Xu Hướng 12/2023 # Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây hồng môn là cây gì?

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây lâu năm, thường mọc thành bụi và có sức sống rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, chiều cao từ 30 – 60 cm. Lá cây lớn và có hình trái tim xanh đậm, lá non sẽ có màu nhạt hơn tỏa khắp bụi cây. Cây hồng môn ra hoa quanh năm, hoa của cây mọc thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa thường có màu hồng, đỏ và có hình trái tim.

Cây có vẻ ngoài rất đẹp nhưng không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Vì cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết bộ phận trên cây có độc, bạn không cần phải quá lo lắng vì lượng độc không đủ để gây mất mạng. Nếu tiếp xúc tay chân thì chỉ có cảm giác ngứa nhưng nếu nuốt phải sẽ dẫn đến đau, rát môi, cuống lưỡi hay cổ họng.

Phân loại cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây cảnh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc giúp tạo không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.

Không chỉ vậy, nhờ có lá cây hình trái tim và những bông hoa đỏ sặc sỡ mà loài cây này cũng được các cặp đôi mua làm quà tặng cho nhau như một lời hứa về tình yêu đậm sâu.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng thân cây hồng môn có chứa độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát cổ họng, ruột, dạ dày nếu trẻ nhỏ ăn phải.

Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”, do đó nhiều gia đình trồng hồng môn trong nhà với hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.

Trong tình yêu, bởi hình trái tim màu xanh của lá cây và màu đỏ của mo hoa đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia của mình, sẽ rất cảm động đấy.

Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty. Không những để trang trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.

Khi trồng một chậu cây hồng môn trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu không khí trong lành cho gia đình bạn.

Tuy nhiên, mệnh Hỏa cũng là những người khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.

Đối với những bản mệnh khác trong Ngũ hành vẫn có thể sở hữu cho mình một chậu cây hồng môn, tài lộc và may mắn của bạn cũng sẽ tiến tới không kém những người mệnh Hỏa.

Cách trồng cây hồng môn

Để trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,… tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.

Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.

Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.

Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Tưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 – 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.

Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

Advertisement

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000đ – 300.000đ/1 cây. Bên cạnh đó giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.

Cây Kim Tiền Ý Nghĩa Phong Thuỷ, Cách Trồng, Chăm Sóc Và Giá Thành.

Cây kim tiền: Ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc, giá thành, mua ở đâu

Cây kim tiền còn được gọi là cây kim phát tài, cây phát tài, kim tiền phát lộc có nguồn gốc từ Châu Phi. Là loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thường phổ biến trang trí trong không gian nhà hoặc văn phòng. Người ta tin rằng trồng cây kim tiền trong nhà sẽ đem lại sư may mắn, giàu có và thuận hòa cho gia chủ, giúp họ thăng tiến trong công việc.

1 Ý nghĩa phong thủy cây kim tiền

Nhắc đến tên của cây kim tiền cũng đã thể hiện được ý nghĩa của bản thân. Cây Kim tiền mang đến cho gia chủ về tài lộc, may mắn, tiền tài, phú quý, giàu sang, sung túc, thịnh vượng.

Từ “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” có nghĩa là giàu sang Phú Quý. Đặc biệt khi cây Kim tiền ra hoa đại diện vận may của gia chủ ngày càng phát, tiền tài, lợi lộc, may mắn cũng ngày càng nhiều.

Người ta thường treo thêm trên cây Kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền vàng tượng trưng cho Hỏa và Kim. Việc trang trí nhằm tăng thêm vượng khí cho cây và giúp chậu cây hội tụ đủ các yếu tố trong ngũ hành

Trong phong thủy cây Kim tiền là Mộc, nơi cây sống và phát triển là Thổ, nước tưới cho cây phát triển thuộc thủy.

2 Cách trồng cây kim tiền Chọn chậu trồng cây kim tiền

Cây kim tiền khi phát triển có thân hình lớn và có bộ rễ rất khỏe, nên phải chọn chậu có kích thước lớn để trồng. Chọn chậu lớn sau này đỡ mất công chuyển chậu khi bộ rễ phát triển lớn hơn.

Chọn đất trồng cây kim tiền

Nên chọn đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn đất với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất. Hoặc có thể mua các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.

Nhân giống cây kim tiền

Cây kim tiền có thể nhân giống bằng cành hoặc bằng lá, tùy theo nhu cầu về số lượng mà bạn có thể chọn phương pháp nhân giống khác nhau.

Khi nhân giống bằng cành

Cây con sẽ phát triển nhanh hơn, nhưng không thể làm với số lượng nhiều. Từ một bụi kim tiền lớn, chọn ra một một thân con cỡ vừa, lá xanh thẫm, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt tỉa bớt phần lá sát gốc rồi để ở nơi râm mát, khô ráo khoảng 3 tiếng cho vết cắt khô.

Sau đó mang thân con vừa cắt cắm xuống đất, hòa thêm nước kích rễ với nước và tưới cho ẩm đất. Tưới nước 2 – 3 ngày một lần để duy trì độ ẩm và tránh ánh nắng gắt cho cây. Tầm gần 1 tháng là rễ sẽ bám chắc, cây sẽ phát triển thành một bụi mới.

Khi nhân giống bằng lá

Nhân giống bằng lá giúp có thể trồng với số lượng nhiều hơn, nhưng thời gian cho cây lớn sẽ lâu.

Từ cây mẹ, chọn ra lá ở gần sát gốc, to khỏe, màu xanh đậm, ngắt hết cả phần cuống. Sau đó ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 tiếng rồi cắm vào chậu đất đã chuẩn bị trước, sâu từng 1cm.

Nên tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó tưới phun sương để duy trì độ ẩm cho đất 2-3 ngày một lần. Tầm khoảng 1 tháng là lá sẽ mọc nhiều rễ và sinh trưởng thành cây con. Tiếp tục chăm sóc cho cây lớn lên thành bụi mới

3 Cách Chăm sóc cây kim tiền

Cây kim tiền có thể sống được trong mọi điều kiện khác nhau mà vẫn phát triển mạnh mẽ, tươi tốt, căng tràn sức sống. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải lưu ý những yếu tố sau để giúp cây phát triển tốt hơn.

Tưới nước cho cây kim tiền

Không cần tưới quá nhiều nước cho cây kim tiền, bạn có thể dùng bình phun sương tưới cây 1 – 2 lần mỗi tuần khi đất có đủ ẩm là được, không nên tưới quá nhiều sẽ làm cây dễ bị ngập úng.

Mỗi 1 tháng bạn có thể tưới đẫm 1 lần, sau đó mang chậu cây ra ngoài trời phơi nắng, vừa giúp cây quang hợp vừa chống ngập úng.

Ánh sáng cho cây kim tiền

Cây kim tiền là loài cây ưa sáng nhưng vẫn có thể sống thiếu sáng, bạn có thể đặt cây kim tiền ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng không nên đặt ở những nơi có ánh nắng gắt trực tiếp của mặt trời.

Nếu đặt cây ở cửa sổ hay ban công hãy tránh cửa kính, đặt lệch một chút hoặc che chắn cẩn thận để tránh cháy lá.

Bón phân và vệ sinh lá cho cây kim tiền

Mỗi tuần hãy dùng khăn ướt lau sạch bụi bẩn trên lá, vừa giúp cây xanh đẹp, vừa hỗ trợ quá trình quang hợp cho cây. Nếu thấy lá vàng thì cần cắt tỉa để loại bỏ để tránh lây lan.

Khoảng 2-3 tháng nên bón phân cho cây kim tiền một lần. Bạn có thể mua phân bón cây kim tiền tại các cửa hàng chuyên bán cây cảnh. Nên rải một ít phân bón quanh gốc, và cách gốc khoảng 10 – 15cm.

4 Cây kim tiền mua ở đâu và giá thành

Với nhu cầu mua cây kim tiền được nhiều người ưa thích, không những mang nhiều điều may mắn mà còn giúp không gian nhà được trang trí đẹp hơn, và thanh lọc không khí trong nhà.

Hiểu được nhu cầu khách hàng nên hiện nay, các nơi chuyên bán cây cảnh đều có bán những loại cây kim tiền đầy đủ mọi kích thước khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cho mình. Từ cây để bàn văn phòng cho đến cây lớn trong nhà đều có.

Bạn cũng có thể mua tại các trang thương mại uy tín tại Việt Nam, được các cửa hàng giao trực tiếp cây kim tiền đủ mọi kích thước đến tận nhà.

Giá các loại cây cao 15-30cm để bàn thì có giá riêng cho cây giao động từ 70.000-100.000đ/ cây. Còn những loại cây cao to từ 30cm trở lên sẽ tính theo giá của chậu và cây giá có thể giao động từ 200.000đ – 500.000đ/cây. Bạn nên liên hệ trực tiếp với từng đại lý để được tư vấn rõ hơn.

Bách hóa XANH

Cây Phú Quý: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Là một những giống cây cảnh được nhiều người ưa chuộng, ngoài việc trang trí cho ngôi nhà, cây phú quý còn ý nghĩa phong thủy riêng. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ bật mí cách trồng và chăm sóc cũng như ý nghĩa của giống cây cảnh này trong đời sống.

Nguồn gốc cây phú quý

Cây phú quý có tên tiếng anh là Aglaonema Red, danh pháp khoa học là Aglaonema hybrid, thuộc chi Aglaonema. Đây là giống lai tạp có nguồn gốc từ Indonesia do nhà nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu vào năm 1982 khi ông chuyển màu sắc xanh nguyên thủy của giống gốc sang màu xanh viền đỏ hiện nay.

Đặc điểm cây phú quý

Cây được trồng phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc, cây có thân thảo màu trắng hồng, lá xanh viền đỏ hồng, chiều cao trung bình của cây chừng 35 -50 cm. Cây có rễ chùm, ban đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu xanh, thường hoa cây phú quý nở vào mùa hè, có màu vàng nhạt và khi tàn để lại màu cam hay đỏ mọng.

Cây phú quý có thể trồng trên cạn hay thủy sinh, thông thường giới văn phòng chọn cây này làm vật trang trí trên bàn làm việc. Cây ưa bóng râm và kị ánh nắng trực tiếp, nếu bạn muốn cây ra hoa thì cho cây đủ ánh nắng vì khi cây ra hoa có ý nghĩa là cát tường, tài lộc đến.

Ngoài làm trang trí trong nhà hay văn phòng do mang ý nghĩa tốt lành, cây phú quý còn có những công dụng khác có ích cho đời sống.

Cây phú quý có khả năng lọc không khí tốt, loại bỏ các khí độc như formaldehyde, benzen, giảm bớt khói bụi giúp cho môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra, cây có có tác dụng giảm căng thẳng, tinh thần minh mẫn, vui vẻ khi cây tỏa ra năng lượng tích cực cho bạn.

Cái tên phú quý mà chúng ta hay gọi cũng đã nói lên ý nghĩa của cây. Cây phú quý tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và giàu sang nên người ta có câu “ giàu sang phú quý” hay “phú quý cát tường”. Vì vậy cây thường được xem là món quà để tặng cho các dịp tân gia, khai trương, lễ tết,…

Ngoài ra, về mặt phong thủy, mệnh cung thì cây phú quý rất hợp cho người mệnh Hỏa bởi màu sắc của nó là màu đỏ hồng thuộc hành Hỏa. Đồng thời, cây có màu xanh thuộc hành Mộc, Mộc trợ Hoả nên cây giúp cho người mệnh Hỏa giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí nóng nảy, bốc đồng, tăng thêm vận khí tốt, thu hút tài lộc và công việc hạnh thông.

Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng khá hợp trồng cây này bởi Hỏa thiêu Mộc thành tro tàn quy về Thổ nên người mệnh Thổ cũng được lợi khi trồng cây này trong nhà hay đặt trang trí trong phòng làm việc. Cây sẽ giúp người mệnh Thổ tăng sự may mắn, tài lộc và công việc ổn định. Dù mệnh Hỏa hay Thổ thì khi trồng cây nên trồng trên đất tránh trồng thủy sinh bởi có hành Thủy sẽ trợ cho Mộc dập Hỏa, mọi thứ trở về nguyên thủy.

Xét theo mệnh tuổi thì cây phú quý cực hợp người tuổi Dậu nên khi sở hữu cây phú quý trong nhà giàu sang thi nhau gõ cửa, cuộc sống bớt khó khăn và trở nên dễ thở hơn.

Cây phú quý rất dễ trồng, có hai cách để trồng cây này là trong đất hay thủy sinh.

Trồng cây phú quý trong chậu đất

Nguyên liệu: Chậu cây, đất tơi xốp (gồm xơ dừa, trấu, đất thịt hay đất hữu cơ), cây phú quý giống.

Cách trồng:

Đầu tiên, cho đất vào chậu cây và đào một cái lỗ chính giữa.

Sau đó, bạn cho cây vào lỗ và lấp đất lại.

Cuối cùng, bạn tưới phun sương cho cây để tạo độ ẩm.

Lưu ý:Tưới cây định kỳ bằng bình phun sương, đặt chậu tại nơi bóng râm, buổi sáng sớm có thể mang chậu ra ngoài nắng một lúc. Cách trồng tương tự như trồng ngoài vườn.

Trồng cây phú quý thủy sinh

Nguyên liệu: Cây giống, chậu thủy tinh, nước, sỏi, dung dịch thủy sinh.

Cách trồng:

Đầu tiên, bạn cắt những rễ cây bị thối, hư. Nếu bạn lấy cây từ trong đất thì rửa sạch rễ.

Sau đó, bạn cho cây vào chính giữa chậu và cho nước vào cùng vài giọt dung dịch thủy sinh theo tỷ lệ hợp lý, đổ nước ngập đủ phần rễ để tránh cây bị úng nước.

Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng cho sỏi vào vừa để cố định phần gốc vừa tăng thẩm mỹ.

Cách chăm sóc cây phú quý

Cây phú quý bị bệnh thì cắt bỏ đi phần lá bị sâu là được.

Nếu bạn trồng chậu đất thì tưới nước thường xuyên 2 – 3 lần/ngày để duy trì độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.

Còn trồng thủy sinh thì 3 ngày thay nước 1 lần để tránh lăng quăng, rêu bám.

Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân NPK, phân hữu cơ đối với cây trong chậu hay ngoài vườn, tần suất 1 tháng/lần. Còn cây thủy sinh thì chỉ cần vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được.

Bạn có thể trang trí xung quanh chậu thủy sinh vài bức tượng nhỏ hay nuôi cá bảy màu để ăn lăng quăng.

Bạn có thể mua cây phú quý trên các trang thương mại như Tiki, Shopee

Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây phú quý ở các cửa hàng cây cảnh, cây giống hoặc tìm trên các trang thương mại điện tử uy tín như Lazada, Tiki, Shopee,… với mức giá dao động từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bạn có biết cây phú quý không có nguồn gốc từ tự nhiên?

Thực chất, cây phú quý không phải có nguồn gốc từ tự nhiên. Năm 1982, nhà thực vật học người Indonesia ông Grogori đã tạo ra giống cây phú quý này bằng cách lai tạo

Advertisement

nhà khoa học này đã chuyển đổi màu xanh tự nhiên của lá sang màu sắc đỏ hồng.

Đặt cây trong phòng khách

. Sau nhiều nghiên cứu và lai tạo thực nghiệm

Theo phong thủy thì cây phú quý có khả năng làm sạch không khí có mang ý nghĩa tài lộc, thích hợp để đặt ngoài phòng khách. Khi đặt cây thì không nên đặt ở dưới vị trí gần điều hòa vì khiến cây khó phát triển, sinh sôi. Ngoài ra không đặt cây trước cửa phòng khách, làm vậy sẽ chắn luồng vượng khí chảy vào nhà. Bạn có thể đặt cây ở kệ tivi, gần bàn uống nước,…

Đặt cây trong phòng ngủ

Những cây cần ít nước, có kích thước nhỏ như cây phú quý thích hợp trong ở trong phòng ngủ. Theo phong thủy thì việc trồng cây có màu xanh nhạt tạo cho gia chủ cảm giác thoải mái, thư giãn và giúp có 1 giấc ngủ sâu.

Bạn nên đặt vị trí cách xa giường ngủ, đặc biệt là đầu giường. Khi đặt trong phòng ngủ, cây phú quý sẽ hút những khí độc, làm sạch không khí trong phòng ngủ. Bạn cần đặt cây ở hướng Đông hoặc Đông Nam, cây phú quý sẽ được dón nắng để cây sinh trưởng tốt hơn.

Phía trên là ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phú quý, mong chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh mang lại phú quý và may mắn này.

Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cẩm Tú Mai

Cây cẩm tú mai có tên khoa học là Cuphea hyssopifolia, tên tiếng Anh là False Heather, Mexican Heather, Hawaiian Heather hay Elfin Herb thuộc họ bằng lăng Lythraceae có nguồn gốc từ phía Nam Mexico và Guatemala.

Cẩm tú mai là loại cây bụi nhỏ, cao tầm từ 20 – 60 cm. Nếu trồng lâu năm, cây có thể đạt từ 90cm – 100cm. Cây cẩm tú mai có thân cây nhỏ, màu xanh mướt của thân và có lá mọc đối nhau, đi kèm với màu tím bắt mắt của những bông hoa. Cây có bụi thấp, mọc khỏe, nảy chồi nhiều. Cụm hoa ngắn và có màu tím, gồm 6 cánh hoa. Cây cẩm tú mai có quả, nhưng rất hiếm vì thế ít người thấy được loại quả của cây này.

Cây cẩm tú mai thường sinh trưởng và phát triển rất tốt, tỷ lệ nảy chồi cao. Là loại cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt nên được trồng nhiều vào mùa nóng. Thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 9 là thời điểm cây cho hoa nhiều nhất và đẹp nhất.

Cây cẩm tú mai là biểu tượng của tình bạn gắn kết, của sự sang trọng và vĩnh cửu. Chính vì những ý nghĩa như thế, cây thường được trồng nhiều trong các trường học, các công viên và nhà máy, xí nghiệp.

Cây thường được trồng nhiều trong các khu vườn, công viên, làm hàng rào cũng như trong vườn nhà hoặc sân thượng để tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Ngoài ra, cây còn là món quà tặng ý nghĩa vào những dịp đặc biệt.

Cách trồng hoa cẩm tú mai

Chuẩn bị đất

Cây có thể sinh trưởng trong những điều kiện khắc nghiệt, tuy nhiên bạn cũng cần chọn những loại đất có độ màu mỡ để cây phát triển tốt. Bạn có thể trộn thêm phân chuồng, mùn và xơ để tăng độ tơi xốp và giúp cây thoát nước tốt.

Cách nhân giống

Nếu trồng cây trong bầu, bạn cần tạo lỗ thoát nước để tránh cây bị ngập úng, khi cây ra tầm 5 – 8 cành, bạn có thể xé bầu ra.

Cách chăm sóc hoa cẩm tú mai

Tưới nước: Tưới nước cho cây khoảng 1 – 2 lần/ ngày, không tưới quá nhiều làm cây ngập úng.

Ánh sáng: Nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, rộng rãi, không đặt cây trong nhà. Bạn cũng có thể trồng cây xung quanh gốc của những cây lớn vì cây có thể chịu bóng.

Phân bón: Bạn không cần phải bón phân một cách quá thường xuyên cho cây. Mỗi 3 – 4 tháng bạn có thể bón 1 ít phân NPK cho cây là đủ.

Cắt tỉa: Nếu muốn cây đẹp hơn, bạn có thể chú ý cắt tỉa cành cho cây và cắt bỏ những lá úa.

Phòng sâu bệnh: Cây cẩm tú mai ít bị sâu bệnh nhưng bạn chú ý tưới nước dạng phun sương để tránh làm tăng độ ẩm quá mức trong không khí gây ra hiện tượng đốm lá.

Advertisement

Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Đơn Giản Hiệu Quả

Trồng cây trong nhà giúp bạn gặp nhiều may mắn và tài lôc.

Một vài nét về cây Kim ngân:

Cây Kim ngân hay còn gọi với cái tên khác là cây thắt bím hay bím tóc, vì cây có đặc tính khá dẻo dai nên ở thời kì cây non nó thường được trồng từ 3 đến 5 cây con ở cùng một chỗ và thắt bím lại với nhau. Một cây trưởng thành có thể có chiều cao lên tới 6 mét, lá xòe rộng như bàn tay và xanh tốt quanh năm.

Hoa của cây Kim ngân thường nở từ tháng 4 đến tháng 11, với những cánh lớn màu kem nhạt, nó thường nở về đêm và tỏa hương dịu nhẹ, đây cũng là giai đoạn mà phong thủy đáng giá nó đem lại tài lộc tốt nhất. Tuy nhiên, có lẽ do điều kiện sống không phù hợp nên rất hiếm khi ta bắt gặp loài cây này nở hoa.

Ý nghĩa trong phong thủy:

Đây là một loại cây được đánh giá là có tác dụng cao trong phong thủy, nó mang ý nghĩa về sự giàu sang, thịnh vượng. Cây kim ngân có 5 lá và 5 lá này tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Theo các nhà nghiên cứu phong thủy học, loại cây này giúp duy trì sự ổn định, giữ cân bằng nguồn năng lượng, hài hòa cho căn phòng và gia tăng tài lộc của gia chủ.

Ngoài xét về mặt ý nghĩa phong thủy, bạn cũng nên quan tâm đến số lượng cây kim ngân đặt trong nhà. Không nên quá nhiều sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên tù túng và rối mắt, thông thường mọi người hay trồng 1, 3 hoặc 5 cây kim ngân trong nhà. Đây cũng là các con số có ý nghĩa phong thủy của cây Kim Ngân, cụ thể:

– Số 1 có ý là trụ thiên hàm ý là chọc trời khuấy nước, thể hiện sự kiên cường và bất khuất.

– Số 3 ý là tam tài, tam giáo tượng trưng cho 3 yếu tố gồm thiên, địa, nhân với ý nghĩa “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Ở một số nơi số 3 lại là tượng trưng cho phước, lộc và thọ.

– Số 5 ý là ngũ phúc, vì vậy cây kim ngân khi thắt bím người ta thường là tết 5 cây lại với nhau với ý nghĩa phong thủy là phước, lộc, thọ, an, khang, cầu may mắn cho gia chủ.

Công dụng của cây Kim ngân:

Với ý nghĩa phong thủy như vậy, cây kim ngân thường được dùng làm quà tặng hay có măt ở phòng khách, bàn làm việc ,văn phòng, khách sạn…để trang trí nội thất, không gian căn phòng.

Đặc biệt, cây Kim ngân cũng được ứng dụng rất nhiều vào trong Đông y, với các bài thuốc chữa trị chứng mẩn ngứa, dị ứng, cảm sốt, chữa ung nhọt, phế ung, trường ung, họng đau, quai bị, chữa bệnh vảy nến, chữa mụn nhọt…

Cách trồng và chăm sóc cây Kim ngân

Ở giai đoạn đầu khi mới trồng cây, hệ rễ của cây khá yếu nên bạn cần cẩn thận, tránh các tác động mạnh làm ảnh hưởng khiến cây bị tổn thương. Để cung cấp cho nó chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất bạn nên hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây một lần một tuần, không nên cắt phần lá của nó, chỉ cắt bỏ các phần lá vàng, úa.

Cây Kim ngân sinh trưởng tốt và có thể dễ dàng thích nghi với mọi thời tiết nóng lạnh, vì vậy việc chăm sóc cho nó khá là dễ dàng. Bạn chỉ cần đặt nó ở nơi có ánh sáng mặt trời và tưới nước cho nó từ 1-2 lần/ngày, với điều kiện được chăm sóc tốt nó có thể cao đến 2 mét.

-Nhiệt độ: giữ nhiệt độ ở mức ổn định từ 18 độ C đến 26 độ C, nếu như bạn đặt nó ở trong phòng điều hòa thì nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.

-Ánh sáng: không nên để cây dưới ánh sáng trục tiếp của mặt trời trong thời gian dài, tốt nhất bạn nên đặt cây ở dưới các tán cây để cây có thể hấp thụ được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Với điều kiện ánh sáng huỳnh quang trong nhà, cây vẫn có thể phát triển bình thường.

-Nước: đây là một loại cây có thể chịu hạn tốt, vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây tránh tình trạng ngập úng. Tuy nhiên bạn vẫn cần tưới một lượng nước vừa đủ để đất có thể thẩm thấu hết chất dinh dưỡng để nuôi cây.

-Chế độ chăm sóc: bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát, có bóng che, cho cây tiếp xúc với ánh nắng từ 1-2 giờ/tuần với thời gian tốt nhất là từ 7 đến 9 giờ sáng để cây phục hồi chất diệp lục, ngăn ngừa sâu bệnh. Ngoài ra, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giữ cho cây ở nơi mát mẻ để cây luôn tươi, không bị khô héo.

Đăng bởi: Phạm Đình Linh

Từ khoá: Cây Kim Ngân – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đơn giản hiệu quả

Cây Trâm: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây trâm là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây trâm

Cây trâm còn có tên gọi khác là cây vối rừng, trâm mốc, hậu phác nam,… Loài cây này có tên khoa học là Syzygium cumini, thuộc chi Trâm (Syzygium) và họ Đào Kim Nương (Myrtaceae).

Nguồn gốc xuất xứ của cây trâm Pakistan, Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Tại Việt Nam, chúng thường phân bố ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.

Trước đây, nó chỉ là loài cây mọc dại ven rừng, nhưng thời gian gần đây nhiều người bắt đầu tìm hiểu và trồng loài cây này ở sân vườn như một loại cây cảnh.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trâm

Tuy vốn chỉ là một loài cây dại nhưng cây trâm lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Với dáng đứng cao, gốc và thân cây to khỏe, cây trâm tượng trưng sức sống mãnh liệt và mang đến cho gia chủ nguồn năng lượng tích cực. Đồng thời, nó cũng giúp gia chủ có một sức khỏe dẻo dai và ý chí kiên cường, không còn lo ngại khó khăn.

Ngoài ra, cây còn có phiến lá to, tán lá rộng, và ra hoa suốt 4 mùa trong năm nên được cho rằng đại diện cho sự trường tồn, tươi tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Bên cạnh đó, hoa của cây cũng kết thành những chùm nhỏ nhắn, tròn trịa hoàn hảo, vì vậy cây cũng mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong nhà và cầu mong cả gia đình luôn hòa thuận, nương tựa lẫn nhau.

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân mà cây trâm thường được trồng trong sân vườn, đặc biệt là ở những khu xây dựng tại các thành phố lớn vì khả năng thanh lọc không khí cực kỳ tốt của nó.

Đặc điểm, phân loại cây trâm

Cây trâm có thân gỗ, cao từ 8- 20m, một số cây có tuổi thọ lớn có thể cao đến 30m, thân cây có đường kính khá lớn, khoảng 50m. Vì cùng thuộc chi Trâm nên cây trâm có hình dáng khá giống với cây mận roi.

Cành cây dẹt và màu trắng, xám khi khô. Lá cây có hình elip, thường mọc đối xứng lẫn nhau, mặt trên lá có màu xanh đậm, bóng và mặt dưới sẽ nhạt hơn.

Đặc biệt, gỗ của loài cây này khá cứng và có vân gỗ rất mịn, khó bị mục nát lại dễ gia công nên rất thích hợp để thiết kế thành các thiết bị nội thất trong nhà. Tuy nhiên, do cây trâm cũng khá hiếm và quý nên rất khó tìm thấy các đồ nội thất từ gỗ cây trâm trên thị trường.

Điểm nổi bật của cây trâm phải kế đến hoa của nó. Hoa cây trâm có kích cỡ nhỏ, tròn, mọc thành chùm xen kẽ các nách lá rụng hoặc các cành không lá. Hoa thường bắt đầu trổ vào tháng 3 và nở rộ vào tháng 4, có mùi thơm nhẹ nhàng.

Đến khoảng tháng 5-6 thì hoa sẽ bắt đầu tàn và ra trái. Trái trâm rừng có hình bầu dục, màu xanh lục và chuyển dần sang màu hồng đến tím đen khi chín. Khi còn sống thì trái trâm sẽ hơi chát nhưng khi chín thì lại chua chua, ngọt ngọt và có mùi thơm nhẹ.

Tác dụng của cây trâm

Tác dụng cây trâm đối với sức khỏe

Trong y học dân gian, cây trâm thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường và điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy nặng.

Ngoài ra, do trong vỏ thân, cành to và lá trâm có vị cay, đắng, hàn the, chát nên có tác dụng chữa táo thấp, tiêu thực, long đờm,… Quả trâm có vị chua nên sẽ giúp lợi tiêu hóa, lợi tiểu và anthocyanin cùng các vitamin có chứa trong quả trâm cũng giúp hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, theo một vài nghiên cứu trong đông y, nó cũng giúp giảm nhẹ các bệnh viêm phế quản, hen suyễn. Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, nó còn có khả năng điều trị táo bón, rối loạn tuyến tụy, các vấn đề về thần kinh và dạ dày.

Cách trồng và chăm sóc cây trâm Cách trồng cây trâm tại nhà

Đầu tiên, bạn cần phải mua giống cây trâm rừng về và chọn đất có độ tơi xốp, gần nguồn nước để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Sau đó, bạn cạo bỏ lớp nilon bên ngoài cây giống, đặt cây vào giữa hố trồng, cắm cố định cây theo phương thẳng đứng. Tiếp đến, bạn lấp đất và hãy nén thật chặt để cây không bị đổ khi gió thổi. Cuối cùng là thường xuyên tưới nước vào gốc cho cây để cây nhanh phát triển.

Cách chăm sóc cây trâm

Vì cây trâm có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt nên việc chăm sóc cây cũng rất dễ dàng. Việc quan trọng nhất khi chăm sóc cây trâm chính là phải cung cấp đủ lượng nước cho cây, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới trồng.

Bên cạnh đó, việc bón phân theo định kỳ với liều lượng thích hợp cũng sẽ giúp cây nhanh phát triển hơn.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trâm

Cây trâm là loại cây ưa ẩm nên khi chọn đất trồng, bạn không cần phải yêu cầu đất có độ dinh dưỡng quá cao nhưng phải dễ dàng cung cấp nước hoặc ưu tiên chọn vị trí gần nguồn nước như sông, hồ.

Advertisement

Thời gian tốt nhất để trồng cây trâm là vào đầu mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, vì thời tiết của 2 thời điểm này khá mát mẻ và thường có nhiều mưa.

Trước khi chuẩn bị trồng cây, bạn nên đào hố khoảng 1 tháng, dọn sạch cỏ và rắc vôi, bón phân hữu cơ để đảm bảo cây được phát triển tốt.

6 hình ảnh đẹp về cây trâm

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!