Bạn đang xem bài viết Du Lịch Hàn Quốc Khám Phá 8 Nét Đặc Trưng Trong Nền Văn Hóa Xứ Kim Chi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch Hàn Quốc nên biết về nền văn hóa Hàn Quốc. Văn hóa Hàn Quốc đã tồn tại cách đây hơn 5.000 năm, bất chấp sự đồng hóa từ những nước láng giềng. Nền văn hóa ấy rất đặc biệt, và không thể lẫn lộn với nơi khác.
1. Kimchi là món không thể thiếu trong nền văn hóa Hàn QuốcKimchi là món ăn kèm không thể thiếu trong bữa ăn người Hàn, đó là món cải thảo muối với bột ớt đỏ và bột cá cơm. Kim chi có vị hơi hăng, cay và chua. Ngoài là món ăn kèm thì nó còn là nguyên liệu để nấu các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc như canh kim chi, lẩu kim chi,… Kimchi là biểu tượng của văn hóa Hàn Quốc. Nó xuất hiện ở mọi nơi, từ mâm cơm của kẻ nghèo đến những bàn tiệc thịnh soạn của vua chúa. Năm 2013, văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Tháo giày trước khi vào nhàTrước khi vào một ngôi nhà của người Hàn Quốc, điều đầu tiên mà bạn phải làm để thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà đó là tháo giày, dép. Đó là một điều không thể thiếu trong nền văn hóa xứ kim chi. Người Hàn Quốc có thói quen ăn, ngủ, ngồi, sinh hoạt…tất tần tật mọi thứ đều ở dưới sàn nhà. Vì vậy, họ luôn giữ sàn nhà sạch sẽ mọi lúc. Họ sẽ rất khó chịu khi có ai đó mang giày dép vào nhà, điều đó thể hiện bạn là người không lịch sự.
3. Thói quen uống rượu SojuHàn Quốc có văn hóa uống rượu, và loại rượu mang quốc hồn, quốc túy của họ là soju, một loại rượu làm từ vỏ cây, thường là cây sắn, có độ cồn thấp. Nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc là họ thường sử dụng Soju với đồ ăn. Họ thường rủ nhau uống rượu theo nhóm, thường xuyên nâng ly và hô “geonbae”(chúc mừng) và uống một hơi hết ly. Người Hàn Quốc có nghi thức uống rượu vô cùng đặc biệt: Đó là không bao giờ tự rót rượu cho mình, vì đó là một cử chỉ thiếu lịch sự. Nếu người rót rượu có vị trí, cấp bậc hay tuổi tác thấp hơn người kia, thì phải đặt một tay lên ngực hoặc lên khuỷu tay để thể hiện sự tôn kính. Còn nếu là người nhận rượu, thì phải dùng hai tay để đỡ ly. Khi được người khác rót cho mình, thì phải uống hết, không nên để thừa trong ly. Đó là văn hóa Hàn Quốc trong việc uống rượu.
4. Thói quen ăn cơmGiống như người Việt mình, cơm là món chính trong các bữa ăn, đó là thói quen văn hóa Hàn Quốc. Điều này ăn sâu vào văn hóa của họ, đến nỗi một trong những lời chào phổ biến nhất của họ là “Bap meogeosseoyo?”, nghĩa là “Bạn đã ăn cơm chưa?”
Tuy nhiên, khác với mình, đó là người Hàn Quốc thường ăn cơm bằng thìa, và họ không bao giờ nâng bát cơm lên miệng để và cả. Ngoài ra, họ cũng không cắm đũa lên tô cơm như mình, vì việc đó giống như kiểu đang cúng cơm cho người chết vậy.
5. Các cuộc biểu tình dân chủNgười Hàn Quốc đã trải qua những giai đoạn đấu tranh hết sức khó khăn để mang lại xã hội dân chủ như bây giờ, và là một trong những Quốc gia với nề dân chủ đứng đầu thế giới.
Tuy nhiên, những bất đồng quan điểm vẫn còn tồn tại giữa nhân dân và chính phủ. Bằng chứng là thi thoảng lại có những cuộc biểu tình phản đối nổ ra. Những người biểu tình sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bạo lực có, ôn hòa có, và hành động điên rồ cũng có.
6. Trekking là trò tiêu khiển Quốc giaĐịa hình Hàn Quốc chủ yếu là miền núi nên không có gì ngạc nhiên khi trekking là trò tiêu khiển phổ biến của họ, và cũng là nét đặc trưng trong văn hóa Hàn Quốc. Ngay cả những thành phố đông đúc nhất, thì cũng có những ngọn núi để trekking, mà phía dưới là dòng xe nhộn nhịp.
Khi leo núi, người Hàn thường mỉm cười chào đón nhau và họ có thói quen chia sẻ thức ăn và đồ uống cho người khác. Mọi người thường dừng nghỉ chân ăn uống ở một nhà hàng trên núi với đồ rán và rượu gạo.
7. Thói quen ăn thịt chóVâng, thịt chó là một món ăn khoái khẩu của một số người Hàn Quốc. Mặc dù chính phủ cũng đã vận động đóng cửa các nhà hàng boshingtang (súp thịt chó), để cải thiện “hình ảnh” của đất nước.
Thịt chó chủ yếu được tiêu thụ trong mùa hè và thường được đàn ông ưa chuộng, vì họ cho rằng thịt chó bổ dưỡng và tăng cường thể lực. Và cũng rất khó thay đổi, vì ăn thịt chó đã là thói quen của văn hóa Hàn Quốc từ lâu.
8. Chủ nghĩa dân tộcHàn Quốc là một quốc gia vô cùng coi trọng niềm tự hào dân tộc, và niềm tự hào này trở thành chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của họ.
Bằng chứng là ở các sự kiện thể thao, hàng ngàn người hâm mộ Hàn Quốc nhiệt tình cổ vũ đội tuyển quốc gia của họ với những tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng nhạc, cờ hoa.
Chủ nghĩa dân tộc cũng đặc biệt sôi sục mỗi khi họ nói về tội ác mà Nhật Bản đã từng gây ra trong quá khứ. Nhật Bản xâm chiếm đất nước họ nhiều lần, biến Triều Tiên trở thành thuộc địa trong gần nửa đầu của thế kỷ 20, chiếm một phần mười số nguồn lực của đất nước và cưỡng ép hàng ngàn phụ nữ làm nô lệ tình dục.
Đăng bởi: Lê Khánh Linh
Từ khoá: Du lịch Hàn Quốc khám phá 8 nét đặc trưng trong nền văn hóa xứ kim chi
Khám Phá Nền Văn Hóa Đặc Trưng Của Đài Loan
Giới thiệu về nền văn hóa Đài Loan
Du lịch Đài Loan luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách, mang đến những giây phút trải nghiệm không thể nào quên. Đặc biệt những phút giây khám phá nền văn hóa đa dạng đặc sặc của đất nước tuyệt vời này. Tới Đài Loan, bạn sẽ được biết đến những nền văn hóa truyền thống của các quốc gia lân cận như: Nhật Bản, Trung Quốc và học thuyết tín ngưỡng Khổng Tử. Cùng với đó là sự du nhập văn hóa phương Tây tạo nên sức hút vô cùng độc đáo, và ấn tượng.
Du lịch Đài Loan luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách
Đài Loan có khoảng 4,9 triệu Phật tử, đạo Hồi khoảng 52.000 người, hơn 420 nghìn người đạo Tin lành và 295.742 người đạo Thiên Chúa Giáo. Trong đó, Nho giáo Khổng Tử cũng ảnh hưởng lớn đến phong tục, tập quán của người Đài Loan. Vì vậy mà các ngày giỗ Tổ tiên, ngày lễ truyền thống vẫn giữ phong tục đốt vàng mã. Đài Loan sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời, không thể nào quên trong suốt cuộc hành trình.
Khám phá nền văn hóa đặc trưng của Đài Loan
Văn hóa uống trà đạo của người Đài Loan
Trà đạo đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc ở Đài Loan. Vì vậy khi tham gia tour du lich Dai Loan sẽ đưa bạn khám phá văn hóa trà đạo và hiểu hơn về nó. Để pha trà ngon người pha trà cần tinh tế, và kiên trì, phải có niềm đam mê trà thực sự thì mới biết cách pha trà ngon.
Văn hóa uống trà đạo của người Đài Loan
Trà đạo của người Đài Loan là cả một quá trình công phu, và độc đáo. Người dân ở đây rất thích uống trà, họ thường ngồi trò chuyện, tâm sự cùng nhau, và thưởng thức những chén trà với hương vị vô cùng thơm ngon. Du khách đã lựa chọn du lịch Đài Loan nhất định phải học văn hóa uống trà của người Đài ít nhất một lần trong đời.
Văn hóa ẩm thực
Du khách sẽ bị cuốn hút và hấp dẫn bởi những món ăn mang đậm chất truyền thống, không chỉ về màu sắc, hương vị. Tour Đài Loan sẽ là cơ hội để du khách tha hồ thưởng thức những món ăn đường phố ngon miệng, và đảm bảo an toàn vệ sinh, hay ở những nhà hàng sang trọng. Những món ăn bạn không nên bỏ lỡ như: Đậu phụ thối, xôi ống, trà sữa trân châu, bánh bao nhân thịt… Tất cả đều có hương vị đậm đà, khó quên và mang đậm nét đặc trưng.
Văn hóa về trang phục
Trong tour Dai Loan du khách nên lựa chọn những bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh, để không bị hiểu lầm hay khiến cho người dân bản địa không mấy thiện cảm. Bởi vì người dân Đài Loan họ rất chú trọng đến trang phục. Nguyên tắc ăn mặc của người Đài Loan là tránh màu trắng, đen, đỏ. Họ quan niệm màu trắng, đen là màu của tang tóc, màu đỏ là màu của hỉ sự cưới hỏi nên cũng cần hạn chế.
Chú ý về trang phục khi tham gia tour Đài Loan
Văn hóa giao tiếp
Người Đài Loan có tư tưởng Nho học, vì vậy mà họ rất lịch sự, gia giáo, kính trên nhường dưới, nhã nhặn, nam nữ thụ thụ bất thân. Nếu đang chuẩn bị đi du lịch Đài Loan bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kĩ về văn hóa giao tiếp, để tránh sơ ý mắc lỗi, hay những điều cấm kỵ khi đến với quốc đảo xinh đẹp này. Người dân Đài Loan rất mến khách, và hòa đồng họ luôn nở nụ cười trên môi với du khách.
Văn hóa ăn trầu
Giống như người Việt Nam, người Đài Loan cũng có văn hóa truyền thống ăn trầu. Nhưng khác so với nước ta là phụ nữ ăn trầu, ở Đài Loan chủ yếu là nam giới.
Trầu Đài Loan
Văn hóa tặng quà
Tham gia tour du lịch Đài Loan, nếu bạn muốn tặng món quà thể hiện sự thành kính, hay cảm ơn đối với người Đài Loan. Tốt nhất du khách nên lựa chọn những món quà như rượu, hoa quả, bánh ngọt và lưu ý một điều là không bao giờ được tặng đồng hồ. Khi nhận được món quà từ bạn, người Đài Loan sẽ đáp trả lại bằng một món quà khác, bạn không được mở món quà trước mặt họ, mà chỉ nên nói cảm ơn một cách chân thành.
Phong tục lì xì đầu năm
Tết Âm Lịch là ngày Tết cổ truyền của người Đài, vào dịp này con cháu những người đi làm ăn xa sẽ tụ họp, và quây quần bên gia đình. Sau bữa cơm đoàn viên, những người lớn tuổi sẽ lì xì cho trẻ em và chúc những điều tốt đẹp nhất. Phong tục lì xì đầu năm của người Đài Loan không khác gì so với ở nước ta, và người dân Đài Loan rất coi trọng ngày Tết cổ truyền. Vì vậy mà trong dịp Tết nếu người thân vì lý do nào đó không về được, thì họ sẽ để cái chén, đôi đũa tượng trưng như họ đang tham dự bữa cơm đoàn viên.
Du lịch Đài Loan là cơ hội để du khách được tìm hiểu và khám phá về nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của người dân Đài. Từ đó hiểu rõ hơn về con người cũng như những nét tương đồng với văn hóa người Việt. Chúc cho chuyến du lịch Dai Loan của bạn sẽ vô cùng ý nghĩa, và mang đến cho bạn những giây phút không thể nào quên.
Đăng bởi: Lệ Hằng
Từ khoá: Khám phá nền văn hóa đặc trưng của Đài Loan
Khám Phá Di Sản Văn Hóa Thế Giới Tại Xứ Kim Chi
Hang động Seokguram (Thạch Quật) và chùa bulguk (Phật Quốc) tại thành phố Gyeongju
Hang động Seokguram được thế giới biết đến như là một tác phẩm mỹ thuật Phật giáo lớn nhất. Seokguram là ngôi đền trong hang đá của chùa Bulguksa. Người ta xem đây là một phần của đất Phật – nơi cất giữ rất nhiều di sản quý của quốc gia và là không gian tâm linh thiêng liêng của người Hàn Quốc.
Chùa Haeinsa tại tỉnh Gyeongsangnamdo
Chùa Haeinsa (Hải Ân Tự) là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc, được biết đến không chỉ bởi kiến trúc nổi bật mà còn bởi là nơi lưu giữ bộ chạm khắc kinh Phật cổ Tripitaka Koreana – một tập hợp của hơn 81.258 tấm gỗ có khắc kinh phật trên đó và đã được lưu giữ ở đây từ năm 1398.
Điện thờ Jongmyo (Tông Miếu)
Tọa lạc ở quận Jongrogu, Seoul, là điện thờ tổ hoàng gia của triều đại Joseon. Ngôi đền này thể hiện lịch sử cũng như vị thế của từng nhân vật trong hoàng tộc. Không chỉ vậy, đền Jongmyo còn là nơi nhà vua thường xuyên đến thăm và thắp hương cũng như tham gia vào các nghi lễ tưởng nhớ tới tổ tiên, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, sự ấm no đến với vương quốc và nhân dân của mình.
Cung điện Changdeokgung (Xương Đức)
Tọa lạc ở Thủ đô Seoul, là 1 trong 5 cung điện Hoàng gia của triều đại Joseon. Ở bên trong cung điện Changdeok được trưng bày nhiều đồ cổ, tượng điêu khắc có giá trị… đó là những tư liệu quý giá để khách du lịch có thể tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc và cuộc sống hoàng cung thời bấy giờ. Khuôn viên đẹp, thơ mộng, có vườn thượng uyển tuyệt diệu và những tòa lâu đài cổ kính đồ sộ, nguy nga được bảo tồn gần như là nguyên vẹn từ thời Chosun (1392 – 1910) là nét đặc trưng của nơi đây.
Thành cổ Hwaseong (Hoa Thành)
Nằm ở chân núi Paltalsan tại Suwon, tỉnh Gyeonggi-do, cách Thủ đô Seoul 30 km. Bốn cổng vào thành Hwaseong đều có các pháo đài nhỏ bao quanh, phân bố ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Pháo đài mang nét đặc trưng tiêu biểu cho cấu trúc pháo đài ở vùng Viễn Đông. Đây là công trình được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận để thực hiện chức năng bảo vệ thành phố Suwon. Pháo đài còn là cầu nối thương mại và là một công trình văn hóa vô cùng độc đáo.
Cụm di tích mộ đá ở huyện Gochang, Hwasun và Ganghwa
Nằm ở phía Tây của Hàn Quốc, là nơi tập trung những ngôi mộ đá từ thời tiền sử, được tạo ra từ khoảng thế kỷ I trước Công Nguyên và mang giá trị khảo cổ học lớn. Mộ đá được thiết kế bao gồm từ 2 tấm đá trở lên nâng đỡ một tấm đá lớn. Đây là kiểu mộ đá được xây dựng hết sức đơn giản, những phiến đá được dựng đứng, bên dưới là thi hài các nhân vật quan trọng thuộc thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng.
Khu di tích lịch sử thành phố Gyeongju
Nằm ở Đông Nam tỉnh Gyeongsang Bắc, Gyeongju hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính với nhiều di tích lịch sử, đền đài, chùa tháp và cung điện. Nơi đây, được mệnh danh là “bảo tàng không có những bức tường” với những di tích khu lăng mộ, đền đài, chùa tháp và cung điện gợi nhắc về triều đại kéo dài hơn 1.000 năm lịch sử của vương quốc cổ Silla.
Đảo núi lửa Jeju và hệ thống dung nham của đảo Jeju
Là một khu vực rộng lớn nằm trên đảo Jeju của Hàn Quốc. Đảo Jeju là hòn đảo lớn nhất, nổi tiếng nhất của xứ sở kim chi, được hình thành từ những đợt phun trào núi lửa. Di sản này đã đóng góp một phần quan trọng và độc nhất để các nhà khoa học, địa chất trên toàn thế giới có thêm hiểu biết về sự hình thành cũng như phát triển của núi lửa trên toàn thế giới. Khu lăng tẩm triều đại Joseon
Được xây dựng từ năm 1408 – 1966 gồm nhiều ngôi mộ nằm rải rác trên 18 địa điểm để tưởng nhớ tổ tiên và khẳng định quyền lực của hoàng gia. Cảnh quan xung quanh Khu lăng tẩm Hoàng gia Joseon được xây dựng theo những nguyên tắc của thuật phong thủy Hàn Quốc, tạo nên một không gian tinh tế cho truyền thống văn hóa thờ cúng tổ tiên và những lễ nghi đi kèm.
Hai ngôi làng cổ Hahoe và Yangdong
Là hai ngôi làng gia tộc lịch sử mang tính đại diện nhất cho Hàn Quốc. Làng Wolseong Yangdong có khoảng 150 ngôi nhà tranh lợp mái lá truyền thống, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV – XV. Cách bố trí và vị trí của những ngôi làng này đã thể hiện được nét văn hóa độc đáo của giới quý tộc Nho giáo vào giai đoạn đầu của triều đại Joseon (1392-1910).
Tường thành Namhansanseong (Nam Hán Sơn Thành)
Nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, thành trong dài 9 km, thành ngoài dài 2.7 km. Thành có đặc điểm là tường thành bên trong thấp và mỏng nhưng tường thành bên ngoài lại cao và hiểm trở. Ngoài bốn cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc, thành còn có tới 16 cửa bí mật, là nơi để đón quân tiếp viện, nhận vũ khí, lương thực. Namhansanseong cũng là tường thành trên núi được sử dụng làm hoàng cung và được gọi là thủ đô dã chiến lớn nhất, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Di tích lịch sử vương triều Baekje
Gồm các tường thành và mộ cổ triều đại Baekje nằm rải rác ở các điểm trên vùng Gongju, Buyeo (tỉnh Nam Chungcheong) và Iksan (tỉnh Bắc Jeolla) gồm 8 di tích chính và một số di tích được xây dựng trong giai đoạn sau.
Khu di tích này không chỉ là những công trình kiến trúc mang giá trị mỹ thuật cao mà còn là minh chứng duy nhất còn lại của một nền văn hóa truyền thống thời kỳ Baekje (bắt đầu từ năm 18 trước Công Nguyên đến thế kỷ VII).
Đăng bởi: Hưng Huỳnh Duy
Từ khoá: Khám phá di sản văn hóa thế giới tại xứ Kim Chi
9 Loại Kim Chi Đặc Trưng Của Ẩm Thực Hàn Quốc
Baechu Kimchi (kim chi cải thảo Napa)
Baechu Kimchi hay kim chi cải thảo Napa là một loại kim chi thường được làm vào mùa đông tại Hàn Quốc bằng cách xát muối cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị lên từng lớp lá cải thảo, sau đó bảo quản trong lọ hoặc hộp kín. Trước đây, kim chi không cay cũng không có màu đỏ đậm. Hiện nay, đây là loại kim chi được ưa chuộng nhất và được mọi người gọi chung là kim chi cải thảo.
Đây là một trong những loại kim chi phổ biến và được yêu thích nhất ở Hàn Quốc
Trong số các loại kim chi, Baechu Kimchi là món ăn kèm không thể thiếu trong các nhà hàng Hàn Quốc và đặc biệt là các nhà hàng chuyên đồ nướng. Ngoài ra, kim chi baechu cũng là nguyên liệu chính tạo nên món lẩu kim chi tuyệt ngon của ẩm thực Hàn Quốc.
Hương vị của kim chi bắp cải có sự khác nhau giữa các vùng. Ở miền Bắc, người ta thường thái nhỏ củ cải, trộn đều với gia vị rồi rải đều lên lá cải muối. Ở khu vực miền Nam, họ thường rải “so” (một thành phần không phổ biến ở miền Bắc) trộn với nước luộc hải sản khá mặn và bột gạo nếp lên toàn bộ bắp cải. Ở những khu vực lạnh giá hơn, kim chi mặn hơn, ngon hơn và có màu sẫm hơn.
Kkakdugi (Kimchi củ cải hình khối)
Kkakdugi, còn được gọi là kim chi củ cải hình khối, là một loại kim chi giòn được làm từ củ cải. Kkakdugi đã tồn tại hơn 200 năm vì nó ra đời vào thời vua Jeong-jo (1752-1800). Ngày nay, kkakdugi là một trong những món ăn phụ được phục vụ nhiều trong các nhà hàng Hàn Quốc. Nhưng vào triều đại Joseon, nó là một món ăn hiếm chỉ được phục vụ cho giới thượng lưu.
Kkakdugi khi ăn vừa giòn vừa ngon với vị cay ngọt hấp dẫn
Tương tự như kimchi baechu, kkakdugi chứa các thành phần như ớt, tỏi băm nhỏ và tôm lên men muối. Kimchi kkakdugi có vị ngọt dễ chịu nên thường được ăn kèm với các món ăn đậm đà hương vị như súp xương bò Hàn Quốc (Seolleongtang), thịt bò, súp sườn (Galbitang), mì lát Hàn Quốc (Kalguksu),… Mặc dù củ cải có quanh năm nhưng mùa đông củ cải Hàn Quốc sẽ ngọt hơn. Đó cũng là lý do tại sao nhiều món ăn phụ của Hàn Quốc vào mùa đông được làm từ củ cải.
Gat kimchi (kim chi lá mù tạt)
So với baechu và kkakdugi, gat kimchi hay kim chi lá mù tạt là loại kim chi ít được phổ biến ở bên ngoài Hàn Quốc. Mặc dù không rõ loại kim chi này ra đời năm nào nhưng nó có nguồn gốc từ tỉnh Nam Jeolla. Đặc biệt hơn, gat kimchi được sinh ra trên đảo Dolsan, nơi nổi tiếng với việc trồng mù tạt xanh. Do đó, nhiều người Hàn Quốc còn gọi Đảo Dolsan là “Dolsangat”.
Gat kimchi là một món ăn phụ phổ biến ở tỉnh Jeolla
Gat kimchi được làm từ các nguyên liệu cơ bản như: mù tạt xanh, bột gạo nếp và bột cá cơm lên men. Gat ở đây có nghĩa là lá mù tạt. Đây là một loại rau phổ biến ở Hàn Quốc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như vitamin A, C và K. Lá mù tạt cũng có có mùi vị rất đặc trưng và kích thích vị giác. Thời gian để muối món kim chi này thường mất khoảng 1 tháng. Nếu sử dụng đủ muối, món ăn có thể được bảo quản cho đến mùa xuân hoặc thậm chí là mùa hè. Gat kimchi ngon nhất khi ăn với hải sản sống hoặc ganjang gejang, cua ướp nước tương.
Nabak Kimchi (Kimchi nước)
Là một trong các loại kim chi đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc, Nabak kimchi được làm bằng cách cắt các lát củ cải theo hình vuông, ướp muối, thêm rau và gia vị cắt nhỏ. Cuối cùng người ta sẽ ngâm tất cả các nguyên liệu này trong nước gia vị. Món kim chi này càng ít cay thì càng ngon. Tại xứ Hàn, Nabak Kimchi cũng là loại kim chi phổ biến và có vào tất cả các mùa quanh năm.
Đây là một trong những loại kim chi ít cay nhất của người Hàn
Để có món nabak kimchi hoàn hảo nhất, khi làm cần phải rắc đều muối lên bắp cải và củ cải, nếu không món ăn sẽ bị mặn quá. Các nguyên liệu khác sẽ được cắt nhỏ để nước dùng không bị đặc và dính. Kim chi Nabak thường được ăn với tteokguk (súp bánh gạo) hay món ăn truyền thống trong năm mới của người Hàn Quốc được gọi là Seollal.
Oi Sobagi (Kimchi dưa chuột)
Oi Sobagi là loại kim chi phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa hè ở Hàn Quốc. Chúng được làm bằng cách lên men dưa chuột nên rất giòn và mang đến cảm giác vô cùng sảng khoái khi thưởng thức. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các loại kim chi khác, Oi Sobagi không phải bảo quản và lên men trong thời gian dài. Thay vào đó, nó được ăn chỉ trong vài ngày, vì vậy bạn có thể thưởng thức hương vị tươi ngon nhất của dưa chuột.
Trông thật hấp dẫn và ngon miệng phải không nào?
Để làm Oi Sobagi, người Hàn Quốc thường xẻ đôi quả dưa chuột theo chiều dọc, không cắt một đầu. Sau đó nhồi với hẹ thái nhỏ và hành tây, hành lá băm nhỏ, tỏi băm và ớt đỏ. Để các nguyên liệu không bị rơi ra ngoài, họ cũng dùng dao rạch nhiều đường trên quả dưa chuột. Người Hàn Quốc thường ăn Oi Sobagi với súp thịt bò hoặc jajangmyeon.
Yeolmu Kimchi (Kim chi củ cải mùa hè)
Mặc dù mỏng và nhỏ nhưng củ cải non mùa hè là một trong những loại rau phổ biến nhất để làm kim chi vào mùa xuân và mùa hè tại Hàn Quốc. “Yeolmu” ở đây dùng để chỉ các loại củ cải non có rễ kèm theo. Củ cải xanh non khác với củ cải trưởng thành vì chúng thường khá mềm. Kim chi Yeolmu sẽ được làm với những nguyên liệu đơn giản như muối thô, nước mắm và ớt đỏ. Trong ẩm thực Hàn Quốc, loại kim chi này là một sự bổ sung tuyệt vời cho món bibimbap và mì lạnh cay bibim-guksu.
Kim chi Yeolmu rất phổ biến và được yêu thích trong những tháng mùa hè
Bossam Kimchi (Kimchi bọc)
Bạn có thể đã nghe nói về Bossam, một món ăn phổ biến được làm bằng cách gói thịt lợn luộc trong lá cải thảo lớn. Còn Bossam kimchi có nghĩa là kim chi bọc. Đây là món kim chi truyền thống có nguồn gốc từ một vùng ở Hàn Quốc được gọi là Gaeseong.
Loại kim chi này được làm bằng cách thêm gia vị vào các thành phần khác nhau như củ cải, rau, hải sản, thái lát theo kích thước cố định và gói chúng bằng một lá bắp cải thảo lớn. Sau đó, món ăn này được bảo quản và ủ trong hộp trắng. Bossam kimchi phổ biến khắp Hàn Quốc vì nó rất dễ làm và cũng được dùng làm món cuốn độc đáo.
Dongchimi (Kimchi nước củ cải)
Trong triều đại Silla (57 TCN) và triều đại Goryeo (918-1392), kim chi củ cải được tách thành dạng không nước và dạng nước. Điều này đánh dấu sự ra đời của dongchimi, một loại kim chi củ cải nhiều nước. Thành phần chính của nó bao gồm củ cải muối xắt thành miếng nhỏ, lê ngọt Hàn Quốc và nước. Bạn cũng có thể thêm những lát bắp cải để món ăn thêm giòn.
Phần nước kim chi trong dongchimi cho cảm giác vô cùng sảng khoái và hấp dẫn nên được dùng để làm mì lạnh
Mặc dù các thành phần làm kim chi có vẻ không nhiều, nhưng sự kỳ diệu của quá trình lên men đã mang lại một hương vị thơm và vô cùng ngọt ngào cho dongchimi. Một điểm đặc biệt khác của dongchimi là nước kim chi của nó có thể được dùng làm nước dùng cho món mì lạnh. Một số hộ gia đình và nhà hàng phục vụ mul naengmyeon – món mì lạnh mỏng, dai làm từ kiều mạch và tinh bột khoai tây – được làm từ nước dùng dongchimi . Thậm chí còn có một món ăn được gọi là “dongchimi guksu”, dịch theo nghĩa đen là “mì dongchimi”.
Chonggak Kimchi (Kimchi củ cải nguyên củ)
Kim chi Chonggak được làm bằng cách ngâm những củ cải non dày hơn ngón tay một chút. Sau đó, thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho củ cải mà không cần bỏ lá và thân. Thông thường, khi ăn ở các nhà hàng Hàn Quốc, bạn sẽ thấy củ cải muối vàng, nhưng hiếm khi thấy món kim chi Chonggak này. Vì Chonggak Kimchi thực sự mất nhiều thời gian để làm, hơn thế củ cải cũng mất nhiều thời gian để lên men hoàn toàn nên không thích hợp cho các nhà hàng.
Kim chi Chonggak đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc
Loại kim chi này cho đến nay vẫn rất phổ biến trên khắp Hàn Quốc nhưng hương vị sẽ khác nhau giữa các vùng. Ở tỉnh Chungcheong, hương vị của loại kim chi được điều chỉnh đơn giản bằng cách thêm mắm tôm. Ở tỉnh Gyeongsang và tỉnh Jeolla, kim chi làm từ nước mắm trộn với bột gạo là phổ biến nhất. Để bảo quản kim chi chonggak được lâu, người ta thường dùng cá cơm muối và bột gạo.
Hàn Quốc là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trên thế giới. Bởi không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đây còn là nơi sở hữu nền ẩm thực Hàn Quốc vô cùng đa dạng và đặc sắc. Vì thế, nếu bạn cũng là một tín đồ đam mê ăn uống hay muốn tìm hiểu nhiều hơn về ẩm thực đất nước này, còn chờ gì nữa mà không liên hệ book vé máy bay Korean Air đi Hàn Quốc ngay từ bây giờ. Để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất, bạn có thể gọi điện đến Tổng đài vé đi Hàn Quốc hoặc đến trực tiếp tại đại lý vé.
Đăng bởi: Nguyễn Mạnh Quang
Từ khoá: 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc
Những Nét Độc Đáo Trong Văn Hóa Thái Lan Mà Bạn Muốn Khám Phá
Đất nước chúng ta có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, xử sở chùa vàng – văn hóa Thái Lan cũng vậy. Là một đất nước có nền văn hóa Á Đông lâu đời, gắn liền với hoàng gia và phật giáo, Thái Lan mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa độc đáo, thú vị.
Nét đặc trưng chung của văn hóa Thái LanDu khách có thể bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục cổ truyền, cầm sẵn những chiếc dây nơ hồng tết hoa, mỉm cười quàng vào cổ du khách, rồi chắp tay cúi khẽ. Đó là hình ảnh đẹp khiến du khách ưu ái dành tặng Thái Lan cái tên “xứ sở của những nụ cười”, là nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan.
Văn hóa Thái Lan
Những nét độc đáo Tôn sùng đạo PhậtPhật giáo ở Thái Lan được xem là Quốc giáo với khoảng 90% dân số là tín đồ đạo Phật. Vì thế, vai trò của phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thái Lan là vô cùng quan trọng, ngay cả trong hiến pháp vai trò của phật giáo cũng được biểu dương. Nhà nước và dân Thái vô cùng coi trọng và tạo điều kiện hết sức có thể để Phật giáo phát triển, trong đó bao gồm việc phát triển những viện phật học, tăng đoàn phật giáo, trường đại học phật giáo…
Thái Lan Tôn sùng đạo Phật
Người Thái chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Phật nên họ rất sùng đạo, tôn kính hoàng gia và các thứ bậc cũng như tuổi tác, bạn có thể thấy rõ tư tưởng trên qua các lễ hội ở Thái. Họ rất kiêng kị việc chụp ảnh, quay phim hoặc có những hành động thiếu tôn trọng, coi thường tượng Phật.
Trong văn hóa Thái Lan, khi đã đi theo Phật giáo, các thầy tu đất Thái luôn né tránh những người phụ nữ, tránh đụng vào họ và không nhận trực tiếp bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ. Vì vậy, khi đến Thái Lan, các nữ khách nên chú ý và tỏ ra tôn trọng các thầy tu. Cụ thể, nếu gặp thầy tu trên đường, hãy cố tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng.
Sự tôn trọng dành cho hoàng giaThái Lan là đất nước quân chủ lập hiến đứng đầu là vua. Vì vậy, văn hóa Thái Lan cho rằng sự thiếu tôn trọng hoàng gia là phạm luật. Đây được coi như một luật của người Thái, bất cứ hành động hay những nhận xét tiêu cực nào hướng về Vua hoặc thành viên của hoàng tộc đều đem lại bất lợi cho bạn.
Mỗi khi đi qua cung điện hoàng gia hay nhìn thấy hình ảnh của nhà vua, người dân Thái Lan thường cúi gập mình để chào. Vì vậy, nếu đặt chân đến xứ sở chùa Vàng, bạn hãy cẩn thận với từng hành động của mình. Ngoài ra, trên mỗi đồng Baht của Thái đều có in hình của nhà Vua, hãy cẩn thận đối với đồng tiền của mình. Việc đốt, xé hay dẫm lên đều có thể gây ra sự chú ý đối với những người Thái xung quanh.
Múa Thái tượng trưng cho sự mến kháchMúa Thái tượng trưng cho sự mến khách
Múa Thái là điệu múa cổ truyền đặc trưng ở Thái Lan được bắt nguồn từ triều đại Siam với 3 điệu chính là Khon, Lakhon và Fawn Thai. Đây là điệu múa mang phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Khi thực hiện những bài múa này, các vũ công được trang điểm thật kỹ càng, tất cả đều búi tóc cao, đội nón, mang trang sức và trang phục màu vàng, tất cả mọi thứ đều đậm nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan.
Nét đẹp của múa Thái thể hiện ởsự nhẹ nhàng, thư thái. mang vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại nhưng không yếu ớt. Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, múa Thái còn tượng trưng cho tấm lòng thật thà, đôn hậu, mến khách của người dân xứ chùa Vàng.
Điệu múa này thường trình diễn vào các sự kiện quan trọng, các lễ hội lớn của đất nước Thái Lan. Điệu múa có 3 loại và thường được trình diễn, biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau. Trang phục và cách trang sức là một yếu tố không thể thiếu để làm nên vẻ đẹp của những điệu múa.
Công trình văn hóa Thái LanThái Lan sở hữu nhiều cung điện lịch sử với công trình xây dựng độc đáo, đẹp mắt mang đậm nét văn hóa Thái Lan. Chùa ở Thái Lan được xây dựng theo lối kiến trúc, kiểu dáng đặc trưng của văn hóa Thái.
Chùa sơn màu vàng nhũ rất đẹp, bên trong đều được trang trí bởi các pho tượng phật bằng vàng đúc hoặc bằng nhũ đá xanh, được đúc kết và tạo khối chắc chắn, đẹp mắt. Ngoài ra, chùa ở đây còn có nét đặc trưng là phần mái chùa luôn xây nhọn, thẳng đứng ở phần đỉnh mái, tạo ra một cảnh tượng tuyệt đẹp.
Công trình văn hóa Thái Lan
Văn hóa ẩm thực Thái LanNgười Thái coi ẩm thực là thú tiêu khiển ưa thích và mỗi miền lại có nhưng cách ăn và chế biến món ăn riêng. Văn hóa ẩm thực thể hiện qua sự hòa trộn tinh tế của các vị thảo dược và gia vị. Mỗi món ăn đều có sự phối hợp tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng.
Người Thái coi bữa ăn là nơi sum họp thân mật của mọi người trong gia đình nên trong bữa ăn thường chuẩn bị nhiều món với các vị khác nhau như: súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và thêm nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt.
Văn hóa ẩm thực Thái Lan
Chào WaiChào Wai
Người Thái Lan có quan niệm, đầu là nơi liêng thiêng nên khi chào nhau họ sẽ tránh va chạm đầu. Dù là một đứa trẻ hay đối với người lớn tuổi hơn, bạn đều không nên trạm vào đầu họ khi chào họ, thay vào đó hãy chắp tay cao đến cổ, mặt hoặc trán điều này thể hiện sự tôn trọng.
Không đơn giản chỉ là một lời chào, Wai còn có những quy định riêng cần nhớ như người có địa vị thấp hơn sẽ phải chào người có địa vị cao hơn trước. Người dân Thái vẫn rất lịch sự với du khách nước ngoài và có thể bỏ qua nếu họ không hiểu về tập tục này.
Văn hóa giao tiếp của người Thái
Văn hóa Thái Lan còn được tô điểm qua các việc như khi bước vào nhà du khách phải bỏ dép ra; không được tỳ cánh tay sau ghế, vỗ vai hay vỗ lưng người khác vì đó là một hành động xúc phạm đến đối phương,…
Người Thái rất kiêng kị việc đụng chạm vào đầu của người khác hoặc vỗ vai hay xoa đầu trẻ em. Họ cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.
Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này, vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận hay bức xúc.
Theo người Thái, tay phải thể hiện sự cao quý, còn tay trái là sự hèn mọn, xấu xa. Vì vậy, khi tặng quà cho người khác tuyệt đối không được đưa bằng tay trái, nên đưa bằng tay phải hoặc cả hay tay.
Nếu phụ nữ tặng quà cho nhà sư sẽ được chuyển qua nam giới, nếu không nhà sư sẽ dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà.
Người Thái Lan rất kiệng kị việc dùng tay hoặc chân để chỉ đồ vật, người đó là hành vi xấu xa và kém cỏi.
Nếu tặng quà cho người Thái nên tặng đồ kỉ niệm hoặc hoa quả.
Trong thời gian du lịch Thái Lan không nên có những hành vi ảnh hưởng tới nơi công cộng.
Đăng bởi: Đạt Nguyễn
Từ khoá: Những nét độc đáo trong văn hóa Thái Lan mà bạn muốn khám phá
Khám Phá Những Nét Văn Hóa Độc Đáo Đài Loan
Nếu có dịp ghé Đài Loan, bạn sẽ thấy nơi đây vô số những nét văn hóa độc đáo từ ăn uống, kinh doanh đến việc sử dụng thời gian hằng ngày. Chính những sự đặc biệt đó tạo nên sức thu hút cho nơi đây.
Chẳng hạn như nhà hàng Hello Kitty, thì mọi thứ từ đồ ăn đến đồ vặt trong nhà hàng đều mang hình chú mèo. Hoặc nhà hàng Funny Sex dành cho những vị khách trên 18 tuổi, được trang trí bởi những món đồ cùng những món ăn khiến khách hàng ghé đây phải cảm thấy ngại ngùng. Và còn vô số những nhà hàng khác đang đợi du khách khám phá.
Bắt wifi miễn phíĐược biết đến là nơi đầu tiên áp dụng phát wifi miễn phí với quy mô rộng lớn, dành cho tất cả mọi đối tượng tại các thành phố lớn, nơi tập trung những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Người sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần đăng ký bằng điện thoại di động và không cần trả phí.
Sử dụng thịt giảQuốc gia này với mục đích không dùng thịt, nên đã chế biến ra vô số món thịt giả từ các nguồn nguyên liệu bột hoặc rau củ. Sở hữu hơn 6000 nhà hàng chay khác nhai, thịt giả ở đây được tạo nên từ protein đậu nành hoặc lúa mì tạo nên hương vị đặc biệt. Mặc dù không phong phú đa dạng như ẩm thực chay Ấn Độ nhưng món thịt giả Đài Loan vẫn đánh lừa được những thực khách sành ăn nhất.
Đa dạng các chợ đêmĐài Loan sở hữu cho mình rất nhiều khu chợ đêm với vô số những món ăn đường phố nổi tiếng cùng nhiều nét văn hóa rất ấn tượng. Các khu chợ nổi tiếng phải kể đến như chợ đêm Sĩ Lâm, Tây Môn Đinh, Lục Hợp, Phụng Giáp. Thường các khu chợ này bắt đầu hoạt động từ 5 giờ chiều đến nửa đêm với rất nhiều mặt hàng, sản phẩm đa dạng từ quần áo, giày dép đến các đồ điện tử, đồ lưu niệm, nên du khách có rất nhiều sự lựa chọn những món hàng theo sở thích mà mức giá vô cùng bình dân. Ngoài ra, đến với các khu chợ, du khách còn được thưởng thức vô số những món ăn đường phố hấp dẫn.
Sức khỏe luôn được chăm sóc tốt nhấtĐây là quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe được đánh giá tốt nhất trên thế giới. Với sự hài lòng của người dân về bảo hiểm y tế quốc gia luôn ở mức 80%. Là một nơi mà người dân đều có thể viếng thăm bất cứ bác sĩ chuyên gia nào của đất nước này, không phân biệt tầng lớp, địa vị.
Văn hóa bánh bao “Xiao Long Bao”Còn được biết đến với tên gọi khác là Tiểu long bao. Là một món bánh được bán rộng rãi ở khắp mọi con phố Đài Loan, ngon nhất phải kể đến chuỗi nhà hàng Din Tai Fung với bí quyết riêng khiến thực khách say mê, ăn một lần là nhớ mãi hương vị đặc biệt của nó. Chuỗi nhà hàng luôn đào tạo một cách bài bản các đầu bếp để tạo ra những hương vị riêng của họ từ khâu nhào bột đến cuộn và làm nhân bánh. Bánh Xiao Long bao có mức giá không quá mắc, vừa túi tiền của mọi thực khách nên mọi người dễ dàng thưởng thức nó ở bất cứ nơi đâu.
Bảo tàng đồ cổ Trung QuốcTrong cung điện quốc gia Đài Loan có bảo tàng lưu giữ các bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật cổ Trung Quốc vô cùng lớn. Đó là những bức tượng bằng đồng, chạm khắc ngọc bích, thư pháp, sơn mài có giá trị lịch sử thuộc nhiều niên đại khác nhau. Điểm đặc biệt nhất ở đây là bộ sưu tập được chia thành nhiều đợt trong năm để trưng bày, nên du khách phải ghé nơi đây nhiều lần, mỗi lần đều có những khám phá thú vị mới mẻ.
Đăng bởi: Luyến Lê
Từ khoá: Khám phá những nét văn hóa độc đáo Đài Loan
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Hàn Quốc Khám Phá 8 Nét Đặc Trưng Trong Nền Văn Hóa Xứ Kim Chi trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!