Xu Hướng 12/2023 # 7 Công Dụng Của Dầu Oliu Cho Da, Tóc Và Sức Khỏe Bạn Nên Biết # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Công Dụng Của Dầu Oliu Cho Da, Tóc Và Sức Khỏe Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công dụng của dầu oliu cho da, cho tóc và sức khỏe bao gồm những gì? Tìm hiểu ngay công dụng của chúng sẽ giúp bạn không còn do dự mà chọn ngay dầu oliu làm sản phẩm quen thuộc trong căn bếp.

1. Lợi ích cho da

Dưỡng ẩm da

Cải thiện cấu trúc và sức khỏe làn da

Giúp tẩy trang hiệu quả

Giúp ngăn ngừa lão hóa da

2. Lợi ích cho tóc

Giữ tóc khỏe mạnh từ chân đến ngọn

Phục hồi tóc hư tổn

3. Lợi ích cho sức khỏe

Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, tiểu đường, Alzheimer, ngăn ngừa táo bón, sỏi thận

Giúp móng tay và móng chân khỏe khoắn hơn.

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Chống mệt mỏi

Hỗ trợ giảm cân

Cân bằng Cholesterol

Tiếp tục xem các công thức làm đẹp từ dầu oliu nào! 1. Dưỡng ẩm da

Tất cả những gì bạn cần chỉ là một thìa dầu oliu. Sau khi tắm, lúc da còn hơi ẩm ướt thoa dầu oliu lên và massage đều.

Giữ trong 15 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Những bạn gái sở hữu làn da khô có thể thoa lên mặt trước khi ngủ và để qua đêm để dưỡng da hiệu quả, rửa sạch với nước ấm vào sáng hôm sau.

2. Mặt nạ chăm sóc da

Dầu ô liu có chứa vitamin E giúp cải thiện sức khỏe của làn da bằng cách điều trị viêm, mụn trứng cá, thậm chí bảo vệ da khỏi các bệnh nghiêm trọng như bệnh vẩy nến và bệnh ung thư da.

Mật ong đóng vai trò như một chất giữ độ ẩm và sữa chua hoạt động như một tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, do đó mặt nạ này giúp làn da khỏe khoắn hơn.

Nguyên liệu: 

1/3 cốc sữa chua

¼ chén mật ong

2 muỗng cà phê dầu ô liu

Trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để tạo thành hỗn hợp sệt mịn. Thoa đều mặt nạ lên da và giữ trong khoảng 20 phút. Rửa sạch với nước ấm. Thực hiện mỗi tuần một lần cho làn da săn chắc, mịn màng trông thấy.

3. Giúp tẩy trang

Nguyên liệu:

2 muỗng canh dầu ô liu

Thực hiện:

Ngoài công dụng loại bỏ lớp trang điểm, dầu oliu khi được thoa và massage đều còn có thể giúp giảm thâm quầng mắt.

4. Chống lão hóa

Dầu ôliu cho da là một lựa chọn tuyệt vời khi nói đến dưỡng ẩm. Da khô và lão hóa đều có thể do việc da thiếu nước gây ra, vì thế nên cố gắng bổ sung độ ẩm cho da. Đặc biệt tẩy tế bào chết để chống lão hóa hiệu quả.

Nguyên liệu:

2 muỗng canh dầu ô liu

1 muỗng canh nước cốt chanh

Một nhúm muối biển

Thực hiện:

Đầu tiên massage da mặt với một ít dầu oliu. Sau đó trộn dầu oliu với các nguyên liệu còn lại cho thật đều, thoa hỗn hợp lên mặt và massage để giúp tẩy tế bào chết cho da.

5. Chăm sóc tóc

Nguyên liệu:

½ chén dầu ô liu

2 muỗng canh mật ong

Một lòng đỏ trứng

Trộn các thành phần thật đều cho đến khi bạn có được một hỗn hợp mịn. Áp dụng hỗn hợp này lên tóc và dùng khăn hoặc mũ trùm để ủ khoảng 20 phút. Rửa sạch bằng nước ấm.

Dầu ôliu có chứa vitamin E, thường được sử dụng để giảm rụng tóc. Mật ong đảm bảo tóc được dưỡng ẩm. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như magiê, kẽm, lưu huỳnh, canxi, và vitamin B làm cho tóc khỏe khoắn hơn. Lòng đỏ trứng rất giàu protein, đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tóc.

6. Chăm sóc móng

Nguyên liệu:

2-3 muỗng canh dầu ô liu

Đơn giản chỉ cần nhúng một miếng bông trong dầu ô liu và thoa nó trên móng tay. Giữ trong khoảng 30 phút và sau đó rửa sạch với nước bình thường.

7. Công dụng cho sức khỏe

A- Trị táo bón: Uống 1 muỗng canh dầu ôliu hai lần một ngày. Uống muỗng đầu tiên vào buổi sáng lúc bụng trống rỗng và một muỗng trước khi đi ngủ.

Nếu bạn không thích vị của dầu oliu có thể pha chúng với trái cây hoặc trong món salad rau củ. Bạn cũng có thể cho 1 muỗng cà phê dầu ô liu vào một ly nước cam học và uống nó mỗi buổi sáng khi bụng đói.

B- Trị sỏi thận: Nước chanh và dầu ô liu thường được sử dụng để loại bỏ sỏi thận một cách tự nhiên. Sỏi thận là những mẩu nhỏ của sỏi xảy ra do sự dư thừa canxi trong vùng thận.

Lưu ý khi sử dụng dầu oliu

Không dùng dầu oliu quá liều.

Không thoa lên vết thương hở

Bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh xa ánh sáng mặt trời.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Không làm ấm dầu ô liu quá lâu vì nó có thể mất chất (không quá 20-30 giây).

Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Dùng Dầu Đậu Phộng Tốt Cho Sức Khỏe

Dầu đậu phộng (dầu lạc) là gì?

Dầu lạc hay còn gọi là dầu đậu phộng, được chiết xuất từ những hạt lạc (hạt đậu phộng). Dầu đậu phộng có hương vị rất thơm, ngọt và mạnh tương tự như dầu mè. Nó thường được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ở Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc.

Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của dầu đậu phộng?

Theo báo Lao Động, trong dầu lạc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như: 17% chất béo bão hòa (SFA), 32% chất béo không bão hòa đa (PUFA) (omega 6) và 46% chất béo không bão hòa đơn (MUFA) (omega 3 và omega 9). Ngoài ra dầu lạc chứa nhiều vitamin E (Alpha Tocopherol), vitamin K và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.

Công dụng của dầu đậu phộng? Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nguồn chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đôi trong dầu lạc giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 30% so với những người không sử dụng.

Chống ung thư

Polyphenol là chất chống oxy hóa có trong dầu đậu phộng giúp chống gốc tự do có hại, ngừa ung thư hiệu quả. Theo một nghiên cứu do Awad AB et al tiến hành cho thấy cho thấy dầu đậu phộng có chứa phytosterol và đặc biệt là beta-sitosterol có tác dụng phòng chống một số loại ung thư như: Ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Kiểm soát cholesterol

Cholesterol là chất béo có hại làm tăng nguy cơ tim mạch và béo phì. Trong dầu lạc hoàn toàn không chứa cholesterol mà trái lại nó còn giúp hỗ trợ giảm mức cholesterol có hại trong cơ thể.

Điều chỉnh đường huyết

Một nghiên cứu cho thấy, lượng chất béo không bão hòa có trong dầu lạc làm tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường từ đó giúp điều chỉnh tốt lượng đường trong máu.

Làm chậm lão hóa

Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia (NIH), mỗi ngày, một người cần tiêu thụ 15mg vitamin E và phụ nữ có thai là 19mg sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa. Mà trong dầu lạc lại rất giàu vitamin E, vì thế đây là nguồn thực phẩm giúp làm chậm lão hóa hiệu quả.

Cách dùng dầu đậu phộng tốt cho sức khỏe Dùng chiên rán

Nhiệt độ sôi của dầu lạc khá cao, khoảng 232 độ C nên rất phù hợp để sử dụng trong những món chiên ngập dầu hoặc chiên rán ít dầu. Mặt khác, dầu lạc ít được hấp thụ khi ăn hơn giúp bạn tránh nguy cơ tiêu thụ quá nhiều chất béo.

Dùng tẩm ướp gia vị

Sau khi tẩm ướp gia vị vào thực phẩm, trộn đều rồi mới cho dầu lạc vào, làm ngược lại sẽ khiến gia vị khó thấm vào thực phẩm.

Dùng để nướng

Bạn hãy quét một lớp mỏng dầu lạc bên ngoài món nướng sẽ làm cho món ăn có màu vàng đẹp mắt mà lại không bị khô.

Xào rau

Cho một ít dầu vào chảo, đun nóng và phi thơm cùng với hành lá sau đó dùng xào các loại rau củ rất hấp dẫn mà lại làm rau có màu xanh mướt, giòn ngọt.

Trộn gỏi

Bạn có thể dùng dầu lạc để trộn gỏi, làm salad rau củ đều rất ngon. Đặc biệt là có thể dùng cho cả những ai đang ăn chay.

Nấu các loại thịt, cá

Sử dụng dầu lạc để nấu các món ăn giảm mùi hôi, tanh, giúp món ăn vừa bóng mà vừa giảm được mùi hôi tanh.

Khuấy bột hoặc nấu cháo cho bé

Dầu đậu phộng cũng rất tốt cho trẻ em, cho một ít dầu vào nấu cháo hay khuấy bột ăn dặm cho trẻ đều rất ngon. Hãy dùng một ít dầu để bé ăn thử vì dạ dày bé lúc này còn yếu, chưa thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng cùng lúc.

Những lưu ý khi dùng

Không sử dụng dầu lạc để chiên lại quá nhiều lần sẽ làm vitamin A, E trong dầu bị giảm làm giảm chất dinh dưỡng. Hơn nữa, việc chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao làm sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.

Dầu lạc thường đậm đặc hơn các loại dầu công nghiệp thông thường nên bạn lưu ý sử dụng một lượng vừa đủ, ít hơn dầu công nghiệp bình thường.

Khi chế biến các món cần phải cho dầu vào thì hãy cho dầu vào sau khi cho gia vị để đảm bảo độ hòa tan của gia vị.

Nếu không thích mùi dầu lạc, bạn có thể khử mùi bằng cách cho dầu lạc vào chảo và đun nhỏ lửa, sau đó cho một vài giọt nước, sau đó cho hành hoặc tỏi vào phi thơm sẽ không còn mùi nữa.

Advertisement

Bảo quản dầu lạc nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp và đậy nắp sau khi sử dụng.

Mỗi ngày không nên sử dụng quá 2.5ml dầu lạc, không quá 4 ngày/tuần và không quá 2 bữa/ngày.

Sử dụng dầu lạc có thể sử dụng cho những người béo phì, tim mạch, tiểu đường hoặc viêm xương khớp. Những người dị ứng với các thành phần có trong dầu lạc thì không nên dùng.

Vừa rồi chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu công dụng cũng như cách dùng dầu đậu phộng tốt cho sức khỏe. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thật bổ ích qua bài viết.

Nguồn: Báo Lao Động

Dầu Olive Là Gì? Những Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Và Làm Đẹp

Dầu olive được nhắc đến nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, cụ thể dầu olive là gì đến nay vẫn còn nhiều người thắc mắc. Ở bài viết này AVAKids sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về dầu olive và những công dụng của nó. 1Tìm hiểu về dầu olive Dầu olive là gì?

Dầu olive có nguồn gốc từ cây Olea Europaea, thuộc họ nhà Oleaceae, một loài cây truyền thống tại vùng Địa Trung Hải. Dầu Olive có màu vàng sánh đặc trưng, thường được sử dụng để nấu ăn, làm mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và là nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống.

Thành phần của dầu olive

Trong dầu olive chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe và làm đẹp như: chất béo không bão hòa, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin D,… carotene cùng lượng lớn chất chống oxy hóa không chứa cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Có mấy loại dầu olive?

Để lựa chọn được loại dầu olive phù hợp cho từng nhu cầu, bạn cần biết thông tin về từng loại. Dầu olive được chia làm 4 loại gồm: Extra virgin, Virgin, Pure, Extra light Lite hoặc Pomace.

Extra virgin

Extra virgin có giá thành cao nhất trong 4 loại dầu kể trên.

Loại dầu này được lấy từ nước ép đầu tiên của quả olive mà không phải qua công đoạn xử lý nào. Vì vậy, những tinh túy nhất của quả olive đều được giữ lại trong Extra virgin. Giúp nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm vitamin A, E, axit béo không bão hòa đơn, các chất chống oxy hóa.

Virgin

Tương tự Extra Virgin, Virgin cũng thu được từ nước ép đầu tiên của quả olive, nhưng thực hiện theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn và chất lượng đứng sau Extra virgin.

Dầu olive cho bé Kiddy được nhập khẩu từ Ý, đảm bảo chất lượng hàng đầu

Pure

Loại này đã được qua một số công đoạn để loại bỏ tạp chất. Vì có tác động của quá trình xử lý nên độ tinh khiết đã bị giảm đi nhiều, nhưng về cơ bản vẫn giữ được đặc tính vốn có của dầu olive.

Giá thành của loại dầu này có phần rẻ hơn so với 2 loại phía trên và còn có tên gọi khác trên thị trường là Olive oil.

Extra light/light hoặc Pomace

Vì đã qua chế biến nên độ nguyên chất của loại dầu olive này cũng đã bị giảm đi đáng kể. Mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có nồng độ dầu và hương liệu khác nhau sẽ được thêm vào dầu.

Loại dầu này thường được sử dụng để đánh bóng và làm sáng các đồ vật trong nhà.

2Công dụng của dầu olive Đối với sức khỏe

Giảm cholesterol: Sử dụng dầu olive thay cho các loại dầu có chất béo bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần ở những người bị cholesterol cao.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer: Giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ nhờ hàm lượng chất béo không bão hoà.

Tốt cho não bộ, giúp bạn thông minh hơn: Chất béo không bão hòa có trong dầu olive là loại chất béo thông minh, có lợi cho não bộ, có thể sử dụng để làm dầu ăn cho bé đang trong giai đoạn phát triển.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tụy cấp tính: Chất axit oleic và hydroxytyrosol có trong dầu olive có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp tính.

Bảo vệ gan: Dầu olive nguyên chất có khả năng bảo vệ gan mất cân bằng oxy hóa.

Cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho da và mắt: Một muỗng cà phê dầu olive có thể cung cấp 1,94 mg vitamin E – khoảng 13% chế độ dinh dưỡng cho phép dành cho người lớn.

Ngừa bệnh ung thư: Polyphenol chứa trong tinh dầu olive và nhiều chất béo không bão hòa đơn và các chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Bảo vệ xương: Tăng lượng osteocalcin trong máu, giúp bảo vệ xương chắc khỏe, chống lại các dấu hiệu loãng xương và các dấu hiệu khác về xương.

Trong làm đẹp

Cấu trúc hóa học của dầu olive gần giống với cấu trúc dầu tự nhiên trên da, nên hiệu quả sử dụng cho làm đẹp vô cùng cao.

Tốt cho việc dưỡng da: Vitamin A, E và các khoáng chất có trong dầu olive giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn, cấp ẩm cho da.

Tốt cho việc trị mụn: Có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là chất polyphenol trong dầu olive giúp kháng khuẩn, kháng viêm kiểm soát sự phát triển của mụn.

Giúp làm đẹp tóc: Hỗ trợ làm tóc bóng mượt, trị gàu, phục hồi tóc chẻ ngọn.

Giúp dưỡng mi thêm dài, đẹp: Vitamin E, axit oleic giúp nuôi dưỡng và làm lông mi nhanh dài hơn.

Giúp giảm cân: Các loại vitamin trong dầu olive dồi dào chất chống oxy hóa, giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn giúp bạn giảm cân dễ dàng và hiệu quả hơn.

Giúp dưỡng môi: Trong dầu olive chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt giúp tẩy tế bào chết và dưỡng môi hồng.

Trị rạn da: Trong dầu olive rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E có khả năng làm mềm và giữ ẩm cho da. Ngoài ra dầu olive còn hoạt động như một chất chống oxi hóa, giúp cải thiện tình trạng lão hóa và trị rạn da hiệu quả.

Dùng làm tẩy trang: Cấu trúc hóa học của dầu olive tương tự như các loại sáp và dầu dùng trong trang điểm. Vì vậy dầu olive có thể hòa tan được phấn mắt, eyeliner, hay các loại mỹ phẩm trang điểm khác.

3Một số lưu ý khi sử dụng dầu olive.

Đối với sức khỏe: Tuyệt đối không được lạm dụng quá mức dầu olive. Vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì có hàm lượng chất béo bão hòa làm cho việc vận chuyển các chất độc do vi khuẩn đi vào đường máu và mạch bạch huyết ở ruột, khiến cơ thể kháng lại chất insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với việc làm đẹp: Nên chọn Extra Virgin cho làm đẹp vì loại dầu này giữ được nhiều tinh chất. Nếu da bị mụn thì bạn nên kết hợp với các nguyên liệu khác, hạn chế kích ứng trực tiếp.

Không được sử dụng dầu olive với nhóm đối tượng nào?

Phụ nữ mang thai và nuôi con bú: Hiện nay, chưa có thông tin nào về sử dụng dầu olive cho đối tượng này vì vậy không nên sử dụng lượng lớn cho đối tượng này.

Người bị tiểu đường: Dầu olive làm giảm lượng đường trong máu. Người mắc bệnh này nên kiểm tra lượng đường khi sử dụng dầu olive.

Người sắp phẫu thuật: Dầu olive ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt là trong và sau phẫu thuật. Do vậy cần ngưng sử dụng dầu olive 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tổng Quan Tác Dụng Của Dầu Dừa Với Tóc Và Da

Người đăng:

Lường Toán

Lợi ích của dầu dừa trong việc chăm sóc tóc và da

Tác dụng của dầu dừa với tóc

Dầu dừa chứa rất nhiều dưỡng chất như Vitamin E, axit béo, axit Lauric, chất chống oxy hóa có tác dụng dưỡng tóc cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt với những loại tóc khô, xơ, gãy rụng và hư tổn. Đồng thời giúp giảm gàu và làm tóc mềm mượt hơn.

Bài viết hữu ích khác :

Tác dụng của dầu dừa với tóc và da

Tác dụng của dầu dừa đối với tóc như thế nào là câu hỏi nhận được mối quan tâm của rất nhiều chị em. Đặc biệt là những người kém may mắn vì sở hữu bộ tóc khô, xơ, rối. gãy rụng…Ngay khi đọc bài viết này, hi vọng chị em ai nấy cũng được sở hữu mái tóc mềm mại, suôn mượt với nguyên liệu cực rẻ là dầu dừa.

Dầu dừa giúp chăm sóc tóc chuyên sâu:

Theo mọi nghiên cứu đều khẳng định tác dụng của dầu dừa với tóc với những loại tóc khô và bị hư tổn nặng. Trong dầu dừa có chứa axit béo hòa tan giúp làm mềm mượt tóc đồng thời bớt chẻ ngọn và xơ rối. Trong nhiều phương pháp chăm sóc tóc thì dầu dừa luôn phát huy được hiệu quả nhất định. Hiện nay dầu dừa ngày càng được các chị em phụ nữ tin dùng

Dầu dừa làm tinh dầu dưỡng ẩm cho tóc

Không chỉ được làm loại dầu dưỡng trực tiếp cho tóc mà dầu dừa còn được bào chế làm tinh chất dưỡng ẩm được nhiều chị em phụ nữ tin dùng.

Tác dụng của dầu dừa với tóc rụng và tóc bạc

Tóc gãy rụng là do khô, xơ. Một trong những phương pháp cải thiện mái tóc gãy rụng đó là cung cấp các dưỡng chất có trong dầu dừa giúp mái tóc khỏe mạnh. Ngoài ra có rất nhiều người bị tóc bạc sử dụng dầu dừa sau 2 tuần cho thấy tính trạng cải thiện đáng kể.

Tác dụng của dầu dừa với da

Dầu dừa hoạt động giống như một loại kem dưỡng ẩm với da đặc biệt là những loại da khô. Không chỉ được chăm sóc da mặt, mà các chị em còn dùng dầu dừa để chăm sóc da toàn thân.

Tác dụng của dầu dừa với da được nhiều chị em nhắc đến có lẽ là giúp cải thiện các vết nhăn và giảm tình trạng chảy xệ của da với những người có tuổi. Ngoài ra một số người mắc chứng bệnh khác nhau như nhiễm trùng da, viêm da, vảy nến, eczema dùng dầu dừa cũng có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Với những tác dụng của dầu dừa trong chăm sóc da kể trên, có thể thấy đó là lý do vì sao đây là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe như mỹ phẩm, kem dưỡng da, xà phòng, sữa tắm…

Sử dụng dầu dừa đúng cách tại nhà

Chăm sóc tóc bằng dầu dừa

Phương pháp này được thực hiện khi tóc khô. Bạn hãy lấy khoảng 10ml dầu dừa và dùng tăm bông để thấm dầu dừa lên da đầu và chân tóc theo vòng tròn từ đỉnh đầu xuống.

Cách làm này sẽ phát huy được tác dụng của dầu dừa với tóc như cung cấp độ ẩm cần thiết giúp tóc chắc khỏe từ chân. Sau đó bạn hãy dùng chiếc lược răng nhỏ để chải tóc giúp dầu dừa thấm đều vào chân tóc. Rồi massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 10 phút giúp dầu dừa thẩm thấu nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Sử dụng dầu dừa đúng cách mang lại hiệu quả cao

Sau đó xả sạch tóc với nước, với cách làm này không những giúp giảm tóc khô và chẻ ngọn còn giúp tóc mềm mượt và bóng hơn.

Phương pháp ủ tóc bằng dầu dừa

Bước 1: Làm nóng dầu dừa

Mục đích của việc làm này chính là giúp cho tinh chất dầu dừa hoạt động tốt hơn và có khả năng thẩm thấu, nuôi dưỡng tóc sâu hơn từ da đầu và đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể làm nóng dầu dừa bằng cách đổ dầu dừa vào bát con rồi đặt lên một bát nước ấm có sẵn.

Hoặc đun trực tiếp dầu dừa trên bếp lửa. Cần lưu ý đun lửa nhỏ để dầu dừa nóng từ từ và hạn chế tình trạng bị cháy.

Bước 2: Thoa dầu dừa vừa được hấp lên tóc

Bạn thoa đều dầu dừa từ chân tóc cho đến ngọn rồi dùng lược chải đều cho dầu dừa thấm vào da đầu. Sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.

Bước 3: Ủ tóc

Sau khi thoa đều dầu dừa lên tóc, bạn hãy tiến hành ủ tóc bằng các loại mũ ủ chuyên dụng hoặc bằng khăn, túi ni lông

Bước 4: Gội sạch đầu bằng dầu gội

Ngoài ra bạn cần lưu ý, hãy đợi tóc khô trước khi ra đường bởi tóc ẩm rất dễ khiến bám bụi và những ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm tác dụng của dầu dừa.

Một số lưu ý khi dưỡng tóc bằng dầu dừa

Dầu dừa phát huy tác dụng hiệu quả với những loại tóc khô, xơ và chẻ ngọn. Đối với những bạn da dầu thì muốn tóc chắc khỏe hãy ủ dầu dừa đúng cách, không nên dùng quá lâu.

Công Dụng Của Trà Gừng Đối Với Sức Khỏe

Gừng chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe của con người. Trà gừng có tính ấm, vị hơi cay. Một tách trà gừng tươi chứa khoảng 19 calo, 4g carbonhydrate, không có chất béo, protein, chất xơ, đường. Trong trà gừng có vitamin B6, magie, kali, đồng.

Say tàu xe

Gừng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh

Y học dân gian cho rằng trà gừng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh. Một nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với chứng say tàu xe đã chỉ ra rằng gừng giúp giảm say tàu xe [1]. Nếu bạn bị nôn nao khi di chuyển bằng phương tiện giao thông, thì hãy uống trà gừng trước khi đi xe sẽ chống say xe hoặc có thể uống sau khi đi xe sẽ giúp bạn khoẻ hơn.

Buồn nôn do ốm nghén hoặc hoá trị

Gừng giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật.

Các thành phần hoạt tính trong gừng – dầu dễ bay hơi và các hợp chất phenol được gọi là gingerols – có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật.

Một nghiên cứu về chiết xuất gừng chỉ ra rằng gừng có thể là một sự thay thế đáng giá cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống ở những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất và không thể dung nạp hoặc không dung nạp được các loại thuốc tiêu chuẩn [2].

Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu

Một nghiên cứu từ Đại học Columbia về việc tiêu thụ gừng với 10 người đàn ông thừa cân đã phát hiện ra rằng uống trà gừng nóng (trong trường hợp này là bột gừng hòa tan trong nước nóng) làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói của họ [3].

Gừng có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm HbA1C, insulin và chất béo trung tính ở những người mắc bệnh tiểu đường loại tuýp 2 theo nghiên cứu về tác dụng của việc tiêu thụ gừng đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 [6].

Giảm đau

Gừng là một loại thảo mộc có chứa hoạt chất zingiberen và gingerol giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa chóng mặt tự nhiên. Vì những lý do này, người ta thường sử dụng một tách trà gừng để giảm đau đầu, đau bụng kinh, choáng váng, hoa mắt hay căng thẳng. Ngay cả đối với bệnh nhân đau khớp cũng có thể giảm đau bằng trà gừng bởi gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên.

Hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn

Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và giảm căng thẳng. Trà gừng có hiệu ứng làm nóng đường hô hấp và gần như ngay lập tức giảm triệu chứng nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng môi trường.

Nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, gừng đã được chứng minh là có khả năng chống lại một số loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tuỵ và ung thư ruột kết [7] [8].

Phụ nữ mang thai không nên uống trà gừng khi gần chuyển dạ, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.

Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai không nên uống trà gừng khi gần chuyển dạ, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sẩy thai, chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề về đông máu cũng nên tránh các sản phẩm gừng.

Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống trà gừng. Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai… nếu uống trà gừng hay nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn.

Ngoài ra buổi tối không nên ăn gừng nhiều vì âm khí buổi tối thịnh, dùng gừng sẽ làm ngược lại quy luật sinh lý âm dương cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

Một tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra khi uống trà gừng là ợ chua hoặc khó chịu ở dạ dày

Uống trà gừng có thể có tác dụng phụ, nhưng bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì trừ khi bạn tiêu thụ một lượng rất lớn tức là quá 5 ly mỗi ngày bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.

Một tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra khi uống trà gừng là ợ chua hoặc khó chịu ở dạ dày, tương tự như cảm giác của bạn khi ăn ớt hoặc các thức ăn cay khác. Bạn có thể nhầm sự kích ứng này với dị ứng gừng. Tuy nhiên, bạn có thể bị dị ứng với gừng nếu bạn bị phát ban hoặc khó chịu trong miệng hoặc dạ dày sau khi uống trà gừng.

Vì gừng có thể làm giảm huyết áp và có thể có tác dụng làm loãng máu, những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thêm gừng.

Advertisement

Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về công dụng của trà gừng. Ngoài nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cũng có thể ngồi lại với nhau bằng một cốc trà ấm, nhấm nháp từ từ và thưởng thức.

Sản phẩm trà gừng tại Nhà thuốc An Khang

20 gói x 2g

/Hộp

36.940₫-10%

-10%

Hộp 10 gói x 3g

20 túi lọc

Nguồn tham khảo

Effects of ginger on motion sickness and gastric slow-wave dysrhythmias induced by circular vection

Can nausea and vomiting be treated with ginger extract?

Ginger consumption enhances the thermic effect of food and promotes feelings of satiety without affecting metabolic and hormonal parameters in overweight men: A pilot study

A systematic review of the anti-obesity and weight lowering effect of ginger (Zingiber officinale Roscoe) and its mechanisms of action

Anti-obesity action of gingerol: effect on lipid profile, insulin, leptin, amylase and lipase in male obese rats induced by a high-fat diet

The effect of ginger consumption on glycemic status, lipid profile and some inflammatory markers in patients with type 2 diabetes mellitus

Anticancer Effect of Ginger Extract against Pancreatic Cancer Cells Mainly through Reactive Oxygen Species-Mediated Autotic Cell Death

Inhibitory Effects of Culinary Herbs and Spices on the Growth of HCA-7 Colorectal Cancer Cells and Their COX-2 Expression

Vitamin D3 Có Tác Dụng Gì? 9 Công Dụng Của Vitamin D3 Bạn Nên Biết

Vitamin D3 là gì?

Vitamin D hay calciferol là thành phần xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và thực phẩm chức năng trên thị trường. Trong đó, 2 dạng vitamin D có ý nghĩa về mặt sức khỏe là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol).

Vitamin D3 được cơ thể tổng hợp ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời (tia UV). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D3 từ một số loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, sữa, ngũ cốc,…

Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe, được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các vấn đề về xương như còi xương hay nhuyễn xương. Ngoài ra, bổ sung vitamin D3 còn giúp cải thiện chức năng của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thu canxi, phốt pho ở ruột vào máu, rất cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương, giúp tăng cường sức mạnh và duy trì sự toàn vẹn của khung xương. [1]

Một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin D3 nghiêm trọng nhất ở trẻ em là còi xương, một tình trạng đặc trưng bởi xương bị mềm và yếu đi. Tương tự, thiếu vitamin D3 ở người lớn gây tình trạng nhuyễn xương, yếu cơ.

Ngoài ra, nếu thiếu vitamin D đặc biệt là D3 trong thời gian dài còn có nguy cơ cao gây loãng xương.

Vitamin D3 giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi từ đó giúp bạn có hệ xương khớp chắc khỏe

Vitamin D3 góp phần xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người được bổ sung nhiều vitamin D3 hơn có cơ thể gầy hơn, nhiều cơ hơn, chức năng và sức mạnh của cơ bắp tốt hơn. [2]

Vitamin D3 giúp cơ thể phát triển cơ bắp

Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin thông qua các thụ thể của chúng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D3 giúp cơ thể tăng tổng hợp, giải phóng và phục hồi quá trình tiết insulin.[3]

Bổ sung vitamin D3 là một cách giúp quản lý hiệu quả lượng đường trong máu và giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường cho người mắc bệnh tiểu đường để gia tăng khả năng kiểm soát insulin.

Vitamin D3 giúp cơ thể kiểm soát lượng insulin trong cơ thể

Vitamin D3 có tác động làm giảm nồng độ renin, một loại hormone do vỏ thượng thận tiết ra gây tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D3 giúp làm hạ huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp. [4]

Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp

Nhờ các tác dụng tích cực trên hệ miễn dịch nên vitamin D3 có khả năng chống viêm và làm giảm các tình trạng do viêm gây ra. Thiếu hụt vitamin D3 có thể gia tăng tỷ lệ mắc một số bệnh như: [5]

Dị ứng.

Hen suyễn.

Chàm.

Atopy.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung vitamin D3 trong thai kỳ giúp giảm hơn 20% nguy cơ hen suyễn, thở khò khè tái phát ở trẻ sau 3 tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào trong thai kỳ bạn đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn. [6]

Vitamin D hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi ầm bệnh

Thiếu vitamin D3 có thể làm gia tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, huyết áp, đau tim,… [7]

Vitamin D3 làm giảm nguy cơ suy tim, cải thiện chức năng tim ở những người có cơ tim yếu. [8]

Việc bổ sung vitamin D3 và các sản phẩm hỗ trợ tim mạch giúp bền thành mạch, giảm nguy cơ đột quỵ cao ở một số người lớn tuổi

Vitamin D giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Do đó, việc tăng lượng vitamin D3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảmvẫn cần nhiều bằng chứng hơn. [9]

Vitamin D3 có thể đóng một vai trò trong phác đồ điều trị giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Bổ sung đầy đủ vitamin D3 giúp tăng cường và điều hòa chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1,…

Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong chức năng điều hòa miễn dịch, giúp kiểm soát các bệnh tự miễn. [10]

Vitamin D3 hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại nhiễm rùng hô hấp, trị ho, cảm lạnh

Tăng cường bổ sung vitamin D3 có thể giúp làm chậm sự tiến triển của khối u tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu lâm sàng trên 25871 bệnh nhân cho thấy, việc bổ sung vitamin D3 làm giảm tỷ lệ ung thư tiến triển (di căn hoặc tử vong). [11]

Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm trên phụ nữ sau mãn kinh có bổ sung vitamin D và canxi thường ngày, khả năng phát triển ung thư của họ giảm 60%. [12]

Bổ sung vitamin D3 giúp giảm nguy cơ ung thư

Vitamin D3 là loại vitamin tan trong dầu. Vì vậy, cơ thể sẽ hấp thu tốt nhất khi dùng sau bữa ăn.

Bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng có trong phần thông tin hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, chỉ sử dụng theo liều được khuyến cáo.

Nếu sử dụng vitamin D dạng nước, bạn nhớ đo liều lượng cẩn thận bằng các dụng cụ đo liều đặc biệt. Tránh sử dụng thìa hay các dụng cụ đo gia dụng vì có thể đem tới kết quả định lượng không chính xác.

Nếu sử dụng dưới dạng viên nhai hoặc dạng bánh, bạn nhớ phải nhai kĩ trước khi nuốt.

Nếu bạn sử dụng thuốc dạng hòa tan, bạn nhớlau khô tay trước khi uống. Đặt thuốc trên lưỡi để thuốc tan hoàn toàn sau đó nuốt với nước bọt hoặc nước, không nên nuốt nguyên viên thuốc trước khi thuốc đã hòa tan.

Vitamin D3 là loại vitamin tan trong dầu, vì vậy nó sẽ được hấp thu tốt nhất là sau bữa ăn

Đối tượng không nên bổ sung vitamin D3

Không nên sử dụng nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với vitamin D3 hoặc trong các trường hợp sau:

Nồng độ vitamin D trong cơ thể của cao (hypervitaminosis D).

Lượng canxi trong máu tăng cao (tình trạng tăng canxi huyết).

Cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn (kém hấp thu).

Thận trọng khi sử dụng vitamin D3 nếu có tiền sử bị bệnh tim, bệnh thận, mất cân bằng điện giải, dị ứng, tiểu đường, đang mang thai hoặc cho con bú vì nếu dùng quá liều vitamin D3 sẽ gây hại cho thai hoặc trẻ đang bú mẹ.

Các lưu ý khi sử dụng vitamin D3

Sử dụng thường xuyên để vitamin D3 để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Không dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung có chứa vitamin D khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác khi dùng chung, làm giảm sự hấp thu của vitamin D3. Do đó nếu dùng các loại thuốc này thì bạn nên uống cách xa vitamin D3 (tối thiểu 2 giờ).

Nên tuân theo chế độ ăn đặc biệt (nhiều canxi) để đạt được hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa tác dụng phụ có thể có.

Nếu bạn gặp phải các biểu hiện bất thường hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Vitamin D3 trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm cholesterol). Để đảm bảo sự chính xác của kết quả, cần thông báo cho nhân viên xét nghiệm và các bác sĩ biết khi bạn sử dụng loại thuốc này.

Nếu phải dùng loại thuốc khác thì nên uống cách vitamin D3 ít nhất 2 giờ

Dư thừa canxi

Bổ sung D3 quá mức làm tăng hấp thu canxi ở đường tiêu hóa dẫn đến tăng canxi huyết, tăng canxi niệu và kéo theo nhiều tình trạng khác như:

Gây đau xương, loãng xương.

Cản trở hoạt động của não và tim.

Gây sỏi thận.

Ngộ độc vitamin D3

Các khuyến nghị cho thấy rằng, lượng vitamin D3 tối ưu cần bổ sung mỗi ngày là 30–60 ng/mL

Advertisement

Sử dụng quá liều gây ra các tình trạng ngộ độc như:

Ho.

Khó nuốt.

Chóng mặt.

Tim đập nhanh.

Phát ban hoặc ngứa.

Xuất hiện các tình trạng ở mắt như là bọng mắt hoặc sưng mí mắt, xung quanh mắt, mặt môi hoặc lưỡi.

Tức ngực.

Cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, vitamin D3 cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn

Thiếu vitamin D: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Các loại thực phẩm giàu vitamin D dễ kiếm tại nhà

Vitamin C là gì? tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin C

Nguồn: Everyday Health, Web MD, Very Well Health, NCBI

Nguồn tham khảo

Calcium and Phosphate Homeostasis

Effects of vitamin D3 supplementation on lean mass, muscle strength and bone mineral density during weight loss: A double-blind randomized controlled trial

Is there a relationship between vitamin D with insulin resistance and diabetes mellitus?

The effect of vitamin D3 on blood pressure in people with vitamin D deficiency

Vitamin D in Atopic Dermatitis, Asthma and Allergic Diseases

Vitamin D supplementation in pregnancy, prenatal 25(OH)D levels, race, and subsequent asthma or recurrent wheeze in offspring: Secondary analyses from the Vitamin D Antenatal Asthma Reduction Trial

Vitamin D May Be Good for Your Heart

Effects of Vitamin D on Cardiac Function in Patients With Chronic HF: The VINDICATE Study

Vitamin D and depression: mechanisms, determination and application

Vitamin D: Nutrient, Hormone, and Immunomodulator

Effect of Vitamin D3 Supplements on Development of Advanced CancerA Secondary Analysis of the VITAL Randomized Clinical Trial

Vitamin D and Sunlight: Strategies for Cancer Prevention and Other Health Benefits

Targeted 25-hydroxyvitamin D concentration measurements and vitamin D 3 supplementation can have important patient and public health benefits

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Công Dụng Của Dầu Oliu Cho Da, Tóc Và Sức Khỏe Bạn Nên Biết trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!