Bạn đang xem bài viết 6 Bài Soạn “Những Câu Hát Châm Biếm” Lớp 7 Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 6ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Trang 52 SGK
Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Trả lời
“Giới thiệu” về chú tôi để rêu rao cầu hôn, chân dung gồm mấy nét giễu cợt, mỉa mai như sau:
– “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu.
– “Hay nước chè đặc” nghiện chè đậm.
– “Hay nằm ngủ trưa” và ban ngày thì ước “những ngày mưa”, ban đêm thì ước “đêm thừa trống canh”’, nghiện ngủ.
Như vậy, rõ ràng “chú tôi” là người có nhiều tật, đã rượu, chè lại còn thêm lười biếng. Thông thường, giới thiệu việc nhân duyên, người ta phải nói tốt. Nhưng đây thì ngược lại. Đó là cách nói ngược để châm biếm “chú tôi”.
Hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.
Bài này châm biếm hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.
Câu 2 – Trang 52 SGK
Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Ở đây, lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, thầy bói dùng cái trò ấu trĩ này để lường gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười, châm biếm sâu sắc.
Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói dốt nát kia. Bài ca dao có nội dung tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!
Câu 3 – Trang 52 SGK
Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Ý nghĩa tượng trưng của các con vật: Muốn hiểu được ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao các em phải tìm hiểu các tục lệ, luật lệ của cuộc sống làng xã ngày xưa.
+ Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
+ Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường
+ Chim ri, chào mào là những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như: cai lệ, lính lệ – kiếm chác chia phần.
+ Chim chích là anh mõ đi rao việc làng.
– Sự lí thú trong việc lựa chọn các con vật đóng vai:
+ Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.+ Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.
+ Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo.
– Nhận xét về cảnh tượng trong bài ca dao.
+ Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang – chủ yếu là từ phía nững người đến dự đám.
+ Gia đình nhà cò ở trong tình cảnh đáng thương thê thảm : cha mẹ cò chết rũ ở trên cây, cò còn lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đám tang – còn những kẻ khác thì lại tranh nhau đến để kiếm chác, chia phần, đánh chén một cách vô lối.
– Ý nghĩa phê phán của bài ca dao : Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.
Câu 4 – Trang 52 SGK
Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
Trong bài 4 chân dung “cậu cai” được miêu tả với những nét như sau:
– Đầu đội “nón dấu đuôi gà”: chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và chứng tỏ cũng là người có “quyền hành”.
– “Ngón tay đeo nhẫn”: chi tiết này cho thấy cậu cai có vẻ cố làm thêm ra dáng.
– Thế nhưng, áo quần thì phải “đi mượn”, “đi thuê”. Thật là thảm hại cho một con người “quyền hành” như thế. Hóa ra “quyền hành” của cậu cai chỉ là sự khoe khoang, cố làm ra vẻ bên ngoài để lòe đời bịp người mà thôi.
⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra dáng” để lừa bịp mọi người
Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này thể hiện ở mấy điểm:
– Tác giả dân gian gọi anh cai lệ là “cậu cai” vừa như để lấy lòng, vừa như xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai kín đáo.
– Cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian như bĩu môi mà nói rằng, đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.
– “Ba năm được một chuyến sai” là dùng nghệ thuật phóng đại. Ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một “chuyến sai”. Và vì chẳng mấy khi cho nên áo quần quan có mây lần mặc, chẳng cần chuẩn bị làm gì, để rồi mỗi lúc cần thì “đi mượn” hoặc “đi thuê”. “Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” cũng chính là sự phóng đại để tô điểm cho cái chẳng mấy khi trên.
LUYỆN TẬP
Câu 1 – Trang 53 SGK
Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào?
a) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại
c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài.
– Em đồng ý với ý kiến (c): Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
– Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người…
– Nghệ thuật trào lộng dân gian được thể hiện đặc sắc qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại…
Câu 2 – Trang 53 SGK
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm tương đồng với truyện cười dân gian ở đối tượng châm biếm và nghệ thuật châm biếm.
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 5Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 6
I. Tìm hiểu chung
II. Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1 trang 52 SGK văn 7 tập 1
Bài ca dao 1, “chú tôi” được giới thiệu là “hay tửu hay tăm”; “hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”; “ngày ước những ngày mưa”; “đêm ước đêm thừa trống canh”.
Từ “hay” thường được dùng đi kèm với những danh từ chỉ sự tốt đẹp của con người nhưng từ “hay” ở đây lại đặt với những thói hư tật xấu:
Câu 2 trang 52 SGK văn 7 tập 1
Bài 2 nhại lại lời của một thầy bói nói với một cô gái.
Câu 3 trang 52 SGK văn 7 tập 1
Ý nghĩa tượng trưng:
Câu 4 trang 52 SGK văn 7 tập 1
III. Luyện tập
Câu 1 trang 53 SGK văn 7 tập 1
Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản. Cả 4 ý kiến đã cho đều đúng
Câu 2 trang 53 SGK văn 7 tập 1
Những câu hát châm biếm nói trên giống với truyện cười dân gian ở điểm: Bằng cách xây dựng những nghịch lí trong sự việc để tạo ra tiếng cười đả kích sâu cay.
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 5
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 4Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng, dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại… những câu hát châm biếm đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
1. Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Đêm thì ước những đến thừa trống canh.
2. Số cô chẳng giàu thì nghèo
NgГ y ba mЖ°ЖЎi tбєїt thб»‹t treo trong nhГ
Số cô có mẹ, có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
3. Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.
4. Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 52 SGK) Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 3Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 4
I. Về thể loại
Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay, người ta cũng có phân biệt được hai loại ca dao và dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao chính là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm của ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.
Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, thường phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,…trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình cảm, người nông dân, người phụ nữ,…trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, cũng có những bài ca dao nhằm châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
Ngoài ra, bên cạnh những đặc điểm giống với trữ tình, ca dao, dân ca còn có những đặc thù riêng như:
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài ca dao số 1 giới thiệu về nhân vật “chú tôi”:
* Bài ca dao số 1 châm biếm những người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội. Thông thường, khi giới thiệu mai mối, nhân duyên, người ta thường nói tốt để ca ngợi. Nhưng ở đây thì ngược lại, chính là cách nói ngược để châm biếm nhân vật “chú tôi”.
Câu 2:
* Bài ca dao số 2 nhại lại lời nói của ông thầy bói nói với người đi xem bói.
* Lời nói của ông thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Đây là chiêu trò của ông thầy bói này để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dao dùng lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Và đây chính là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười và mang tính châm biếm sâu sắc.
* Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, bài cũng góp phần phê phán, châm biếm những hạng người nhẹ dạ cả tin, mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói.
* Những bài ca dao khác có nội dung tương tự:
Số cậu là số đào hoa
Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi.
Hay:
Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
Câu 3:
* Ý nghĩa tượng trưng của những con vật trong bài 3:
* Cảnh tượng trong bài hoàn toàn không phù hợp với một đám tang. Cái chết thương tâm của gia đình con cò trở thành dịp ăn nhậu, lao xao chia phần một cách vô lối.
* Bài ca dao này phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ làm khổ người dân.
Câu 4:
* Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả qua những chi tiết:
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 2Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 3
Trả lời câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Bài 1 giới thiệu về chú tôi là “người hay” nghĩa là giỏi, ham, thích, nghiện nhiều thứ: rượu, chè, ngủ trưa. Chú còn là người rất “giàu mơ ước” mà toàn mơ để không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt.
– Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô gái mặc yếm đào, liền cất ướm hỏi cho ông chú của nó.
– Bài này châm biếm những kẻ nghiện rượu chè , ngủ nghê tùy thích, lười làm việc.
Trả lời câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn nó dựa thực chất là chỉ đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền.
– Những bài ca dao khác có nội dung tương tự:
– Tử vi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
– Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
Trả lời câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Mỗi con vật trong 3 bài tượng trưng cho một loại người:
– Con cò tượng trưng cho người nông dân xấu số.
– Con cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền binh, có chức có quyền.
– Chim ri, chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, tay sai.
– Chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến.
⟹ Chọn con vật để nói về người, từng con vật với đặc điểm của nó giúp người đọc thấy được những hình ảnh ẩn dụ sinh động về hạng người mà nó tượng trưng. Từ đó, càng nổi bật được sự châm biếm đối với các loại người đó.
– Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình.
– Bài ca phê phán những hủ tục ma chay thời xưa và thời nay ở một số nơi vẫn có. Điều này vừa gây phiền hà, gây tốn kém cho gia đình người thiệt phận, cho cả hàng xóm, họ mạc…
Trả lời câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Trong bài 4, cậu cai được miêu tả:
– Trang phục: nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn
⟹ Cách ăn mặc thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét.
– “Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê” cho một chuyến đi làm việc hiếm hoi
⟹ Thể hiện được sự không có đủ quần áo phải đi mượn, đi thuê
⟹ Mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé, tép riu của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực.
* Nhận xét về nghệ thuật châm biếm: tác giả đã rất khéo lựa chọn cách xưng hô “cậu cai” thể hiện tính chất nịnh bợ vừa có tính châm biếm. Hơn nữa, bằng việc miêu tả cậu cai, tác giả đã cho chúng ta thấy cái sự bắng nhắng của nhân vật: quan không ra quan mà người dân không ra người dân. Từ đây, bằng biện pháp phóng đại, cậu cai trở thành trò cười cho thiên hạ.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nhận xét về sự giống nhau trong bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến: c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
Trả lời câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống với truyện cười dân gian là:
– Đều hướng đến những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất.
– Đều sử dụng một số hình thức gây cười.
– Đều tạo ra được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả.
ND chính
“Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 2
Bài soạn “Những câu hát châm biếm” số 1Câu 1 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– “Giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” có nét biếm họa giễu cợt, mỉa mai:
+ Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu
+ Hay nước chè đặc: nghiện chè
+ Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười biếng, không muốn làm việc
– Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để châm biếm thói hư tật xấu của tên “chú tôi”
→ Con người lắm tật xấu, lười biếng
Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:
+ Người con gái đẹp, trẻ trung
+ Cần cù chăm chỉ (lặn lội bờ ao)
→ Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu
Câu 2 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:
– Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới
+ Bб»‘ cГґ Д‘Г n Гґng, mбє№ cГґ Д‘Г n bГ
+ NgГ y ba mЖ°ЖЎi Tбєїt thб»‹t treo trong nhГ
+ Sinh con chẳng gái thì trai
– Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười
→ Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời
– Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác
– Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội
Câu 3 (Trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:
+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã
+ Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn
+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ
+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng
– Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:
+ Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người
+ Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ
+ Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc
– Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết
→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ
Câu 4 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:
+ Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)
+ Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)
+ Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo
→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người
– Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:
+ Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành
+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại
→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì
Bài 1 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự giống nhau của bốn bài ca dao:
– Cả nội dung và nghệ thuật châm biếm
Bài 2 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian:
+ Đối tượng: những thói hư tật xấu, những kẻ đáng chê cười trong đời sống
+ Nghệ thuật châm biếm: sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra mâu thuẫn của sự vật
Đăng bởi: Trương Tuấn Đạt
Từ khoá: 6 Bài soạn “Những câu hát châm biếm” lớp 7 hay nhất
Soạn Bài Cảnh Ngày Xuân Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 6 (Trang 84)
I. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
II. Tác phẩm
1. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm phía sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều.
– Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Khung cảnh lễ Thanh minh.
Phần 3. Còn lại. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
– Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” – Ý chỉ thời gian trôi qua thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.
– Không gian: “thiều quang” – ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.
– Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:
“Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
Động từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.
2. Khung cảnh lễ hội trong tết Thanh minh
– Khung cảnh tết Thanh minh diễn ra với hai phần:
lễ Tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người đã mất)
hội Đạp thanh (ý chí hành động du xuân).
– Không khí lễ hội được diễn ta qua một loạt các từ ngữ:
Các từ “nô nức”, “gần xa” và “ngổn ngang” bộc lộ tâm trạng của người đi hội.
Hình ảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc của những người đi hội.
3. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về
– Thời gian: “Tà tà bóng ngả về tây” – thời điểm kết thúc của một ngày.
– Hình ảnh chị em Thúy Kiều: “thơ thẩn dan tay ra về” – lễ hội kết thúc cũng là lúc con người phải trở về với sinh hoạt hằng ngày.
– Hai câu cuối: khắc họa cảnh vật trên đường trở về, qua đó bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của con người.
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.
– Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Gợi ý:
– Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.
– Nhận xét: Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Gợi ý:
– Thống kê:
Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
– Những từ trên đã gợi lên một không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.
– Hai lễ hội truyền thống đó là:
Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
Du xuân (hội đạp thanh – đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).
Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Gợi ý:
– Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối trở nên yên bình và mang nét buồn bã.
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người. Vì cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng.
– Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.
Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Du:
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…
II. Luyện tập
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.
Gợi ý:
– Câu thơ cổ Trung Quốc:
Gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét: Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa.
– Câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
Từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Gợi ý:
Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.
Bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Gợi ý:
– Thống kê:
Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
– Hai lễ hội truyền thống đó là:
Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
Du xuân (hội đạp thanh – đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).
Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Advertisement
Gợi ý:
Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối yên bình, thoáng chút buồn bã.
Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người.
Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.
Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.
Gợi ý:
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…
II. Luyện tập
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.
Gợi ý:
Cùng là miêu tả cảnh mùa xuân nhưng ở câu thơ cổ của Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa” và trong thơ Nguyễn Du lại có sự khác biệt. Đối với câu thơ cổ Trung Quốc đã gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét. Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa. Bức tranh xuân đẹp đấy mà dường như thiếu đi những chuyển động của sự sống. Còn với câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời” gợi ra không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân. “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” – tác giả sử dụng đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân. Cùng với đó từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguyễn Du như chuyển động, tràn đầy sức sống.
6 Bài Soạn “Ếch Ngồi Đáy Giếng” Lớp 6 Hay Nhất
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 6
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể bởi vì: ếch đã sống rất lâu trong giếng, chưa ra thế giới bên ngoài; xung quanh ếch chỉ có một vài loài vật nhỏ bé; hàng ngày, ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.
Câu 2: Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
– Do ếch rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng lại không thận trọng, chủ quan và vẫn giữ cái tính nghênh ngang, chẳng thèm nhìn, để ý đến xung quanh. Ếch vẫn “coi trời bằng vung”.
– Lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng thật ra là ngu dốt và ngớ ngẩn.
Câu 3: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học đó?
*Bài học được rút ra:
– Dù môi trường sống có hạn hẹp, giới hạn, khó khăn thì ta vẫn phải cố mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và cố gắng nhìn xa trông rộng.
– Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. Kiêu ngạo, chủ quan là thụt lùi, lạc hậu thậm chí là bằng tính mạng.
*Ý nghĩa của bài học:
Những bài học trên nhắc nhở, khuyên bảo chúng ta trong cuộc sống phải biết mình biết ta, không nên coi thường những người xung quanh. Đặc biệt, trong công việc phải hiểu biết sâu rộng và nghe những lời góp ý tích cực của người khác, không nên bảo thủ, huênh hoang không có ngày lại như con ếch.
II. LUYỆN TẬP:
1. Hãy tìm và gạch chân hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:
-“Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
– “Nó nhâng nháo…một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
2. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với “Ếch ngồi đáy giếng”:
– Tính chủ quan khi làm bài thi, việc quan trọng.
– “Ở nhà nhất mẹ, nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 3Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 6
Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Trả lời
– Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung vì:
Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
Ếch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”.
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
– Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
– Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
– Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:
– Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
– Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
– Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.
Luyện tập
Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
– Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;
– Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.
Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.
Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Có thể nêu các hiện tượng sau.
– Một học sinh học rất giỏi ở trường và rất tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.
– Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.
– Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.
Tìm hiểu chung về truyện
I. Về thể loại truyện ngụ ngôn
– Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần.
– Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
II. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Ghi nhớ
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 3
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 1Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 3
Bố cục:
– Đoạn 1 (từ đầu … như một vị chúa tể): ếch khi ở trong giếng.
– Đoạn 2 (còn lại): ếch ra ngoài giếng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:
– Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
– Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
– Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
Câu 2 (Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
→ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài học từ truyện:
– Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh
– Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết
– Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt
Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện ngụ ngôn này gồm hai phần:
– Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng
– Sự trả giá cho lối sống tự phụ, nông cạn
Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
– Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.
– Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 4Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 1
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tóm tắt truyện
Một con ếch sống lâu ngày ở một cái giếng. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm mưa to, nước dềnh, ếch ra ngoài giếng.
Quen thói cũ, ếch đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp.
2. Truyện Ếch ngồi đáy gìếng phê phán cách .nhìn thế giới hạn hẹp của chú ếch, sự kiêu ngạo, huênh hoang và kết cục bi thảm bởi thói xấu đó. Truyện khuyên mọi người phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì giống như một vị chúa tế oai phong bởi vì:
Nó sống lâu ở đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài từ đáy giếng qua miệng giếng. Vì thế mà thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
– Xung quanh nó toàn những con vật bé nhỏ như nhái, cua, ốc.
– Khi nó cất tiếng kêu vang động cả giếng (vì giếng nhỏ nên tiếng ếch càng vang động) mọi vật đều sợ hãi.
– Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé không tiếp xúc với bên ngoài, không có gì đổi thay khiến cho ếch chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 2. Ếch bị trâu giâm bẹp vì mấy nguyên nhân sau:
– Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.
– Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.
– Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.
Câu 3. Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:
– Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé, tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.
– Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.
– Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
– Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi…
– Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Truyện ngụ ngôn ngắn này có hai phần. Phần một nói lên hoàn cảnh sống hạn hẹp làm cho ếch chủ quan, kiêu ngạo. Phần hai là kết quả của sự chủ quan, kiêu ngạo, nhất là khi bị thay đổi môi trường. Vì vây hai câu văn quan trọng nhất nằm ở hai đoạn. Đó là các câu :
– Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé băng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
– Nó nháng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ỷ đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 2*. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
– Một người ít hiểu biết, thiếu thông tin có thể bị bạn bè chê: “Cậu ấy chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, chớ giao nhiệm vụ cho cậu ta mà hỏng việc”.
– Có thể tự nói về sự hiểu biết hạn hẹp của mình, khiêm tốn nhận sự hạn chế đó : “Mình cảm thấy trong chuyện này, mình chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng”.
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 5Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 4
I Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng:
1. Thể loại:
Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.
2. Tóm tắt:
Truyện kể rằng xưa có một con ếch sống trong một cái giếng nhiều năm rồi. con ếch hàng ngày nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời kia luôn tưởng rằng thế giới chỉ bé bằng cái vung. Mỗi đêm, khi nó phát ra tiếng kêu đều làm những con vật xung quanh giếng sợ hãi. Và cứ thế nó cho rằng nó là chúa tể. Ngày nọ, trời mưa lớn, làm giếng nước tràn ra ngoài, vẫn với thói quen cao ngạo ấy, nó nghênh ngang giữa đường và bị con trâu dẫm bẹp.
II. Soạn bài
Câu 1 trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1
Câu 2 Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1
III. Luyện tập
Bài 1 Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1 Truyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng gồm hai phần chính:
Bài 2 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1:
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 5
Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” số 2Trả lời câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?
Lời giải chi tiết:
Ếch tưởng bầu trời trên dầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể, bởi vì:
– Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ.
– Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.
– Hằng ngày ếch cất tiếng kêu “Ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
⟹ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan.
Trả lời câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?
⟹ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
Trả lời câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
*Những bài học rút ra từ truyện:
– Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng.
– Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo thường bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng.
*Ý nghĩa của những bài học: Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp không được kiêu ngạo, coi thường người khác mà luôn phải cầu thị trong cuộc sống.
LUYỆN TẬP
Trả lời:
Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là:
– “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể”.
– “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.
Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
– Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.
– Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: “Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta. ”
Đăng bởi: Tuấn Đạt
Từ khoá: 6 Bài soạn “Ếch ngồi đáy giếng” lớp 6 hay nhất
6 Bài Soạn “Những Trò Lố Hay Là Va
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 1
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Truyện ngắn có tính chất kí sự, nhưng thực tế đây là hư cấu, do:
+ Tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ việc trước khi Va- ren nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu
Câu 2 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
b, Thực chất đó là lời dối trá nhằm trấn an công luận, nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
– Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện
– Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc
+ Vì: Trong quá trình cai trị bọn thực dân vơ vét, bóc lột tàn tệ, chúng lấy người dân làm bia đỡ đạn
+ Chúng hứa rất nhiều nhưng không thực hiện.
Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
– Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:
+ Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy
– Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng
+ Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại
– Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc
+ Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
– Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
Câu 4 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Truyện không thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”
– Truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu không có lời bình hấp dẫn và sắc sảo của tác giả
– Chữ “không hiểu” được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.
– Ý nghĩa chi tiết đoạn kết:
+ Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, khoác lác của Varen
+ Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương
Câu 5 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
– Trích dẫn lời của anh lĩnh dõng tạo cảm giác câu chuyện khách quan
– Theo lời anh lính dõng, anh ta thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay”, quả quyết Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren
⇒ Khí chất kiên cường của Phan Bội Châu, ông coi Va-ren chỉ là đứa trẻ
Câu 6 (trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2)
– Tính cách Va-ren:
+ Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
+ Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
⇒ Truyện khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc
Luyện tập
Bài 1 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 2)
– Thông qua thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tư chất kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu
→ Tác giả yêu mến, trân trọng, cảm phục tác giả đối với người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất
Bài 2 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Nghĩa cụm từ “những trò lố” mang ý nghĩa khái quát sâu sắc:
+ “Trò”: có ý mỉa mai, châm biếm
+ “Lố”: lố bịch, giả tạo đến kệch cỡm
+ Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng.
Ý nghĩa – Nhận xét
– Qua tác phẩm, học sinh thấy được hình ảnh hai nhân vật với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Nếu Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương thì Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
– Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm: giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu bậc thầy.
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 4Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 1
TÌM HIỂU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
– Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945.
– Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn Ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
2. Tác phẩm
– Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
– Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
– Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va – ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.
– Bố cục đoạn trích: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến… “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”) : Va – ren với lời hứa chăm sóc cho Phan Bội Châu.
+ Phần 2 (Tiếp theo đến “Không hiểu Phan Bội Châu”) : Cuộc chạm trán giữa Va – ren và Phan Bội Châu.
+ Phần 3 (còn lại) : Thái độ của Va – ren với Phan Bội Châu.
Tóm tắt truyện
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren – tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu – là một bậc anh hùng bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Nhưng với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng sự im lặng dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Trang 94 SGK
Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận?
Trả lời:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
Câu 2 – Trang 94 SGK
Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận…” đến “…Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:
a) Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
b) Thực chất của lời hứa đó là gì?
Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng […] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?
a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách “nửa chính thức”, tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: “giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa…”. Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.
Câu 3 – Trang 94 SGK
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?
b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?
c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?
a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.
c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Câu 4 – Trang 94 SGK
Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: “…chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào?
Ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: “Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu”. Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ “không hiểu” được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.
Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
Câu 5* – Trang 95 SGK
Ngoài ra, lại còn T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và T.B?
Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, “chẳng dám nêu tên”, quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: “cái đó thì có thể”.
Câu 6 – Trang 95 SGK
Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.
– Tính cách Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
– Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
LUYỆN TẬP
Câu 1 – Trang 95 SGK
Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào? Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
Trong truyện tuy không nói, thế nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với nụ cười khinh bỉ chính là những minh chứng chứng minh cho điều đó.
Câu 2* – Trang 95 SGK
Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm.
Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch cỡm của tên toàn quyền.
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 4
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 2Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 4
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn Ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Trả lời câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trả lời câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trả lời câu 5 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, “chẳng dám nêu tên”, quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: “cái đó thì có thể”.
Trả lời câu 6 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Tính cách Va-ren: Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
– Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Trả lời câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
– Thái độ của tác giả với Phan Bội Châu: kính phục, ca ngợi sự kiên định, bất khuất, lòng yêu nước vĩ đại của nhà cách mạng.
– Điều đó được thể hiện trong bài văn: “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
Trả lời câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Nội dung chính
Tác phẩm khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc: Va-ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Bố cục
3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “không hiểu Phan Bội Châu”): Những trò lố của Va-ren với cụ Phan Bội Châu.
– Đoạn 3 (Còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu.
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 6Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 2
I. Một số nét chính về tác giả
– Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925
– Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác:
– “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
2. Tóm tắt tác phẩm:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
3. Giải thích nhan đề:
– Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ “trò” nó thường được gắn với thú chơi, trò chơi của trẻ em. Nhưng trong truyện nó gắn với người, lớn thì lại mang ý nghĩa khác, có ý mỉa mai, châm biếm, thậm chí còn có ý “lố bịch”.
– Toàn bộ nhan dề cho người đọc thấy “những trò lố” là những trò hề mà Va-ren diễn ra trước mặt Phan Bội Châu. Trò hề này chỉ gây cười, mang lại sự khinh miệt của người tù cách mạng, không đem lại hiệu quả gì.
4. Đọc – Hiểu văn bản
* Nhân vật Va-ren
– Phần đầu tác phẩm từ đoạn: “Do sức ép của công luận…” đến “… Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” người đọc thấy rằng:
+ Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng thực chất đó chỉ là lời nói dối, lời hứa không đáng tin cậy. Việc hứa như vậy để trấn an dư luận, làm dịu đi làn sóng đấu tranh biểu tình của nhân dân Việt Nam đòi thả Phan Bội Châu.
+ Thực chất của lời hứa đó là lời hứa suông, chắc chắn không được thực hiện. Tác giả sử dụng cụm từ “nửa chính thức hứa”, cho thấy hứa mà không nhất thiết phải thực hiện.
– Tác giả lại viết thêm: “Giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa…” đó là lời của tác giả ngầm nói cho toàn dân Việt Nam biết rõ bộ mặt thật của bọn thực dân xâm lược. Bản chất của những tên xâm lược là lời hứa hay, đẹp nhưng thực chất chỉ là cách thức cai trị để vơ vét và bóc lột dân chúng. Hứa chỉ là cách nhằm trấn an dư luận để mị dân, làm dịu không khí đấu tranh, chống Pháp đang sôi nổi ở khắp nơi.
– Lời hứa của Va-ren chính là trò lố thứ nhất. Tác giả dùng cụm từ “nửa chính thức hứa” một cách mỉa mai và câu hỏi nghi vấn để thể hiện điều đó. Thực tế, Va-ren vẫn là một tên thực dân đứng đầu guồng máy cai trị ở Đông Dương còn Phan Bội Châu vẫn là vị lãnh tụ cách mạng bị cầm tù. Hai người đại diện cho hai phía đối lập nhau. Và tác giả không hề tin vào “thiện chí” của Va-ren.
– Cuộc hội kiến giữa Va-ren và Phan Bội Châu được tác giả kể và tả bằng ngòi bút linh hoạt và sắc sảo. Số lượng lời dành cho việc khắc hoạ nhân vật Va-ren rất nhiều, hắn là một tên Toàn quyền, là lực lượng thống trị mang trong mình bản chất của giai cấp bóc lột. Những từ ngữ hành động của hắn chỉ càng lộ rõ tính cách bịp bợm, lừa đảo, sự gian trá và xảo quyệt.
– Những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu cho thấy động cơ, tính cách, bản chất của tên thực dân là sự nham hiểm, thâm độc. Hắn lừa bịp một cách trắng trợn, thản nhiên dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ cách mạng và hợp tác với chúng. Hắn thuyết phục Phan Bội Châu bằng những ví dụ, việc làm bỉ ổi của hắn với bạn hắn, hoặc dụ dỗ hãy theo gương hắn để có cuộc sống sung sướng.
– Hắn vờ tỏ ý kính trọng tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy lí tưởng, nhiều gian nan của cụ Phan Bội Châu nhưng lại đòi cụ phải từ bỏ lý tưởng. Hắn mang miếng bánh vẽ đẹp đẽ hào nhoáng về tương lai xứ Đông Dương thuộc địa để dụ dỗ, mua chuộc cụ.
– Trâng tráo hơn nữa, hắn yêu cầu cụ Phan dùng uy tín to lớn của mình để lôi kéo mọi người theo Pháp: chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lèn… hãy bảo họ cộng tác với người Pháp…
– Vốn tinh quái, hắn biết tấm gương của hắn chưa đủ sức thuyết phục Phan Bội Châu nên hắn còn ca ngợi các bạn học của hắn – những kẻ cũng phản bội như hắn và coi đó là những “tấm gương” đáng noi theo: “Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy”. Cách chơi chữ thâm thuý của tác giả đã thể hiện thái độ khinh bỉ, mỉa mai sâu cay với những kẻ phản bội lý tưởng cách mạng, quay sang tôn thờ những kẻ phản bội Tổ quốc, bán nước. Lời lẽ của Va-ren bộc lộ rõ bản chất phản bội, hèn hạ của hắn.
– Càng nói nhiều thì Va-ren càng phơi bày bản chất xấu xa, đáng khinh bỉ, như một trò cười cho mọi người. Từ lời nói của một người nhưng tác giả vạch trần bộ mặt của toàn thể bọn thực dân xâm lược.
* Nhân vật Phan Bội Châu:
– Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó ta thấy khí phách của người anh hùng dân tộc rất hiên ngang, bất khuất, tư thế thản nhiên dám làm, dám chịu đã là sự kế thừa khí phách của dân tộc Việt Nam.
– Nếu truyện này dừng lại ở câu: “… chỉ là vì (phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu” thì tác giả muốn bạn đọc tự suy ngẫm và đưa ra cách hiểu của riêng mình, như thế chưa bộc lộ hết ý nghĩa tư tưởng cần truyền đạt.
– Hai chữ “không hiểu” đã được tác giả giải thích rằng không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau (vì đã có phiên dịch), cái chính là sự suy ngẫm của người đọc sẽ thú vị nhất.
– Hai người giao tiếp với nhau mà không hiểu nhau thực chất là họ có hai tư tưởng trái ngược, hai chí hướng ngược nhau về mục đích và quyền lợi: một bên là nhà cách mạng, một bên là kẻ thù không đội trời chung. Dù Va-ren có nói, có thuyết phục bằng cách nào đi nữa thì trong mắt Phan Bội Châu hắn cũng chỉ là cặn bã của xã hội, không đáng phải bận tâm và tiếp lời.
– Việc kết thúc với lời của nhân chứng thứ hai với lời quả quyết của anh lính dõng (một nhân vật tưởng tượng) làm cho lời tái bút như một nhân chứng khách quan. Lời của anh lính dựa trên sự quan sát cho thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”.
– Trong mắt Phan Bội Châu thì tên Toàn quyền Đông Dương cũng chỉ là một đứa trẻ, việc nhếch mép thể hiện sự khinh miệt đến cực độ, không còn lời lẽ nào có thể diễn đạt hơn được nữa.
Như vậy, với kẻ thù không đội trời chung, cụ Phan có nhiều cách tỏ thái độ: im lặng, dửng dưng, cụ còn nhổ vào mặt Va-ren.
– Cách kể chuyện úp úp, mở mở của tác giả rất hóm hỉnh và thú vị. Nó làm tăng thêm ý nghĩa đả kích thực dân Pháp mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.
5. Nội dung:
– Đây là truyện tưởng tượng, hư cấu. Tác giả đã khắc họa hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren đại diện cho bộ mặt thực dân Pháp rất gian trá, lố bịch, phản động. Phan Bội Châu đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân, rất kiên cường, bất khuất, là người anh hùng dân tộc. Đây cũng là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “lý tưởng” của một kẻ cướp nước với lý tưởng của một người anh hùng yêu nước.
– Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va-ren, đồng thời khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.
6. Nghệ thuật:
– Xét về hình thức đây là truyện ngắn có tính chất kí sự, nhưng thực tế tác giả hư cấu, tưởng tượng và sáng tạo cho phù hợp với mục đích truyền tải nội dung đến đối tượng tiếp nhận là quần chúng nhân dân Pháp và Việt Nam.
– Hai nhân vật chính được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản: Va-ren, kẻ thông trị bất lương đối lập với Phan Bội Châu, một tù nhân (bị trị) nhưng lại rất cao cả và vĩ đại. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren; còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.
– Ngôn ngữ sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật cũng khác nhau. Tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng phương pháp đối lập là sự im lặng. Đây là bút pháp tinh tế, sắc sảo, có khả năng gợi tả, gợi cảm lớn.
III. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, ra đời từ một sự kiện lịch sử có thật lúc bây giờ. Câu chuyện được bắt đầu từ việc tác giả tưởng tượng ra cuộc hành trình của Va-ren từ đất Pháp sang Việt Nam. Đầu tiên đến Sài Gòn rồi qua kinh thành Huế và kể tiếp đến Hà Nội đến thăm Phan Bội Châu. Sở dĩ chúng ta kết luận như vậy là vì tác phẩm này ra đời trước khi Va-ren đến thăm Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên báo Người cùng khổ, phát hành vào tháng 9 và tháng 10 năm 1925, giữa lúc Va-ren xuống tàu sang nhậm chức ở Đông Dương.
Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
a. Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b. Đó là lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận – thực chất là một trò lố. Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng… sẽ “chăm sóc”…” cho thấy thái độ châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Những tên quan thực dân đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa.
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
a. Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
b. Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.
c. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: “Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu”. Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ “không hiểu” được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Giá trị của lời tái bút: là hành động đối phó mạnh mẽ – nhổ vào mặt Va-ren. Phối hợp lời kết với lời tái bút tỏ rõ thái độ khinh bỉ kẻ thù. Cách dẫn chuyện hóm hỉnh, thú vị, làm tăng ý nghĩa.
Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc họa hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Va-ren là một kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
Nghĩa cụm từ “những trò lố”: là những trò hề lố bịch của Va-ren. Đó là lời hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu và những lời dụ dỗ trong nhà ngục bị đáp trả bằng sự im lặng khinh bỉ.
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 3Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 6
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc trong SGK Ngữ văn 7 tập 2).
* Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thuộc thể loại truyện ngắn và được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18 – 6 – 1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử bắn, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm này được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
* Bố cục:
Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được chia làm 3 đoạn:
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng ra và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm đến Phan Bội Châu.
Căn cứ vào câu: “Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã” và “Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren”.
Câu 2:
Đoạn văn từ “Do sức ép của công luận…” đến “…Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”.
a) Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Thực chất của lời hứa đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cho rằng… sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” chính là biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Đồng thời, tác giả cũng vạch trần bộ mặt của những tên quan thực dân, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích gì cho chúng.
Câu 3:
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ.
a) Tác giả đã dùng số lượng lời văn lớn để khắc họa nhân vật Va-ren với hình thức ngôn ngữ chủ yếu là trần thuật. Còn đối với Phan Bội Châu, tác giả đã dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.
b) Qua những lời nói có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách và bản chất của Va-ren cho thấy hắn là một kẻ cai trị bất lương, một kẻ tiểu nhân đắc chí, vừa dụ dỗ vừa lừa bịp một cách trắng trợn, nham hiểm.
c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, cho thấy thái độ khinh bỉ cực độ và bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó có là nhà Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa
Câu 4:
Ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: “…chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu” thì cũng vẫn có thể chấp nhận được, câu chuyện cũng đã khá trọn vẹn. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì tính cách và thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren chưa được bộc lộ đến đỉnh điểm, đồng thời, người đọc cũng sẽ chưa thấy được những trò lố lăng của Va-ren rơi vào tình trạng thảm hại.
Còn ở đoạn kết, tác giả đã thêm chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả nên giá trị của câu chuyện đã được nâng lên rất nhiều. Khi đó, tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được tô đậm, tư thế được nâng cao hơn.
Câu 5:
Giá trị của lời tái bút: là hành động đối phó mạnh mẽ – nhổ vào mặt Va-ren.
Sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút rất bất ngờ, thú vị, làm tăng ý nghĩa nội dung của tác phẩm.
Câu 6:
Tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu:
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 3
Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 5Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 3
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Tóm tắt tác phẩm:
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2
Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận.
Đăng bởi: Thắng Thắng Võ
Từ khoá: 6 Bài soạn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc lớp 7 hay nhất
6 Bài Soạn “Tìm Hiểu Chung Về Văn Bản Thuyết Minh” Hay Nhất
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 6
I. Kiến thức cơ bản
1. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Văn bản Cây dừa Bình Định
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
c. Các văn bản đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Đọc các văn bản sau và cho biết chúng có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
a. Khởi nghĩa Nông Văn Vân. Đây là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức lịch sử.
b. Con giun đất. Văn bản này là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
2. Trong văn bản nghị luận Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, tác giả có sử dụng phương thức thuyết minh không? Chỉ ra nội dung thuyết minh trong văn bản này (nếu có) và phân tích tác dụng của nó.
3. Qua các văn bản đã được đọc, theo em văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm có cần thao tác thuyết minh không? Tại sao?
4. Thử kể ra một số văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm có sử dụng thuyết minh.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 5Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 6
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản Cây dừa Bình Định :
a.
b. Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục.
Ngôn ngữ của văn bản trên là ngôn ngữ khoa học (như đã nói ở trên).
Luyện tập
Câu 1. Bài tập 2, trang 118, SGK.
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Trả lời:
Nhan đề văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 có hai chữ “thông tin” là thông báo tri thức, cho nên văn bản mang tính chất thuyết minh rõ rệt. Bài văn thuyết minh ba nội dung :
– Ngày Trái Đất năm 2000 và nội dung của nó là “một ngày không dùng bao bì ni lông”.
– Lí do vì sao không dùng bao bì ni lông.
– Những hành động cần làm trong ngày đó.
Em hãy tự làm rõ tác dụng thuyết minh trong từng phần.
Câu 2. Bài tập 3, trang 118, SGK.
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Các loại văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuvết minh không ? Vì sao ?
Để trả lời câu hỏi này, các em phải đọc các văn bản nêu trên, tìm các đoạn văn thuyết minh. Ví dụ như những đoạn sau :
– Ông Nguyễn Bá Dương, người làng Nguyên Xá, huyện Thần Khê. Tính tuệch toạc, thích uống rượu. Nhà nghèo kiết, nhưng vẩn sống một cách thản nhiên.
(Ông Nguyễn Bá Dương, trích Tang thương ngẫu lục)
– Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mỗi tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này ta cùng có thể xem Ià xuất ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế…
(Hoài Thanh, Ynghĩa văn chương)
– Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)
Em hãy xác định yếu tố thuyết minh đóng vai trò gì trong các đoạn văn trên.
Câu 3. Hãy đọc chú thích (★) sau văn bản Hai cây phong (trang 99, SGK) và cho biết đó có phải là văn bản thuyết minh không. Vì sao ?
Đọc kĩ chú thích (★) sau văn bản Hai cây phong (trang 99, SGK) ; xem lại các tính chất của văn bản thuyết minh rồi trả lời câu hỏi này.
Câu 4. Hãy tìm trong SGK những đoạn văn thuyết minh và cho biết vì sao xem chúng là văn thuyết minh.
Các đoạn văn thuyết minh trong SGK như : Lời nói đầu , đoạn văn sau đầu (★) giới thiệu về tác giả, tác phẩm ; lời chú thích, giải thích từ ngữ; phần trình bày kiến thức trong các bài học về Tiếng Việt, Tập làm văn,… Đó là những đoạn văn thuyết minh, vì chúng đảm nhiệm chức năng giới thiệu, trình bày, giải thích các tri thức về cuốn sách, con người, sự việc, hiện tượng,… sử dụng các biện pháp định nghĩa, liệt kê, giải thích,…
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 5
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 4Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 5
I – Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Câu 1 trang 116 – SGK Ngữ văn 8 tập 1: Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi
(3 văn bản trang 114, 115, 116 – SGK Ngữ văn 8 tập 1)
– Văn bản Cây dừa Bình Định trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Tất nhiên cây dừa Bến Tre hay nơi khác cũng có lợi ích như thế. Nhưng đây giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với dân Bình Định.
– Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục ? giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
– Văn bản Huế giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
– Có thể bắt gặp những văn bản này trong sách khoa học, báo chí, các trang mạng…
– Một số văn bản cùng loại :
+ Một thức quà của lúa non – Cốm
+ Nhã nhạc cung đình Huế…
Câu 2 trang 116 – SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a) – Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Ở đây có các nội dung đó không ?
– Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người, ở đây có như thế không ?
– Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm. Ở đây có luận điểm không ? Ở đây chỉ có kiến thức.
Do đó đây là kiểu văn bản khác.
b) Ví dụ, cây dừa, từ thân cây, lá đến nước dừa, cùi dừa, sọ dừa đều có ích cho con người, cho nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân.
Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh lục, Huế là một thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hòa, có nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng, có nhiều vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản, đã trở thành trung tâm văn hóa lớn của nước ta. Ba văn bản, văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh của nó.
Từ đặc điểm này có thể rút ra kết luận là văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của kiểu văn bản này phân biệt với các kiểu văn bản khác. Đã là tri thức thì người làm không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng.
Văn thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học.
Ghi nhớ :
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, … của các hiện towngj và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
– Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chữ và hấp dẫn.
II – Luyện tập
Câu 1 trang 117 – SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
(3 văn bản trang 117, 118 – SGK Ngữ văn 8 tập 1)
– Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân là văn bản thuyết minh vì đó là một văn bản cung cấp kiến thức lịch sử.
– Văn bản Con giun đất là một văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Câu 2 trang 118 – SGK Ngữ văn 8 tập 1: Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Văn bản Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 thuộc văn bản nghị luận, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục hơn.
Câu 3 trang 118 – SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 3Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 4
I- Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
a. CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muối. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện Địa lí)
b. TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy là cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
c. HUẾ
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc Sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiếu đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của Sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyên, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dân theo Tiếng Việt thực hành) .
Câu hỏi:
– Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì ?
– Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ?
– Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết.
Trả lời
– Một số văn bản cùng loại:
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Trao đổi nhóm theo các câu hỏi sau:
a) Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?
b) Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
c) Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ?
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
a) Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được, bởi vì:
c) Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.
II. Luyện tập
1- Trang 117 SGK
Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
a)
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833-1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức trị châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
b)
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
a) Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” là văn bản thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc thông tin về lịch sử.
b) Văn bản “Con giun đất” là văn bản thuyết minh vì cung cấp thông tin về khoa học sinh vật.
2- Trang 118 SGK
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống.
3- Trang 118 SGK
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
Tổng kết:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 2Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 3
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống
Đọc các đoạn văn (trang 114, 115, 116 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi:
– Mỗi văn bản trên trình bày giới thiệu, giải thích điều gì?
– Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu.
– Văn bản Cây dừa Binh Định thuyết minh, trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.
– Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? thuyết minh, giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
– Văn bản Huế giới thiệu trình bày Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biếu riêng của Huế.
Em thường gặp các loại văn bản đó ở sách, báo có thể kể đến:
– Nếp Rồng quê tôi của Võ Văn Trực.
– Khoai lang của Vũ Bằng.
2. Đặc điểm chung của vản bản thuyết minh
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự không? Tại sao? Chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?
b. Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biếu cảm).
Vì các văn bản này không trình bày sự việc, diễn biến nhân vật như tự sự, không trình bày chi tiết cụ thế cho người đọc cảm nhận được sự vật, con người như miêu tả và cũng không trình bày ý kiến, luận điểm như nghị luận.b.
Các văn bản trên có chung đặc điểm là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đầy đủ, đúng đắn. Văn bản thuyết minh không thể hư cấu, tưởng tượng hay bịa đặt mà phải phù hợp thực tế và khách quan.
Tuy không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình nhưng văn bản thuyết minh vẫn yêu cầu người viết có cảm xúc biết gây hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các văn bản (trang 117, 118 SGK Ngữ văn 8 tập 1) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Hai văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835) và Con giun đất là văn bản thuyết minh.
Văn bản đầu cung cấp kiến thức lịch sử.
Văn bản sau cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Trả lời câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?
Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại nhật dụng. Đây là một bài văn thuyết minh đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. Trong bài, đã sử dụng yếu tố thuyết minh nhằm nói rõ tác hại của bao bì nilông, làm cho đề nghị của mình có sức thuyết phục cao.
Trả lời câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả nhiều lúc cũng cần yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 2
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 1Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 2
Vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh
– Nội dung các văn bản :
+ VB (a) : trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định.
+ VB (b) : giải thích nguyên nhân lá cây màu xanh.
+ VB (c) : giới thiệu đặc trưng của thành phố Huế.
– Có thể bắt gặp các loại văn bản đó trong đời sống khi có nhu cầu hiểu biết khách quan về mọi lĩnh vực có thể tìm ở sách khoa học,…
– Một vài văn bản cùng loại : Động Phong Nha, Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử,…
a. Các văn bản trên không giống những văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Vì chúng không nhằm mục đích kể, tả, bộc lộ cảm xúc hay nghị luận.
b. Các văn bản trên cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng một cách khách quan, chân thực, có ích.
c. Phương pháp thuyết minh : trình bày, giới thiệu, giải thích.
d. Ngôn ngữ : khách quan, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cả hai văn bản được dẫn đều là văn bản thuyết minh. Vì chúng cung cấp tri thức hữu ích cho người đọc.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh. Nội dung giải thích tác hại của việc dùng bao bì ni lông, góp phần tạo nên sức thuyết phục cho lời kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Thuyết minh là yếu tố cần có cho tất cả các loại văn bản. Vì yếu tố thuyết minh góp phần làm sáng rõ nội dung văn bản, giúp cho nội dung trình bày mang tính chính xác, khoa học cao.
Đăng bởi: Trần Quí Nhuận
Từ khoá: 6 Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” hay nhất
Soạn Bài Văn Bản Tường Trình Soạn Văn 8 Tập 2 Bài 31 (Trang 133)
Soạn bài Văn bản tường trình
Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
1. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
2. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
4. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.
Gợi ý:
1.
– Văn bản 1:
Người viết: học sinh
Viết cho: giáo viên
Viết để: trình bày với cô về việc bố bị ốm và xin nộp bài muộn
Văn bản 2:
Người viết: học sinh
Viết cho: thầy hiệu trưởng
Viết để: trình bày về việc bị nhầm lẫn xe.
2. Về văn bản tường trình có:
Hình thức: giống với một văn bản hành chính.
3. Người viết bản tường trình cần có thái độ trung thực, nghiêm túc, trách nhiệm với những điều mà mình viết.
4. Một số trường hợp cần viết bản tường trình:
Quay cop trong giờ kiểm tra, thi
Đánh nhau với bạn trong trường học.
Ăn trộm tiền của bạn…
1. Tình huống cần viết văn bản tường trình
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
a. Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c. Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
Gợi ý:
a. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
– Vì việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành gây ảnh hưởng tới giờ học, tới cơ sở vật chất nhà trường cần phải tường trình lại.
– Người viết: Học sinh
– Người nhận: Thầy, cô bộ môn thí nghiệm; Cô, thầy phụ trách phòng thí nghiệm.
b. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
– Vì việc kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản gia đình cần tường trình lại để cơ quan chức năng có thể nắm rõ và tiến hành điều tra.
– Người viết: Chủ nhân ngôi nhà
– Người nhận: Cơ quan công an của phường, xã.
2. Cách làm văn bản tường trình
a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):
– Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).
– Tên văn bản (ghi chính giữa):
– Người (cơ quan) nhận bản tường trình:
b. Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
c. Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ ký và họ tên người tường trình.
Tổng kết:
– Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
3. Lưu ý
a. Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.
b. Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.
c. Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bài Soạn “Những Câu Hát Châm Biếm” Lớp 7 Hay Nhất trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!