Bạn đang xem bài viết Cây Xạ Đen Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Xạ Đen được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây xạ đen được xem là một vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, loài cây này có những tác dụng cụ thể nào cũng như cách sử dụng trong chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng nắm được.
Cây xạ đen và những công dụng tuyệt vời bạn nên biết – Cay xa den
Cây xạ đen và những đặc tính khoa họcNhững công trình nghiên cứu khoa học về cây xạ đen được thực hiện vào năm 1851 mặc dù trước đó rất lâu nó đã được dân gian sử dụng tương đối nhiều. Cũng giống như nhiều loài cây thuốc nam khác, xạ đen sinh trưởng và phát triển dưới dạng dây leo thân gỗ. Đây cũng là loài cây tương đối dễ trồng theo từng khóm bó sát với độ dài trung bình của thân cây vào khoảng từ 3 mét đến 10 mét.
Cây xạ đen – tác dụng của cây xạ đen trong chữa bệnh
Cây xạ đen có thể mọc cao khoảng 10 mét – tac dung cua cay xa den
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xạ đenCũng như nhiều loại thuốc nam khác, hầu hết các bộ phận của xạ đen đều được dùng để sắc thành thuốc uống hàng ngày. Người bệnh có thể dùng xạ đen tươi trực tiếp hoặc phơi khô để bảo quản sau đó dùng dần.
Bài thuốc từ thân xạ đenThân xạ đen sau khi đã phơi khô hoặc thái tươi đem rửa sạch và bỏ vào ấm theo tỉ lệ khoảng 80g thân với 2,5 lít nước. Sắc kỹ trong vòng từ 25 đến 30 phút sau đó chắt nước uống. Có thể chế thêm nước để sắc cho lần tiếp theo tới khi cảm nhận được độ loãng của thuốc.
Xạ đen có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, giải độc cho cơ thể – tác dụng của cây xạ đen
Bài thuốc từ lá xạ đenCũng tương tự như cách làm với thân, việc sắc nước từ lá xạ đen cũng được thực hiện theo đúng quy trình trên. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là lượng lá bạn nên bỏ ít hơn so với thân, chỉ khoảng 50g là có thể đủ cho một lần sắc thuốc.
Ngoài ra bạn có thể ủ lá khô trong ấm nước sôi tương tự như cách pha trà và uống hàng ngày.
Một lưu ý nhỏ là để có thể phát huy được hết công dụng chữa bệnh từ xạ đen, người dùng nên kết hợp cả thân và lá khi sắc thuốc uống. Với việc kết hợp này, người bệnh có thể cho vào ấm khoảng 100 gam xạ đen, trong đó mỗi thứ bỏ vào một nửa và sắc với khoảng 2 lít nước.
Lá xạ đen khô – tac dung cua cay xa den
Đăng bởi: Hoàng Miêfn
Từ khoá: Cây xạ đen và những công dụng tuyệt vời từ cây xạ đen
Uống Nước Đậu Đen Có Tác Dụng Gì? 11 Công Dụng Của Đậu Đen Với Sức Khỏe
Đậu đen là gì? Thành phần dinh dưỡng của đậu đen
Đậu đen hay đỗ đen có tên khoa học là Vigna cylindrical skeels (Dolichos catjang Burn f) là loại cây thuộc họ đậu vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Có 2 loại đậu đen là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng.
Đậu đen có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng. Trong 100g hạt đậu đen chứa:
Năng lượng: 325 kcal.
Carbs: 53,3g.
Protein: 24,2g.
Chất béo: 1,7g.
Chất xơ: 4g.
Canxi: 56mg.
Phospho: 354mg.
Sắt: 6,1mg.
Vitamin C: 3mg.
Duy trì xương khỏe mạnhĐậu đen chứa đầy đủ những khoáng chất quan trọng giúp hình thành cấu trúc xương và duy trì sự khỏe mạnh, đàn hồi của xương khớp như: canxi, phospho, magie, mangan, sắt và kẽm.
Vì vậy, nếu bạn muốn bảo vệ xương chắc khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp, bổ sung đậu đen vào chế độ ăn hằng ngày là một sự lựa chọn đúng đắn.
Đậu đen giúp duy trì xương khỏe mạnh
Giảm huyết ápĐậu đen xanh lòng có chứa kali và hàm lượng natri thấp rất tốt cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, canxi và magie trong đậu đen cũng giúp làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Đậu đen giúp làm giảm huyết áp
Điều chỉnh lượng đường trong máuTrong đậu đen chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nhờ chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đậu đen giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Tốt cho mắtCác chất chống oxy hóa trong đậu đen là nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác.
Nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia Hoa kỳ cho thấy có thể giảm đến 25% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng ở nhóm có nguy cơ cao nhờ vào việc bổ sung liều cao các chất chống oxy hóa.[1] Chất chống oxy hóa cũng làm giảm 19% tình trạng mất thị lực ở cùng nhóm có nguy cơ cao.
Đậu đen rất tốt cho mắt
Ngăn ngừa bệnh timĐậu đen chứa vitamin nhóm B phức hợp cao có thể làm giảm tổng lượng cholesterol, Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglyceride trong máu, giúp mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim.
Ăn đậu đen giúp ngăn ngừa bệnh tim
Tăng cường hệ thần kinhĐậu đen rất giàu các axit amin thiết yếu và vitamin B9 (axit folic) cần thiết cho hệ thần kinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến gia tăng nồng độ homocysteine, đây có thể nguy cơ gây nên bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.[2] Bổ sung thêm đậu đen vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cung cấp đủ hàm lượng axit folic cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, giúp giảm nguy cơ mắc loại bệnh này.
Ăn đậu đen giúp tăng cường hệ thần kinh
Ngăn ngừa ung thưĐậu đen chứa đến 8 loại flavonoid khác nhau – hợp chất thực vật có khả năng làm giảm thiệt hại của các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đen còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết (ung thư ruột già).
Ăn đậu đen giúp ngăn ngừa ung thư
Hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnhĂn đậu đen có thể giúp ngăn ngừa táo bón, ợ hơi, khó tiêu và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh ung thư ruột già nhờ chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao.
Đậu đen giúp hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh
Khắc phục rối loạn chức năng tình dụcCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu đen có chứa nhiều molypden, một loại khoáng chất hiếm, rất ít thấy trong thực phẩm.[3]
Ăn đậu đen giúp cải thiện chức năng tình dục
Cải thiện sức khỏe trước khi sinhĐậu đen giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B và axit folic,… Đây đều là những chất dinh dưỡng rất cần thiết với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Đậu đen giúp cải thiện sức khỏe trước sinh
Hỗ trợ giảm cânĐậu đen chứa isoflavone được chứng minh là có khả năng điều chỉnh chuyển hóa chất béo, giúp ích cho quá trình giảm cân.
Ngoài ra, loại đậu này còn chứa hàm lượng cao protein, chất xơ và carbohydrate tiêu hóa chậm. Nhờ vậy, khi ăn đậu đen bạn sẽ cảm thấy no nhanh và no lâu hơn. Từ đó, làm giảm cảm giác thèm ăn
Advertisement
Ăn đậu đen giúp hỗ trợ giảm cân
Lưu ý khi dùng đậu đen Rủi ro có thể gặp khi sử dụng nước đậu đen
Đậu đen chứa một số hợp chất khó tiêu hóa có thể gây đầy hơi và khó chịu đường ruột nếu ăn quá nhiều.
Nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu, người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng, tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
Dùng nhiều nước đậu đen có khả năng tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Người già, trẻ em và người thể trạng yếu có thể khó tiêu thụ hết hàm lượng protein cao trong đậu đen dẫn tới: đầy bụng, đau bụng.
Chất phytate trong đậu đen có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ một số khoáng chất trong cơ thể như sắt, kẽm, đồng, phospho, canxi,…
Đậu đen có thể gây khó tiêu
Lưu ý khi uống nước đậu đen
Không uống nước đậu đen hàng ngày thay nước lọc.
Chỉ nên uống nước đậu đen 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100-250ml.
Không pha thêm đường vào nước đậu đen.
Nên uống nước đậu đen cách 4 tiếng trước và sau khi sử dụng các thực phẩm khác.
Không nên uống nước đậu đen thay nước lọc
Cách dùng hạt đậu đen đúng cách trong các bữa ănMột cách để bạn thêm đậu đen vào chế độ ăn hàng ngày đó là nấu cơm độn với hạt đậu đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức một bát chè đậu đen thơm ngon trong bữa phụ chiều để bổ sung được những dưỡng chất quý giá có trong loại thực phẩm này.
Có thể ăn cơm độn với đậu đen để bổ sung thêm dưỡng chất
Những loại thực phẩm chứa magie tốt cho sức khỏe
Các thực phẩm bổ sung sắt
Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe
Nguồn: Medicalnewstoday, Webmd, Phlabs
Nguồn tham khảo
Vitamin A and Carotenoids
Homocysteine and cognitive impairment in Parkinson’s disease
Molybdenum – Micronutrient Information Center
Dầu Olive Là Gì? Những Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Và Làm Đẹp
Dầu olive được nhắc đến nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, cụ thể dầu olive là gì đến nay vẫn còn nhiều người thắc mắc. Ở bài viết này AVAKids sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về dầu olive và những công dụng của nó. 1Tìm hiểu về dầu olive Dầu olive là gì?
Dầu olive có nguồn gốc từ cây Olea Europaea, thuộc họ nhà Oleaceae, một loài cây truyền thống tại vùng Địa Trung Hải. Dầu Olive có màu vàng sánh đặc trưng, thường được sử dụng để nấu ăn, làm mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và là nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống.
Thành phần của dầu oliveTrong dầu olive chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe và làm đẹp như: chất béo không bão hòa, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin D,… carotene cùng lượng lớn chất chống oxy hóa không chứa cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Có mấy loại dầu olive?Để lựa chọn được loại dầu olive phù hợp cho từng nhu cầu, bạn cần biết thông tin về từng loại. Dầu olive được chia làm 4 loại gồm: Extra virgin, Virgin, Pure, Extra light Lite hoặc Pomace.
Extra virgin
Extra virgin có giá thành cao nhất trong 4 loại dầu kể trên.
Loại dầu này được lấy từ nước ép đầu tiên của quả olive mà không phải qua công đoạn xử lý nào. Vì vậy, những tinh túy nhất của quả olive đều được giữ lại trong Extra virgin. Giúp nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm vitamin A, E, axit béo không bão hòa đơn, các chất chống oxy hóa.
Virgin
Tương tự Extra Virgin, Virgin cũng thu được từ nước ép đầu tiên của quả olive, nhưng thực hiện theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn và chất lượng đứng sau Extra virgin.
Dầu olive cho bé Kiddy được nhập khẩu từ Ý, đảm bảo chất lượng hàng đầu
Pure
Loại này đã được qua một số công đoạn để loại bỏ tạp chất. Vì có tác động của quá trình xử lý nên độ tinh khiết đã bị giảm đi nhiều, nhưng về cơ bản vẫn giữ được đặc tính vốn có của dầu olive.
Giá thành của loại dầu này có phần rẻ hơn so với 2 loại phía trên và còn có tên gọi khác trên thị trường là Olive oil.
Extra light/light hoặc Pomace
Vì đã qua chế biến nên độ nguyên chất của loại dầu olive này cũng đã bị giảm đi đáng kể. Mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có nồng độ dầu và hương liệu khác nhau sẽ được thêm vào dầu.
Loại dầu này thường được sử dụng để đánh bóng và làm sáng các đồ vật trong nhà.
2Công dụng của dầu olive Đối với sức khỏe
Giảm cholesterol: Sử dụng dầu olive thay cho các loại dầu có chất béo bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần ở những người bị cholesterol cao.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer: Giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ nhờ hàm lượng chất béo không bão hoà.
Tốt cho não bộ, giúp bạn thông minh hơn: Chất béo không bão hòa có trong dầu olive là loại chất béo thông minh, có lợi cho não bộ, có thể sử dụng để làm dầu ăn cho bé đang trong giai đoạn phát triển.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tụy cấp tính: Chất axit oleic và hydroxytyrosol có trong dầu olive có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp tính.
Bảo vệ gan: Dầu olive nguyên chất có khả năng bảo vệ gan mất cân bằng oxy hóa.
Cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho da và mắt: Một muỗng cà phê dầu olive có thể cung cấp 1,94 mg vitamin E – khoảng 13% chế độ dinh dưỡng cho phép dành cho người lớn.
Ngừa bệnh ung thư: Polyphenol chứa trong tinh dầu olive và nhiều chất béo không bão hòa đơn và các chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Bảo vệ xương: Tăng lượng osteocalcin trong máu, giúp bảo vệ xương chắc khỏe, chống lại các dấu hiệu loãng xương và các dấu hiệu khác về xương.
Trong làm đẹpCấu trúc hóa học của dầu olive gần giống với cấu trúc dầu tự nhiên trên da, nên hiệu quả sử dụng cho làm đẹp vô cùng cao.
Tốt cho việc dưỡng da: Vitamin A, E và các khoáng chất có trong dầu olive giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn, cấp ẩm cho da.
Tốt cho việc trị mụn: Có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là chất polyphenol trong dầu olive giúp kháng khuẩn, kháng viêm kiểm soát sự phát triển của mụn.
Giúp làm đẹp tóc: Hỗ trợ làm tóc bóng mượt, trị gàu, phục hồi tóc chẻ ngọn.
Giúp dưỡng mi thêm dài, đẹp: Vitamin E, axit oleic giúp nuôi dưỡng và làm lông mi nhanh dài hơn.
Giúp giảm cân: Các loại vitamin trong dầu olive dồi dào chất chống oxy hóa, giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn giúp bạn giảm cân dễ dàng và hiệu quả hơn.
Giúp dưỡng môi: Trong dầu olive chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt giúp tẩy tế bào chết và dưỡng môi hồng.
Trị rạn da: Trong dầu olive rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E có khả năng làm mềm và giữ ẩm cho da. Ngoài ra dầu olive còn hoạt động như một chất chống oxi hóa, giúp cải thiện tình trạng lão hóa và trị rạn da hiệu quả.
Dùng làm tẩy trang: Cấu trúc hóa học của dầu olive tương tự như các loại sáp và dầu dùng trong trang điểm. Vì vậy dầu olive có thể hòa tan được phấn mắt, eyeliner, hay các loại mỹ phẩm trang điểm khác.
3Một số lưu ý khi sử dụng dầu olive.Đối với sức khỏe: Tuyệt đối không được lạm dụng quá mức dầu olive. Vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì có hàm lượng chất béo bão hòa làm cho việc vận chuyển các chất độc do vi khuẩn đi vào đường máu và mạch bạch huyết ở ruột, khiến cơ thể kháng lại chất insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đối với việc làm đẹp: Nên chọn Extra Virgin cho làm đẹp vì loại dầu này giữ được nhiều tinh chất. Nếu da bị mụn thì bạn nên kết hợp với các nguyên liệu khác, hạn chế kích ứng trực tiếp.
Không được sử dụng dầu olive với nhóm đối tượng nào?
Phụ nữ mang thai và nuôi con bú: Hiện nay, chưa có thông tin nào về sử dụng dầu olive cho đối tượng này vì vậy không nên sử dụng lượng lớn cho đối tượng này.
Người bị tiểu đường: Dầu olive làm giảm lượng đường trong máu. Người mắc bệnh này nên kiểm tra lượng đường khi sử dụng dầu olive.
Người sắp phẫu thuật: Dầu olive ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt là trong và sau phẫu thuật. Do vậy cần ngưng sử dụng dầu olive 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Cỏ Nhọ Nồi Là Cây Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tìm hiểu về cây cỏ nhọ nồi Cỏ nhọ nồi là cây gì?
Cỏ nhọ nồi là một loài thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae, cây còn có nhiều tên gọi khác như cỏ mực, hủy hạn liên, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, mặc hán liên,…và có tên khoa học là Eclipta prostrata L.
Đặc điểm của cây nhọ nồiBạn có thể bắt gặp cây nhọ nồi mọc hoang nhiều ở ven đường, cánh đồng hoặc trong vườn nhà. Cây chủ yếu mọc ở những nơi đất ẩm ướt, phân bố nhiều tại các quốc gia như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Brazil và Việt Nam.
Cỏ nhọ nồi thuộc cây thân thảo, có thể mọc cao lên đến 80cm, bên ngoài thân màu đỏ tía hoặc lục và có nhiều lông cứng. Lá của cây thì mọc đối xứng nhau, bên ngoài mép lá có răng cưa và trên bề mặt cũng được bao phủ bởi một lớp lông.
Cây có mọc hoa thành cụm, cánh hoa nhỏ màu trắng giống hoa hướng dương với đường kính từ 6-8mm.
Bộ phận sử dụng làm dược liệuHầu hết các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Bạn có thể dùng cây tươi làm thuốc hoặc phơi khô dùng dần. Sau khi thu hái cây nhọ nồi từ môi trường tự nhiên thì bạn rửa sạch sẽ, đem đi phơi dưới ánh nắng hoặc sấy khô để dành.
Sau khi sấy khô thì bạn cũng nên bảo quản trong túi bóng kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt gây mốc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.
Công dụng của cây nhọ nồiTrong Đông y
Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính hàn nên có tác dụng cầm máu tốt, thanh nhiệt và giải độc gan thận, mát huyết.
Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia, cây nhọ nồi còn được dùng để bồi bổ cơ thể, chữa bệnh vàng da, chữa đau lưng, đau răng, khó tiêu, choáng váng, mụn nhọt, sốt xuất huyết,…và một số bệnh lý khác.
Trong Tây y
Trong cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Polypeptide, Coumestans, Thiophene, Flavonoid, Polyacetylenes, Steroid, Triterpen, Tanin,…những hoạt chất này được nghiên cứu cho thấy tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt như:
Kháng khuẩn, chống viêm: Cây nhọ nồi có thể chữa bệnh lây nhiễm khuẩn ngoài da nhờ tác dụng tiêu diệt được một số vi khuẩn như amip, bacillus diphtheria, tụ cầu khuẩn.
Cầm máu: Nhờ hoạt chất tanin có khả năng đông máu, cầm máu hiệu quả.
Dưỡng da, tóc: Những hoạt chất trong cỏ nhọ nồi có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến da đầu, nhờ vậy tóc được chắc khỏe, mềm mịn.
Ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch: Hoạt chất trong cỏ nhọ nồi kích hoạt tế bào lympho T ức chế tế bào ung thư dạ dày.
Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồiTuy cỏ nhọ nồi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
Lưu ý tránh dùng quá liều hoặc dùng quá ít thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
Không nên dùng vật dụng bằng chất liệu kim loại để sắc thuốc mà ưu tiên dùng nồi đất, sứ.
Các thành phần, hoạt chất trong thuốc có thể tương tác với một số thực phẩm, loại thuốc khá mà bạn nên lưu ý.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em cần có sự tư vấn từ chuyên gia
Advertisement
Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên đến các trung tâm y học cổ truyền để thăm khám và nhận sự chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu VietFarm
Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu Ích Của Cây Đa Búp Đỏ
Cây đa búp đỏ có tên khoa học là Ficus elastica. Ở Việt Nam, nó còn có tên gọi là: Cây đa cao su, cây đai dai hay cây đa Ấn Độ. Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Ấn Độ và trải dài đến phía Nam Indonesia.
Ngoài tự nhiên, cây có chiều cao có thể đạt từ 20 – 40m. Trong môi trường chậu, cây lại có kích thước khá nhỏ nhắn chỉ cao từ 0.2 – 1m.
Phần rễ cây tương đối lớn, nhiều rễ phụ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Phần lá cây cũng phát triển khá đặc biệt. Lá đa dày, hình bầu dục, tròn ở phần đầu. Lá mọc lệch so với phần cuống, gân lá song song. Lá khi còn non có màu đỏ xong dần chuyển sang màu xanh sáng, mặt lá bóng. Càng về già kích thước lá sẽ càng nhỏ lại.
Hoa cây đa búp đỏ mọc thành cụm và có màu cam, về già sẽ chuyển sang màu đen. Hoa thường nở vào khoảng tháng 5 – tháng 6. Quả của đa búp đỏ có dạng hình oval và có hạt ở trong màu vàng có thể ăn được.
Trong phong thủy, cây đa búp đỏ ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Trồng cây đa búp đỏ trong nhà sẽ khiến cho gia đình được thuận hòa, trong ấm ngoài êm. Không những vậy, cây còn là biểu tượng của ý chí, sự nỗ lực và sự bền bỉ, trường tồn. Chính vì những ý nghĩa hết sức nhân văn ấy mà cây thường trở thành món quà trong những dịp trọng đại như tân gia, mừng thọ, khai trương,…
Cây đa búp đỏ thường được sử dụng làm cảnh trong những không gian như bàn làm việc, bàn lễ tân hay ban công giúp cho không gian trở nên tươi mát hơn. Công dụng tiếp theo của cây đa búp đỏ chính là tác dụng lọc không khí, bụi bẩn và các chất độc hại trong khói thuốc lá.
Cây đa búp đỏ phù hợp với những người có mệnh Hỏa thuộc các tuổi như: Giáp Tuất, Đinh Dậu, Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thìn, Đinh Mão,… Ngoài ra, những người mệnh Thổ cũng rất thích hợp để trồng loại cây này: Mậu Dần, Tân Sửu, Canh Ngọ, Kỷ Mão, Mậu Thân, Tân Mùi,…
Người có mệnh và tuổi nói trên, khi trồng cây đa búp đỏ sẽ mang đến nhiều may mắn cũng như công việc được thuận lợi, trôi chảy.
Kỹ thuật trồngCây đa búp đỏ có rất nhiều cách để trồng từ gieo hạt, giâm cành cho đến chiết cành, tách bụi. Tuy nhiên phương pháp được xem là ít tốn thời gian và giữ được đặc tính từ cây mẹ nhất là giâm cành và chiết cành.
Giâm cành
Trước tiên, bạn chọn một cành ở giữa thân để thực hiện giâm cành. Cắt bỏ lá và giữ lại khoảng 3 mầm, dùng vôi bôi vào những chỗ đã cắt rồi giâm xuống đất. Duy trì nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C trong 2 -3 tuần cây sẽ mọc rễ.
Chiết cành
Để thực hiện phương pháp này, bạn chọn những cành đa búp đỏ to khỏe, sau đó tiến hành khoanh vỏ và đắp bầu. Bầu đất nên được làm từ giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun,… Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm. Sau khi cành ra rễ nhiều bạn cắt cành trồng vào chậu, tưới nước để cây phát triển bình thường.
Kỹ thuật chăm sócĐất trồng
Chọn loại đất trồng tơi xốp, thoát nước và nhiều dinh dưỡng. Một cách để giúp đất mau thoát nước chính là trộn đất với tro, mụn dừa. Như thế cây sẽ không bị úng rễ cũng như phát sinh nấm.
Nước
Nên tưới nước cho cây khoảng 1 tuần/ lần, tùy theo mùa mà bạn có thể gia giảm lượng nước. Mùa hè có thể tưới nước nhiều để tránh thiếu nước và mùa mưa thì hạn chế tưới nước lại.
Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện không thể thiếu để cây quang hợp và phát triển. Bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa đủ không quá gắt nhưng cũng không quá tối, như vậy cây sẽ phát triển tươi tốt, nhiều lá, tán tròn.
Nhiệt độ
Duy trì nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, tránh nhiệt độ quá cao dễ làm cây bị úa cũng như nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây không sinh trưởng và chết.
Phân bón
Mỗi tháng 1 lần bạn dùng phân NPK pha loãng dạng nước để tưới cho cây giúp cây sinh trưởng nhanh.
Cắt tỉa
Để cây có hình dáng đẹp, khi cây đã đạt chiều cao mong muốn, bạn có thể cắt tỉa những ngọn, cành phía trên cùng của cây để hạn chế chiều cao của cây, giúp cây phân nhánh và phát triển.
Làm sạch lá
Khi lá cây bị bẩn, bạn có thể dùng một miếng vải mềm hoặc miếng bọt biển, thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn trên lá. Việc này giúp cho cây quang hợp tốt hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho cây.
Advertisement
Sâu bệnh
Bệnh than là loại bệnh thường gặp trên cây đa búp đỏ do nhiệt độ và ánh sáng quá cao. Để hạn chế bệnh này, bạn nên cắt tỉa những cành, lá bị khô cũng như chọn cành không sâu bệnh để giâm cành.
Bạn có thể mua cây đa búp đỏ ở những cửa hàng bán cây cảnh, hoa kiểng hoặc tham khảo một số website bán chúng như: chúng tôi chúng tôi cayvahoa.net,… với giá dao động khoảng từ 100.000 – 150.000 đồng tùy thuộc vào kích thước.
Cây Phú Quý: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
Là một những giống cây cảnh được nhiều người ưa chuộng, ngoài việc trang trí cho ngôi nhà, cây phú quý còn ý nghĩa phong thủy riêng. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ bật mí cách trồng và chăm sóc cũng như ý nghĩa của giống cây cảnh này trong đời sống.
Nguồn gốc cây phú quýCây phú quý có tên tiếng anh là Aglaonema Red, danh pháp khoa học là Aglaonema hybrid, thuộc chi Aglaonema. Đây là giống lai tạp có nguồn gốc từ Indonesia do nhà nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu vào năm 1982 khi ông chuyển màu sắc xanh nguyên thủy của giống gốc sang màu xanh viền đỏ hiện nay.
Đặc điểm cây phú quýCây được trồng phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc, cây có thân thảo màu trắng hồng, lá xanh viền đỏ hồng, chiều cao trung bình của cây chừng 35 -50 cm. Cây có rễ chùm, ban đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu xanh, thường hoa cây phú quý nở vào mùa hè, có màu vàng nhạt và khi tàn để lại màu cam hay đỏ mọng.
Cây phú quý có thể trồng trên cạn hay thủy sinh, thông thường giới văn phòng chọn cây này làm vật trang trí trên bàn làm việc. Cây ưa bóng râm và kị ánh nắng trực tiếp, nếu bạn muốn cây ra hoa thì cho cây đủ ánh nắng vì khi cây ra hoa có ý nghĩa là cát tường, tài lộc đến.
Ngoài làm trang trí trong nhà hay văn phòng do mang ý nghĩa tốt lành, cây phú quý còn có những công dụng khác có ích cho đời sống.
Cây phú quý có khả năng lọc không khí tốt, loại bỏ các khí độc như formaldehyde, benzen, giảm bớt khói bụi giúp cho môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra, cây có có tác dụng giảm căng thẳng, tinh thần minh mẫn, vui vẻ khi cây tỏa ra năng lượng tích cực cho bạn.
Cái tên phú quý mà chúng ta hay gọi cũng đã nói lên ý nghĩa của cây. Cây phú quý tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và giàu sang nên người ta có câu “ giàu sang phú quý” hay “phú quý cát tường”. Vì vậy cây thường được xem là món quà để tặng cho các dịp tân gia, khai trương, lễ tết,…
Ngoài ra, về mặt phong thủy, mệnh cung thì cây phú quý rất hợp cho người mệnh Hỏa bởi màu sắc của nó là màu đỏ hồng thuộc hành Hỏa. Đồng thời, cây có màu xanh thuộc hành Mộc, Mộc trợ Hoả nên cây giúp cho người mệnh Hỏa giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí nóng nảy, bốc đồng, tăng thêm vận khí tốt, thu hút tài lộc và công việc hạnh thông.
Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng khá hợp trồng cây này bởi Hỏa thiêu Mộc thành tro tàn quy về Thổ nên người mệnh Thổ cũng được lợi khi trồng cây này trong nhà hay đặt trang trí trong phòng làm việc. Cây sẽ giúp người mệnh Thổ tăng sự may mắn, tài lộc và công việc ổn định. Dù mệnh Hỏa hay Thổ thì khi trồng cây nên trồng trên đất tránh trồng thủy sinh bởi có hành Thủy sẽ trợ cho Mộc dập Hỏa, mọi thứ trở về nguyên thủy.
Xét theo mệnh tuổi thì cây phú quý cực hợp người tuổi Dậu nên khi sở hữu cây phú quý trong nhà giàu sang thi nhau gõ cửa, cuộc sống bớt khó khăn và trở nên dễ thở hơn.
Cây phú quý rất dễ trồng, có hai cách để trồng cây này là trong đất hay thủy sinh.
Trồng cây phú quý trong chậu đấtNguyên liệu: Chậu cây, đất tơi xốp (gồm xơ dừa, trấu, đất thịt hay đất hữu cơ), cây phú quý giống.
Cách trồng:
Đầu tiên, cho đất vào chậu cây và đào một cái lỗ chính giữa.
Sau đó, bạn cho cây vào lỗ và lấp đất lại.
Cuối cùng, bạn tưới phun sương cho cây để tạo độ ẩm.
Lưu ý:Tưới cây định kỳ bằng bình phun sương, đặt chậu tại nơi bóng râm, buổi sáng sớm có thể mang chậu ra ngoài nắng một lúc. Cách trồng tương tự như trồng ngoài vườn.
Trồng cây phú quý thủy sinhNguyên liệu: Cây giống, chậu thủy tinh, nước, sỏi, dung dịch thủy sinh.
Cách trồng:
Đầu tiên, bạn cắt những rễ cây bị thối, hư. Nếu bạn lấy cây từ trong đất thì rửa sạch rễ.
Sau đó, bạn cho cây vào chính giữa chậu và cho nước vào cùng vài giọt dung dịch thủy sinh theo tỷ lệ hợp lý, đổ nước ngập đủ phần rễ để tránh cây bị úng nước.
Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng cho sỏi vào vừa để cố định phần gốc vừa tăng thẩm mỹ.
Cách chăm sóc cây phú quýCây phú quý bị bệnh thì cắt bỏ đi phần lá bị sâu là được.
Nếu bạn trồng chậu đất thì tưới nước thường xuyên 2 – 3 lần/ngày để duy trì độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.
Còn trồng thủy sinh thì 3 ngày thay nước 1 lần để tránh lăng quăng, rêu bám.
Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân NPK, phân hữu cơ đối với cây trong chậu hay ngoài vườn, tần suất 1 tháng/lần. Còn cây thủy sinh thì chỉ cần vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được.
Bạn có thể trang trí xung quanh chậu thủy sinh vài bức tượng nhỏ hay nuôi cá bảy màu để ăn lăng quăng.
Bạn có thể mua cây phú quý trên các trang thương mại như Tiki, Shopee
Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây phú quý ở các cửa hàng cây cảnh, cây giống hoặc tìm trên các trang thương mại điện tử uy tín như Lazada, Tiki, Shopee,… với mức giá dao động từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bạn có biết cây phú quý không có nguồn gốc từ tự nhiên?
Thực chất, cây phú quý không phải có nguồn gốc từ tự nhiên. Năm 1982, nhà thực vật học người Indonesia ông Grogori đã tạo ra giống cây phú quý này bằng cách lai tạo
Advertisement
nhà khoa học này đã chuyển đổi màu xanh tự nhiên của lá sang màu sắc đỏ hồng.
Đặt cây trong phòng khách. Sau nhiều nghiên cứu và lai tạo thực nghiệm
Theo phong thủy thì cây phú quý có khả năng làm sạch không khí có mang ý nghĩa tài lộc, thích hợp để đặt ngoài phòng khách. Khi đặt cây thì không nên đặt ở dưới vị trí gần điều hòa vì khiến cây khó phát triển, sinh sôi. Ngoài ra không đặt cây trước cửa phòng khách, làm vậy sẽ chắn luồng vượng khí chảy vào nhà. Bạn có thể đặt cây ở kệ tivi, gần bàn uống nước,…
Đặt cây trong phòng ngủNhững cây cần ít nước, có kích thước nhỏ như cây phú quý thích hợp trong ở trong phòng ngủ. Theo phong thủy thì việc trồng cây có màu xanh nhạt tạo cho gia chủ cảm giác thoải mái, thư giãn và giúp có 1 giấc ngủ sâu.
Bạn nên đặt vị trí cách xa giường ngủ, đặc biệt là đầu giường. Khi đặt trong phòng ngủ, cây phú quý sẽ hút những khí độc, làm sạch không khí trong phòng ngủ. Bạn cần đặt cây ở hướng Đông hoặc Đông Nam, cây phú quý sẽ được dón nắng để cây sinh trưởng tốt hơn.
Phía trên là ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phú quý, mong chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh mang lại phú quý và may mắn này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Xạ Đen Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Xạ Đen trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!