020 calories

Đăng bởi: Quốc Trịnh

Từ khoá: Cách làm cơm gà chuẩn vị Hội An đơn giản tại nhà

Cách Làm Bún Chả Hà Nội Chuẩn Vị Ngay Tại Nhà Siêu Đơn Giản

Cách làm bún chả Hà Nội Nguyên liệu

Thịt ba chỉ : 700gr

Thịt nạc vai: 500gr (dùng thịt nạc vai để xay nhỏ là ngon nhất)

Cà rốt: 2 củ

Đu đủ xanh: 1/2 quả

Rau sống (xà lách búp, húng lủi, tía tô, kinh giới, rau thơm)

Bún: 1.5kg

Hành tím, tỏi, ớt, chanh, tiêu xay.

Hạt nêm, muối, đường, nước mắm, dầu hào, dầu ăn, mật ong, giấm ăn.

Bếp than, vỉ nướng

Sơ chế

Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ. Chanh rửa sạch, cắt miếng nhỏ, bỏ hạt vắt lấy nước cốt chanh.

Rau sống (xà lách búp, húng lủi, tía tô, kinh giới, rau thơm) nhặt sạch, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, vớt ra vẩy khô nước và để ráo.

Cà rốt, đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.

Làm nước màu để ướp thịt theo cách sau:

Cho 3 muỗng đường lên chảo nóng trên bếp có độ lửa vừa, đảo đều cho đến khi đường tan và có màu nâu cánh gián thì thêm 1 chén nước vào, khuấy đều cho tan. Khi nước đường hơi sánh lại thì tắt bếp. Trút nước màu ra chén, để nguội.

Thịt ba chỉ làm sạch và rửa sạch. Sau đó, cắt lát mỏng vừa ăn.Ướp thịt ba rọi với 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng hành tỏi băm nhỏ, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng mật ong, 1 muỗng nước màu và trộn đều. Ướp thịt trong khoảng 1 tiếng là được.

Thịt nạc vai làm sạch, rửa sạch và cắt lát mỏng, sau đó cho vào máy xay thịt để xay nhỏ thịt. Nếu không có máy xay thịt, bạn có thể dùng dao băm nhuyễn thịt. Ướp thịt xay với gia vị theo tỉ lệ giống với cách ướp thịt ba rọi ở trên là được. Sau đó, lấy thịt xay nặn thành từng viên nhỏ bằng cái bánh qui, đập bẹp, để riêng.

Cách làm bún chả Hà Nội

Bước 1: pha nước chấm

Cà rốt và đu đủ đã được thái lát mỏng vừa ăn cho vào thau, bạn bóp đều tất cả với 1 muỗng muối. Để cà rốt và đu đủ seo lại, sau đó bóp ráo nước. Vắt ráo cà rốt và đu đủ rồi cho vào tô, trộn với một chút giấm ăn, đường, tỏi ớt băm nhỏ, để cho ngấm. Có thể thay thế đu đủ bằng su hào hoặc dưa chuột đều được.

Lấy 2 chén nước sôi để nguội cho vào tô, cho thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng cafe hạt nêm, 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng hành tỏi ớt băm nhỏ, trộn đều cho đến khi đường và hạt nêm tan hoàn toàn. Hoặc bạn có thể nêm nếm sao cho vừa ý, hợp khẩu vị của gia đình bạn là được. Trút hết nước chấm vào cùng với cà rốt và đu đủ ngâm, trộn đều là bạn đã hoàn thành phần pha nước chấm.

Bước 2: Cách làm và nướng chả

Xếp chả viên và chả miếng lên vỉ nướng. Nhóm bếp than hoa cho lửa cháy đều, hết khói đen thì có thể cho vỉ nướng lên để nướng chả miếng và chả viên. Nướng sao cho chả chín đều và 2 mặt có màu vàng ươm là được. Do có ướp cùng dầu hào nên bạn không sợ chả sẽ bị khô.

Tuy nhiên, nếu muốn chắc ăn hơn, trong khi nướng bạn có thể phết lên mặt chả một chút xíu lớp dầu ăn mỏng cũng không sao. Lớp dầu ăn này có công dụng giúp chả mềm, thơm ngon và làm cho chả có độ bóng, đẹp, giúp kích thích thị giác lẫn khứu giác.

Khi chả chín vàng, dọn ra đĩa. Món này ăn kèm với bún và rau sống.

Bún chả Hà Nội là một món ăn ngon và dễ ăn, dễ hợp với khẩu vị của nhiều vùng miền. Cách làm bún chả Hà Nội cũng rất dễ, không hề cầu kì. Vì vậy, bún chả cũng có thể làm bữa ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều phù hợp.

Bún chả Hà Nội bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

Chuẩn bị: em làm cho 3 người lớn 2 em bé ăn thoải mái

– Thịt ba chỉ 700g

– Thịt vai xay (cả nạc cả mỡ) 350g

– Bún 1kg

– Tỏi, hành khô, hành lá, ớt, chanh

– Nước mắm, mật ong, nước hàng (ko có cũng ko sao), đường, sốt ướp thịt nướng, dấm, hạt tiêu,…

– Su hào, cà rốt

Cách làm bún chả Hà Nội bằng nồi chiên không dầu

Ướp thịt:

Thịt ba chỉ thái mỏng vừa ăn.

Ướp thịt với đường,nước hàng, sốt BBQ mỗi thứ 1 thìa canh, 1,5 thìa nước mắm,1,5 thìa mật ong, một chút hạt tiêu (có thể cho hạt nêm nếu muốn ạ).

Tỷ lệ ướp thịt ba chỉ gấp đôi thịt băm.

Trộn đều thịt và gia vị ướp, để nhiệt độ phòng khoảng 30’ rồi bỏ vào tủ lạnh 3-4 tiếng.

Nướng thịt:

– Thịt ba chỉ: trải 1 lớp thịt lên vỉ nướng, bật nckd 10’ ở nhiệt 160 độ. Sau đó tiếp 7’ ở nhiệt 200 độ.

Lật mặt thịt bật 5-7’ ở nhiệt 200 độ đến khi thì xém vàng sẫm.

– Thịt băm: viên vừa ăn, ấn dẹt rồi xếp vào vỉ nướng. Bật nckd ở nhiệt 140 độ 15’, sau đó tiếp 7’ ở nhiệt 200 độ

Lật mặt và nướng tiếp 7’ 200 độ cho vàng mặt viên thịt.

Vì nồi chiên nhỏ, nên em làm thịt viên trong lò nướng cho nhanh.

Với lò nướng em để lửa trên, không quạt gió:

Nướng 170 độ trong 15’ sau đó tăng lên 250 độ 7’. Lật mặt thịt 5’ 250 độ nữa là xong.

Nộm:

Su hào, cà rốt rửa sạch bào miếng mỏng, ướp với 1 thìa to muối khoảng 20’.

Rửa sạch dưới vòi nước chảy rồi vắt kiệt nước.

Cho 1 thìa đường, 2 thìa dấm vào đảo đều với su hào, cà rốt, ướp ít nhất 15’.

Nước chấm:

Công thức nước chấm này em thấy gần như bất bại cho bún chả và áp dụng luôn tỷ lệ cho chấm nem, bánh cuốn,…

Tỷ lệ : 10 nước lọc, 1 đường, 1/2 dấm, 1/2 nước cốt chanh, 1 nước mắm (em dùng nước mắm Thanh Hà, tương đối mặn, chị em dùng nước mắm nhạt hơn có thể dùng 2 thìa tuỳ khẩu vị).

Tỏi, ớt băm nhỏ, cho 1 ít vào nước chấm trước, còn lại để riêng để mọi người tự gia giảm.

Rau sống rửa sạch. Xếp bún ra đĩa. Dọn lên mâm. Và chén!

Đăng bởi: Hiệp Nguyễn Công

Từ khoá: Cách làm bún chả Hà Nội chuẩn vị ngay tại nhà siêu đơn giản

Cách Làm Phấn Nước Trang Điểm Đơn Giản Nhất Tại Nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm phấn nước

1  cái chén và thìa nhựa để trộn phấn nước.

1 Hộp đựng phấn nước. Bạn có thể tận dụng những chiếc vỏ hộp của những dòng phấn nước đã sử dụng hết trước đó. Hoặc bạn có thể mua vỏ hộp tại các cửa hàng hay các trang web chuyên bán nguyên liệu bào chế mỹ phẩm.

1 Miếng mút để tán phấn nước lên da. Bạn có thể dễ dàng mua nguyên liệu này cho mình tại cửa hàng tiện lợi, cửa hàng mỹ phẩm hoặc tại nơi có bán vỏ hộp ở trên.

Cồn 90% để khử trùng.

Kem dưỡng ẩm ban ngày mà bạn đang sử dụng.

Serum, nước hoa hồng mà bạn sử dụng mỗi ngày.

Kem chống nắng hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế kem chống nắng bằng oxit kẽm vì chúng đều có công dụng và lành tính như nhau.

Kem nền, BB Cream hay CC Cream còn lại của hộp phấn nước gần hết.

Tinh dầu yêu thích để tạo mùi thơm cho hộp phấn nước handmade của bạn.

Kem lót có nhũ để tạo hiệu ứng căng bóng và bắt sáng cho khuôn mặt tại những nơi tối.

Hướng dẫn chi tiết cách làm phấn nước

Bước 1: Trộn tất cả những loại mỹ phẩm đã chuẩn bị lại với nhau

Trong bước này, tùy theo cơ địa và đặc điểm làn da của mỗi người mà các bạn sẽ điều chỉnh lượng BB Cream hay CC Cream phù hợp.

Nếu bạn có làn da khô, thường xuyên đối mặt với tình trạng bong tróc thì hãy làm phấn nước có kết cấu dày hơn bằng cách cho thêm một ít bơ hạt mỡ hay nhũ tương.

Nếu bạn muốn phấn nước có kết cấu mỏng nhẹ thích hợp cho làn da nhạy cảm, da dầu, hãy cho thêm gel nha đam hoặc hazel.

Nếu bạn muốn tăng cường độ che khuyết điểm cho da, hãy cho nhiều BB Cream.

Nếu bạn muốn làn da vừa được che phủ cao vừa chậm xuống tông, hãy cho thêm CC Cream một lượng bằng với BB Cream.

Bước 2: Chuẩn bị miếng mút để đánh phấn nước

Nếu muốn tiện lợi và nhanh chóng, các bạn hãy mua các miếng mút chuyên dụng cho hộp phấn nước của mình.

Bạn hãy đổ cồn 90% vào cái chén, sau đó nhúng 2 mặt của miếng mút trang điểm vào đó rồi vắt khô. Bạn có thể chờ đợi hoặc đặt miếng mút trước quạt gió để chúng được mau khô hơn.

Tiếp theo bạn lấy miếng mút đã được khử trùng và làm khô nhúng vào phần phấn nước mà bạn vừa trộn ở bước 1 sao cho 2 mặt của miếng mút được thấm đều phấn nước. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi sử dụng phấn nước, chỉ cần chấm một lần nhẹ lần mặt thì phấn nước đã đủ mà phủ một lớp mỏng lên da.

Cách bảo quản và sử dụng phấn nước đúng cách

Tương tự như những loại mỹ phẩm thường ngày, bạn hãy bảo quản phấn nước tại những nơi thoáng mát, có nhiệt độ phòng và tránh những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Từ khâu điều chế cho đến bảo quản, bạn phải đảm bảo tất cả các vỏ hộp, mút đánh phấn đều được khử trùng đầy đủ.

Bạn đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm, nước cân bằng độ ẩm cho da trước khi sử dụng phấn nước.

Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần dùng miếng mút chấm nhẹ vào phấn nước, không cần quá nhiều để tránh tình trạng nhờn rít, bí bách cho lỗ chân lông.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Ngon Đơn Giản Tại Nhà Chuẩn Vị Nhất Cho Các Mẹ trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!