Xu Hướng 11/2023 # Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu Ích Của Cây Đa Búp Đỏ # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu Ích Của Cây Đa Búp Đỏ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây đa búp đỏ có tên khoa học là Ficus elastica. Ở Việt Nam, nó còn có tên gọi là: Cây đa cao su, cây đai dai hay cây đa Ấn Độ. Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Ấn Độ và trải dài đến phía Nam Indonesia.

Ngoài tự nhiên, cây có chiều cao có thể đạt từ 20 – 40m. Trong môi trường chậu, cây lại có kích thước khá nhỏ nhắn chỉ cao từ 0.2 – 1m.

Phần rễ cây tương đối lớn, nhiều rễ phụ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Phần lá cây cũng phát triển khá đặc biệt. Lá đa dày, hình bầu dục, tròn ở phần đầu. Lá mọc lệch so với phần cuống, gân lá song song. Lá khi còn non có màu đỏ xong dần chuyển sang màu xanh sáng, mặt lá bóng. Càng về già kích thước lá sẽ càng nhỏ lại.

Hoa cây đa búp đỏ mọc thành cụm và có màu cam, về già sẽ chuyển sang màu đen. Hoa thường nở vào khoảng tháng 5 – tháng 6. Quả của đa búp đỏ có dạng hình oval và có hạt ở trong màu vàng có thể ăn được.

Trong phong thủy, cây đa búp đỏ ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Trồng cây đa búp đỏ trong nhà sẽ khiến cho gia đình được thuận hòa, trong ấm ngoài êm. Không những vậy, cây còn là biểu tượng của ý chí, sự nỗ lực và sự bền bỉ, trường tồn. Chính vì những ý nghĩa hết sức nhân văn ấy mà cây thường trở thành món quà trong những dịp trọng đại như tân gia, mừng thọ, khai trương,…

Cây đa búp đỏ thường được sử dụng làm cảnh trong những không gian như bàn làm việc, bàn lễ tân hay ban công giúp cho không gian trở nên tươi mát hơn. Công dụng tiếp theo của cây đa búp đỏ chính là tác dụng lọc không khí, bụi bẩn và các chất độc hại trong khói thuốc lá.

Cây đa búp đỏ phù hợp với những người có mệnh Hỏa thuộc các tuổi như: Giáp Tuất, Đinh Dậu, Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thìn, Đinh Mão,… Ngoài ra, những người mệnh Thổ cũng rất thích hợp để trồng loại cây này: Mậu Dần, Tân Sửu, Canh Ngọ, Kỷ Mão, Mậu Thân, Tân Mùi,…

Người có mệnh và tuổi nói trên, khi trồng cây đa búp đỏ sẽ mang đến nhiều may mắn cũng như công việc được thuận lợi, trôi chảy.

Kỹ thuật trồng

Cây đa búp đỏ có rất nhiều cách để trồng từ gieo hạt, giâm cành cho đến chiết cành, tách bụi. Tuy nhiên phương pháp được xem là ít tốn thời gian và giữ được đặc tính từ cây mẹ nhất là giâm cành và chiết cành.

Giâm cành

Trước tiên, bạn chọn một cành ở giữa thân để thực hiện giâm cành. Cắt bỏ lá và giữ lại khoảng 3 mầm, dùng vôi bôi vào những chỗ đã cắt rồi giâm xuống đất. Duy trì nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C trong 2 -3 tuần cây sẽ mọc rễ.

Chiết cành

Để thực hiện phương pháp này, bạn chọn những cành đa búp đỏ to khỏe, sau đó tiến hành khoanh vỏ và đắp bầu. Bầu đất nên được làm từ giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun,… Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm. Sau khi cành ra rễ nhiều bạn cắt cành trồng vào chậu, tưới nước để cây phát triển bình thường.

Kỹ thuật chăm sóc

Đất trồng

Chọn loại đất trồng tơi xốp, thoát nước và nhiều dinh dưỡng. Một cách để giúp đất mau thoát nước chính là trộn đất với tro, mụn dừa. Như thế cây sẽ không bị úng rễ cũng như phát sinh nấm.

Nước

Nên tưới nước cho cây khoảng 1 tuần/ lần, tùy theo mùa mà bạn có thể gia giảm lượng nước. Mùa hè có thể tưới nước nhiều để tránh thiếu nước và mùa mưa thì hạn chế tưới nước lại.

Ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện không thể thiếu để cây quang hợp và phát triển. Bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa đủ không quá gắt nhưng cũng không quá tối, như vậy cây sẽ phát triển tươi tốt, nhiều lá, tán tròn.

Nhiệt độ

Duy trì nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, tránh nhiệt độ quá cao dễ làm cây bị úa cũng như nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây không sinh trưởng và chết.

Phân bón

Mỗi tháng 1 lần bạn dùng phân NPK pha loãng dạng nước để tưới cho cây giúp cây sinh trưởng nhanh.

Cắt tỉa

Để cây có hình dáng đẹp, khi cây đã đạt chiều cao mong muốn, bạn có thể cắt tỉa những ngọn, cành phía trên cùng của cây để hạn chế chiều cao của cây, giúp cây phân nhánh và phát triển.

Làm sạch lá

Khi lá cây bị bẩn, bạn có thể dùng một miếng vải mềm hoặc miếng bọt biển, thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn trên lá. Việc này giúp cho cây quang hợp tốt hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho cây.

Advertisement

Sâu bệnh

Bệnh than là loại bệnh thường gặp trên cây đa búp đỏ do nhiệt độ và ánh sáng quá cao. Để hạn chế bệnh này, bạn nên cắt tỉa những cành, lá bị khô cũng như chọn cành không sâu bệnh để giâm cành.

Bạn có thể mua cây đa búp đỏ ở những cửa hàng bán cây cảnh, hoa kiểng hoặc tham khảo một số website bán chúng như: chúng tôi chúng tôi cayvahoa.net,… với giá dao động khoảng từ 100.000 – 150.000 đồng tùy thuộc vào kích thước.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu Ích Của Hoa Sơn Chi

Nguồn gốc, ý nghĩa cây hoa sơn chi (hoa dành dành)

Hoa sơn chi lần đầu được tìm thấy và phân loại chi/loài bởi nhà khoa học Alexander Garden. Để ghi nhận sự đóng góp lớn lao của ông, người ta đã đặt tên khoa học cho loài hoa này là Gardenia. Ngoài ra, hoa sơn chi cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như hoa thuỷ hoàng chi, dành dành, sơn chi tử hay mác làng cương.

Hoa sơn chi có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc, một số quốc gia châu Phi và các đảo thuộc vùng biển Thái Bình Dương. Sơn chi thuộc loài cây họ bụi, thường mọc tại các vùng gần nước và khi trưởng thành có thể đạt độ cao từ 2-3m.

Ở nước ta, sơn chi được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Nam để làm cảnh. Lá sơn chi mọc đối hoặc ba chiếc mọc vòng với nhau. Lá có hình dạng bầu dục hoặc trái xoan với bề mặt nhẵn bóng và sáp.

Ý nghĩa phong thuỷ cây hoa sơn chi (hoa dành dành)

Giống như những loài hoa khác, hoa sơn chi cũng gắn liền với những câu chuyện và ý nghĩa của riêng mình. Hoa sơn chi với màu trắng tinh khôi, trang nhã và mộc mạc nhưng lại rất tinh tế, thể hiện niềm tin, sự hy vọng vào hạnh phúc viên mãn của tình yêu. Vì vậy, các cặp đôi thường chọn bó hoa sơn chi trắng trong ngày trọng đại của mình.

Sơn chi còn thể hiện niềm tin vào bạn bè, sự trân quý và tôn trọng mối quan hệ, gắn với niềm hy vọng tình bạn sẽ keo sơn thắm kết lâu bền. Chính ý nghĩa sâu sắc này mà hoa sơn chi còn được lựa chọn làm quà tặng trong các dịp đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, sơn chi còn thể hiện ý nghĩa của sự sang trọng và thịnh vượng.

Tựu chung lại, thông điệp của sơn chi là tinh khiết và tình yêu. Cho dù đó là một tình yêu bày tỏ, một tình yêu bí mật hoặc tình yêu dành cho bạn bè và gia đình, nó đều là sự thuần khiết. Đó là tình yêu!

Đặc điểm, phân loại cây hoa sơn chi (hoa dành dành)

Sơn chi đơm hoa vào khoảng tháng 3-5 hằng năm, với cánh hoa màu trắng và hơi ngả vàng khi sắp tàn lụi. Hoa sơn chi có 2 loại là sơn chi đơn và sơn chi kép. Song, loài nào cũng có mùi thơm ngào ngạt, pha lẫn chút cay tự nhiên, chút mùi của nấm tươi và cả mùi của sự chín. Cũng chính bởi hương thơm đặc biệt này mà sơn chi còn được sử dụng để điều chế nước hoa.

Vào khoảng tháng 6-10, sau khi hoa sắp tàn lụi thì sơn chi kết quả. Quả sơn chi hình trứng hoặc hình thoi có màu vàng và các đường chạy dọc quả dài từ 2cm. Bên trong quả chứa nhiều hạt xếp khít với nhau tạo thành khối hình cầu hoặc hình bầu dục. Sau khoảng 2 tháng ra quả, bạn có thể thu hoạch và thưởng thức quả sơn chi với mùi thơm nhẹ nhẹ, có vị đắng, hơi chua.

Tất cả các bộ phận của sơn chi đều có thể sử dụng. Nhờ các thành phần tốt có trong sơn chi nên nó còn được sử dụng trong y học.

Hoa sơn chi là biểu tượng của sự rõ ràng và cũng là biểu tượng của sự phản ánh. Nhiều giáo phái đặt cây sơn chi trong thiền định để hướng người theo đạo đi đến cốt lõi của chính mình, đó là sự hiểu biết và giác ngộ.

Bên cạnh đó, hoa sơn chi cũng tượng trưng cho sự bảo vệ. Bởi lẽ, chúng có khả năng tự nhiên ngăn chặn một số loài côn trùng nhất định. Điều này cũng mang ẩn ý rằng chúng có thể giúp xua tan cảm giác xấu hoặc tiếp thêm năng lượng trong cuộc sống của chúng ta. Trong số học, hoa sơn chi mang số 8, mang biểu tượng của sao Thổ nên chúng cũng phản ánh đặc tính của sự tự do và tầm nhìn.

Cuối cùng, nói đến biểu tượng của hoa sơn chi, chúng ta không thể không nói đến màu sắc đặc biệt của nó. Khi hoa có sắc trắng, nó là đại diện hoàn hảo cho sự tinh khiết, nhưng khi hoa ngả vàng, nó lại biểu trưng cho một tình yêu bí mật.

Theo DS. Huyền Hoa , trong y học, hoa sơn chi được ghi nhận là có đặc tính chữa bệnh. Trong lá và quả của cây hoa có chứa một hàm lượng lớn glucozit, tinh dầu và tannin… Tinh dầu hương sơn chi có thể giúp thư giãn và xả stress hiệu quả.

Cây cũng thường được sử dụng để bào chế thuốc chữa các bệnh thông thường như: Sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, bỏng, mụn lở, giảm đau giảm viêm,…

Ngoài ra, vì nó không phải là một cây có độc, cây có thể được thêm vào món salad để trang trí và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Hạt hoa còn được phơi khô để tạo màu thực phẩm, dùng để làm bánh, đồ xôi.

Cuối cùng, không chỉ được sử dụng trong ngày cưới, bạn cũng có thể lựa chọn hoa sơn chi để làm quà tặng người thân, bạn bè hay các dịp khai trương cửa hàng của người quen.

Cách trồng cây hoa sơn chi tại nhà

Có 2 phương pháp chính để nhân giống cũng như trồng hoa dành dành đó là gieo hạt và giâm cành.

Với cách trồng hoa bằng hạt, bạn pha nước ấm (tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh) rồi cho hạt hoa vào ngâm 8–12 giờ. Sau đó, bạn chuẩn bị túi vải (hoặc bông gòn), cho hạt vào gói lại ủ 1–2 ngày. Hoặc gieo hạt trực tiếp vào cát ẩm, tưới phun sương hằng ngày để giữ ẩm. Khi cây nảy mầm, bạn đem trồng ra chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất.

Với cách trồng hoa bằng giâm cành, bạn chọn những cành bánh tẻ, khoẻ mạnh (không quá già hoặc non), dài từ 15–20cm. Tiếp đến, bạn dùng dao sắt và mỏng lưỡi để cắt giúp cành không bị dập.

Để cây nảy mầm tốt nhất, bạn cần ngâm gốc cắt của cành vào thuốc kích ra rễ như Atonic, Boutormone,… Sau đó, dùng một chiếc que hoặc đũa thọc xuống đất khoảng 2cm rồi cắm cành cây hoa vào. Bạn lưu ý thường xuyên tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhàng để giữ ẩm cho cành nhanh ra rễ.

Cách chăm sóc cây hoa sơn chi

Về đất trồng, hoa sơn chi không kén đất, tuy nhiên nó thích hợp nhất với loại đất xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu thì cứ 3 – 4 năm, bạn nên thay đất một lần cho cây.

Về ánh sáng, vì cây ưa nắng, thích sáng nên sẽ phát triển tốt khi được đặt luân phiên giữa nơi có ánh sáng mạnh trong khoảng 4 tiếng/ngày và nơi có bóng râm. Tuy nhiên cây không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì vậy, vào mùa ấm, nhiệt độ tối ưu khoảng 20 độ C và vào mùa đông không dưới 16 độ C, nhưng tốt nhất trong vòng 18 độ C.

Về tưới tiêu, bạn cần giữ cho đất luôn ẩm ướt nhưng không sũng nước. Bạn nên tưới hoa ít nhất một lần mỗi tuần, hoặc bất cứ lúc nào đất khô hoàn toàn. Đừng tưới lá của cây hoặc bệnh nấm có thể xảy ra.

Về phòng chống dịch bệnh, kẻ thù nguy hiểm cho một loại cây có thể phá hủy nó là: Ruồi trắng, nhện nhện, rệp, bọ trĩ, rệp sáp, côn trùng quy mô. Gardenia được xử lý cẩn thận bằng thuốc trừ sâu. Ví dụ, Fitover là một chọn lựa. Nếu hoa bị bệnh không đáng kể, thì có thể pha chế một lần phun. Tuy nhiên, nếu sâu bệnh sinh sản nhiều, hoa sẽ cần điều trị trong vòng 10 ngày.

Advertisement

Về bón phân, tốt nhất là bắt đầu vào tháng ba, khi cây thức dậy sau mùa đông. Bón phân tiếp tục với đầu mùa thu để đảm bảo đủ lượng Kali và Sắt để cây phát triển.

Về tỉa cành, bạn nên cắt tỉa những cành héo già nằm sát mặt đất, những hoa và lá héo úa cần được tỉa bỏ để giúp cây thông thoáng, tập trung dinh dưỡng ra cành mới.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa sơn chi

– Cây trồng trong chậu thì nên thay đất 1 lần sau khoảng 2 năm, vì tốc độ ra rễ của hoa sơn chi khá chậm.

– Hoa sơn chi là không phải là cây ưa sáng, nên ưu tiên trồng ở nơi có giàn che, như hiên nhà hoặc dưới những cây có kích thước lớn. Mỗi ngày nên mang chậu ra ngoài tầm 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.

– Cắt tỉa định những cành nhỏ yếu để tán cây mới ra nhiều và dày hơn.

– Kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn và phòng ngừa các tình trạng sâu bệnh là rệp, sâu, nhện hại.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua các chậu cây sơn chi đang ra hoa tại các cửa hàng bán hoa hoặc trang thương mại điện tử với giá thành dao động từ 80.000 đến 150.000 nghìn đồng/chậu.

Nguồn: suckhoedoisong

Cỏ Nhọ Nồi Là Cây Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Tìm hiểu về cây cỏ nhọ nồi Cỏ nhọ nồi là cây gì?

Cỏ nhọ nồi là một loài thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae, cây còn có nhiều tên gọi khác như cỏ mực, hủy hạn liên, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, mặc hán liên,…và có tên khoa học là Eclipta prostrata L.

Đặc điểm của cây nhọ nồi

Bạn có thể bắt gặp cây nhọ nồi mọc hoang nhiều ở ven đường, cánh đồng hoặc trong vườn nhà. Cây chủ yếu mọc ở những nơi đất ẩm ướt, phân bố nhiều tại các quốc gia như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Brazil và Việt Nam.

Cỏ nhọ nồi thuộc cây thân thảo, có thể mọc cao lên đến 80cm, bên ngoài thân màu đỏ tía hoặc lục và có nhiều lông cứng. Lá của cây thì mọc đối xứng nhau, bên ngoài mép lá có răng cưa và trên bề mặt cũng được bao phủ bởi một lớp lông.

Cây có mọc hoa thành cụm, cánh hoa nhỏ màu trắng giống hoa hướng dương với đường kính từ 6-8mm.

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Bạn có thể dùng cây tươi làm thuốc hoặc phơi khô dùng dần. Sau khi thu hái cây nhọ nồi từ môi trường tự nhiên thì bạn rửa sạch sẽ, đem đi phơi dưới ánh nắng hoặc sấy khô để dành.

Sau khi sấy khô thì bạn cũng nên bảo quản trong túi bóng kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt gây mốc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Công dụng của cây nhọ nồi

Trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính hàn nên có tác dụng cầm máu tốt, thanh nhiệt và giải độc gan thận, mát huyết.

Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia, cây nhọ nồi còn được dùng để bồi bổ cơ thể, chữa bệnh vàng da, chữa đau lưng, đau răng, khó tiêu, choáng váng, mụn nhọt, sốt xuất huyết,…và một số bệnh lý khác.

Trong Tây y

Trong cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Polypeptide, Coumestans, Thiophene, Flavonoid, Polyacetylenes, Steroid, Triterpen, Tanin,…những hoạt chất này được nghiên cứu cho thấy tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt như:

Kháng khuẩn, chống viêm: Cây nhọ nồi có thể chữa bệnh lây nhiễm khuẩn ngoài da nhờ tác dụng tiêu diệt được một số vi khuẩn như amip, bacillus diphtheria, tụ cầu khuẩn.

Cầm máu: Nhờ hoạt chất tanin có khả năng đông máu, cầm máu hiệu quả.

Dưỡng da, tóc: Những hoạt chất trong cỏ nhọ nồi có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến da đầu, nhờ vậy tóc được chắc khỏe, mềm mịn.

Ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch: Hoạt chất trong cỏ nhọ nồi kích hoạt tế bào lympho T ức chế tế bào ung thư dạ dày.

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồi

Tuy cỏ nhọ nồi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

Lưu ý tránh dùng quá liều hoặc dùng quá ít thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Không nên dùng vật dụng bằng chất liệu kim loại để sắc thuốc mà ưu tiên dùng nồi đất, sứ.

Các thành phần, hoạt chất trong thuốc có thể tương tác với một số thực phẩm, loại thuốc khá mà bạn nên lưu ý.

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em cần có sự tư vấn từ chuyên gia

Advertisement

Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên đến các trung tâm y học cổ truyền để thăm khám và nhận sự chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu VietFarm

Cây Thài Lài Tía: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Cây thài lài tía hay còn được nhiều người gọi với tên khác là cây thài lài cảnh, thài lài chậu treo, cỏ chân vịt lá đốm, lan điếu trúc, tên khoa học là Tradescantia zebrina. Đây là một loại cây thuộc dòng cỏ thủy trúc, thuộc họ cỏ chân vịt, có nguồn gốc từ vùng Trung Nam châu Mỹ, Mexico.

Đặc điểm của cây thài lài tía

Cây thài lài tía có phần lá và thân mọng nước, thường bò lan ra nhiều nơi nếu được trồng trên mặt đất và nếu sinh trưởng tốt thì cây sẽ cao từ 15-25cm trở lên.

Lá cây thài lài tía dài và nhọn phần đầu, mặt dưới lá màu tím, còn mặt trên thì có màu đỏ tím đậm, đôi khi là màu lam ngọc xám. Trong khi đó, cuống lá của cây bao quanh thân và có màu hồng nhạt.

Cây thường nở hoa vào buổi sáng, thời tiết mát mẻ, khi mà sương chưa tan, hoa nở sẽ có màu hồng nhạt, với 3 cánh tràng mọc ở lá bắc và uốn cong ở đỉnh của thân cây.

Công dụng của cây thài lài tía

Cây thài lái tía được các gia đình dùng để trồng trang trí trong vườn, cảnh quan, bên cạnh đó cũng được một số người trồng trong chậu đặt phòng khách, phòng làm việc, ban công,…

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, cây thài lài tía giúp cải thiện chất lượng không khí nhờ quá trình phytoremediation, giúp lọc các chất hữu có dễ bay hơi, chất ô nhiễm, chất kích thích có hại cho hệ hô hấp.

Trong Đông y, cây thài lài tía có tính hàn, vị ngọt, nhưng hơi độc, thường được nhiều người dùng làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, tiểu buốt, táo bón, giảm ho, đau mắt đỏ, trị bỏng lửa, mụn nhọt,…

Bạn có thể phơi khô rồi dùng 30-40g cây khô để sắc uống hay dùng cây tươi giã ra và đắp lên vết thương nhằm giảm tụ máu, mụn nhọt, ghẻ lở.

Cây thài lái tía dễ trồng và dễ sống với màu tím thủy chung đẹp mắt nên tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, hạnh phúc và bền vững trong tình yêu

Advertisement

Ngoài ra, trong phong thủy, khi trồng loại cây này trong nhà còn góp phần xua đuổi tà khí, tiêu tan bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Cách trồng cây thài lài tía

Bạn có thể trồng cây thài lài tía bằng cách gieo hạt hay tách nhánh đều được. Khi trồng bằng cách tách nhánh, bạn nên chọn cây khỏe mạnh và cắm vào đất ẩm là cây sẽ mọc rễ sống được.

Nhiệt độ để cây ra rễ tốt nhất là khoảng 25 độ C, trên 25 độ C thì vết cắt sẽ dễ bị thối, còn dưới 18 độ C thì rễ sẽ ra chậm hơn thông thường.

Cách chăm sóc cây thài lài tía

Về nước tưới: Cây thài lài tía ưa ẩm nhưng vẫn chịu được khô hạn, tuy nhiên nếu bạn muốn cây tươi tốt thì cần tưới nước thường xuyên vào mỗi sáng sớm một chút là được.

Về ánh sáng: Cây sẽ phát triển tốt nhất ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng nếu đặt ở nơi có bóng thì cây vẫn có thể sống tốt.

Về đất trồng: Bạn nên trồng cây ở trong đất cát hay đất đá san hô sẽ thích hợp nhất. Nếu được, bạn có thể dùng đất thịt thêm xơ dừa, phân hữu cơ sẽ cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Về nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18-25 độ C.

Về độ ẩm: Độ ẩm trung bình của cây nằm ở mức cao từ 65%-80%.

Về phân bón: Bạn nên bón phân cho cây 1 lần/tháng. Khi bón phân cần pha phân với nước rồi tưới sẽ giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.

Về sâu bệnh: Cây thường gặp các loại sâu ăn lá và kiến, vì vậy bạn nên thường xuyên dọn cỏ xung quanh cũng như phun thuốc, bắt sâu cho cây.

Về việc cắt tỉa: Khi cây phát triển đến một mức độ nhất định, nếu quá dày thì bạn nên tỉa bỏ những nhánh già, sâu bệnh để không gian thoáng hơn, cây sẽ phát triển tốt.

Cách Trồng, Ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ Ít Ai Biết Của Cây Mai Chiếu Thủy

Mai chiếu thủy có tên gọi khác là mai chiếu thổ. Nó là loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ miền Đông Dương, thân cây khá sần sùi, thường có màu xám hoặc đen. Mai chiếu thủy có nhiều nhánh mảnh và nhỏ nên rất dễ uốn nắn để tạo kiểu. Lá mai chiếu thủy có dạng hình trái xoan, khá nhỏ và có màu xanh non hoặc xanh thẫm.

Hoa mai chiếu thủy mọc thành từng chùm trên một cọng dài, hoa có 5 cánh, màu trắng và mùi thơm thoang thoảng, khá dễ chịu. Vì hoa chiếu thủy nhìn khá giống hoa mai và hoa luôn hướng xuống đất nên cây có tên gọi là mai chiếu thổ. Sau khi hoa tàn thì sẽ tạo thành những quả mai chiếu thủy màu đen, quả có lông mềm màu trắng. Thông thường một hoa sẽ cho ra 2 quả.

Mai chiếu thủy lá nhỏ còn gọi là mai chiếu thủy lá kim, bao gồm các loại như: Lá kim giòn, kim thanh mai, kim lá tứ, kim đuôi chồn, lá tứ xù.

Mai chiếu thủy kim thanh mai

Cây có nhiều nu (nu là những cục nổi ở trên thân cây), lá giống thanh mai nhưng nhỏ hơn, khoảng cách giữa các lá cũng nhỏ. Vì vậy, nó rất thích hợp và được ưa chuộng để làm mai chiếu thủy bonsai.

Mai chiếu thủy lá kim giòn

Cây có ít nu, cây thường xuyên ra hoa, lá có màu xanh vàng. Tuy nhiên, thân cây khó uốn để tạo dáng.

Mai chiếu thủy lá tứ

Lá mỏng và mọc thành 4 mặt lá như hình chữ thập. Cây cũng cho ra rất nhiều hoa và thân cây có nhiều gân, nhiều cạnh.

Bao gồm các loại như mai chiếu thủy đuôi chồn, thanh mai, lá tứ, nu gò công, trung nu, nu “mặt quỷ’’, da xanh, da trắng,…

Thanh Mai

Lá có màu xanh đậm, hình bầu dục, lá hơi tròn mọc đối xứng. Thân cây có ít nu và có màu xanh tím. Thanh mai có ít hoa hơn các loại mai chiếu thủy lá trung khác.

Mai chiếu thủy nu Gò Công

Loại cây này có nguồn gốc từ làng mai nu Thạnh Nhựt ở tỉnh Tiền Giang. Nó có nhiều nu và đẹp nhất, hoa của nó vừa lớn lại vừa thơm. Vì vậy, loại mai chiếu thủy này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất.

Bao gồm các loại như mai chiếu thủy nu “mận”, nu thường, da trắng, da xanh, da vàng, da láng, lá dài, lá tròn, 20 cánh lá thẳng, 20 cánh lá rũ,…

Mai chiếu thủy là loài cây mang lại nhiều sự may mắn, sung túc cho ngôi nhà của bạn và nó tượng trưng cho sự vững trãi, bền vững. Theo quan niệm phong thủy, cây mai chiếu thủy có khả năng trấn giữ long mạch để duy trì vượng khí trong nhà.

Vì vậy, khi sở hữu một cây chiếu thủy sẽ giúp gia đình bạn luôn bình an, hòa thuận và không bao giờ xảy ra mâu thuẫn. Cũng nhờ những ý nghĩa phong thủy đó mà người ta thường mua cây mai chiếu thủy làm quà trong các dịp như tân gia, lễ tết.

Mai chiếu thủy thường được trồng bằng 2 cách: Chiết cành và trồng bằng hạt.

Trồng bằng hạt

Tuy nhiên, trồng cây chiếu thủy bằng phương pháp này không được phổ biến vì khi trồng bằng hạt, cây có tốc độ phát triển chậm và khó khăn trong việc chăm sóc bởi các tác nhân từ môi trường xung quanh.

Chiết cành

Tưới nước

Bạn nên tưới cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Cây không cần tưới nước quá nhiều, bạn chỉ nên tưới khoảng hai phần ba phần đất trồng là vừa đủ. Bạn nên kiểm tra lượng nước tưới cho cây thường xuyên, xem tưới nước có bị thừa hay không và dùng các biện pháp để tháo nước nhanh vì có khoảng 90% cây mai chiếu thủy chết do rễ bị úng nước. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp tưới phun sương dưới gốc và trên thân lá cây.

Ánh sáng

Bạn nên chọn những nơi có ánh sáng nhiều vì cây rất ưa sáng. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị mái che cho cây hoặc di chuyển cây đến chỗ khác khi ánh sáng mặt trời quá gay gắt.

Phân bón

Bạn có thể bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng và phân vi sinh như NPK, DAP đều được. Đối với phân vi sinh, bạn nên pha với nước rồi phun vào đất để cây dễ dàng hấp thu hơn. Đối với phân chuồng thì bạn nên phơi khô rồi bón đều xung quanh gốc cây và tưới nước để đất ẩm giúp phân hấp thu vào đất dễ hơn.

Tỉa cây

Bạn nên tỉa lá cho cây định kỳ để tránh tán cây quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và làm tổn hại cho cây. Tốt nhất là nên tỉa cây 2 lần một tháng.

Nhiệt độ

Cây mai chiếu thủy rất ưa sáng, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tốt là 25 đến 30°C.

Bạn nên trồng mai chiếu thủy với đất có trộn với vỏ trấu, tro vỏ trấu, xơ dừa, đất thịt, cát xây để cây phát triển một cách tốt nhất.

Bạn có thể nhân giống mai chiếu thủy bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Đầu tiên, bạn cần chọn cành để làm giống, bạn nên chọn những cành khỏe mạnh và những cành ở trên cao vì chất dinh dưỡng thường tập trung ở những vị trí cao ở cây và chỗ có nhiều ánh nắng.

Sau đó, cắt cành giâm thành các khúc nhỏ, khoảng 15cm. Sau đó, bạn giâm cành đã cắt vào chậu nước là xong hoặc bạn có thể hòa thuốc kích rễ N3M với nước vào chậu nước để giâm cành giúp cây ra rễ nhanh hơn.

Đồng thời, bạn nên thay nước thường xuyên để cây ra dễ nhanh hơn. Sau 2 tháng là cây đã ra rễ nhưng muốn cây khỏe hơn thì bạn cần đợi trong 3 đến 4 tháng để cây ra nhiều rễ hơn rồi mới đem ra trồng.

Để hãm cây mai chiếu thủy ra hoa, bạn sẽ ngưng tưới nước trong vòng 5 ngày. Sau đó, bạn nên tỉa hết lá và ngọn cây đi và dùng phân kích hoa đầu trâu KNO3 bón ở gốc cây và bạn cần hòa nước với một ít phân để tưới lên cây và bầu đất. Vào những ngày tiếp theo, bạn chỉ cần tưới một ít nước là được.

Cây Phú Quý: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Là một những giống cây cảnh được nhiều người ưa chuộng, ngoài việc trang trí cho ngôi nhà, cây phú quý còn ý nghĩa phong thủy riêng. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ bật mí cách trồng và chăm sóc cũng như ý nghĩa của giống cây cảnh này trong đời sống.

Nguồn gốc cây phú quý

Cây phú quý có tên tiếng anh là Aglaonema Red, danh pháp khoa học là Aglaonema hybrid, thuộc chi Aglaonema. Đây là giống lai tạp có nguồn gốc từ Indonesia do nhà nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu vào năm 1982 khi ông chuyển màu sắc xanh nguyên thủy của giống gốc sang màu xanh viền đỏ hiện nay.

Đặc điểm cây phú quý

Cây được trồng phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc, cây có thân thảo màu trắng hồng, lá xanh viền đỏ hồng, chiều cao trung bình của cây chừng 35 -50 cm. Cây có rễ chùm, ban đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu xanh, thường hoa cây phú quý nở vào mùa hè, có màu vàng nhạt và khi tàn để lại màu cam hay đỏ mọng.

Cây phú quý có thể trồng trên cạn hay thủy sinh, thông thường giới văn phòng chọn cây này làm vật trang trí trên bàn làm việc. Cây ưa bóng râm và kị ánh nắng trực tiếp, nếu bạn muốn cây ra hoa thì cho cây đủ ánh nắng vì khi cây ra hoa có ý nghĩa là cát tường, tài lộc đến.

Ngoài làm trang trí trong nhà hay văn phòng do mang ý nghĩa tốt lành, cây phú quý còn có những công dụng khác có ích cho đời sống.

Cây phú quý có khả năng lọc không khí tốt, loại bỏ các khí độc như formaldehyde, benzen, giảm bớt khói bụi giúp cho môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra, cây có có tác dụng giảm căng thẳng, tinh thần minh mẫn, vui vẻ khi cây tỏa ra năng lượng tích cực cho bạn.

Cái tên phú quý mà chúng ta hay gọi cũng đã nói lên ý nghĩa của cây. Cây phú quý tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và giàu sang nên người ta có câu “ giàu sang phú quý” hay “phú quý cát tường”. Vì vậy cây thường được xem là món quà để tặng cho các dịp tân gia, khai trương, lễ tết,…

Ngoài ra, về mặt phong thủy, mệnh cung thì cây phú quý rất hợp cho người mệnh Hỏa bởi màu sắc của nó là màu đỏ hồng thuộc hành Hỏa. Đồng thời, cây có màu xanh thuộc hành Mộc, Mộc trợ Hoả nên cây giúp cho người mệnh Hỏa giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí nóng nảy, bốc đồng, tăng thêm vận khí tốt, thu hút tài lộc và công việc hạnh thông.

Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng khá hợp trồng cây này bởi Hỏa thiêu Mộc thành tro tàn quy về Thổ nên người mệnh Thổ cũng được lợi khi trồng cây này trong nhà hay đặt trang trí trong phòng làm việc. Cây sẽ giúp người mệnh Thổ tăng sự may mắn, tài lộc và công việc ổn định. Dù mệnh Hỏa hay Thổ thì khi trồng cây nên trồng trên đất tránh trồng thủy sinh bởi có hành Thủy sẽ trợ cho Mộc dập Hỏa, mọi thứ trở về nguyên thủy.

Xét theo mệnh tuổi thì cây phú quý cực hợp người tuổi Dậu nên khi sở hữu cây phú quý trong nhà giàu sang thi nhau gõ cửa, cuộc sống bớt khó khăn và trở nên dễ thở hơn.

Cây phú quý rất dễ trồng, có hai cách để trồng cây này là trong đất hay thủy sinh.

Trồng cây phú quý trong chậu đất

Nguyên liệu: Chậu cây, đất tơi xốp (gồm xơ dừa, trấu, đất thịt hay đất hữu cơ), cây phú quý giống.

Cách trồng:

Đầu tiên, cho đất vào chậu cây và đào một cái lỗ chính giữa.

Sau đó, bạn cho cây vào lỗ và lấp đất lại.

Cuối cùng, bạn tưới phun sương cho cây để tạo độ ẩm.

Lưu ý:Tưới cây định kỳ bằng bình phun sương, đặt chậu tại nơi bóng râm, buổi sáng sớm có thể mang chậu ra ngoài nắng một lúc. Cách trồng tương tự như trồng ngoài vườn.

Trồng cây phú quý thủy sinh

Nguyên liệu: Cây giống, chậu thủy tinh, nước, sỏi, dung dịch thủy sinh.

Cách trồng:

Đầu tiên, bạn cắt những rễ cây bị thối, hư. Nếu bạn lấy cây từ trong đất thì rửa sạch rễ.

Sau đó, bạn cho cây vào chính giữa chậu và cho nước vào cùng vài giọt dung dịch thủy sinh theo tỷ lệ hợp lý, đổ nước ngập đủ phần rễ để tránh cây bị úng nước.

Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng cho sỏi vào vừa để cố định phần gốc vừa tăng thẩm mỹ.

Cách chăm sóc cây phú quý

Cây phú quý bị bệnh thì cắt bỏ đi phần lá bị sâu là được.

Nếu bạn trồng chậu đất thì tưới nước thường xuyên 2 – 3 lần/ngày để duy trì độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.

Còn trồng thủy sinh thì 3 ngày thay nước 1 lần để tránh lăng quăng, rêu bám.

Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân NPK, phân hữu cơ đối với cây trong chậu hay ngoài vườn, tần suất 1 tháng/lần. Còn cây thủy sinh thì chỉ cần vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được.

Bạn có thể trang trí xung quanh chậu thủy sinh vài bức tượng nhỏ hay nuôi cá bảy màu để ăn lăng quăng.

Bạn có thể mua cây phú quý trên các trang thương mại như Tiki, Shopee

Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây phú quý ở các cửa hàng cây cảnh, cây giống hoặc tìm trên các trang thương mại điện tử uy tín như Lazada, Tiki, Shopee,… với mức giá dao động từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bạn có biết cây phú quý không có nguồn gốc từ tự nhiên?

Thực chất, cây phú quý không phải có nguồn gốc từ tự nhiên. Năm 1982, nhà thực vật học người Indonesia ông Grogori đã tạo ra giống cây phú quý này bằng cách lai tạo

Advertisement

nhà khoa học này đã chuyển đổi màu xanh tự nhiên của lá sang màu sắc đỏ hồng.

Đặt cây trong phòng khách

. Sau nhiều nghiên cứu và lai tạo thực nghiệm

Theo phong thủy thì cây phú quý có khả năng làm sạch không khí có mang ý nghĩa tài lộc, thích hợp để đặt ngoài phòng khách. Khi đặt cây thì không nên đặt ở dưới vị trí gần điều hòa vì khiến cây khó phát triển, sinh sôi. Ngoài ra không đặt cây trước cửa phòng khách, làm vậy sẽ chắn luồng vượng khí chảy vào nhà. Bạn có thể đặt cây ở kệ tivi, gần bàn uống nước,…

Đặt cây trong phòng ngủ

Những cây cần ít nước, có kích thước nhỏ như cây phú quý thích hợp trong ở trong phòng ngủ. Theo phong thủy thì việc trồng cây có màu xanh nhạt tạo cho gia chủ cảm giác thoải mái, thư giãn và giúp có 1 giấc ngủ sâu.

Bạn nên đặt vị trí cách xa giường ngủ, đặc biệt là đầu giường. Khi đặt trong phòng ngủ, cây phú quý sẽ hút những khí độc, làm sạch không khí trong phòng ngủ. Bạn cần đặt cây ở hướng Đông hoặc Đông Nam, cây phú quý sẽ được dón nắng để cây sinh trưởng tốt hơn.

Phía trên là ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phú quý, mong chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh mang lại phú quý và may mắn này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu Ích Của Cây Đa Búp Đỏ trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!