Bạn đang xem bài viết Du Lịch Bhutan, Hòa Mình Vào Không Khí Mùa Lễ Hội được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch mùa lễ hội tại Bhutan bạn sẽ luôn nhìn thấy những sắc màu rực rỡ, ngập tràn hạnh phúc và vô cùng náo nhiệt. Khi đó, những người dân địa phương sẽ khoác lên mình những trang phục truyền thống lộng lẫy nhất và diễn lại những truyền thuyết lịch sử từ lâu đời của dân tộc.Vương quốc Bhutan, nổi tiếng nhờ khung cảnh thiên như nguyên sơ hung vĩ, nằm nép mình bên dãy Himalaya huyền thoại cùng một nền văn hóa lâu đời, mà biểu hiện rõ nét nhất chính là qua những lễ hội. Cuối hè đầu thu là thời điểm nhiều lễ hội tại Bhutan được diễn ra và thu hút nhiều du khách đến tham gia du lịch mùa lễ hội tại Bhutan.
Theo quan niệm của người dân đây chính là thời điểm tốt đẹp, ngày lành tháng tốt và các nghi thức lễ hội này đều xoay quanh về công đức và tưởng niệm đức Phật Liên Hoa Sinh.
Lễ hội Thimphu TshechuThimphu Tshechu là một lễ hội lớn nhất tại Bhutan, thường được tổ chức từ mùng 10 tháng 8 âm lịch và được kéo dài trong vòng 3 ngày. Tuy được tổ chức trong 3 ngày nhưng đây được xem là một lễ hội có ý nghĩa quan trọng với người dân Bhutan, là dịp để mọi người tịnh tâm, gột rửa bản thân trong một năm qua và tự nhắc nhở chính mình về ý nghĩa của cuộc sống.
Thông thường, trong các ngày lễ hội người dân sẽ tập trung về tu viện Tashichho Dzong, đây là tu viện Phật giáo lớn nằm ở phía Bắc thủ đô Thimphu. Sau đó, mọi người cùng nhau trang hoàng khắp nơi bằng những bộ váy áo màu sắc rực rỡ và cùng nhảy điệu múa “Cham”-một điệu múa gắn liền với văn hóa Phật giáo của Tây Tạng. Lễ hội Thimphu Tshechu là dịp để cho con người gắn kết với nhau thông qua các nghi thức tín ngưỡng, văn hóa và mang một ý nghĩa quan trọng với đời sống tinh thần người Bhutan.
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, những điệu múa Cham truyền thống sẽ lần lượt được diễn ra. Các vũ công sẽ đeo những mặt nạ được thiết kế nhiều màu sắc và nhảy múa trên nền nhạc được chơi bởi các nhà sư. Đa số những điệu múa này sẽ miêu tả lại công đức to lớn của Đức phật Liên Hoa Sinh, thể hiện sự kính ngưỡng của người dân dành cho những vị thần, đem lại sự thanh tinh cho tâm hồn và còn là lời cầu mong hạnh phúc đến với mọi người thưởng thức điệu múa.
Lễ hội Paro Tshechu
Bên cạnh những hoạt động ca múa, thì trong lễ hội Paro Tshechu diễn ra vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư hằng năm. Điều đặc biệt nhất chính là vào ngày cuối cùng của lễ hội, mọi người sẽ cùng nhau chiêm ngưỡng bức tranh Thangka khổng lồ bao phủ hết mặt tiền thiền viện.
Tranh Thangka (hay Tangka, Thanka) là dạng tranh có hình chữ nhật của người Bhutan, có ý nghĩa mang điều tốt lành, được được làm từ các loại vải bông hoặc lụa và có thể cuộn lại được. Những đề tài phổ biến trên bức tranh thường là về Phật giáo, các nữ thần trong Hindu giáo, Pháp luân hay Dược sư Phật…
Bức tranh Thangka khổng lồ sẽ được mang ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Paro Tshechu, được mở ra trước lúc bình minh để ánh sáng mặt trời không làm ảnh hưởng đến màu sắc trong tranh. Thường người dân địa phương tham gia lễ hội sẽ thức dậy rất sớm, xếp thành hàng dài để chờ đợi đến lượt chạm tay về tranh Thangka. Theo quan niệm của người Bhutan, khi họ chiêm ngưỡng và chạm tay vào bức tranh Đức Phật sẽ chứng giám, bảo hộ và ban phước lành cho họ.
Vào ngày cuối của lễ hội Paro Tshechu, một bức Thangka khổng lồ sẽ được trưng bày. Bức tranh sẽ được mở ra trước khi mặt trời mọc để ánh sáng mặt trời không làm tổn hại tới màu sắc trong tranh. Mọi người sẽ đến rất sớm, xếp thành hàng dài và chờ tới lượt để chạm tay vào Thangka. Họ tin rằng khi chiêm ngưỡng và chạm tay vào bức tranh này Đức Phật chứng giám và ban phước lành cho họ.
Lễ hội Punakha Drubchen
Đây được xem là một lễ hội độc đáo nhất tại Bhutan,ý nghĩa của lễ hội bắt nguồn từ việc tôn vinh chiến thắng của người anh hùng Zhabdrung Ngawang Namgyal, người đã đứng lên lãnh đạo nhân dân từ 8 ngôi làng của Thimphu tập hợp nên quân đội và đẩy lùi giặc ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ.
Khi đến với dịp lễ hội Punakha Drubchen, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến người dân Bhutan tái diễn lại những trận đánh một cách hoành tráng, những vũ sẽ khoác lên các trang phục biểu diển để mô phỏng lại cuộc chiến, cùng các vũ khí, giáp trụ,… Bạn sẽ trải nghiệm được nhiều kiến thức về lịch sử của người Bhutan, cùng các truyền thống lịch sử lâu đời của xứ sở hạnh phúc này.
Lễ hội mùa hè Haa
Tuy không mang nặng về ý nghĩa lịch sử như các lên hội trên, lễ hội mùa hè Haa được tổ chức vào tháng 7 hằng năm, là một lễ hội mới tại Bhutan. Tại đây, du khách cùng người dân địa phương có hội cùng nhau thưởng thức những màn trình diễn mang đậm chất văn hóa, tôn giáo và nhiều hoạt động thể thao đặc sắc trong lễ hội.
Trong suốt từ 2 – 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách du lịch mùa lễ hội tại Bhutan có thể tự mình tham gia vào những hoạt động như nhảy múa trong nền nhạc truyền thống, cưỡi bò Tây Tạng hay thưởng thức các món ăn địa phương.
Lễ hội Wangdue Phodrang Tshechu
Khi đến thăm Bhutan vào khoảng tháng Mười đến tháng Mười Một âm lịch hằng năm, bạn sẽ có cơ hội đắm mình trong không khí lễ hội Wangdue Phodrang Tshechu tưng bừng. Trong 3 ngày lễ hội, người dân địa phương cùng du khách sẽ kéo về Wangdue Phodrang để tham gia lễ hội, cùng nhảy múa để chào mừng niềm vui trong cuộc sống.
Đăng bởi: Tấn Phát
Từ khoá: Du lịch Bhutan, hòa mình vào không khí mùa lễ hội
Du Lịch Thái Lan Cùng Hòa Mình Vào Lễ Hội Loi Krathong
Nếu du khách đã từng đến Thái Lan thì sẽ không bao giờ quên được niềm vui náo nhiệt mà đất nước hiếu khách này mang lại. Từ lễ hội té nước truyền thống, đến đường phố hào nhoáng Pattaya, từ những bãi biển xanh như ngọc của Phuket, đến những khu du lịch thương mại hiện đại bậc nhất của Bangkok. Nhưng, Thái Lan – một “thiên đường du lịch” sẽ không hoàn thiện nếu thiếu mất đi tính chất bí ẩn và một chút ma thuật mầu nhiệm. Đó là lúc du khách nhìn thấy ở Thái Lan hình ảnh hàng vạn chiếc lồng đèn được làm từ lá chuối với ánh nến huyền bí được thả trôi từ các con sông, rạch nước, kênh hào… Và nếu vô tình đứng ở bờ biển, du khách sẽ được dịp chứng kiến một phòng khiêu vũ trải rộng ra vô tận của đại dương với những nàng tiên ánh sáng không ngừng nhảy múa. Lập lòe trong làn nước, nhún nhảy với gió, ánh sáng huyền ảo ấy, tất cả tạo nên một đêm ngoạn mục của ánh sáng, lễ hội ánh sáng, hay còn gọi là lễ hội thả đèn hoa đăng Loy Krathong.
Lễ hội Loy Krathong được diễn ra vào mỗi dịp trăng tròn của tháng 12 Phật lịch (khoảng giữa tháng 11 dương lịch). Đây là lễ hội lớn thứ 2 trong năm (sau Tết truyền thống Songkran) và cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất và cổ nhất của đất nước Thái Lan.
Lễ hội này đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.
Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “trôi”, còn “krathong” là chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Theo truyền thống, krathong được làm từ lá chuối hoặc các lớp thân cây chuối hoặc các tua của cây hoa huệ nhện (spider lillies). Một krathong gồm có thức ăn, trầu cau, hoa, nhang, nến và tiền xu. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoa đăng làm bằng nhựa mô phỏng theo hình dáng hoa đăng làm bằng lá chuối dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều được giữ nguyên vẹn đó là bông hoa đăng được thả là sự hoà lẫn của ánh sáng, mùi thơm của hoa và hương nồng của những cây nhang. Một vài đồng bạc lẻ thỉnh thoảng cũng được đặt vào để dâng lên các thần sông. Suốt đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ. Nhiều người tin là lễ hội này bắt nguồn từ một tập tục cổ xưa là thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông.
Lễ hội Loi Krathong được tổ chức lớn nhất tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Ở những nơi này, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền, thi kết hoa đăng; thi sắc đẹp Miss Nopphamat; thưởng thức ẩm thực Thái và các chương trình văn nghệ dân gian, âm nhạc truyền thống Thái.
Nếu đến Thái Lan đúng vào dịp diễn ra lễ hội, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội cùng tham gia với người dân nơi đây. Hãy chuẩn bị cho mình các lễ vật (krathong) của người Thái kết bằng lá chuối và thả cùng hoa đăng trên những dòng sông, với lời cầu chúc an lành cho năm sau. Những chiếc krathong được trang trí công phu bằng hoa tươi, lá cây đan kết thành bông hoa sen, có nến và nhang thơm. Trong quá trình thả krathong, người ta còn có phong tục cắt một ít móng tay, tóc và bỏ 1 đồng xu vào krathong.
Lễ hội bắt đầu cũng là lúc mùa màng chuẩn bị kết thúc. Tất cả các nghi thức bao gồm thắp nến, ước nguyện, thả krathong được thực hiện với niềm tin rằng những chiếc krathong này sẽ xua đuổi những điều xấu, những điều không may mắn. Và để thể hiện sự tưởng nhớ đến Mẹ Nước, những bông hoa đăng với nến, hoa, tiền xu và nhang sẽ được người dân thả xuống ở bất cứ nơi đâu có nước.
Theo một vài tài liệu nói về sự ra đời của lễ hội Loy Krathong thì nghi thức thả hoa đăng không có mối quan hệ ràng buộc nào với tín ngưỡng tôn giáo. Nó đơn thuần chỉ là một hoạt động vui chơi. Ý tưởng thả hoa đăng chỉ là một tập quán của các nhà vua Thái có từ thời đại vương triều Sukhothay. Tuy nhiên, căn cứ vào chính hệ thống tín ngưỡng tinh thần mạnh mẽ của người dân Thái Lan đối với Mẹ Nước – thả Krathông là một cử chỉ thể hiện lòng tôn kính với Mẹ Nước và cầu xin Mẹ tha thứ cho những việc làm không tốt trong quá khứ. Một số người tin rằng nếu có thể giữ cho nến trong krathong cháy tận cho đến khi krathong trôi khuất tầm mắt có nghĩa là krathong đó đã mang đi những điều xấu và mang lại những điều may mắn cho người thả. Ngày nay, hầu hết mọi người dân Thái Lan cũng quan niệm rằng thả krathong là lời cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng sẽ bắt đầu mọi việc bằng cả sự lạc quan.
Đăng bởi: Thúy Kiều
Từ khoá: Du lịch Thái Lan cùng hòa mình vào lễ hội Loi Krathong
Hòa Mình Vào Những Lễ Hội Mùa Thu Ở Châu Á Đặc Sắc Nhất
Không chỉ có tết Trung thu, Diwali ở Ấn Độ hay Loi Krathong ở Thái Lan cũng là lễ hội mùa thu ở châu Á thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch.
Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, giống như các ngày lễ lớn khác, những lễ hội mùa thu ở châu Á đều vô cùng thú vị, thu hút không chỉ người dân địa phương mà khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Nếu như Việt Nam, Trung Quốc có Tết Trung thu, Ấn Độ có Diwali thì lễ hội đèn trời Loi Krathong là ngày lễ đặc sắc nhất ở Thái Lan,…
Kinh nghiệm khám phá các lễ hội mùa thu ở châu Á Tết Trung thu
Lễ hội rước đèn gắn liền với Tết Trung thu ở các nước châu Á. Ảnh: vietnamtravel
Nhắc đến lễ hội mùa thu nổi tiếng ở châu Á là nhớ đến tết Trung thu, ngày lễ được tổ chức ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Việt Nam, đến Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Tết Trung thu diễn ra vào rằm tháng 8 Âm lịch, tức là khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 Dương lịch. Đối với một số nơi sự kiện này để đánh dấu mùa thu hoạch hàng năm, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất là để con người tận hưởng khoảng thời gian sum họp ngắn ngủi với gia đình, bạn bè và người thân yêu sau những ngày làm việc vất vả.
Tết Trung thu cùng người thân yêu quây quần bên mâm cỗ, thưởng thức bánh nướng bánh dẻo và ngắm trăng. Ảnh: tripsavvy
Bánh trung thu là đặc sản không thể thiếu trong ngày tết trông trăng. Cả gia đình cùng nhau ngồi quây quần bên mâm cỗ ngày rằm, ngắm trăng sáng và thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo ngọt lịm cùng tách trà thơm là kỷ niệm đáng nhớ với nhiều người châu Á.
Ngày quốc khánh ở Trung Quốc
Hình ảnh đèn lồng đầy màu sắc vào mỗi dịp tết trông trăng. Ảnh: victoriahotels
Ngày quốc khánh ở Trung Quốc được coi là một trong những lễ hội mùa thu ở châu Á. Bạn có biết tại sao lại thế? Ngày lễ này được tổ chức vào ngày 1/10, rộn ràng khắp nơi với các buổi hòa nhạc, bắn pháo hoa và cũng là “tuần lễ vàng” của người Trung Quốc khi ai ai cũng lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ.
Pháo hoa rợp trời trong ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc. Ảnh: chinadaily
Vào dịp này, hàng trăm nghìn người dân địa phương chưa kể khách du lịch đổ về thủ đô Bắc Kinh để chiêm ngưỡng vẻ hoành tráng của Quảng trường Thiên An Môn trong thời điểm rảnh rỗi hiếm hoi. Các điểm tham quan du lịch Trung Quốc nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, Tây An hay phương tiện công cộng cũng được lấp kín bởi du khách.
Hội chợ lạc đà Pushkar ở Ấn Độ
Đây là thời điểm những địa danh nổi tiếng của Trung Quốc đông đúc nhất. Ảnh: Pinterest
Dù bạn có thích lạc đà hay không, thì Hội chợ Lạc đà Pushkar (hay “Hội chợ Pushkar”) vẫn là một lễ hội mùa thu đặc sắc ở châu Á mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Sự kiện thu hút hơn 100.000 người dân địa phương và khách du lịch đến xem, mua bán hoặc cổ vũ cho cuộc đua lớn nhất của hơn 50.000 con lạc đà ở Rajasthan, Ấn Độ.
Hội chợ Lạc đà Pushkar ở một trong những lễ hội nhiều màu sắc nhất ở châu Á. Ảnh: traeminentindiatours
Các trò chơi, lễ hội hóa trang, cuộc thi, âm nhạc và các gian hàng cùng nhiều hoạt động biểu diễn khác kéo dài đến cuối mùa thu và bạn hãy chắc chắn rằng đã đặt trước nơi lưu trú để đến tham gia lễ hội này. Nếu lễ hội mùa thu ở châu Á này là chưa đủ, sau đó hãy tiếp tục đến Jaisalmer để thử cưỡi lạc đà trên sa mạc hoang vu.
Lễ hội ánh sáng Diwali ở Ấn Độ
Hãy sẵn sàng tham gia vào lễ hội kéo dài nhiều ngày trên sa mạc. Ảnh: tripsavvy
Diwali hay Deepvali là lễ hội truyền thống lớn nhất của người Ấn Độ, được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 10 hoặc tháng 11 tùy từng năm. Xuất phát từ tín ngưỡng huyền thoại, được tổ chức để tưởng nhớ về các vị thần hoặc ở một số nơi là dịp để tưởng nhớ đức vua Rama trong sử thi Ấn Độ.
Diwali là lễ hội ánh sáng lớn nhất thế giới được tổ chức tại Ấn Độ. Ảnh: wiikitravel
Vào lễ hội mùa thu ở châu Á nổi tiếng này, khắp nơi được trang hoàng với ánh sáng đầy màu sắc, những ngôi nhà trang trí với đèn, nến, đèn lồng lung linh, pháo hoa lấp lánh rực trời. Các hội chợ và buổi biểu diễn tổ chức suốt cả tuần, còn người dân đều mặc quần áo mới hoặc trang phục sarry truyền thống đi khắp nơi gặp gỡ lẫn nhau.
Vào dịp này khắp nơi được trang hoàng đầy màu sắc, người dân trong trang phục truyền thống. Ảnh: learnreligions
Đặc biệt đây cũng là dịp để bạn tha hồ hòa mình trong điệu nhạc Bollywood, thưởng thức các món ăn đặc sắc, bánh ngọt hấp dẫn của ấm thực Ấn Độ. Lễ hội mùa thu ở châu Á Diwali không chỉ diễn ra ở Ấn Độ mà còn phổ biến ở một số quốc gia như Sri Lanka, Malaysia, Singapore và những nơi khác có đông người theo đạo Hindu.
Loi Krathong / Yi Peng ở Thái Lan
Đừng quên thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc của ẩm thực Ấn Độ. Ảnh: timesofindia
Loi Krathong và Yi Peng là 2 lễ hội nổi tiếng thế giới ở Thái Lan thường được tổ chức cùng nhau vào tháng 11 hàng năm. Vào dịp này, bầu trời Thái Lan không chỉ có những vì sao mà còn được lấp đầy bởi hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh, còn bên dưới là những chiếc thuyền ánh nến lấp lánh lênh đênh trên sông, tạo nên khung cảnh khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Lễ hội thả đèn trời Loi Krathong siêu hoành tráng ở Thái Lan. Ảnh: tripsavvy
Chính vì thế, đây là một trong những lễ hội mùa thu ở châu Á đông đúc nhất, ai cũng muốn được dừng chân ở Thái Lan để tự tay thả chiếc đèn lồng mang theo ước nguyện của mình, hoặc chỉ đơn giản là đắm mình trong khung cảnh đầy lãng mạn.
Đây cũng là lễ hội mùa thu ở châu Á được check in cực nhiều trên mạng xã hội. Ảnh: vietgiaitri
Vì lý do an toàn, đèn lồng có thể không được thả ở Bangkok. Mặc dù bạn vẫn sẽ tìm thấy nhiều lễ kỷ niệm văn hóa ở thủ đô, nhưng hãy đến miền Bắc Thái Lan để có những lễ kỷ niệm ngoạn mục và lý tưởng nhất là thành phố Chiang Mai.
Lễ hội ăn chay Phuket ở Thái Lan
Không khí sôi động đầy màu sắc của lễ hội ăn chay Phuket. Ảnh: hotels
Lễ hội ăn chay kéo dài 9 ngày ở Phuket, Thái Lan, được diễn ra vào đầu tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm người dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khiến nhiều du khách khiếp sợ khi người tham gia phải thể hiện lòng tôn kính cũng như xua đuổi tà ác bằng việc “bấm khuyên” trên miệng hay mặt bằng những vật dụng sắc nhọn.
Mộc Nhiên
Theo Báo Thể thao Việt Nam
Đăng bởi: Lực Nguyễn
Từ khoá: Hòa mình vào những lễ hội mùa thu ở châu Á đặc sắc nhất
Hoà Mình Vào Không Khí Vui Tươi Của Lễ Hội Thuyền Rồng Ở Trung Quốc
Ý nghĩa lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc
Trong nền văn hoá phương Đông nói chung và văn hoá Trung Hoa nói riêng, rồng là một loại vật linh thiêng trong truyền thuyết, tượng trưng cho sức mạnh, sự trang nghiêm và uy quyền. Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc được tổ chức đầu tiên tại Phiêng Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông).
Ý nghĩa lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: PxHere.
Tương truyền, lễ hội mang này ban đầu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ người anh hùng Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là vị quan nước Sở, nổi tiếng với lòng trung quân ái quốc. Khi hay tin Sở bị Tần đánh bại, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Kính trọng tấm lòng trong sạch của ông, người dân địa phương đã ném xuống lòng sông đủ loại thức ăn với mong muốn cá tôm đừng ăn mất xác ông.
Ngư dân tham gia lễ hội sôi động. Ảnh: ivivu.
Ngày nay, lễ hội thuyền rồng là hoạt động cầu bình an và tránh xa bệnh dịch. Cứ vào ngày 5/5 Âm lịch, hay cũng chính là ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm, trên các con sông khắp Trung Quốc sẽ xuất hiện từng hàng dài những chiếc thuyền điêu khắc hình rồng màu sắc sặc sỡ. Người ngồi trên thuyền mặc những bộ trang phục truyền thống và có nhiệm vụ ném bánh nếp, bánh gạo, trứng luộc.. xuống sông.
Các hoạt động sôi nổi trong lễ hội thuyền rồng ở Trung QuốcTương tự như hội đua thuyền ở Việt Nam, lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc cũng gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ mở đầu là khoảng thời gian linh thiêng để người dân dâng hương, thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên, các vị thần sông và thần biển. Đây được xem là phần quan trọng và tất yếu bậc nhất của ngày hội.
Những chiếc thuyền sặc sỡ sắc màu. Ảnh: Unsplash.
Điểm đặc sắc nhất là phần Hội diễn ra sau đó, cũng chính là cuộc đua thuyền trên sông của ngư dân. Các nhóm chèo thuyền rồng cạnh tranh nhau quyết liệt giữa những hồi trống dồn dập vang dội cả khúc sông.
Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc, ngoài các hoạt động chính trên, lễ hội thuyền rồng còn có những cuộc thi đặc biệt khác. Người ta tổ chức các cuộc thi uống rượu, thi nấu cơm trên thuyền, hội thi điêu khắc đầu rồng…
Lễ hội thuyền rồng đậm đà bản sắc dân tộc Trung Quốc. Ảnh: bookish.
Đến tham dự lễ hội, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng và hoà mình trọn vẹn vào bầu không khí sôi động đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội Trung Quốc này. Đặc biệt hơn nữa, ở lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc cũng phục vụ rất nhiều những món ăn ngon vô cùng hấp dẫn mang đậm nét văn hoá ẩm thực truyền thống Trung Hoa.
Các món ăn trong lễ hội thuyền rồng ở Trung QuốcLà một trong tám ngày lễ lớn nhất trong năm tại Trung Quốc, ltại lễ hội thuyền rồng có rất nhiều các món ăn phong phú, cầu kì cả về nội dung lẫn hình thức. Ba món ăn phổ biến nhất trong dịp này chính là bánh ú, bánh rán vừng và trứng hấp trà.
Bánh ú (Bánh nếp đậu)Bánh ú hay còn gọi là bánh nếp đậu, là một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Hoa và là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội đua thuyền rồng. Những chiếc bánh nếp được gói lại thành hình tam giác, bên trong là nhân đậu đỏ ngọt nhẹ, mềm mại, biểu trưng cho tiết tháo và tấm lòng trung trinh.
bánh ú trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: family.
Ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách làm bánh ú khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì đây cũng giống như bánh ú phổ biến ở miền Nam nước ta: là một loại bánh nếp hấp lá tre, bên trong có nhân đậu. Để tạo hình tam giác đặc biệt cho bánh, người ta thường cuốn lá tre vào một chiếc khuôn hình phễu, đổ nhân đậu đỏ vào sau đó mới gói bánh lại. Bánh có lớp vỏ bằng gạo nếp dẻo bùi, thơm mùi lá non, ở giữa là lớp nhân đậu đỏ beo béo sần sật. Cách làm bánh ú tuy đơn giản nhưng bánh lại có hương vị rất đặc trưng, thơm ngon khó quên.
Bánh rán vừngBánh rán vừng là món ăn tráng miệng khá quen thuộc, nhưng tại lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc, món bánh này được biến tấu có chút khác biệt. Giống như bánh ú, bánh rán vừng cũng có nhân đậu, thường người ta yêu thích nhất là đậu đỏ. Lý do vì màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc, đủ đầy và may mắn. Đây là màu sắc được người Trung Hoa sử dụng rất nhiều trong các lễ hội.
bánh rán vừng trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: gotadi.
Bánh rán vừng được làm tự bột gạo nếp, bên ngoài phủ một lớp vừng đều khắp vỏ, khi cắn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ lẫn trong từng miếng bánh giòn, dai, mềm dẻo. Du lịch Trung Quốc nhất định không được bỏ lỡ món bánh đặc biệt này.
Trứng hấp tràKhác với bánh ú và bánh rán vừng là các món bánh ngọt rất quen thuộc, trứng hấp trà lại là một món ăn khá lạ và độc đáo chỉ có trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Người ta chuẩn bị những quả trứng gà tròn trịa, tươi mới. Trứng được hấp với nước trà pha loãng thay vì chỉ hấp với nước trắng thông thường. Lòng trắng khá dai và giòn, lớp vỏ trứng được nhuộm màu đỏ thẫm rất bắt mắt và độc đáo.
trứng hấp trà trong lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc. Ảnh: tripcom.
Để góp phần thêm màu sắc, người ta cũng thường tô vẽ thêm trên lớp vỏ trứng cho sinh động. Trứng thường đặt trong chiếc túi vải thêu hoa, đeo vào cổ trẻ con như một lời chúc may mắn.
An
Đăng bởi: Diễm Quỳnh
Từ khoá: Hoà mình vào không khí vui tươi của lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc
Rừng Trúc Juknokwon, Chuyến Du Lịch Mùa Hè Hòa Mình Vào Thiên Nhiên
Bạn đang tìm kiếm một không gian nghỉ dưỡng thư thái và gần gũi với thiên nhiên ở Hàn Quốc, rừng trúc Juknokwon chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Không gian rợp bóng mát xanh biệc của rừng trúc sẽ khiến bạn không khỏi choáng ngợp và thích thú.
Khám phá rừng trúc Juknokwon nổi tiếng xứ Hàn Ý nghĩa của rừng trúc Juknokwon đối với con người Hàn QuốcĐối với người Hàn, trúc hay tre không đơn thuần là một loại cây để sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Nó còn là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người đàn ông. Dáng cây thẳng tắp hiên ngang trước bão tố như sức mạnh và tinh thần của đấng mày râu.
Ý nghĩa đặc biệt của rừng trúc Juknokwon
Rừng trúc rợn ngợp hàng cây mọc cao vút, thẳng tắp và dày đặc, tạo nên khu rừng xanh ngọc bích ấn tượng. Nơi đây không chỉ là điểm tham quan, nghỉ dưỡng mà còn tượng cho sức manh kiên cường, bản lĩnh của người dân Hàn Quốc.
Vị trí của rừng trúc JuknokwonRừng trúc Juknokwon nằm trong tổng thể cảnh quan nhân tạo phía sau ngôi trường Nho giáo ở Damyang, tỉnh Jeollanam, phía Nam đất nước Hàn Quốc. Đây là khu rừng trúc lớn nhất xứ củ sâm, được nhiều du khách lựa chọn đến du lịch Hàn Quốc. Trong không gian rộng lớn của rừng trúc xanh biếc, xen kẽ đó còn có thác nước và vọng lâu. Tất cả họa lên bức tranh thiên nhiên lãng mạn, phảng phất nét huyền bí, kiêu sa.
Chuyến du lịch mùa hè hòa mình trong không gian xanh của rừng trúc Thư giãn trong không gian xanh mát của rừng trúcMùa hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được dạo bước trong không gian xanh mát của rừng trúc Juknokwon. Không khí mát mẻ của cây xanh cùng đường mòn đi bộ đẹp mê hồn làm rạo rực trái tim người lữ hành. Những hàng tre thẳng tắp, cao vút như bao bọc lấy cả khu rừng, không để cho ánh nắng lọt qua, tạo không gian mát rượi dành cho khách du lịch.
Du lịch Hàn Quốc khám phá rừng trúc, bạn nhận ra được nhiều điều thú vị.
Du lịch Hàn Quốc khám phá rừng trúc, bạn nhận ra được nhiều điều thú vị. Xen kẽ giữa những đường tre trải dài, rải rác những cây chè xanh mang đến một hương thơm dễ chịu, dịu mát. Những thác nước, vọng lâu càng làm tăng thêm vẻ hùng vĩ, lãng mạn của cảnh quan. Cùng với đó là sân chơi nhỏ cho trẻ em, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi hay ăn uống, vui chơi.
Đặc biệt, những đường mòn đi bộ tự nhiên xanh mát thích hợp cho việc tận hưởng không khí mát lành trong những buổi sớm mai. Tiếng rì rào của trúc trong gió, tiếng chim líu lo khiến lòng người an yên, thư giãn.
Điều đặc biệt chỉ có tại Juknokwon Trải nghiệm làng văn hóa thực nghiệm Jukhyang (hương tre)Ngày 22-4 năm nay, thành phố Damyang tổ chức kỷ niệm ngày khai trương làng văn hóa thực nghiệm Jukhyang (hương tre) tại Daenamu-gol, gần rừng trúc Juknokwon. Đây là nơi nghỉ ngơi theo kiểu nhà ở truyền thống Hanok với diện tích 98,000m2. Ghé thăm ngôi làng, du khách sẽ bắt gặp những căn nhà điển hình của thời Joseon (1392-1910) trải dọc theo phố Damyang, bao gồm các khu vực Sikyeong-jeong, Songang-jeong, Myeon-Am-jeong và Myeongok-heon.
Rung tre Damyang ở Jeollanam-do
Bao quanh làng là những hồ nước be bé xinh xinh tại rừng trúc Juknokwon. Chạy dọc theo nó còn có con đường mòn duyên dáng, điểm dạo bộ sau một ngày dài dong duổi. Cùng với đó là một vườn cảnh với những vòi phun nước theo lối Hàn Quốc cổ xưa. Đây là điểm check-in tuyệt vời cho những tín đồ đam mê sống ảo. Khung cảnh ngôi làng càng thêm thi vị với rừng tre hai bên bờ sông Guanbang, những con đường ngoằn ngoèo nhưng yên bình.
Rừng trúc Juknokwon, chuyến du lịch mùa hè hòa mình vào thiên nhiên. Còn gì tuyệt hơn giữa ngày hè oi bức được dạo bước trong khu rừng tre xanh mát, cao vút không lọt chút ánh nắng?
Đăng bởi: đinh Thái Hà
Từ khoá: Rừng trúc Juknokwon, chuyến du lịch mùa hè hòa mình vào thiên nhiên
Kinh Nghiệm Du Lịch Đức Vào Mùa Lễ Hội Dành Cho Các Tín Đồ Khám Phá
Đức được xem là cái nôi hội tụ nhiều nền văn hóa truyền thống phong phú. Vì vậy mà các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức thường diễn ra quanh năm. Bất kỳ du khách nào đã từng có cơ hội khám phá những lễ hội này đều sẽ khó lòng quên được nét độc đáo của văn hóa nước Đức.
Các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức Lễ hội bia OktoberfestLễ hội bia Oktoberfest – Một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức. Nguồn: VietnamPlus
Đến với lễ hội bia Oktoberfest, du khách không chỉ thưởng thức những cốc bia mát lạnh mà còn được đắm chìm trong vũ điệu âm nhạc truyền thống và những trò chơi thú vị do ban tổ chức đưa ra.
Lễ hội Ánh sáng BerlinNhắc tới các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức du khách không thể nào có thể bỏ qua Lễ hội Ánh sáng Berlin. Lễ hội này diễn ra vào khoảng tháng 10 hàng năm. Khi tham gia vào Lễ hội Ánh sáng chắc chắn bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi khung cảnh của thủ đô giống như một bức tranh tuyệt sắc được tạo nên bằng ánh sáng. Tất cả các công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng ở Berlin đều sẽ được thắp sáng lên bằng các chùm ánh sáng rực rỡ tạo nên một khung cảnh thành phố về đêm không còn gì tuyệt hơn. Đây có lẽ cũng là một trong những nét đặc sắc chỉ có tại văn hóa nước Đức mà thôi.
Nhắc tới lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức không thể không nhắc tới Lễ hội Ánh sáng Berlin. Nguồn: Đại lý Aeroflot
Lễ hội bí ngô ở LudwigsburgLễ hội bí ngô ở Ludwigsburg được biết đến là một lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức đồng thời cũng là lễ hội bí ngô lớn nhất thế giới. Khi tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm tuyệt tác độc đáo được tạo nên từ những quả bí ngô ngộ nghĩnh. Giờ đây những trái bí ngô giống như những tác phẩm nghệ thuật được thổi hồn nên bởi sự sáng tạo đầy thú vị. Tại lễ hội sẽ diễn ra các cuộc thi đấu để tìm ra tác phẩm đặc sắc nhất hay những quả bí ngô nặng cân nhất để tăng sự sôi động cho lễ hội.
Độc đáo lễ hội bí ngô Ludwigsburg – Một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức. Nguồn: Du học Halo
Nổi bật trong Lễ hội bí ngô ở Ludwigsburg là sự kiện đua thuyền bí ngô được rất nhiều người háo hức chờ đón. Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp để du khách thưởng thức các món ăn đặc trưng được chế biến từ bí ngô mang đậm văn hóa nước Đức như cơm bí ngô risotto, súp,…
Lễ hội CarnivalNếu muốn khám phá văn hóa nước Đức, du khách tuyệt đối không thể bỏ qua lễ hội Carnival – một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức. Lễ hội chính thức bắt đầu vào lúc 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 11. Trong lễ hội này, người dân sẽ đeo những chiếc mặt nạ kinh dị để đóng giả hồn ma, phù thủy hay quỷ sứ.
Khám phá Carnival – Lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức. Nguồn: Vnexpress
Một trong các lễ hội Carnival được tổ chức tại Köln sẽ có sự tham gia của 105 câu lạc bộ. Từ đó họ sẽ bầu ra 3 người để làm Người nông dân, Hoàng tử và nàng Trinh nữ. Những nhân vật này sẽ là những doanh nhân độ tuổi trung niên. Họ hóa trang thành 3 nhân vật này, ngồi trên cao và ném kẹo xuống phía đám đông.
Bên cạnh đó, trong một số ngày tổ chức lễ hội thường sẽ có những đám rước. Khi đám rước đi ngang qua các con phố, đám đông sẽ hòa theo không khí của đoàn rước và hát vang những khúc ca của địa phương.
Lễ hội Asparagus và Onionfest, Schwetzingen và WeimarCác lễ hội nổi tiếng của nước Đức thường được tổ chức vào các mùa vụ quan trọng trong năm. Trong đó Lễ hội Lễ hội Asparagus và Onionfest, Schwetzingen và Weimar là 2 lễ hội mùa thu hoạch lớn nhất tại đất nước này. Khi tham gia lễ hội này, bạn có thể thỏ thích mua các loại thực phẩm tươi ngon nhất, thưởng thức các món ăn hấp dẫn nhất và mặc những bộ trang phục độc đáo, ấn tượng nhất.
Lễ hội Rhein in Flammen (Rhine in Flames)Lễ hội Rhein in Flammen cũng là một trong các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức rất được mọi người mong chờ. Cứ vào mùa lễ hội Rhein in Flammen , những vườn nho chín mong hay những ngôi nhà bên bờ sông Rhine đều sẽ được thắp sáng rực rỡ bởi màn bắn pháo hoa hoành tráng. Cùng với các “bữa tiệc” pháo hoa đã mắt, bạn cũng có thể tham gia vào buổi hòa nhạc, hội chợ hay một số hoạt động giải trí khác ở trên bờ.
Choáng ngợp trước sự hoành tráng của các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức. Nguồn: koblenztouristik
Lẽ hội này thường diễn ra trên cả nước từ tháng 5 đến tháng 9. Cụ thể thời gian diễn ra:
Siebengebirge (Bonn): 06/05/2023
Rüdesheim Bingen: 01/07/2023
Spay and Koblenz: 12/08/2023
Oberwesel: 09/09/2023
Goar/St. Goarshausen: 16/09/2023
Lễ hội Quốc tế Châu Phi Lễ hội Reeperbahn, HamburgReeperbahn là một lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức và được nhiều người dân chờ đón mỗi năm. Đây là một trong những lễ hội về âm nhạc lớn được tổ chức tại thành phố cảng Hamburg. Chỉ trong vòng 4 ngày diễn ra lễ hội nhưng có tới gần 800 buổi lễ hòa nhạc được tổ chức ở các quán bar, câu lạc bộ, đại lộ âm nhạc khác nhau. Lễ hội này cũng là dịp để các công ty âm nhạc lớn nhỏ ra mắt thị trường và khám phá ra những ngôi sao tài năng tương lai.
Lễ hội rượu vang Wurstmarkt, Bad DurkheimKhông chỉ có bia mà lễ hội rượu vang cũng được coi là một trong số những lễ hội rượu vang lớn nhất thế giới. Lễ hội rượu vang Wurstmarkt có niên đại từ những năm 1417 và vẫn được lưu giữ tới tận bây giờ. Lễ hội này được tổ chức định kì vào tháng 9 và thu hút khoảng 600 nghìn người mỗi năm. Tới đây bạn sẽ có cơ hội thưởng thức 36 loại vang nổi tiếng và ngon nhất của Đức đến từ Riesling, Pinot, và Gewurztraminer, Wurstmarkt.
Lễ hội Walpurgisnacht, Heidelberg Lễ hội Trung Cổ Liên hoan nhạc Jazz quốc tế Dixieland DresdenNếu là một người yêu thích âm nhạc thì bạn không thể bỏ qua liên hoan nhạc Jazz quốc tế Dixieland Dresden. Đây cũng được cho là một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức mà du khách khó lòng bỏ lỡ. Liên hoan nhạc Jazz này được xếp vào liên hoan âm nhạc lâu đời nhất ở Châu u. Lễ hội này thực sự thú vị với hoạt động ngoài trời trên sông Elbe. Hàng năm sẽ có khoảng 350 ngoại sĩ tham gia vào liên hoan nhạc Jazz quốc tế Dixieland Dresden.
Đi du lịch thời điểm nào để có thể trải nghiệm các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức? Phương tiện di chuyển vào mùa lễ hội ở ĐứcĐức là một trong những nước phát triển bậc nhất tại châu Âu vì thế nên hệ thống giao thông công cộng cũng cực kì hiện đại. Bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khi di chuyển tới nhiều nơi tham gia các lễ hội.
Có rất nhiều phương tiện di chuyển thuận tiện khi bạn đến Đức
Bạn cần chuẩn bị những gì khi tới khám phá các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức? Xin visa đi du lịch Đức Chỗ ởDựa vào số tiền và địa điểm các lễ hội mà bạn muốn tham gia để có lựa chọn chỗ ở sao cho phù hợp nhất. Nếu có nhiều chi phí bạn có thể chọn các khách sạn cao cấp để chuyến đi của mình thực sự thoải mái. Tuy nhiên nếu với mức chi phí ít ỏi hơn hoặc bạn cần phải di chuyển nhiều tới các thành phố để tham gia các lễ hội thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các nhà nghỉ bình dân hơn để phù hợp nhất với chuyến trải nghiệm văn hóa nước Đức của mình.
Chi tiêuỞ Đức sử dụng đồng euro là chủ yếu. Bạn hoàn toàn có thể đổi tiền và séc du lịch tại các văn phòng ngoại tệ ở Đức. Các chi phí ở Đức khá đắt đỏ. Nếu như bạn muốn đi nhiều nơi khám phá nhiều các lễ hội ở Đức thì đừng quên tính toán chi tiêu một cách hợp lý. Bởi lẽ khi tham gia các hoạt động lễ hội chắc chắn sẽ tốn rất nhiều khoản phí phát sinh. Đừng quên mua đầy đủ các vật dụng cần thiết để tránh trường hợp phải chi tiêu lãng phí khi đi du lịch ở Đức.
Một số lưu ý khi tham gia các lễ hội văn hóa nổi tiếng của ĐứcVì mỗi lễ hội đều mang một sắc truyền thống khác nhau tại đất nước này nên chắc chắn tại mỗi lễ hội đều sẽ có những quy tắc riêng. Vì vậy trước khi tới đây du lịch cũng như khám phá các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức, cẩm nang du lịch Đức khuyên bạn nên tìm hiểu thật kĩ các thông tin về lễ hội đó trước khi tham gia. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức không đáng có.
Các hoạt động chủ yếu tại các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức chủ yếu vẫn là những hoạt động vui chơi giải trí nên bạn hãy đặc biệt chuẩn bị kĩ càng các vật dụng cần thiết như khăn lau, bình nước để tiết kiệm các chi phí không cần thiết. Ngoài ra bạn cũng đừng quên mang theo các loại quần áo phù hợp để khi tham gia các hoạt động vận động ngoài trời bạn sẽ có trang phục phù hợp.
Để có thể tận hưởng được không khí thú vị các lễ hội, bạn đừng quên kết bạn với những người bạn mới ở đây. Và biết đâu nhưng người bạn này lại chính là hướng dẫn viên du lịch lý tưởng cho chuyến đi khám phá nước Đức của bạn thì sao. Những lúc như thế này nếu biết thêm một chút ngoại ngữ chắc chắn là một lợi thế.
Lễ hội thường sẽ rất đông đúc. Trung bình mỗi lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đức thường sẽ thu hút hàng trăm nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Do đó, dù rất mải mê với những cuộc vui bạn cũng cần phải đặc biệt chú ý với các vật dụng cá nhân của mình. Sẽ rất tội tề nếu như bạn đánh mất toàn bộ tiền bạc hay giấy tờ cần thiết ở một đất nước xa xôi như Đức.
Nếu như bạn đi theo tour, đừng vì sự lôi cuốn của lễ hội mà tách đoàn đi riêng lẻ để tránh trường hợp bạn có thể bị lạc. Điều này chắc chắn sẽ làm gián đoạn chuyến đi của bạn đấy.
Phương Anh
Đăng bởi: Ngân Đỗ
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Đức vào mùa lễ hội dành cho các tín đồ khám phá
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Bhutan, Hòa Mình Vào Không Khí Mùa Lễ Hội trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!