Bạn đang xem bài viết Bài Thơ Rằm Tháng Giêng ❤️️ Trọn Bộ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, Bài Thơ Nguyên Tiêu Chữ Hán ❤️️ Trọn Bộ ✅ Tổng Hợp Nội Dung Soạn Bài, Dàn Ý, Phân Tích, Cảm Nhận Và Bình Giảng Đầy Đủ Nhất
Bài Rằm Tháng Giêng là một bài thơ đặc sắc không chỉ viết về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn làm nổi bật lên hình ảnh con người yêu nước trong kháng chiến.
Dịch thơ:
Cùng với Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, chúng tôi tặng bạn 💕 7 Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Rằm Tháng Giêng 💕 đầy đủ nhất
Bài Thơ Nguyên Tiêu là nguyên tác bằng chữ Hán của bài thơ Rằm tháng Giêng được Hồ Chí Minh sáng tác.
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.
Bác Hồ viết bào thơ tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thơ Thích Nhất Hạnh 🌹 hay và ý nghĩa!
Lập Dàn Ý Bài Rằm Tháng Giêng với đầy đủ ý chính và nội dung của bài thơ để bạn đọc tham khảo.
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí Minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
II. Đôi nét về tác phẩm Rằm tháng giêng
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Bố cục (2 phần)
Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Sử dụng điệp từ
Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Rằm tháng giêng
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)
Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
Thiên nhiên Tây Bắc
Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất
⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng
Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
⇒ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau
⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống
Hình ảnh con người
Bàn việc quân: bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc
Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng
⇒ Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác
Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có Chùm 🦋 Thơ Cao Bá Quát 🦋 hay và ý nghĩa!
Cảm Nghĩ Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7 với những cảm nhận và lời bình hay về bài thơ.
Nguyên tiêu nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Thu dạ,… Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn.
Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát.
Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng.
Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu / Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu.
Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”,… mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la!
Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước.
Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ Nguyên tiêu mang phong vị Đường thi.
Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình.
Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ Nguyên tiêu, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
Nguyên tiêu được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh…
Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng.
Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
Nguyên tiêu là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận…
Ngoài Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, chúng tôi tặng bạn 👉 15 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Rằm Tháng Giêng [Siêu Hay]
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Của Hồ Chí Minh làm nổi bật những hình ảnh thơ đẹp và cú pháp nghệ thuật trong bài thơ.
Mỗi dòng sông, ngọn cỏ, nhành hoa, ánh trăng… gần gũi, mộc mạc đi vào thơ Hồ Chí Minh lại trở nên có hồn và ấm áp yêu thương. Đọc thơ Bác chúng ta yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị nhất.
Bài thơ Rằm tháng giêng ra đời trong một đêm trăng tháng Giêng, giữa khung cảnh trời mây hữu tình, nên thơ và trong không khí bàn việc quân căng thẳng. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được chữ “tình” thật đầy, thật dạt dào qua từng câu thơ Người viết.
Rằm tháng giêng có tiếng Hán là Nguyên tiêu được Xuân Thuỷ dịch thành thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển. Có lẽ dịch giả Xuân Thuỷ đã khiến cho người đọc như đang ở trong khung cảnh lãng mạn giữa sông nước mênh mông tràn đầy ánh trăng đó.
Không phải là ánh trăng của những ngày thường mà là ánh trăng ngày rằm tháng giêng, ánh trăng giữa không gian cuộc chiến tranh đang ác liệt. Chỉ với 4 câu thơ lục bát, bằng nét bút tài tình Hồ CHí Minh đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân thật đẹp, thật trữ tình:
Đêm trăng rằm tháng giêng là đêm trăng thiêng liêng, đêm trăng đẹp nhất trong năm vì nó mang hơi thở và sức sống của mùa xuân tươi mới, ấm áp. Đọc câu thơ Bác, chúng ta như đang chìm đắm trong sắc xuân, khí xuân, vị xuân nồng nàn và tràn đầy sức sống nhất.
Ánh trăng xuân “lồng lộng” mang vẻ đẹp hữu tình, lung linh, rực rỡ. Với cách đảo từ láy “lồng lộng” trên trước đã nhấn mạnh vẻ đẹp rạng ngờ của đêm trăng rằm tháng giêng. Phải thật khéo, thật tinh tế Hồ Chí Minh mới có thể nhận ra vẻ đẹp mê hồn đó.
Một câu thơ làm toát lên được thần thái của mùa xuân, người đọc có cảm giác như mùa xuân và ánh trăng ngày xuân bao trùm lên nơi đây. Mùa xuân có sự nối tiếp từ đất đến nước và đến trời thật hữu tình. Đây là cách diễn tả từ gần đến xa rất có dụng ý của Hồ Chí Minh.
Ánh trăng đêm rằm tháng giêng như dát xuống mặt sông một màu sắc lung linh, mơ hồ. Mùa xuân toát lên qua câu thơ của Hồ Chí Minh tràn đầy sức sống mãnh liệt nhưng cũng không kém phần thi vị, nên thơ. Ở câu thơ này, đường nét của mùa xuân hiện nên thật rõ ràng, không còn mơ hồ nữa.
Thật vậy, thiên nhiên trong thơ Người luôn có thần thái, có linh hồn như vậy. Những cảnh vật gần gũi trong thơ Bác cũng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Cách điệp từ “xuân” trong câu thơ tiếng Hán của người dường như đã nhấn mạnh thêm vẻ đẹp thi vị của mùa xuân.
Tuy dịch giả không dịch được sát ý tứ thơ của Người nhưng đã phần nào thổi vào đó linh hồn của mùa xuân.
Hai câu thơ đầu tiên không hề xuất hiện hình ảnh con người, nhưng chuyển tiếp đến câu thơ thứ ba, người đọc nhận ra có sự hiển hiện của những con người, hay nói đúng hơn là hình ảnh của Bác:
Ánh trăng ngày xuân dường như đá “tràn” vào khoang thuyền, nơi Bác đang “bàn việc”. Dịch giả đã dùng từ “trăng ngân đầy thuyền” đã diễn tả được thần thái và nên thơ của khung cảnh nơi đây. Ánh trăng trong thơ Bác như được đẩy đến đỉnh điểm, một mức mà có lẽ cái đẹp đã thoát tục.
Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu.
Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người đang hoạt động cách mạng với trọng trách nặng nề.
Đọc hai câu thơ cuối, người đọc lắng mình để cảm nhận về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại. Dù việc quân bận rộn nhưng lòng bác luôn tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu sông núi Việt Nam. Những vần thơ chữ Hán của người khiến chúng ta liên tưởng đến thơ Đường của Trung Quốc, ý tại ngôn ngoại.
Nguyên tiêu thực sự là áng thơ hay tuyệt bút về mùa về, về trăng xuân, về tình yêu nước và yêu thiên nhiên nồng nàn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tứ thơ uyển chuyển đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh xuân nên thơ nhất.
Tiếp theo Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, tặng bạn trọn bộ 👉 15 Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng
Soạn Bài Rằm Tháng Giêng Lớp 7 chi tiết và chính xác nhất những kiến thức nền tảng của bài thơ.
I. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
II. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.
Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.
Biện pháp tu từ: điệp ngữ…
Bố cục
Gồm 2 phần:
III. Đọc – hiểu văn bản
Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng
Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” – trăng đúng lúc tròn nhất.
Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
Hai câu sau: Hình ảnh con người trong đêm trăng
Công việc: “đàm quân sự” – bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.
Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.
IV. Tổng kết
Nội dung: Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã miêu tả hình thanh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ…
Cùng với Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, chúng tôi tặng bạn tuyển tập 💧 Thơ Ý Nhi 💧 giàu cảm xúc!
Khám phá thêm Bài Văn Biểu Cảm Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng với những phân tích sâu sắc và ý nghĩa đối với từng hình ảnh đặc sắc có trong bài thơ.
Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba.
Bài thơ Rằm tháng Giêng còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình-bài thơ của một bậc thi nhân – bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc.
Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ Rằm tháng Giêng là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:
Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng – Sông – Bầu trời.
Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ “lồng lộng” và “lẫn” chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật… vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.
Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.
Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng – một đêm trăng rằm tuyệt đẹp – một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.
Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân – trăng trải rộng trên dòng sông – đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác.
Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngày còn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác.
Ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Đảng ta và của Bác:
Đêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang “bàn bạc việc quân”.
Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Đêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp – con thuyền như chở đầy ánh trăng.
Đó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.
Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.
Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Đỗ Trung Quân 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.
❤️️ Giới thiệu cùng bạn chuỗi bài viết hấp dẫn tại chúng tôi mang đến cho bạn những nội dung hay và hữu ích. ❤️️
Tử Vi Trọn Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng ❤️️ Trọn Bộ
Tử Vi Trọn Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng ❤️️ Trọn Bộ ✅ Những Luận Giải Tử Vi Giúp Đương Số Nắm Bắt Cơ Hội Và Còn Hạn Chế Rủi Ro Trong Đời.
Lời luận bàn:
Thông tin chung về nam mạng tuổi Giáp Thân 2004:
Cung Khôn,Trực Thành
Cung KHÔN – Trực ĐỊNH
Mạng TUYỀN TRUNG THỦY (nước trong giếng) – Khắc THIÊN THƯỢNG HỎA
Con nhà HẮC ĐẾ (từ tính, phú quý)
Xương CON KHỈ. Tướng tinh CON HEO
Ông Quan Đế độ mạng
Chia sẻ cùng bạn những thông tin tử vi của nam mạng tuổi Giáp Thân được luận giải trong video sau:
https://youtu.be/Ippks8Ldr98
Tiếp tục đón đọc ☘ Tam Tai Tuổi Thân ☘ Cách Giải Hạn Tuổi Thân Tai Qua Nạn Khỏi
Tổng Quan Cuộc Sống Nam Mạng Tuổi Giáp Thân 2004 có phần trầm lặng về bản chất, nhưng cuộc đời của tuổi Giáp Thân có thể sung túc, đầy đủ vào năm 34 tuổi trở đi, tuổi Giáp Thân cũng có nhiều tốt đẹp về sự nghiệp vào khoảng trung vận.
Giáp Thân nam mạng có nhiều mơ ước cao xa. Cuộc sống phải trải qua nhiều sóng gió ở tiền vận. Đến năm 27 tuổi mới thấy được hướng đi về địa vị cho mình, cuộc đời sẽ được như ý vào năm 34 tuổi. Sự nghiệp cũng được thuận lợi từ trung vận trở đi. Cuộc đời tuổi Giáp thân có rất nhiều tham vọng muốn đạt được. Cũng trải qua rất nhiều thăng trầm mới có được cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ về già. Công danh lợi lộc phải từ 27 tuổi trở đi mới thành đạt được.
Tuổi này sinh giờ lành có thể làm quan to, học hành đỗ đạt cao bằng không cũng sẽ là người được người đời quý mến. Người sống biết điều, mềm mỏng, nhưng lại rất cương cường không quỵ lụy, khuất phục điều sai trái hay thái độ không đúng mực của bất kỳ ai. Họ tính kiên định, không dao động trước khó khăn.
Cuộc đời tuổi Giáp Thân cũng trải qua khá nhiều khó khăn, sóng gió, thường gặp những cảnh éo le trong cuộc sống. Trung vận cuộc sống khá sung túc và đầy đủ, công danh sự nghiệp khá tốt đẹp. Về hậu vận được giàu sang hơn người. Những người này có số hưởng thọ từ 77 tuổi đến 82 tuổi. Những người ăn ở hiền lành, sống lương thiện, làm nhiều việc tốt thì tự khắc tuổi thọ sẽ được gia tăng.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tuổi Thân Khai Trương Ngày Nào Tốt 🌹 Chọn Tuổi Mở Hàng
Khái Quát Tính Cách Nam Mạng Tuổi Giáp Thân 2004 thông minh, nhanh trí, ham hiểu biết. Người này đa tài, có thể làm các nghề đều giỏi và là người đầy sáng tạo.
Người tuổi Giáp Thân nam mạng là một người đàn ông bản lĩnh, mạnh mẽ, khôn ngoan, biết nắm thời cơ cho bản thân mình. Dễ dàng tiến xa trong sự nghiệp, tình cảm. Là người đa tài, đa nghệ dù không chuyên, nhưng việc gì cũng làm được nhờ có tính tò mò, ham học hỏi của bản thân họ.
Tuổi Giáp Thân biết tôn kính cha mẹ, biết giữ lễ đạo, nề nếp. Người này cũng có căn tu hành, ngao du cảnh thiền và là người biết cảm thông với cảnh đời, có lòng phúc thiện, biết chăm lo cho người khác. Là người sống chừng mực, ít đam mê nên tránh được những cám dỗ đời thường.
Bản chất của họ là người hiền lương trung thực, nên được các bằng hữu tin cậy và người trên hết lòng thương mến. Là một người chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó nên cho dù trong cuộc đời của họ có gặp nhiều khó khăn thăng trầm thì họ vẫn có đủ khả năng để tạo ra của cải vật chất bằng đôi tay, khối óc của mình để lo cho cuộc sống ấm no cho gia đình của họ.
Tham khảo 🌠 Tam Hợp Tuổi Thân 🌠 Cách Kết Hợp Thân Tý Thìn Hay Nhất
Tử Vi Gia Đạo Và Sự Nghiệp Trọn Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng vào thời trung vận công danh, tiền bạc dồi dào có triển vọng thành tựu về chức phận, công danh. Hậu vận cuộc sống không còn đua chen trong vòng danh lợi.
Gia đạo của tuổi Giáp Thân thường xảy ra đảo lộn, cuộc sống thường có lo âu về thời tiền vận, lớn lên thì bạn được yên hòa và nhiều may mắn, cuộc sống gặp nhiều ấm êm. Gia đạo của nam mạng tuổi này được yên ổn thì phải từ 27 tuổi trở đi, gia đạo được êm ấm cũng giúp cho bạn có nhiều thời gian tập trung cho công việc làm ăn hơn.
Công danh của tuổi Giáp Thân cũng phải trải qua nhiều khó khăn mới thu được những thắng lợi và nhiều kết quả về vấn đề này. Công danh có phần sáng tỏ và lên cao, rất nhiều người thành đạt.
Vào thời tiền vận thì tiền bạc chưa tạo được khả quan lắm cho cuộc đời, có cũng như không, vào ra thất thường. Nếu cần nắm vững được vấn đề tiền bạc, bạn phải ở vào số tuổi từ 34 trở đi mới có thể có cơ hội tạo ra nhiều tiền của. Còn về phần sự nghiệp, sẽ hoàn thành vào số tuổi 27 trở đi, công danh phất lên cao và tiền bạc được nhiều may mắn và có nhiều triển vọng tốt đẹp, rất dễ dàng tạo lấy tiền bạc.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Tứ Hành Xung Tuổi Thân 🍀 Cách Hoá Giải Hay Nhất
Tử Vi Tình Duyên Trọn Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng cho thấy những người tuổi Giáp Thân nam mạng có tình duyên gặp rất nhiều trở ngại, có nhiều thương đau về vấn đề nầy, trong lòng bao giờ cũng có những u buồn len lỏi. Nhưng dù sao bạn vẫn gặp được nhiều may mắn trong tình yêu.
Hạnh phúc của tuổi Giáp Thân nam mạng được căn cứ dựa vào các tháng sinh trong năm như sau:
Những người sinh vào các tháng 8 và tháng 12 Âm lịch có thể sẽ phải trải qua ba lần thay đổi trong chuyện tình duyên mới đến được bến bờ hạnh phúc của riêng mình.
Những ai sinh vào các tháng: 1, 2, 3, 4, 5, 9 và 10 Âm lịch thì tình duyên sẽ phải trải qua hai lần thay đổi mới tìm được bến đỗ cuối cùng của cuộc đời mình.
Giáp Thân nam mạng sinh vào các tháng: 6, 7 và 11 Âm lịch sẽ là những người may mắn nhất. Họ không phải trải qua bất cứ sự thay đổi nào trong chuyện tình duyên mà sẽ chung sống hạnh phúc đến trọn đời cùng ý chung nhân duy nhất của mình.
Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Phong Thuỷ Tuổi Thân 🔥 Trọn Bộ Bí Mật Tài Lộc Người Tuổi Thân
Khi kết hợp với Những Tuổi Hợp Làm Ăn Với Nam Mạng Tuổi Giáp Thân 2004 thì đương số tuổi này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, có kết quả tốt đẹp, tiền bạc không thua lỗ, và có thể tạo nên nhiều cuộc làm ăn thành công vĩ đại.
Nam mạng Giáp Thân nên lựa chọn những tuổi hợp với mình về đường tài lộc như: Giáp Thân, Bính Tuất, Đinh Sửu để cộng tác trong công việc thì mọi chuyện sẽ được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, thu về nhiều lợi nhuận.
Giáp Thân nếu có ý định tìm người hợp tác làm ăn kinh doanh thì nên cân nhắc lựa chọn, do hợp mệnh nên nếu đương số làm ăn hợp tác với những tuổi kể trên sẽ rất có lợi về tiền bạc, nhiều vận may, đạt được kết quả công việc như mong muốn.
Gợi ý cho bạn ☀️ Tuổi Thân Hợp Cây Gì ☀️ Những Cây Phong Thuỷ Tài Lộc Nhất
Trong việc hôn nhân và hạnh phúc, bạn cần chọn lựa tuổi vợ chồng cho hợp với tuổi của mình, để từ đó có thể xây dựng cuộc sống vào một cảnh giàu sang và thảnh thơi được. Vậy Những Tuổi Hợp Kết Hôn Với Nam Mạng Tuổi Giáp Thân 2004 bao gồm:
Trong việc chọn lựa hôn nhơn, bạn nên chọn lấy những tuổi này: Nhâm Tuất, Ất Sửu, Mậu Thìn, Kỷ Mùi. Trong đó:
Bạn kết duyên với tuổi Nhâm Tuất. Đẩy mạnh cuộc sống lên tuyệt đỉnh của sự cao sang, dồi dào tiền bạc.
Kết hôn với tuổi Ất Sửu. Cuộc đời bạn nhiều may mắn và tốt đẹp về công danh, con cái vui vầy, tiền bạc đầy đủ.
Kết hôn với tuổi Mậu Thìn. Bạn có nhiều triển vọng tốt đẹp về cả phương diện công danh lẫn tiền tài, sự nghiệp.
Bạn kết hôn với tuổi Kỷ Mùi. Đời sống được đầy đủ và có phần sung túc về tài lộc, lẫn gia đạo hào con đủ nuôi.
Nếu bạn kết hôn với tuổi Tân Dậu, Đinh Mão, thì bạn chỉ tạo một nếp sống vừa đầy đủ mà thôi, đó là bạn kết hôn với những tuổi nầy. Hai chữ này chỉ tốt về tình duyên mà không phát triển về phần tài lộc, công danh, nên chỉ tạo được một nếp sống trung bình mà thôi.
Nếu bạn kết hôn nhân với những tuổi này: Giáp Tỵ, Kỷ Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ. Thì cuộc sống sẽ một cuộc đời túng thiếu triền miên đến hết suốt cuộc đời, không bao giờ tạo được một cuộc sống khả dĩ hay đẹp hay sung sướng mà trái lại luôn luôn sống trong cảnh sầu tư buồn tẻ vô cùng. Những tuổi: Giáp Tỵ, Kỷ Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ, rất khắc với bạn về đường danh vọng cũng như về cuộc đời.
Còn có nội dung 💌 Số Hợp Tuổi Thân 💌 Số Phong Thuỷ Tài Lộc Người Tuổi Thân dành cho bạn.
Những Tuổi Xung Khắc Với Nam Mạng Tuổi Giáp Thân 2004 không nên hợp tác làm ăn hay kết duyên. Nếu kết duyên hay hợp tác làm ăn có thể dẫn tới chia ly, thất bại, nói chung không được thuận lợi.
Trong cuộc đời của bạn, bất luận về công việc hay tình duyên bạn cũng không nên hợp tác làm ăn với những tuổi Ất Dậu, Đinh Hợi, Tân Mão, Đinh Dậu, Kỷ Hợi và Kỷ Mão. Bởi vì những tuổi này là những tuổi đại xung kỵ, nếu kết duyên hay làm ăn bạn phải gặp cảnh trạng ly biệt hay tuyệt mạng giữa cuộc đời.
Khi bạn gặp những tuổi kỵ này, thì bạn nên cúng sao giải hạn, ngày giờ và sao hạn hằng năm, cúng sao giải hạn và thường xuyên làm nhiều việc thiện thì tự khắc sẽ giải được hạn.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tuổi Thân Hợp Hướng Nào 🌟 Bộ Phong Thuỷ Các Tuổi Thân
Vào những năm Vận Hạn Quan Trọng Trong Cuộc Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng, bạn sẽ làm ăn không được tốt đẹp, cuộc đời qua nhiều giai đoạn khó khăn, không tạo được nhiều tiền bạc. Những năm này nên đề phòng tai nạn hay bệnh tật, có hao tài.
Giáp Thân nam mạng có đại hạn vào các năm: 27, 31, 35 và 44 tuổi. Vào những năm này bạn phải hết sức thận trọng trong mọi việc đề phòng những chuyện bất lợi, rủi ro, đau ốm, bệnh tật hay tai ách bất ngờ xảy đến. Công danh, sự nghiệp và tài vận không được hanh thông, suôn sẻ. Chuyện tình cảm và gia đình có nhiều bất hòa, mâu thuẫn. Những dự định lớn, những ý tưởng mới bạn nên để sang các năm khác thực hiện sẽ thu về kết quả như mong muốn.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🦋 Tuổi Thân Hợp Màu Gì 🦋 Màu Phong Thuỷ Hợp Mệnh Nhất
Theo dõi vận trình cuộc đời trong từng giai đoạn cụ thể với Tử Vi Trọn Đời Tuổi Giáp Thân 2004 Nam Mạng Qua Diễn Biến Từng Năm, từ đó giúp đương số nhận biết được cơ hội và thử thách dành cho bản thân.
Từ năm 23 tuổi đến năm 27 tuổi: Năm 23 tuổi có nhiều biến động lớn trong cuộc đời từ tháng 6 trở đi, cần chú ý kẻo đau ốm, bệnh hoạn hay mất của. Tháng 4 và tháng 6 năm 24 tuổi có lộc về đường tài vận, những tháng còn lại đều bình ổn. Năm 25 tuổi, thuận lợi cho công việc. Năm 26 tuổi khá tốt, chỉ hơi xấu vào tháng 9 Âm lịch. Năm 27 tuổi, thành công trong mọi lĩnh vực; nếu biết nắm bắt thời cơ, sử dụng hết những gì mình có sẽ thu lại được thành quả ngoài sự mong đợi.
Từ năm 28 tuổi đến năm 35 tuổi: Chuyện tình cảm và tài vận có chút may mắn vào tháng 4, tháng 8 và tháng 11 Âm lịch năm 28 tuổi. Năm 29 tuổi, gia đạo có nhiều chuyện vui, tài vận thì điều hòa nhưng công việc không được tốt lắm. Năm 30 tuổi, có lộc về tiền tài vào tháng 6 Âm lịch, cần tránh đi xuất hành đi xa vào tháng 7, cẩn thận kẻo đau ốm bệnh tật vào tháng 10. Gia đình có chuyện phiền muộn vào năm 31 tuổi. Hai năm 32 tuổi và 33 tuổi bình ổn. Năm 34 và 35 tuổi, mọi chuyện đều phát đạt từ tình cảm đến công việc và tài vận.
Từ năm 36 tuổi đến năm 40 tuổi: Cần tránh xuất hành đi xa hay đầu tư thực hiện những dự định lớn vừa không mang lại kết quả lại hao công tốn của, rước vạ vào thân, đặc biệt là vào tháng 6 và tháng 9 Âm lịch năm 36 tuổi. Năm 37 tuổi, gia đạo xích mích, bất hòa nếu không thu vén ổn thỏa gia đình sẽ ly tán. Năm 38 tuổi, được bình yên. Sang năm 39 tuổi và 40 tuổi, có nhiều triển vọng cho sự nghiệp nhưng phải chú ý vào tháng 3 Âm lịch không được xuất hành đi xa hay vào buổi chiều kẻo tai họa bất ngờ ập tới.
Từ năm 41 tuổi đến năm 45 tuổi: Vận may song hành với bạn trong năm 41 tuổi từ công việc đến tài vận và chuyện tình cảm. Năm 42 tuổi, thiên về tình cảm gia đình, tài vận ở mức bình thường. Sang năm 43 tuổi và 44 tuổi, cuộc đời có nhiều bước tiến nhưng vẫn phải thận trọng vào tháng 3 và tháng 4 Âm lịch. Đến năm 44 tuổi, tài chính ở mức tạm ổn. Có hạn vào tháng 4 và tháng 5 Âm lịch năm 45 tuổi, những tháng còn lại được thảnh thơi, không quá bận tâm về mọi chuyện.
Từ năm 46 tuổi đến năm 50 tuổi: Năm 46 tuổi cần cân nhắc và xem xét thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, cũng cần tránh xuất hành đi xa hay du lịch nước ngoài kẻo tai họa ập tới không ngờ nhất là vào tháng 4 và tháng 6 Âm lịch. Năm 47 tuổi, tiền tài suy giảm vào tháng 9 và tháng 10 Âm lịch. Sự nghiệp và tài vận được nhiều thuận lợi vào năm 48 tuổi. Sang năm 49 tuổi và 50 tuổi, mọi chuyện đều bình ổn, không có bất cứ biến cố nào lớn xảy đến.
Từ năm 51 tuổi đến năm 55 tuổi: Bạn có hạn vào tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11 Âm lịch năm 51 tuổi nên hết sức thận trọng trong tất cả mọi việc. Năm 52 tuổi, mọi chuyện khởi sắc hơn. Dành được nhiều thắng lợi về công danh, sự nghiệp, tài vận cũng như chuyện tình cảm nhất là vào những tháng cuối năm 53 tuổi. Sang năm 54 tuổi và 55 tuổi có nhiều niềm vui đến từ gia đình, có địa vị nhất định trong xã hội.
Từ năm 56 tuổi đến năm 60 tuổi: Vào những năm này, mọi chuyện đều ở mức trung bình từ tài vận đến sự nghiệp và cuộc sống. Nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bản thân. Con cái được thành đạt, hiển vinh. Cần chú ý giữ gìn sức khỏe, làm nhiều việc thiện tích nhiều phúc đức cho con cái sau này.
Tặng Bạn Trọn Bộ Phong Thuỷ Tử Vi Trọn Đời 🦋 Tuổi Thân 🦋 Đầy Đủ Nhất
Trọn Bộ Bí Kíp Du Lịch Cần Thơ – 10 Điều Cần Biết
“Cần Thơ gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Không biết những lời ca này ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng Cần Thơ muôn đời vẫn vậy, luôn làm vừa lòng người đến, níu bước người đi. Đây cũng là lý do bạn đang đọc bài viết này và lên kế hoạch cho chuyến du lịch Cần Thơ của mình đúng không nào?
1. Đôi nét về Cần Thơ – vùng đất Tây ĐôCần Thơ được mệnh danh là vùng đất Tây Đô, nghĩa là kinh đô của miền Tây sông nước. Nơi đây mang những nét đặc trưng riêng có, mà mỗi khi nhắc đến ta nghĩ ngay đến Cần Thơ. Đó là chợ nổi đông vui nhộn nhịp, là miệt vườn cây trái tốt tươi, là tình người đôn hậu.
Cần Thơ – kinh đô của miền Tây sông nước. @shutterstock
Cần Thơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Du lịch Cần Thơ, bạn sẽ có cơ hội khám phá những điều đặc sắc nhất của đất và người Lục tỉnh miền Tây.
2. Nên du lịch Cần Thơ thời điểm nào?Cần Thơ có khí hậu nắng ấm, thời tiết ôn hòa, dễ chịu nên bạn có thể du lịch Cần Thơ vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Mỗi mùa Cần Thơ lại mang một vẻ đẹp riêng chờ bạn khám phá. Tháng 6, 7, 8 là mùa trái cây chín mọng. Từ tháng 12 đến tháng 2 là mùa hoa tết rực rỡ sắc màu.
3. Chi phí trung bình cho chuyến du lịch Cần ThơNếu đến Cần Thơ từ chúng tôi hay các tỉnh lân cận, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều kinh phí vẫn có một chuyến đi “bao” vui. Chi phí trung bình cho du khách đến từ những địa phương này chỉ khoảng 2 triệu/người. Nhưng nếu xuất phát từ miền Bắc hoặc miền Trung, bạn cần thêm chi phí vé máy bay, tàu xe với tổng chi phí khoảng 4 đến 5 triệu/ người.
4. Cách di chuyển khi du lịch Cần ThơDu khách xuất phát từ miền Bắc hoặc miền Trung tốt nhất nên đến Cần Thơ bằng máy bay. Có nhiều đường bay thẳng đến sân bay Cần Thơ được khai thác bởi các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways. Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, bạn có thể đặt vé máy bay đi Cần Thơ trên website hoặc app chúng mình với giá chỉ từ 450,000 đồng/chiều đã gồm thuế phí.
Ngoài ra, du khách có thể đặt chuyến bay đến TP. HCM, sau đó mới di chuyển bằng các phương tiện khác về Cần Thơ cũng rất hợp lý.
Nếu xuất phát từ chúng tôi hay các tỉnh miền Tây, miền Nam khác, bạn có thể đến Cần Thơ bằng ô tô gia đình, xe khách hoặc xe máy.
5. Ở đâu khi du lịch Cần Thơ?Là một trong những trung tâm văn hóa và du lịch của khu vực Tây Nam Bộ nên hệ thống các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ vô cùng phát triển. Bạn có thể thoải mái lựa chọn từ khách sạn 5 sao đến khách sạn bình dân trên chúng mình như: Khách sạn Cần Thơ, Vinpearl Hotel, Nesta Hotel,…
6. Ăn gì khi đến Cần Thơ?Khám phá ẩm thực vùng miền là một phần tất yếu của mọi chuyến du lịch. Và đây là những món ăn mang đặc trưng của Cần Thơ mà bạn không thể bỏ lỡ:
Lẩu mắm: Món lẩu này được ăn kèm với hơn 40 loại rau cùng các loại hải sản và thịt tươi ngon được xem như tinh hoa ẩm thực của người dân Nam Bộ.
Vịt nấu chao: Là món vịt nấu cùng đậu phụ lên men. Món ăn này đã lọt Top 100 món ăn tiêu biểu của Việt Nam nữa đấy.
Cá lóc nướng trui: món ăn mang đậm phong vị đất phương Nam. Cá lóc khi nướng chín có vị thơm ngọt nguyên bản không lẫn đi đâu được.
Bánh hỏi Phong Điền: Được làm từ bột gạo và thịt heo quay vàng thơm lừng, ăn một lần nhớ mãi.
Tới Cần Thơ, bạn sẽ được thưởng thức ẩm thực đậm chất Nam Bộ. @sưu tầm
7. Điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến Cần Thơ
Bến Ninh Kiều: Cảnh sông nước hữu tình nơi đây được coi là biểu tượng của xứ Tây Đô. Ở đây còn có Cầu đi bộ du lịch đầu tiên của Miền Tây nối liền bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế.
Chợ Nổi Cái Răng: Là một trong ba chợ nổi lớn nhất ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khoảng 4, 5 giờ sáng, các ghe xuồng đã bắt đầu cập chợ tạo nên khung cảnh tấp nập người bán kẻ mua.
Nhà Cổ Bình Thủy: một trong những ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi và được đánh giá là đẹp nhất xứ Tây Đô. Nơi đây cũng được chọn làm phim trường của các bộ phim nổi tiếng như: “Người đẹp Tây Đô”, “Người tình”…
Mỗi điểm tham quan Cần Thơ lại có nét đẹp riêng cho bạn khám phá. @sưu tầm
8. Chơi gì khi du lịch Cần ThơNgoài những điểm tham quan thú vị, Cần Thơ còn có nhiều khu vui chơi, giải trí hấp dẫn. Nếu muốn xả stress hiệu quả, bạn có thể đến những địa điểm như:
Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh: ngoài việc được thưởng thức những trái cây đặc sản cùng ẩm thực phong phú đậm chất Nam Bộ, bạn còn được tham gia các trò chơi như: đua chó, tát mương bắt cá, nghe đờn ca tài tử…
Chợ đêm Tây Đô: Một khu chợ du lịch Cần Thơ vừa ồn ã, náo nhiệt lại vừa mang hơi thở lãng mạn của bến Ninh Kiều.
9. Lưu ý khi du lịch Cần ThơLà điểm sáng về du lịch của miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ thu hút đông đảo du khách quanh năm, nhất là vào mùa cao điểm du lịch. Nếu thời gian du lịch có hạn, bạn nên chọn những điểm đến tiêu biểu, không nên ôm đồm đi quá nhiều nơi. Khi chuẩn bị hành lý, bạn đừng quên mang theo các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc đau bụng.
10. Tổng kếtĐăng bởi: Hồng Quân Dương
Từ khoá: Trọn bộ bí kíp du lịch Cần Thơ – 10 điều cần biết
Thơ Về Huế Hay ❤️️Bài Thơ Ngắn Xứ Huế Nổi Tiếng
Thơ Về Huế Hay Nhất ❤️️ 1001 Bài Thơ Ngắn Xứ Huế Nổi Tiếng ✅ Câu Thơ Về Huế, Ca Ngợi Vẻ Đẹp, Cuộc Sống, Con Người Và Tình Yêu Ở Vùng Đất Này
Khám phá vẻ đẹp mông mơ và lãng mạng qua Bài Thơ Về Huế sau đây
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Hải Dương
Chia sẻ đến bạn bài Thơ Hay Về Huế được mọi người yêu thích
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Khám phá Thơ Về Điện Biên hấp dẫn
Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế.
Nón Bài Thơ Xứ Huế
Đến với mảnh đất cố đô, các bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón bài thơ – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Để làm đẹp và tôn vinh thêm cho chiếc nón lá xứ Huế, các nghệ nhân còn ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá:
Nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế, tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm là khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón.
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Đắk Nông vui
Một số bài Thơ Về Xứ Huế hay nhất được chọn lọc và tổng hợp từ SCR.VN
Tham khảo Những Bài Thơ Về Huế, về con người và cuộc sống nơi đây
Thơ Về Con Gái Huế, khám phá vẻ đẹp của người con gái Huế qua từng câu thơ sau
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Mùa Thu Hà Nội
Thơ Về Huế Nổi Tiếng được mọi người yêu mến và chia sẻ
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Khám phá Thơ Về Đắk Lắk
Bài Thơ Về Huế Ngắn gọn nhưng mang nhiều giá trị cảm xúc trong cuộc sống
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Hà Nam
Đừng bỏ lỡ Những Câu Thơ Về Huế, những câu thơ hay khiến bạn xao xuyến khi nghĩ về vùng đấy này
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Tham khảo Thơ Về Mùa Đông Hà Nội
Bài Thơ Tình Xứ Huế ngọt ngào và lãng mạn luôn là đề tài luôn xuất hiện trong thơ ca
Thơ Về Mưa Huế, mưa Huế luôn buồn và mang nhiều tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ da diết
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Cao Bằng
Bài Thơ Về Cố Đô Huế, ca ngợi vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như các công trình ở Huế
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Khám phá Thơ Về Gia Lai
Chia sẻ đến bạn bài Thơ Về Huế Quê Hương Tôi hay nhất sau đây
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Khám phá Thơ Về Cần Thơ
Một số bài Thơ Huế Buồn, tâm trạng được chọn lọc sau đây
Bài thơ Mắt Huế Xưa
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Đồng Tháp
Tham khảo Thơ Về Huế Mộng Mơ, đẹp đến nao lòng
EM VỀ VỚi HUẾ
Bài Thơ Về Áo Dài Huế hấp dẫn, và được giới thiệu rộng rãi đến các bạn bè trên thế giới
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Đêm Khuya
Nguồn: Sưu tầm
Chiều Đại Nội – Sưu tầm
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thả Thính Về Thời Tiết
Những Bài Thơ Về Huế Của Tố Hữu nổi tiếng được chúng tôi tổng hợp
TRÍCH ĐOẠN BÀI THƠ QUÊ MẸ – TÁC GIẢ: TỐ HỮU
”Huế Thương ” không chỉ là tiên đề của một bài thơ, mà nó còn được phổ nhạc nên một bài hát rất lắng đọng, tổng quát được vẻ đẹp của Huế
Bài hát Huế Thương hay và để lại nhiều cảm xúc cho người nghe
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Chia sẻ Thơ Về Cô Giáo Mầm Non
Tham khảo bài Thơ Huế Vui, hài hước vui nhộn tạo nhiều tiếng cười cho mọi người khi đến với Huế
Thơ vui về tiếng Huế – Sưu tầm
Bài thơ sưu tầm
⏭ Bên cạnh Thơ Về Huế Hay 🌻 Khám phá Thơ Về Mưa Đầu Mùa
Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cửa Hàng, Cơ Quan
Tuy nhiên, lựa chọn bài văn khấn rằm tháng 7 nào chuẩn nhất lại là vấn đề mà nhiều người trăn trở tìm kiếm. Để việc cúng lễ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, sau đây chúng tôi xin gửi tới bạn đọc thông tin về văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Mâm lễ cúng Thần tài
Mâm lễ cúng Thần Tài tại cửa hàng, cơ quan cơ bản cần chuẩn đồ lễ gồm có:
Gạo (gạo tẻ), tiền vàng mã, thuốc lá, muối hạt sạch.
Bộ tam sên gồm có: Thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm luộc.
Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…).
Tiền lẻ, đĩa bánh, kẹo nhỏ, đèn cầy (hoặc nến), hương thắp (nhang).
Bộ 3 chén nước và 3 chén rượu.
Trái cây tươi: Mua đủ ngũ quả (5 loại quả khác nhau).
Trầu, cau: 1 lá trầu và 1 quả cau đẹp.
Xôi gấc hoặc đỗ xanh.
Trong mâm lễ cúng Thần Tài bạn có thể sắm thêm cá lóc nướng, lợn quay, bánh hỏi hoặc không cần (tùy theo văn hóa và điều kiện của mỗi gia đình).
Mâm lễ cúng chúng sinh
Song song với mâm lễ cúng thần tài là mâm lễ cúng chúng sinh, bạn cần chuẩn bị:
Mâm cơm chay hoặc xôi (xôi gấc hoặc đỗ xanh), chè hoặc bát cơm trắng. (Nếu nơi thờ cúng chỉ có bát hương Thần linh, thì sắm lễ để một bên ban thờ rồi cúng)
Mâm ngũ quả (5 loại quả khác nhau), kèm theo cóc, mía, ổi, ngô-khoai-sắn luộc.
Đĩa bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo, đường
1 bát cháo trắng nấu loãng
Tiền vàng mã, quần áo giấy cúng cô hồn. Tiền vàng mã từ 10-15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
Hương thắp nhang thơm, đèn cầy (hoặc nến)
Gạo trắng, muối trắng thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
Nước, rượu
Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…).
Bài văn khấn lễ cúng Thần tài rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan
“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, lạy Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản chốn này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 năm Nhâm Dần 2023
Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ kính dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Thành tâm kính xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được các vị phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lạy 3 lần)
Bài văn khấn lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, lạy ngài Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả, lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, lạy ngài Bản Gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản chốn này.
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 năm Nhâm Dần 2023.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Thành tâm kính xin nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được tụ họp về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời cơm canh, cháo lỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đủ bộ. Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, sở cầu tất ứng, sở đạo tòng tâm, điều lành đưa tới, điều dữ đưa đi.
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)
Khi đốt vàng mã, tín chủ nên đốt từ từ, nhẹ nhàng, đốt vàng mã cháy hết, tuyệt đối không dùng que, gậy nhấn mạnh vào phần tiền vàng mã đang cháy và vừa đốt vừa gọi tên người đã mất
Advertisement
để thể hiện sự thành kính tôn trọng.
Khi đốt vàng mã, tín chủ nên chọn một khoảng sân sạch sẽ để hóa vàng cũng như phải đợi nhang tàn hết mới được đốt. Cần hóa vàng lần lượt theo thứ tự là ban gia thần rồi mới đến ban gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều phải thành kính vái ba vái và khấn: “Tín chủ xin hóa tiền bạc vàng mã, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên phật nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo các tôn thần, xin rước vong linh về lại âm giới”.
Vậy là chúng tôi đã tổng hợp giúp bạn lựa chọn bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất mà nhiều người trăn trở tìm kiếm giúp việc cúng lễ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Hãy lưu lại để khấn cúng sao cho hiệu nghiệm nhất nha!
Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa ❤️️ 10 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa ❤️️ 10 Bài Văn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Mẫu Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Cách Viết Văn.
Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa giúp các em có thể triển khai bài văn ấn tượng và đầy đủ ý nhất.
Mở bài: Giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu đặc sắc nhất của bài thơ: hình ảnh bếp lửa.
Thân bài:
Bài thơ Bếp lửa ra đời vào năm 1963. Thời kì này cả nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Miền Bắc đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ.
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn liền với thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân ta. Đối với cá nhân tác giả, bài thơ Bếp lửa gợi nhớ lại những kỉ niệm về bà và những năm tháng xa bố mẹ được bà yêu thương, chăm sóc ân cần.
Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo, gợi lên lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà.
Bài thơ không chỉ bó hẹp trong tình cảm gia đình mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà gắn liền với tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước. Do đó, tinh thần chiến đấu của người cháu xuất phát từ tình yêu bà và tình yêu xóm làng.
Kết bài: Hình ảnh bếp lửa là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà đã hi sinh cả đòi vì con cháu.
Xem Thêm Bài 🌼 Thuyết Minh Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó ❤️️ 15 Bài Văn Hay
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông viết bài thơ Bếp lửa năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học tại nước ngoài. Bếp lửa và Bằng Việt để lại ấn tượng sâu sắc về những tình cảm thuần hậu chân chất rất Việt nam.
Bằng Việt tên là Nguyễn Việt Bằng, sinh 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt tài hoa, thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi nghĩ suy, nhưng vẫn trẻ trung, hồn nhiên và gây được cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc. Một đặc điểm nữa của thơ Bằng việt là sâu lắng trầm tư thích hợp với người đọc thơ trong sự trầm tĩnh, vắng lặng.
Đó là dấu ấn riêng của thơ Bằng Việt lưu lại trong ký ức người đọc. Ông là một trong số không nhiều nhà thơ trẻ được bạn đọc tin yêu ngay từ ban đầu. Sau tập thơ Hương cây bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ, ông có các tập thơ: Những khoảng trời, Đất sau mưa, Khoảng cách giữa lời… Tác giả đã được nhận Giải nhất văn học – nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình. Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.
Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963 khi đang học Đại học ở nước Nga, sau được in trong tập thơ Hương cây – bếp lửa. Bài thơ nói về tình bà cháu vừa sâu sắc, vừa thấm thía trong những năm đất nước gian khổ khó khăn. Gợi lại ký ức tuổi thơ, kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu qua hình tượng bếp lửa, ngọn lửa, bàn tay bà nhóm lửa để ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà.
Qua đó thể hiện sự kính yêu thiết tha, lòng trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ còn biểu hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuộc đời.
Đến với Bếp lửa, ta bắt gặp giọng thơ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Hình tượng thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và chiều sâu triết lí.
Trong cuộc sống hiện đại sẽ không còn nhiều người biết đến bếp lửa như bếp lửa của bà ở nơi quê nghèo ấy. Nhưng Bếp lửa và nhà thơ Bằng Việt mãi khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.
Đón Đọc Bài 💦 Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính ❤️️ 15 Mẫu
Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. Thơ Bằng Việt sâu trầm, tinh tế, bình dị dễ làm lay động lòng người.
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả rời xa quê hương học ngành luật ở Nga. Từ xa tổ quốc, nhà thơ bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ, nhớ về quê hương vẫn còn đang trong cuộc chiến đau thương mất mát. Đặc biệt hình ảnh bếp lửa nồng đượm và người bà hiền hậu đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mở đầu bài thơ hiện lên hình ảnh bếp lửa ấm áp trong làn sương lạnh chốn đồng quê:
Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Đoạn thơ làm hiện hình lên trong tâm trí người đọc hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gần gũi của chốn đồng quê Việt Nam bình dị hiền hòa. Một bếp lửa nhỏ lẩn khuất trong sương trong gió nhưng luôn nồng đượm và ấm áp. Trong mái lá nhà tranh, e ấp trong lũy tre làng từng đêm từng ngày bếp lửa tắt rồi lại được nhóm lên.
Mấy ai là người Việt Nam mà không nhớ đến hình ảnh ấy. Bằng Việt đã lọc bỏ hết mọi yếu tố xung quanh để cho bếp lửa trở thành hình ảnh trung tâm, gây chú ý sâu sắc đối với người đọc. Ánh sáng và hơi ấm dường như tỏa khắp không gian, ấm vào cả lòng người.
Bếp lửa ấy không yên lặng mà nó luôn vận động. Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức. Ngọn lửa hắt hiu, chờn vờn theo gió, ấp iu biết bao nồng đượm, biết bao tình cảm mến yêu của con người. Hai từ láy “ấp iu” gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp hằng ngày.
Từ đôi bàn tay cằn cỗi bà, ngọn lửa đã cháy lên. Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương vốn đã rất nồng ấm trong tim người cháu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà. Ngọn lửa ấy đã trải qua bao nắng mưa gió rét để bùng cháy lên mỗi sớm, mỗi chiều. Ngọn lửa ấy cháy lên cùng với niềm vui, ánh sáng và niềm tin vững chắc vào cuộc sống dù đang còn biết bao gian khổ, nguy nan.
Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
Từ hình ảnh bếp lửa trong tâm tưởng, nhà thơ tìm về với kí ức tuổi thơ những ngày sống cùng bà. Nhà thơ nhớ rất rõ từng giai đoạn thời gian bởi nó gắn với những kỉ niệm không thể nào quên. Hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa gắn với người bà.
Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim tu hú được nhắc lại đến bốn lần tạo nên một sự ám ảnh lớn.
Trong tâm lí con người, con chim tu hú luôn mang đến cho con người những điều không may mắn. Nó là đại diện của những gì xấu xa, ma quái, đầy chết chóc. Tiếng kêu u uất, đứt quãng, sầu bi của loài chim giấu mặt này luôn khiến cho người ta bất an, lo lắng. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong.
Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà. Có lẽ, lúc ấy tác giả không hề biết điều đó, lắng nghe âm thanh tiếng chim như dấu hiệu duy nhất với niềm tin vào sự đồng cảm trong sự sống đầy khó khăn của mình. Bởi thiên nhiên luôn là bạn, luôn đồng tình và không bao giờ phản bội con người.
Người bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.
Bếp lửa còn là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và yêu thương của người bà dành cho cháu con. Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.
Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt biểu hiện một triết lí sâu sắc, đọng lại trong ta biết bao cảm phục. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Tác Giả Và Bài Thơ Bếp Lửa giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về tác phẩm nổi tiếng này.
Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình…
Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.
Trước hết là hình ảnh “bếp lửa” – nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh “bếp lửa” yêu thương:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm / Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn.
Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà – người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia vả bao hảm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.
Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ. Từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.
Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn.
Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chính là phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh.
Từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu.
Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Từ cảm thán “Ôi” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rực cháy, bất tử thiêng liêng.
Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu thỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đồng Chí ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.
Bằng Việt – nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà.
Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ.
Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.
Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: Nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn.
Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp. Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm.
Và thật tự nhiên, bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!
Những nỗi nhớ đó thể hiện sâu sắc với hình ảnh trong người bà và tác giả mong ước sẽ được quay trở lại những ngày đó sự mong ước của tác giả lớn lao và nó khắc họa sâu sắc trong trái tim của tác giả, những sự thấu hiểu và niềm vui khi được sống bên bà những hình ảnh đó mang những giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc.
Niềm vui và những sự thấu hiểu đó đã gắn bó và khắc sâu trong tâm trí của tác giả, những nỗi niềm đó, những sự thấu hiểu và khắc khoải trong trái tim của ông, những nỗi niềm mong ước mong được sống những ngày ấm áp bên bà và ấm đượm trong những hình ảnh bếp lửa đó, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc.
Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được ấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với những người bà của mình, những hình ảnh gợi tả những nỗi nhớ mong và sâu sắc vô tận.
Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Bài Thơ Bếp Lửa Văn Ngắn là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.
Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.
Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn bó với làng quê có con sông xanh biếc, cây đa, bến nước, sân đình… Những dòng hồi tưởng của Bằng Việt lại bắt đầu từ hình ảnh thân thương về bếp lửa:
Từ láy tượng hình “chờn vờn” giúp ta hình dung ánh lửa hồng khi mờ khi tỏ trong sớm mai, gợi về cái mờ nhòa của kí ức theo thời gian. Người cháu xa nhà không thể nào quên được bếp lửa bình dị, thân quen. Không chỉ thấy cái “chờn vờn” của ngọn lửa mà cháu còn cảm nhận được cái hơi ấm của màu than đỏ đang “ấp iu nồng đượm”. Từ láy “ấp iu” vừa diễn tả chính xác công việc nhóm lửa vừa gợi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp. Tình cảm trào dậy một cách tự nhiên:
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
“Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc gợi ra bao vất vả, nhọc nhằn, thăng trầm trong cuộc đời bà để nuôi cháu khôn lớn. Chữ “thương” được dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán đã gói trọn bao cảm xúc của cháu dành cho bà. Từ đây bà và bếp lửa là hai hình ảnh sóng đôi, đi suốt dọc bài thơ và theo cả nỗi nhớ của người cháu. Từ bếp lửa nhớ về người nhóm lửa, ký ức đưa người cháu trở về những năm lên bốn tuổi:
Tuổi thơ của cháu không phải là vòm trời cổ tích cao rộng với những phép màu diệu kì của ông Bụt, bà Tiên. Tuổi thơ của cháu thật nhọc nhằn, quen mùi khói bếp nhà nghèo và có bóng đêm ghê rợ của nạn đói năm 45. Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” diễn tả cái đói triền miên, dai dẳng, cái đói vắt kiệt sinh lực của biết bao nhiêu con người.
Người bố đi đánh xe với con ngựa gầy, tất cả trong mùi khói hun đến nghẹt thở, nao lòng cả tuổi thơ. Nghĩ mà thương tuổi thơ gian khó, nghĩ mà cồn cào một nỗi nhớ thương bà. Cái cay nồng mà người cháu cảm nhận được không phải là mùi khói bếp mà đó chính là dư vị tuổi thơ ám ảnh trong tâm thức bỗng trỗi dậy mạnh mẽ. Năm tháng qua đi nhưng nó đã trở thành vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai.
Tiếng chim râm ran trong vòm lá, trên cánh đồng, cứ khắc khoải kêu hoài, kêu mãi, giục giã cả một khoảng trời, khiến cho lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Nhà thơ đang kể chuyện mà như tách hẳn ra để trò chuyện cùng bà:
Những câu chuyện đó là sự từng trải của cuộc đời bà và bà muốn nhắc nhở cháu hãy sống thật tốt, thật có ích cho cuộc đời. Tự nhiên cháu thấy thương bà quá. Cháu thương bà vất vả, lo toan, không biết ngỏ cùng ai chỉ biết tâm tình với chim tu hú mà thôi:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, / Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Câu hỏi tu từ đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của người cháu. Như vậy hình ảnh “bếp lửa” đã đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người và có cả hình ảnh đất nước. Hình ảnh người bà bỗng trở nên cao lớn vĩ đại khi người cháu nhớ về những năm tháng đau thương, vất vả khi giặc tàn phá xóm làng.
Từ bếp lửa bình dị thân quen ấy đã nâng lên thành ngọn lửa. Ngọn lửa không chỉ được nhen lên bằng những nguyên liệu đời thường mà còn được nhen lên từ tấm lòng bao la của bà, được bà ấp ủ, chở che nên không bao giờ vụt tắt. Điệp từ “rồi” kết hợp với hai danh từ chỉ thời gian “sớm”, “chiều” khiến câu thơ vang lên như bước gõ nhịp của thời gian. “Bếp lửa” là hình ảnh tả thực còn “ngọn lửa” được chuyển hóa thành hình ảnh biểu tượng.
Ngọn lửa là những kỉ niệm lòng nâng bước cháu trên chặng đường dài. Ngọn lửa là niềm tin dai dẳng, bền bỉ, bất diệt bà nhen lên trong lòng cháu. Nhờ ngọn lửa ấy mà cháu tin vào chiến thắng của dân tộc. Điệp ngữ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành vừa tạo nhạc tính cho câu thơ khiến lời thơ dồn dập, tha thiết mà mạnh mẽ, xúc động, vừa khẳng định sức sống mãnh liệt, bất tận của ngọn lửa bà nhen.
Mỗi sớm mai bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm yêu thương; nhóm sự chở che, cưu mang đùm bọc giữa ngọt bùi, khoai sắn; nhóm sự sẻ chia, đoàn kết của tình làng, nghĩa xóm; nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ của cháu.
Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa và giữ lửa. Bà không chỉ làm công việc khởi đầu của một ngày mà còn làm công việc khởi đầu của một đời người. Từ đây cảm xúc về bà và bếp lửa dâng trào lên mãnh liệt:
“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” Người cháu giờ đây đã khôn lớn trưởng thành, nhưng trong sâu thẳm lòng cháu vẫn da diết một nỗi nhớ thương về bà và bếp lửa:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
Nơi cháu đang sống với đầy đủ tiện nghi vật chất, khác hẳn với không gian của bà cháu nơi quê nhà, nhưng cháu luôn nhớ về bà, nhớ về ngọn lửa bà nhen. Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ nhắc nhở cháu không nguôi nhớ về những kỉ niệm về bà và bếp lửa.
“Tác phẩm là kết tinh tâm hồn người sáng tác”. Bài thơ “Bếp lửa” đã thể hiện được tất cả tình yêu thương của Bằng Việt đối với người bà kính yêu của mình. Chính tình cảm bà cháu thiêng liêng ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ xúc động và mang nhiều ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Quê hương – hai chữ thiêng liêng mà trong tim mỗi người ai cũng dành một tình cảm riêng. Những tình cảm ấy thật cao đẹp và đáng trân trọng. Ai đi xa nơi đất khách quê người vẫn luôn hướng về quê hương – nơi chôn rau cắt rốn.
Trong tâm khảm mỗi người, ai cũng lưu giữ những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỉ niệm cảm động và nhất là tiếng ru ầu ơ, dịu ngọt của mẹ, mái tóc bạc phơ của bà – người đã tần tảo chăm chút, nuôi ta khôn lớn.
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã thổi một nguồn sống mới thức tỉnh những năm tháng tuổi thơ vào lòng triệu con người. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ….
Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, phong phú và mới mẻ. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, hình ảnh người bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Vì hoàn cảnh gia đình, bố mẹ đi kháng chiến, tuổi thơ Bằng Việt sống cùng bà. Mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn cùng ngọn lửa ấy. Ở đất nào, ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cũng nồng đượm, ấp iu.
Trong tâm thức của tác giả, “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” luôn túc trực, lắng đọng; hình ảnh bà sóng đôi với hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu luôn xa cha mẹ.
“Một bếp lửa” là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về hơi ấm gia đình nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ ngày dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.
Toàn bài giọng cảm thương, nhớ nhung da diết như muốn trào dâng lấn át tất cả. Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà.
Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? nhưng cũng có gì cao quý thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.
Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa “ấp iu nồng đượm” trong ký ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích của nhà thơ cũng như riêng của tuổi thơ chúng mình. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm.
Một bếp lửa và một làn sương sớm. Những kỉ niệm trôi qua theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ thầm thì triền miên như nỗi nhớ chất thơ lan tỏa trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, ký ức và hồn người, tình người lan tỏa vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương.
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ, lại ẩn náu bao điều kì diệu. Hình ảnh bếp lửa cứ cháy, trong những kỉ niệm của tình bà cháu. Cháu bắt đầu biết đến mùi khói từ khi lên bốn, thì đó cũng là những năm đói khổ, chiến tranh ác liệt. Bởi thế mùi khói từ những năm đầu đời đến tận bây giờ vẫn cứ còn nguyên trong kí ức, chẳng thể tiêu tan. “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”…
Đoạn thơ thật cảm động, dù cho ngọn lửa hung tàn của giặc đang thiêu huỷ làng xóm thì chính bếp lửa ấm cúng, ân cần của bà đang nhen lên sự sống. Bà đã chịu đựng tất cả vất vả, khó khăn, hy sinh, mất mát. Vì vậy những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kỳ lạ thay đang hồi sinh trong ngọn lửa của lòng bà.
Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những tháng năm lên bốn. Kì lạ và thiêng liêng nhất là tình yêu quê hương, xứ sở bắt đầu từ sự gắn bó với những gì đơn sơ, bình dị và gần gũi nhất. Tình bà cháu gắn bó với lòng yêu nước thật thiêng liêng, cao cả. Cháu lớn khôn trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.
Và đứa cháu hiếu thảo ấy đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến ngọn khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Nhưng trong lòng cháu chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu, chì nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên “bếp lửa”, bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ ngọn lửa ấy. Ngọn lửa của bà đã cháy trong lòng cháu, một bếp lửa mới của cuộc đời đã nhen lên ngọn lửa của sự sống truyền đời, bất diệt!
“Bếp lửa” là bài thơ cảm động, tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp. Ấy là giọng nồng đượm của lửa, ấy là nhịp bập bùng của lửa, giọng kể lể cứ tràn ra, dâng lên một ngày một nồng nàn, ấm nóng…
Bằng Việt đã khéo lựa chọn và sắp xếp để hình ảnh người và bà bếp lửa luôn đi đôi với nhau. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm sự sâu nặng, dạt dào mà nhà thơ còn muốn đề cao một điều rất đỗi giản dị: “Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái cụ thể gần gũi, thân thương với mỗi con người”.
Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa Hay Nhất được chúng tôi chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc sau đây.
Bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963, khi tác giả đang học tập tại Liên Xô. Đây là thời kì đất nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ là dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa. Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn bà- đó cũng là tình yêu quê hương đất nước.
Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa ấm áp thân quen, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà bên bếp lửa. Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấy mà người cháu suy ngẫm về bà, về công việc nhóm bếp lửa của bà. Kết thúc bài thơ, trở lại với hiện tại, người cháu trưởng thành hôm nay vẫn nhớ về bà, về bếp lửa.
Cả bài thơ là lời của người của người cháu ở xa vẫn nhớ về bà, về quê hương đất nước được gửi qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa chính là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tác phẩm, cùng với hình tượng người bà để làm nên ý nghĩa tác phẩm. Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân quen- bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ:
Điệp ngữ “một bếp lửa” đã nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa- hình ảnh khơi nguồn nỗi nhớ. Từ láy “chờn vờn” gợi hình ảnh bếp lửa với ngọn lửa bập bùng khi tỏ khi mờ trong làn sương sớm mai hay làn sương của kí ức thời gian? Đặc biệt từ “ấp iu” là biến của từ “ấp ủ” và “nâng niu” đã gợi lên sức nóng của bếp lửa, vừa gợi công việc nhóm lửa với bàn tay người nhóm khéo léo, kiên nhẫn và cả tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. Để rồi từ đó, nó khơi nguồn cho nỗi nhớ: “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Hình ảnh bếp lửa còn gắn với bà, với những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa được gợi bằng nhiều giác quan: có thị giác (“chờn vờn sương sớm”), có cảm giác (“ấp iu nồng đượm”) và giờ là khứu giác (“sống mũi còn cay”) đến xúc giác (“hun nhèm mắt cháu”). Không còn khoảng cách thời gian, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thực, rõ ràng, không còn là kí ức xa xôi nữa!
Không nói mà tình cảm vẫn dạt dào, không hô hào mà người ta vẫn không thể làm ngơ trước sự chân thành của con người. Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã làm khi xây dựng hình ảnh bếp lửa và bà sóng đôi, song hành với nhau, tuy hai mà là một, và rồi chỉ còn trong trí nhớ cháu một cái gì “ấp iu, nồng đượm”. Bếp lửa của những ngày tháng cháu cùng bà vượt qua nạn đói, cùng bà học, cùng bà làm,… Rồi từ hình ảnh bếp lửa mà cháu suy ngẫm về bà, về ngọn lửa bà nhen:
Bếp lửa bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều nay đã thành ngọn lửa. Qua thời gian, năm tháng, qua chiến tranh đói khổ, bếp lửa ấy chưa bao giờ tắt. Bởi nó không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà từ lòng bà “luôn ủ sẵn”- bà đã nhen lên ngọn lửa của chính lòng mình. Bởi vậy, từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng khái quát.
Điệp ngữ “một ngọn lửa” cùng các động từ “nhen, chứa” đã khẳng định sự bất diệt của ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin tình thương trong lòng bà. Hình ảnh bà lung linh trong ngọn lửa hồng, lồng lộng trong tâm tưởng người cháu. Trong cảm nhận của nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau. Rồi bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai là bếp lửa của yêu thương, của niềm vui san sẻ.
Đến cuối tác phẩm, hình ảnh vẫn theo cháu về đến thực tại, là lời nhắc nhở của cháu luôn nhớ về bà. Bà và bếp lửa luôn thường trực trong lòng cháu. Ngọn lửa của bà đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường đời. Lòng biết ơn bà, nhớ về bà hay chính là tình yêu quê hương đất nước của người con xa quê.
Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà, tình yêu thương của bà đã soi tỏ con đường cháu đi. Có thể sau này, trong cuộc sống hiện đại, không còn nhiều biết đến bếp lửa như mảnh quê nghèo ấy nữa nhưng nó đã thành biểu tượng, là hình ảnh của vẻ đẹp con người, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.
Tìm hiểu hướng dẫn 🌵 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🌵 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Văn Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa Ấn Tượng, một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Bằng Việt.
“Bếp lửa” là bài thơ tuyệt hay của Bằng Việt. Bài thơ đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, nhưng đọc lúc nào, ta cũng cảm thấy hay, thấy xúc động kì lạ. Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. Hình ảnh người bà đôn hậu, con chim tu hú, kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu,… và hình ảnh bếp lửa, tất cả cứ sống dậy trong tâm hồn ta. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng vì bếp lửa là sự sống, là nguồn hạnh phúc gia đình, là tình thương con cháu của bà. Có bà mới có bếp lửa.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa. Các từ láy: “ấp iu, chờn vờn” được sử dụng thất đắt, thật tài tình, vừa gợi tả ngọn lửa, vừa làm hiện lên người bà đang nhóm lửa:
Cháu đã sống trong lòng bà, đã được bà chăm chút yêu thương, ‘‘Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Nhà nghèo, bố mẹ đi công tác xa, nên đã “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Bếp lửa đã sưởi ấm tình thương, tình bà cháu. Cháu thương bà, cháu muốn được san sẻ cùng chim tu hú khi nghĩ về bếp lửa:
Bà tần tảo, bà vất vả thức khuya dậy sớm để nhóm lửa, làm ngọn lửa, bếp lửa sáng lên, sưởi ấm hạnh phúc gia đình, thấm sâu tình thương vào tâm hồn con cháu. Nhờ thế mà sức sống, nguồn sống, nguồn vui hạnh phúc gia đình dai dẳng, bền bỉ, bất diệt. Các động từ: nhen, ủ, chứa và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được tác giả dùng thật đắt, nói lên thật đẹp “niềm tin” nếp sống đó:
Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thương yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn nhớ khôn nguôi người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi:
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Thơ ca dân tộc chưa có nhiều bài thơ viết về người bà kính yêu trong gia đình: Nguyễn Duy nói về bà ngoại qua bài thơ “Đò Lèn” với kí ức tuổi thơ thật cảm động. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ cứ cuốn hút lấy tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Tình cảm là nguồn sáng của tâm hồn, là sức sống của thi ca. “Bếp lửa” quả có bao nguồn sáng và sức sống dào dạt như vậy.
Tham Khảo Bài ❤️️Thuyết Minh Về Một Tác Giả Văn Học ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa Chi Tiết giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều phương pháp viết bài hay nhất.
Có rất nhiều tình cảm như tình yêu đôi lứa, tình phụ tử, tình mẫu tử,… đã được đưa vào những bài văn những áng thơ tình tứ chất chứa đầy tình cảm. Nhưng với Bằng Việt thì ông lại viết về tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bài “Bếp lửa” thật là xúc động biết bao nhiêu.
“Bếp lửa” từ lâu đã được đánh giá chính là một bài thơ của nỗi nhớ về một bếp lửa tuổi thơ, mà như cũng đã nhớ rành rọt, nhớ ngọn ngành. Nhà thơ đã thật khéo léo và như cũng đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm đếb rạo rực nhất là trong kí ức để hiện lên tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích xa xưa vậy.
Dễ dàng có thể nhận thấy được chính trong thơ văn, còn có tình bà cháu nào cảm động hơn thế cơ chứ? Ta như thấy được chính tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, đó cũng chính còn có được một dòng sông chở đầy kỉ niệm có thể kể ra như đó là một bếp lửa và một làn sương sớm, tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà.
Rồi lại có những ngày đói khổ làm nhòa mắt đứa cháu còn bé… Và ta dường như cũng đã thấy được lại có những kỉ niệm này xin để nguyên khôi, không dám lược bớt đó chính là những câu thơ chan chứa:
Qủa thực chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, nhà thơ Bằng Việt đã nói thế, chúng ta cũng thấy cay sống mũi. Tất cả những kỉ niệm chất chứa kia dường như cũng đã lơ đãng trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ, và cũng lại thật thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Ta như cũng đã thấy được cả dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy.
Con người mỗi chúng ta được dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai biết bao nhiêu, và cũng thật đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mắt của người cháu khi nghĩ và nhớ về người bà thân yêu của mình.
Người đọc chúng ta dường như cũng đã thấu hiểu hơn được cũng chính ánh sáng của những thứ của quý đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu Ngọ lửa dường như cũng đã thật khéo léo như cũng đã nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ta dường như cũng đã thấy được chính nhịp thơ trở nên xôn xao như sự sống sinh sôi, như cây nón xòe lá, như chim non vỗ cánh.
Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bổng:
Cho đến bây gườ thì người cháu đã đi xa. Nơi cháu đi lại có được ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Nhưng dường như người cháy vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhôm bếp lên chưa?
Sau biết bao nhiêu năm tháng sống ở nước ngoài, giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, thế rồi ngay cả ở giữa những hoa mĩ dễ hấp dẫn lòng người, nhưng nhà thơ tỏ ra không bị choáng ngợp. Có thể nói, dường như chính tình cảm chủ đạo chi phối tâm hồn tác giả được xem chính là những hình ảnh thân yêu quen thuộc của quê hương đất nước, thực sự đã từ lâu gắn bó với tuổi thơ.
Có lẽ chính vì thế nhà thơ đã nhớ về bà – người bà rất đỗi kính yêu của mình. Và tình cảm của người cháu với bà như thực sự đó chính tấm lòng chân thật, thiết tha như nhắn nhớ “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Thông qua tác phẩm “Bếp lửa” thì cũng chính từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích, bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên. Ta dường như cũng đã thấy được ở đó có những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Với chính những cảm xúc tinh tế, chân thật và dường như nó cũng thật là đượm buồn của nhà thơ làm trỗi dậy trong kí ức người đọc. Đó có thể thấy được đó cũng chính là những kỉ niệm về cuộc sống gia đình về truyền thống tình nghĩa của dân tộc Việt Nam ta.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa giúp các em có thể học hỏi cho mình nhiều kĩ năng viết hấp dẫn, cách dùng từ ngữ sáng tạo.
Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn trong sương mai, nó như vừa mới đây cũng vừa như trong kí ức xa xôi mà tác giả chợt nghĩ đến hay khắc khoải trong phút giây chợt nhớ về. Bếp lửa ấy được nhen nhóm từ đôi bàn tay gầy, được nâng niu trọn vẹn nhất, vị nồng đượm của khói bay trên bếp vẫn còn đó, trong miền kí ức của cháu thơ. Và sâu trong hình ảnh ấy chính là bóng dáng của người bà kính yêu, nghĩ về bếp lửa cháu nhớ đến bà, cháu thương những năm tháng bà tần tảo, hy sinh.
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Bao kỉ niệm tuổi thơ bỗng sống dậy trong trái tim đong đầy nỗi nhớ trong cháu.
Cuộc sống khốn khó những năm tháng ấy có lẽ là điều mà cháu không thể nào quên dù lúc ấy vừa lên bốn. Cái đói, cái nhọc nhằn vất vả được thể hiện qua hình ảnh “khô rạc ngựa gầy”, mùi khói trở thành thứ hương vị quen thuộc lúc ấy. Khói hun nhèm lên mắt, vị khói khiến sống mũi cháu cay cay hay chính những khó khăn, đói khổ của năm tháng xưa khiến khi nghĩ về mà lòng nôn nao vừa xúc động, vừa xót xa.
Cháu cùng bà trải qua bao năm tháng, cùng bà sống bên cánh đồng quê hương, cùng bà nhen nhóm yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa thân thuộc. “Tám năm”- khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc cốt ghi tâm những lời bà dạy, những câu chuyện kể của bà về ngày ở Huế, về những kỉ niệm xưa. Tiếng tu hú vang vọng trong bài thơ như gọi quá khứ trở về, khơi dậy những câu chuyện xưa. Những vần thơ lúc này đây chứa chan những yêu thương, thấm đẫm nỗi niềm xúc động:
Có lẽ phải xa cha mẹ từ bé, sống bên bà bao năm mà tình cảm của cháu dành cho bà luôn lớn lao như thế. Cháu luôn trân trọng công dạy dỗ của bà, những ngày bà dạy cháu làm, bà ân cần chỉ cháu học. Cả những lần bà dặn cháu viết thư đừng kể ra những khó nhọc nơi quê nhà khiến ba mẹ phải để tâm lo lắng. Bà vẫn vậy, luôn lắng lo cho con cho cháu, dẫu có vất vả, có nhọc nhằn vẫn chẳng lời kêu than, trách oan.
Chiến tranh không những khiến bao gia đình phải chia xa mà nó còn tàn phá sự yên bình của bao làng quê, thôn xóm. Hai bà cháu người trẻ nhỏ, người già yếu được hàng xóm giúp đỡ dựng lại túp lều nhỏ, có chỗ che mưa, che nắng. Bao khốn khổ là thế mà bà có bao giờ chịu phó mặc, luôn vững lòng, đinh ninh.
Qua từng dòng thơ, ta càng cảm nhận được hình ảnh người bà kiên cường, chẳng quản ngại hy sinh, vẫn luôn tin yêu vào ngày gia đình sum vầy, ngày đất nước hoà bình, thống nhất.
Những dòng thơ cuối nghe sao xúc động đến lạ thường. Cháu nay đã lớn, trên hành trình cuộc đời cháu phải xa bếp lửa, xa bà, xa quê hương mình. Cháu đến một nơi mới, nơi ấy có tiện nghi, những niềm vui mới, nhưng trong tim cháu vẫn luôn hướng về bà, về quê hương mình. Nơi ấy có làm lũ, có nhọc nhằn, gian nan và có tất thảy sự yêu thương suốt năm tháng tuổi thơ. Chính quê hương, chính tình thân đã nâng đỡ tâm hồn cháu, nâng đỡ cuộc đời cháu trong mỗi bước đường đời.
Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mồng ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động , sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.
Đọc Thêm Bài 🌿Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Lão Hạc ❤️️ 15 Bài Văn Hay
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng ❤️️ Trọn Bộ trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!