Xu Hướng 12/2023 # Hành Trình Đặc Biệt Trên Cao Nguyên Đá Hà Giang # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hành Trình Đặc Biệt Trên Cao Nguyên Đá Hà Giang được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này.

Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Để tới nơi tận cùng ở phía Bắc phải trải qua một cung đường gần 200km từ thành phố Hà Giang qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, rồi tới Đồng Văn.

Cuộc hành trình không quá gian nan nhưng cũng không đơn giản vì cung đường đi hơn 100km đường đèo, dốc, uốn lượn liên tục trên cao nguyên đá. Dù chọn phương tiện gì thì người lái xe phải có sự bình tĩnh, cẩn thận và kỹ năng điêu luyện.

Dốc chín khoanh – Phố Cáo – Đồng văn

Cao nguyên đá hùng vĩ và những mùa hoa trên đá

Cứ 10 người tới cực Bắc, qua vùng cao nguyên đá thì tới 8, 9 muốn quay lại, để được ngắm, cảm và sống nhiều hơn. Lý do không chỉ vì nơi đây là điểm cực thiêng liêng, không chỉ vì vẻ thơ mộng, lãng mạn của những mùa hoa, mà quan trọng nhất là sự hùng vĩ, tráng lệ của khung cảnh.

Hiếm có nơi lại có địa hình đặc biệt và đẹp kỳ vĩ như Hà Giang. Cảm giác mạnh khi đi trên những cung đường quanh co, uống khúc, dốc, đèo, núi điệp trùng thực sự không thể nào quên với ai đã một lần tới vùng địa đầu này.

Trên vùng đất tưởng chỉ có núi, đèo, dốc, đá tai mèo lởm chởm và sự khắc nghiệt đến tàn khốc của thiên nhiên, vẫn gặp những mùa hoa rực rỡ, đẹp đến nao lòng. Suốt cả một cung đường dài, rộng từ Quản Bạ, qua Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc, hoa nở rực rỡ.

Hoa đào trên cao nguyên đá mang nét đẹp riêng, vừa tươi tắn, đậm đà, vừa mạnh mẽ, cứng cáp, vừa hoang dại, đơn sơ

Mùa xuân có lẽ là mùa đẹp nhất, lộng lẫy nhất của miền đất địa đầu Tổ quốc. Bất chấp cái giá lạnh của địa hình núi cao phía Bắc, đào khoe sắc rực rỡ, sắc trắng hoa mận tạo nên vẻ dịu dàng, nên thơ cho xuân miền cực Bắc, hoa cải vàng lung linh trong nắng xuân, hoa lê tinh tế như duyên ngầm ở miền đá nở hoa.

Nhắc đến hoa trên cao nguyên đá, trên miền cực Bắc thì ai cũng nhớ ngay tới tam giác mạch. Tam giác mạch có thể trồng quanh năm nhưng đẹp và rực rỡ nhất là cuối thu. Tam giác mạch cũng có thể trồng ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc nhưng không ở đâu có sắc hoa tam giác mạch hồng tươi, thậm chí ngả sang đỏ sẫm, đậm đà, tươi giòn như trên vùng cực Bắc.

Thu sang cũng là lúc cúc cam, một loài cúc dại nở rộ trên vùng cực Bắc tổ quốc. Với những người thích tĩnh lặng thì cúc cam mới là hoa thu của vùng đất địa đầu Tổ quốc.

Nhiều người tới cao nguyên đá, tới cực Bắc chỉ vì tam giác mạch

Bản sắc dân tộc miền sơn cước

Vùng cực Bắc là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Thái, Lô Lô, Pà Thẻn, Nùng, Dáy, La Chí… nhưng chủ yếu là người Mông. Mỗi dân tộc lại có phong tục, lối sống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục… đặc thù.

Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này. Những ngôi nhà, kiến trúc, lễ hội, ngày chợ phiên, hay đơn giản một bộ trang phục thôi cũng khiến ta xiêu lòng vì cái đẹp đời thường, mộc mạc mà chứa trong nó cả lịch sử, văn hóa một dân tộc, vùng đất.

Những ngôi nhà trình tường, hàng rào đá bao quanh, mái ngói âm dương là những hình ảnh đem lại ấn tượng mạnh cho du khách khi đến với cao nguyên đá, vùng cực Bắc. Vật liệu sẵn có và việc tận dụng tối đa để tổ chức cuộc sống khiến vùng đất nổi tiếng cho ra những khuôn hình, khung cảnh mỹ lệ của sự nguyên sơ, thuần hậu.

Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này

Miền cực Bắc do địa hình, khí hậu rất khắc nghiệt nên cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây còn rất khó khăn. Dân cư làm nông nghiệp, chủ yếu sống bằng trồng trọt, chăn nuôi. Những khó khăn về vật liệu, kỹ thuật, tài chính và cả những bất tiện trong sinh hoạt khiến cho rất nhiều bản làng ở vùng cực Bắc này đã không còn giữ được khung cảnh, kiến trúc, cũng như lối sống truyền thống nữa.

Đến cao nguyên đá, vào nhiều bản khá xa bây giờ khó tìm được những góc rộng, chụp toàn cảnh một bản làng nguyên vẹn khung cảnh, kiến trúc truyền thống. Điều đó khiến nhiều du khách, các nhiếp ảnh gia rất buồn, tiếc nuối, có khi xót xa. Nhưng để giữ lại vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết thì cần rất nhiều nỗ lực của người dân, nhất là chính quyền để vừa cải thiện đời sống, sinh hoạt, vừa giữ bản sắc, khung cảnh, phát triển du lịch bền vững. Bởi khi mất đi những khung cảnh, kiến trúc, nếp sống và bản sắc văn hóa dân tộc thì khi đó vùng cao nguyên đá tận cùng cực Bắc cũng mất đi nguồn thu lớn từ du lịch./.

Theo chúng tôi

Đăng bởi: Văn Huệ

Từ khoá: Hành trình đặc biệt trên cao nguyên đá Hà Giang

Hành Trình Du Lịch Hà Giang – Cao Bằng 5 Ngày 5 Đêm Cực Chi Tiết

Nếu bạn hỏi: “một trong những nơi muốn quay lại nhất?”. Mình sẽ trả lời không cần suy nghĩ: “Hà Giang”! 2 năm trước lần đầu đặt chân đến nơi này, mình đã có một trong những chuyến đi đẹp nhất cuộc đời. Vượt qua bao ngọn đèo, rong đuổi trên miền cao nguyên đá nhưng lòng vẫn muốn hoài quay lại. Lần trở lại này mình muốn cảm nhận một Hà Giang thật đúng nghĩa, muốn tận hưởng cái đẹp thật khác của đất trời cao nguyên đá.

À, muốn khám phá một Cao Bằng thật thơ mộng nữa chứ. Trong bài này mình sẽ review Cao Bằng chủ yếu, bạn nào lần đầu đến Hà Giang có thể tham khảo bài review lần trước của mình. Không đợi lâu nữa, giờ thì bắt đầu thôi nào!

Khoảng cách giữa Hà Giang và Cao Bằng tầm 220km, không quá xa để di chuyển bằng xe máy. Nếu các bạn có ý định quay lại Hà Giang, tại sao không thêm Cao Bằng vào lịch trình. Mình thấy rất hợp lý cho một lần bay ra Bắc đối với những ai từ Sài Gòn như tớ!

Bali giữa lòng Hà Giang!

Phó Bảng đẹp và yên bình.

MÙA NÀO ĐẸP?

Thời tiết 2 tỉnh gần như nhau, thời điểm hợp lý nhất để khám phá Hà Giang và Cao Bằng có lẽ là tháng 9, 10. Lúc này trời không quá lạnh, cũng không quá nóng. Trên khắp cung đường chỉ một màu vàng rực của lúa chín, thác Bản Giốc đúng vào mùa nước đẹp.

Mình đi vào cuối tháng 3, nhiệt độ khá thấp, kèm theo mưa phùn nữa. Nên bạn nào có dự định đi tháng này thì nên cân nhắc hen, nhưng bù lại được đúng mùa hoa Gạo.

DI CHUYỂN

Từ sân bay Nội Bài các bạn đón thẳng xe lên Hà Giang, mình đi xe Mạnh Quân. Nhưng không may book 2 giường ở cuối, trần rất thấp, đi không được thoải mái cho lắm. Mặc dù mình gọi nhà xe từ rất sớm, nhưng bên họ vẫn không hỗ trợ nhiệt tình vụ này, đến mãi ngày gần đi tài xế mới nhớ là mình đã có đặt xe bên họ. Một điểm mình rất không hài lòng với nhà xe Mạnh Quân.

Đến Hà Giang bạn thuê xe máy để di chuyển hen, giá 180k/ ngày cho Sirius. Trả tại Cao Bằng thì thêm 500k (các bạn hẹn nhà xe, rồi ra thẳng bến xe liên tỉnh giao xe tại đấy). Mình thuê bên Hà Giang Paradise, xe mới, chủ hỗ trợ rất nhiệt tình!

Cao Bằng về lại Nội Bài mình book xe Huy Long limousine, giá 350k/ người. Tài xế chạy khá cứng, xe êm. Thời gian đi 6 tiếng là đến nơi. Khoẻ ru.

Hoàng hôn trên bãi đá mặt trăng. Chill thì đừng hỏi!

LỊCH TRÌNH

Ngày 1: Tp Hà Giang – Đồng Văn (120km): Ngủ tại Mèn Mén homestay

Núi mắt thần như một giấc mơ vậy. Lúc mình đi mưa vừa tạnh, cũng là lúc mây vừa kéo đến.

NHỮNG NƠI MÌNH ĐÃ ĐI QUA

Hà Giang những điểm quen thuộc như Cổng trời Quản Bạ, Lũng Cú, đi thuyền sông Nho Quế, … mình sẽ không ghé nữa, thay vào đó là những điểm lạ, ít du khách chú ý.

Khúc này mình đi lạc. Hà Giang chứ không phải Cao Bằng đâu ạ!

Vách đá trắng: ẩn mình sau những ngọn núi cỏ xanh

Con đường mòn dẫn đến vách đá cách trung tâm Đồng Văn gần 20km, với vị thế nằm trên những sườn núi hướng ra sông Nho Quế, bên dưới là đèo Mã Pì Lèng. Nơi đây lên ảnh đẹp tựa Châu Âu vậy các bạn!

Đằng xa kia vách đá trắng, bên dưới là Mã Pì Lèng. Đến nơi mình phải thốt lên rằng đâu ở Châu Âu ấy!

Phó Bảng

Ngày đầu tiên mình đã bỏ qua cổng trời Quản Bạ, nhà của Pao để chạy một mạch từ thành phố Hà Giang đến Phó Bảng. Hơi một chút thất vọng vì đến nơi trời đã chập tối, không trải nghiệm được nhiều. Ban đầu với mình thị trấn là một nơi hoang sơ, đặc biệt mùa xuân lên hình rất đẹp.

Thực tế thì không được như kì vọng: nhà lầu, xe hơi ở đây khá nhiều, không còn giữ được nét hoang sơ như ngày xưa nữa. Dù biết mọi thứ cần được phát triển, nhưng có vẻ nơi đây lại đi nhanh quá. Nếu bạn ghé khoảng 4-5 năm trước sẽ thấy rất tuyệt. Dù sao đó cũng là một trải nghiệm không đến nổi nào với mình!

Ngoài ra còn có bản Lao Xa, làng cổ Thiên Hương. Nhưng vì lịch trình khá sát, dù rất tiếc nhưng mình cũng đành phải bỏ qua 2 điểm này. Nếu các bạn có cơ hội đến Hà Giang, làng cổ Thiên Hương là một nơi đáng để tham khảo đấy!

Nếu bạn ghé làng cổ Thiên Hương sẽ gặp rất nhiều cây đa cổ thụ to hơn gấp nhiều lần thế này!

Núi Mắt Thần

Hay còn gọi là núi thủng, địa điểm đầu tiên mình muốn đề cập đến ở Cao Bằng. Bạn có thể bỏ qua thác Bản Giốc, hồ Than Hen, … nhưng vì một lý do nào mà đó bỏ lỡ núi mắt thần thì thật là đáng tiếc lắm. Với mình nơi này đẹp nhất Cao Bằng luôn. Mất 30 phút di chuyển từ trung tâm thành phố, ban đầu mình cứ ngỡ đường dễ đi. Nhưng mà than ôi, thật sự như lội ruộng vậy các bạn! Lúc mình đến thì trời mưa phùn, đường trơn trượt, thấy được cái núi thủng đúng là thử thách bản thân không kém.

Mình cũng chẳng biết làm thế nào, mà trên ngọn núi có một lỗ rất to, có lẽ chưa nơi nào ở Việt Nam lại có một cái núi mắc cười đến thế.

Đèo Mẻ Pia

Nằm trên cung đường Hà Giang về huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, khá tiện. Để ngắm được vòng cung 14 tầng phải hơi vất vả một chút. Từ đỉnh đèo, các bạn phải đi bộ 30-45 phút để đến điểm viewpoint toàn cảnh.

Chuyện vui bắt đầu từ đây: đường leo không hề dễ tí nào, toàn dốc đá trơn trượt, đi như dạng trekking đấy các bạn. Miệng như muốn chửi thề, nhìn xuống chân đang mang đôi Converse đúng là thua thật, mình bị trượt không biết bao nhiêu lần. Lưu ý bạn nào muốn trải nghiệm nơi này thì nên mang đôi boot thuộc dạng leo núi hen, đi đỡ vất vả hơn. Xui gặp hôm nào trời mưa thì nên bỏ đi, mình khuyên thật lòng.

Đèo Mẻ Pia, cung đèo nhiều tầng nhất VN.

Thác Bản Giốc

Nơi này quá nổi tiếng, mình sẽ không nói nhiều về địa điểm này. Giá vé 45k/ người, cưỡi ngựa chụp hình 20k/ lần không giới hạn thời gian. Đi thuyền ra chân thác 50k/ người, hôm mình đi không hiểu sao vẫn không có thuyền, hơi tiếc.

Đây có thể nói là ranh giới gần Trung Quốc nhất mình từng được trải nghiệm. Ngày mình đến khá vắng, hỏi ra mới biết bên TQ họ đang phong toả (zero covid). Thường khách họ đi thuyền qua tham quan rất đông, rất khó để chụp ảnh.

Lúc bước chân ra về, lòng mình có một chút tự hào, từ bờ bên Việt Nam nhìn qua Thác Bản Giốc rất đẹp, đẹp hơn hẳn bờ bên Trung Quốc đấy các bạn!

Thác Bản Giốc. Tựa như bức tranh!

Suối Lê Nin

Cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Bắc. Nơi đây ngày xưa bác Hồ từng làm việc và chính người đã đặt tên cho con suối này. Màu nước ở đây trong vắt, có lẽ không một từ mỹ miều nào diễn tả được độ sạch và trong của nó.

Thật sự mình như muốn được rũ bỏ đi bao nhiêu muộn phiền của cuộc sống mà chỉ tìm về một chốn bình yên, an nhiên ở đây vậy!

Lúc mình tham quan đã chiều muộn, nếu các bạn có dự dịnh đi thì đến sớm một chút nha. Ngoài ra có rất nhiều homestay khu vực này, các bạn có thể ngủ lại qua đêm, sáng hôm sau tham quan là đẹp nhất! Vé vào cổng 30k/ người, có xe điện đưa rước tận nơi.

Suối Lê Nin, nước ở đây xanh và trong vắt. Ở ngoài nhìn còn đẹp hơn nữa các bạn, có thể thấy cá bơi.

Động Ngườm Ngao

Rất tiếc mình phải bỏ qua điểm này với lý do rất là ất ơ… Ở Thác Bản Giốc xem đồng hồ 4h chiều. Đành vội 3 chân 4 cẳng tranh thủ về lại thành phố vì sợ trời tối, lúc này mình quyết định không đi Động Ngườm Ngao nữa.

Chạy được một lúc nhìn lại đồng hồ chỉ mới 15h thôi các bạn, nhớ ra là ở thác bản Giốc đang lấy giờ của Trung Quốc, lệch hẳn 1 tiếng. Nên bạn nào đi chú ý nha, động Ngườm Ngao và thác Bản Giốc rất gần nhau, nhưng giờ lại khác nhau. Haizzz …

Vẫn thân cây to và cao đứng lẻ loi giữa đất trời.

Mèo Vạc! Này mà đến tháng 9 có ngô 2 bên đường sẽ đẹp lắm.

Đoạn rừng tụi mình bị lạc ở Bảo Lạc.

Chợ phiên Đồng Văn, diễn ra 1 ngày vào cuối tuần

Các bạn có thể thấy bờ bên này là của Việt Nam, bờ bên kia thuộc Trung Quốc. Có lẽ chưa bao giờ mình gần nước bạn Trung Hoa đến vậy!

NHỮNG NƠI MÌNH ĐÃ Ở

Mèn Mén homestay: chỗ nghĩ đêm đầu tiên của tụi mình. Phòng ở đây khá đa dạng, giá dao động từ 350 – 500k/ đêm, mặc dù ngay trung tâm phố cổ Đồng Văn nhưng khá yên tĩnh, rộng rãi sạch sẽ. Chị chủ siêu nhiệt tình.

(Đánh giá 9,5/ 10)

Bao Lac homestay & Cao Bang loop:

Homestay nhà sàn cổ duy nhất tại Bảo Lạc. Nếu các bạn đã ghé Du Già homestay rồi thì ở đây cũng tương tự, hỏi ra mới biết anh chủ ngày xưa từng làm ở Du Già đấy các bạn!

Phòng và vệ sinh khá ok, anh chủ cực kì thân thiện. Một điều đặc biệt ở đây các bạn sẽ được ăn với chủ nhà luôn hen, ăn tối cùng trò chuyện với họ rất vui. Hơn cả ấn tượng luôn ấy! (Đánh giá 10/ 10).

Jodevi homestay: cũng không hẳn homestay, thật ra là khách sạn đúng hơn, ngay trung tâm thành phố Cao Bằng nên cũng tiện.

Giá 350k/ đêm, phòng ốc ở đây mình thấy không được thoải mái cho lắm. Lối đi cầu thang khá nhỏ, cổng lúc nào cũng phải mở password mới vào được. Mình chọn phòng 350k/ đêm, ở 2 đêm cũng không đến nỗi nào (Đánh giá: 8/ 10)

Ai đi Cao Bằng chắc hẳn phải qua đoạn đường này!

NHỮNG MÓN MÌNH ĐÃ ĂN

Bánh cuốn: nhìn chung không khác lắm giữa Cao Bằng và Hà Giang. Tuy nhiên theo mình ở Cao Bằng có vẻ ngon hơn, bánh họ làm khá mỏng, dễ ăn. Một phần ăn vừa đủ.

Vịt quay: đặc sản ở Cao Bằng đấy mọi người, nếu buổi tối các bạn dạo một vòng thành phố. Điều dễ nhận ra là rất nhiều các sạp vịt quay bên lề đường.

Mình đi trong tuần, mới 7h tối thôi mà hàng quán đều đã bán hết, lạ thật. Phải chạy một vòng mới mua được nửa con về homestay ăn. Dù là đặc sản nhưng có vẻ không hợp khẩu vị với mình. Tạm ổn!

Lạp xưởng: chỉ cần miếng đầu tiên thôi có thể dễ dàng nhận ra khác biệt giữa lạp sưởng miền Nam và Bắc. Trong Nam nhiều mỡ và ngọt hơn, lạp sưởng Bắc mang vị khá đậm đà. Mình ăn kèm với phở, khá là ngon. Giờ về đến SG mình vẫn nhớ mãi.

CHI PHÍ:

Vé máy bay (khứ hồi): 1700k

Thuê xe máy + xăng: 1000k

Ăn + homestay: 3000k

Tổng chi phí mình bỏ ra không quá nhiều, tầm 6tr cho 5 ngày ăn chơi thoải mái. Đơn giản vì mình không phải kiểu người thích du lịch sang chảnh!

Khung cảnh tựa như trong phim cổ trang vậy.

LƯU Ý QUAN TRỌNG

Sức khoẻ là cái đầu tiên, phượt kết hợp với trekking thì các bạn biết phê cỡ nào rồi đấy.

Nên trở về nhà nghỉ sớm từ những khu vực dừng lại ngắm cảnh, vì để tránh rủi ro xe cộ khi trời tối vừa bảo đảm an toàn cho bản thân! Lưu ý điểm này hen! Có nhiều nơi mình đi qua 4-5 cây số mới có ngôi nhà. Hư xe giữa đường khiến chuyến đi của bạn không trọn vẹn tí nào.

Kết hợp hỏi đường với dân địa phương, rất nhiều nơi mình qua không có sóng 4g. Chưa kể đường Cao Bằng chị google rất hay chỉ sai.

Thế là hết 5 ngày rong đuổi của mình, sáng nào cũng thức dậy từ rất sớm. Di chuyển liên tục để không bỏ lỡ khoảnh khắc nào. Nhưng cái mình nhận được là những trải nghiệm của tuổi trẻ và chẳng biết từ lúc nào có thói quen gặp lũ bạn là đem chuyện phượt Hà Giang ra kể.

Xin lưu ý chuyến đi chỉ dành cho những tâm hồn trẻ nhưng không giới hạn tuổi tác, thích khám phá và ưu thử thách. Với mình: “Hà Giang không phải là một điểm đến, mà cả một hành trình”. Một lần nữa, mình lại tìm thấy giới hạn của bản thân, tìm thấy chính con người mình trên vùng đất này. 5 ngày – 5 đêm – 700km phượt xe máy. Cũng đáng thử đấy chứ!

Cám ơn các bạn đã đọc review của mình.

Đăng bởi: Dương Đăng Bảo

Từ khoá: Hành trình du lịch Hà Giang – Cao Bằng 5 ngày 5 đêm cực chi tiết

Bánh Chưng Gù Hà Giang Có Gì Đặc Biệt Mà Bạn Nhất Định Phải Thử Khi Đến Hà Giang

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe tới món bánh chưng gù Hà Giang chưa? Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Bắc được rất nhiều du khách yêu thích. So với các món ăn ngon khác thì bánh chưng gù của Hà Giang có gì đặc biệt?

Chắc chắn, bạn sẽ không thể ăn nguyên một chiếc bánh chưng truyền thống to vuông vắn được nhưng bánh chưng gù Hà Giang thì có thể? Tại sao lại không chứ khi kích thước của chiếc bánh chưng này nhỏ gọn nhưng lại béo mập ăn thì ngon miễn bàn? Đó chính là lý do tại sao khi đặt chân tới Hà Giang, bạn không thể quên thưởng thức món bánh ngon truyền thống của người dân nơi đây.

bánh chưng gù Hà Giang

Độc đáo ngay từ cái tên

Ăn đảm bảo không ngán?

Kích thước nhỏ gọn cầm tay

Thuận tiện khi ăn

Bánh mềm dẻo thơm ngon

Độc đáo ngay từ cái tên

Đặc điểm bánh chưng gù

Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể tới đó chính là cái tên của loại bánh này. Tại sao nó có tên là bánh chưng gù? Bởi cái tên này bắt nguồn từ nét đẹp văn hóa tôn vinh người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, cần mẫn siêng năng làm lụng. Ngày ngày, chị em lên rừng, lên rẫy với hình ảnh quen thuôc là chiếc địu sau lưng. Lưng gù xuống vì địu nặng nào lúa nào ngô?

Bánh chưng gù ra đời nhằm ca ngợi sự chăm chỉ, siêng năng của những con người nơi đây, đặc biệt là của người phụ nữ. Cách làm bánh chưng cũng bắt nguồn từ chính ý nghĩa câu chuyện nay. Hình ảnh chiếc bánh chưng mũm mĩn, béo tròn ở giữa sẽ giúp bạn liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ vùng cao gánh địu trên lưng.

Ngay từ cái tên độc đáo đã khiến món bánh này trở nên cuốn hút và lôi cuốn đối với du khách khi tới đây. Do đó, nhắc tới đặc sản Hà Giang sẽ luôn có món ngon này trong danh sách.

Ăn đảm bảo không ngán?

Nguyên liệu bánh chưng gù

Chắc chắn rất ít người có thể ăn hết cả một chiếc bánh chưng truyền thống hình vuông 4 cạnh to và chắc nịnh bởi nó sẽ rất dễ bị ngán. Tuy nhiên, ăn bánh chưng gù Hà Giang bạn sẽ không hề biết ngán là gì? phần nhân của nó tuy cũng đầy đủ như bánh chưng truyền thống nhưng nó không nhiều nên khi ăn sẽ không cảm thấy bị ngán.

Nguyên liệu làm bánh chưng gù đó là từ loại gạo nếp nương thơm ngon, trắng ngần và nhân là đậu xanh loại nhỏ hạt cùng với thịt ba chỉ tươi ướp gia vị đặc biệt. Lá để gói bánh là lá dong xanh mướt của vùng núi. Do vậy, chỉ nhìn thôi cũng đã đủ lôi cuốn khi bánh chưng có màu xanh mướt ở phần vỏ ngoài.

Tất cả các nguyên liệu này đều được làm lấy từ vùng núi Tây Bắc Hà Giang. Do đó, khi ăn sẽ rất đảm bảo về mặt chất lượng cũng như sức khỏe cho người dùng. Đặc biệt, bạn sẽ không lo có chất bảo quản bên trong nên ăn sẽ rất ngon và béo ngậy mà không hề biết ngán.

Kích thước nhỏ gọn cầm tay

Kích thước bánh chưng gù

Với kích thước cầm tay nhỏ gọn nên bạn có thể dễ dàng cầm và mang theo nó bên mình. Đặc biệt, chính bởi kích thước nhỏ gọn này mà bạn có thể ăn nguyên cả chiếc mà chẳng hề cảm thấy ngán. Khi đói, bạn còn có thể ăn liền từ 2-3 cái. Do vậy, khi tới các địa điểm du lịch Hà Giang, bạn nên mua một bánh trưng gù mang theo đề đề phòng khi đói.

Chiếc bánh này chỉ vừa vặn cầm tay với phần ở giữa hơi múp míp và đầy đặn giống như lưng gù khi địu đồ của người phụ nữ. Bánh chưng gù Hà Giang có thể cầm tay hoặc để trong túi mang theo rất dễ dàng mà lại đảm bảo không chiếm quá nhiều diện tích hành lý.

Bạn có thể mua nó để làm quà cho bạn bè, người thân nhân chuyến đi du lịch tới đây của mình. Chắc chắn đây sẽ là một món quà ý nghĩa dành cho bạn bè, người thân. Mọi người sẽ được thưởng thức món bánh thơm ngon và béo ngậy của vùng núi đồi Tây Bắc và cảm nhận được sự tươi mới khác xa với món bánh chưng truyền thống.

Thuận tiện khi ăn

Công thức làm bánh chưng gù Hà Giang

Công thức gói bánh chưng gù Hà Giang rất đơn giản. Thay vì nhiều lớp lá như bánh chưng truyền thống thì loại bánh chưng này chỉ có 1 lớp lá dong bên ngoài. Do đó, khi ăn sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Bạn chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài ra là đã có thể thưởng thức món bánh chưng ngon và hấp dẫn này luôn và ngay khi muốn.

Bánh mềm dẻo thơm ngon 

Hương vị bánh chưng gù

So với bánh chưng truyền thống hình vuông thì bánh chưng gù Hà Giang không quá khác biệt so với về cả cách làm lẫn nguyên liệu. Tuy nhiên, cách làm bánh chưng Hà Giang được làm từ các nguyên liệu thơm ngon của chính vùng đồi núi này. Do đó, khi ăn bánh sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo và thơm ngon của nó.

Phần vỏ ngoài bằng gạo nếp và nhân bên trong là đỗ xanh và thịt mỡ nên khi ăn sẽ cảm nhận được sự tinh tế và hương vị đậm chất truyền thống của vùng núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt, vỏ bánh thường dày vì không phải nén chặt lại như bánh chưng truyền thống.

Phần nhân đậu rất thơm ngon và ăn rất bùi, cảm giác khi ăn không bị ngán. Phần thịt bên trong rất mềm và có màu đỏ đặc trưng khi ăn bạn sẽ thấy rất mềm.

Tuy nhiên có một số nhược điểm mà loại bánh chưng gù Hà Giang cần phải khắc phục đó chính là bánh thường khó bảo quản hơn so với bánh chưng truyền thống. Thường bánh chỉ được dùng luôn trong ngày sẽ đảm bảo hương vị thơm ngon và ăn mềm chín tới mà không bị nhão.

Thông thường loại bánh này sẽ ăn luôn và không nên luộc lại bởi nó rất dễ làm vỏ bánh bị sượng và ăn sẽ không thơm ngon như lúc ban đầu.

Đăng bởi: Hữu Thuận Lương

Từ khoá: Bánh chưng gù Hà Giang có gì đặc biệt mà bạn nhất định phải thử khi đến Hà Giang

Hành Baro – 1 Loại Hành Lá Đặc Biệt Tốt Cho Sức Khoẻ

Đánh giá bài viết

Hành baro

Hành baro

Hành baro là một loại rau gia vị, cũng giống như hành, tỏi, thuộc họ hành lá. Hành baro là cây thân thảo, có lá dài và dẹp, phần củ và lá có mùi thơm được dùng để chế biến trong các món ăn. Loại cây này sẽ được trồng bằng củ.

Đây là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy câu hành baro có chứa các hợp chất, có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng như vitamin A, vitamin C, sắt, manga,… Đặc biệt loại hàng này chứa nhiều chất xơ, ít calo vì thế rất phù hợp để đưa vào trong thực đơn với những người đang ăn kiêng giảm cân.

Những lợi ích của hành ba ro

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu như một chế độ ăn có bổ sung hành baro thường xuyên sẽ giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ. Trong một bài nguyên cứu người ta cho thấy rằng các loại hành thường có chức năng làm giảm viêm và làm giảm nguy cơ đau tim. Chúng có chứa các hợp chất tốt cho tim mạch, giúp giảm viêm, giảm cholesterol xấu, huyết áp, giảm nguy cơ hình thành máu đông và có nguy cơ mắc bệnh tim nói chung.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Giống như hầu hết các loại rau xanh khác, tỏi tây có khả năng hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn. Nguyên nhân là do chúng có nguồn chất xơ dồi dào, giúp làm giảm cảm giác đói, từ đó sẽ giúp bạn ăn ít hơn.

Các loại rau thường sẽ xuất hiện trong thực đơn ăn kiêng và hành ba ro cũng không phải là ngoại lệ. Lượng chất xơ và nước trong hành có thể giúp ngăn ngừa cơn đói, giúp giảm cân.

Giàu chất chống oxy hóa

Tỏi tây còn chứa một hàm lượng lớn polyphenol, Đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ cơ thể trước sự ảnh hưởng của gốc tự do, chính là nguyên nhân gây ra lão hóa và các bệnh mãn tính.

Ngoài ra các chất kaemprerol và polyphenol có trong tỏi Tây cũng có đặc tính chống viêm mãn tính với các cấp độ khác nhau. Chống viêm hiệu quả nó cũng sẽ ngăn ngừa được một số bệnh như béo phì, viêm khớp dạng thấp và tiểu đường. Dù hàm lượng hai chất này có trong hành ba ro thấp hơn hành và tỏi thông thường nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả nhất định cho sức khỏe.

Lợi ích của hành baro

Giàu vitamin và khoáng chất

Phần thân trắng của tỏi tây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong nấu ăn và đó cũng là phần ngon nhất, chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên phần lá xanh của loại hành này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó có hàm lượng caroten cao gấp nhiều lần, thậm chí hàm lượng vitamin A và vitamin C cao gấp đôi phần thân màu trắng.

Như vậy có thể thấy hành ba ro sẽ là một loại thực phẩm lý tưởng để giúp điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Vitamin C sẽ giúp chữa lành vết thương, tổng hợp collagen, Vitamin B6 giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, vitamin K tăng quá trình trao đổi chất của xương cùng các mô liên kết cũng như quá trình đông máu.

Hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh

Tỏi tây giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất lưu huỳnh, chúng giúp chống lại quá trình oxy hóa, gây tổn thương cho các tế bào, góp phần kéo giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư.

Hơn nữa một loại hợp chất lưu huỳnh có trong hành sẽ cần thiết cho việc giảm nguy cơ máu đông và chống lại một số bệnh ung thư. Lượng lớn các chất dinh dưỡng trong hàng có thể giúp chúng ta giảm các nguy cơ gây bệnh.

Hành baro nên nấu món gì

Hành ba rô xào mực

Nó cũng giống như một loại hành thông thường, bạn có thể chế biến thành các món như thịt bò xào hành, mực xào hành, hay món chay hành baro xào rau củ, salad hành baro,…

Tuy nhiên, khi sử dụng bạn hãy chú ý lựa chọn một cây hành cứng, thẳng với cổ màu trắng xám và lá màu xanh lá cây. Thân hành không được bị nứt hoặc bị cong. Lá xanh sẽ là còn tốt nhất. Bạn cũng nên chọn những cây hành có kích thước không quá lớn, nên bảo quản hành trong nhiệt độ thấp, trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ giúp chúng tươi lâu hơn.

Topcachlam

Mỏm Đá Tử Thần Hà Giang Có Gì Thách Thức?

Đến mỏm đá tử thần Hà Giang như nào?

Mỏm đá này nằm ở cuối đèo Gió trên cung đường Đèo Mã Pí LèngHà Giang;thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyệnMèo Vạc.

Nếu đi tour Hà Nội Hà Giang thì bạn cứ đi thẳng Quốc Lộ 4C đến Cao nguyên đá Đồng Văn. Tới địa phận Mèo Vạc thì đi qua tượng đài tưởng niệm Thanh Niên Xung Phong, qua bảo tàng Con Đường Hạnh Phúc đến khi thấy cổng Đại Đỉnh Đèo Mã Pí Lèng thì dừng lại.

Vị trí mỏm đá

Mỏm đá sống ảo Hà Giang vì sao đáng sợ?

Đường ra mỏm đáVị trí mỏm đá

Ngoài núi non trùng điệp xanh thẳm, những đồng Hoa tam giác mạch mộng mơ khiến hàng ngàn người đổ xô đi tour du lịch Hà Giang, nơi đây còn được biết đến với con đèo Mã Pí Lèng – một trong “tứ đại đỉnh đèo” đẹp nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất của miền Bắc nước ta. Cung đường đèo nguy hiểm bởi dù chỉ dài 20km thôi nhưng đường nhỏ hẹp với đầy những khúc cua tay áo mà đến tay lái quen đường nhiều khi còn phải dè chừng. Thêm nữa, đèo nằm ở độ cao hơn 1.200m nên cảm giác sâu hun hút lại càng đáng sợ hơn.

Đường đèo Mã Pí Lèng

Ngoài ra, con đèo đi qua Đồng Văn và Mèo Vạc – nơi thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn với đầy những núi đá tai mèo xám đen, gai góc. Nhiều đoạn trên đèo có mỏm đá nhô ra, tuy nguy hiểm nhưng lại là điểm “sống ảo” và dừng chân ưa thích của khách du lịch Hà Giang.

Mỏm đá tử thần là một trong những mỏm đá như vậy. Tảng đá nhô ra từ đỉnh núi đá có tên Sống Khủng Long Mã Pí Lèng. Dân “phượt” gọi như vậy bởi đỉnh núi này nhấp nhô toàn đá tai mèo như sống lưng một con khủng long đang ngủ yên. “Sống lưng” này nhỏ hẹp, đường lên cũng chỉ đủ 1 người đi. Không chỉ vậy, đỉnh núi còn hoang sơ, hoàn toàn không có tay vịn hay lan can như những điểm du lịch Hà Giang đã được cải tạo. Bởi vậy, dù gần đây đường lên mỏm đá đã được người dân xếp lại cho rộng hơn, phẳng hơn nhưng đoạn đi ra mỏm đá bạn vẫn phải bám vào các gờ đá để đi xuống.

Đi lên được đã đành, nhưng ngồi lên mỏm đá rồi lại là chuyện khác. Ngay cả những người gan dạ, không sợ độ cao nhiều khi còn phải hết hồn bởi tảng đá nhẵn nhụi, không có lan can bám vào, một bên là núi, bên dưới là bao tảng đá khác nhấp nhô, xung quanh là vực. Phải mất một lúc bạn mới có thể đứng lên hay tạo dáng “sống ảo”. Tuy nhiên, nhiều người cho đây là cảm giác mà bạn đáng trải nghiệm một lần trong đời và nhiều khách đi Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm đã “đòi” thêm lịch trình để được đến đây.

Lưu ý gì khi đến mỏm đá tử thần?

Điều quan trọng nhất là bạn không sợ độ cao hoặc yếu tim. Còn sợ thì tốt nhất không nên lên đây bởi đèo Mã Pí Lèng không thiếu những tảng đá rất đẹp mà bạn có thể tha hồ “sống ảo”, chỉ cần biết chọn góc chụp là được. Bởi đến đây tim đập chân run nhỡ xảy ra chuyện không may thì không ai nói trước được gì. Không phải ai cũng may mắn như vị khách chúng mình đã nói ở đầu bài viết.

Mong là sau khi tỉnh Hà Giang cải tạo lại, mỏm đá sẽ không còn chữ “tử thần” nữa, chỉ còn là “mỏm đá sống ảo thần thánh” thôi. Dù rằng như vậy có nghĩa là cảnh quan hoang sơ, thách thức ban đầu sẽ mất đi nhưng với chúng mình thì nghĩ an toàn vẫn là trên hết, bạn nhỉ?

Đăng bởi: Tiến Lê

Từ khoá: Mỏm đá tử thần Hà Giang có gì thách thức? – Cập nhật 4/2023

Hành Trình ‘Bí Mật’ Cùng 1378 Trên Biển Đông

Mùa đông, giữa những cơn bão rớt cuối mùa đang tới, tôi chỉ kịp bỏ máy ảnh vào túi và vội vã đi về Móng Cái, Quảng Ninh. Hành trình những cột mốc trên biển đang gọi tên.

Từ mốc 1378 nhìn sang mốc 1377

Đã từng đứng ở địa đầu Sa Vĩ, nhìn về Biển Đông, nơi cửa sông Bắc Luân đổ ra biển, nhìn về phía cột mốc 1377 – 1378, những cột mốc cuối cùng trên đường biên giới Việt – Trung nhỏ nhoi giữa làn nước mênh mông… Trong muôn vàn những giấc mơ đi, đường tuần tra biên giới ở Bình Liêu, Quảng Ninh cứ len lỏi vào sâu thẳm trái tim và mỗi ngày qua lại càng thôi thúc phải lên đường.

Mốc 1377 là mốc lẻ do Trung Quốc quản lý, mốc 1378 là mốc chẵn thuộc sự quản lý của Việt Nam. Với địa thế đặc biệt trên biển và vô cùng nhạy cảm, việc tiếp cận các cột mốc này thật không phải là chuyện dễ dàng.

Thậm chí, nhiều du khách tới Trà Cổ rừng dương còn chưa bao giờ nghĩ đến.

Hành trình gian nan

Trả lời câu hỏi của tôi, rằng, người dân có được phép đến thăm cột mốc 1378 khi có nhu cầu không, anh Hồ Văn Tông – đài trưởng Đài quan sát Tràng Vỹ, Đồn biên phòng Trà Cổ – cho biết về mặt nguyên tắc, người dân luôn có quyền đứng trên lãnh thổ nước mình. Nhưng tại khu vực biên giới có những nội quy riêng mà bất kỳ ai cũng phải tuân theo để đảm bảo an ninh.

Do tính chất địa lý, cột mốc dưới nước và cột mốc trên bờ lại rất khác nhau, đặc biệt là cột mốc 1378. Để đường đường chính chính ra thăm mốc, người dân yêu cầu phải được cấp phép từ Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ninh để được đồn biên phòng địa phương chịu trách nhiệm quản lý mốc sắp xếp thời gian, cử cán bộ chiến sỹ dẫn ra thăm mốc.

Bến thuyền trên đê Tràng Vỹ – Ảnh: Thủy Trần

Đường chinh phục mốc giới 1378 – Ảnh: Thủy Trần

Nhóm tìm cách chinh phục 1378 của tôi hôm đó chỉ có 2 người. Sau khi liên hệ được với lái đò, chúng tôi đi bộ ngang qua trảng cát để tới đê Tràng Vỹ. Xa xa, cột mốc 1377 và 1378 đang vẫy gọi.

Do cột mốc 1377 thuộc Trung Quốc nên dựa trên luật đi lại giữa hai quốc gia ở vùng biên giới, chúng tôi sẽ có cơ hội lại gần để “ngắm nhìn” chứ không thể lên mốc như 1378.

1378 – Nơi dòng sông hòa với biển

Chưa đến nửa giờ đò máy, chúng tôi đã có mặt dưới chân cột mốc huyền thoại, cây cột mốc tròn to chắc hẳn đã được cắm sâu vào lòng đất, sơn 3 vạch màu đen, vàng, đỏ trên nền trắng. Cách không xa là mốc 1377 mà điểm dễ nhận biết để phân biệt với mốc 1378 là không có vạch sơn đen.

Neo đò dưới chân mốc, cả hai cẩn trọng trèo lên những bậc thang chênh vênh không tay vịn, bước lên vọng cảnh đài. Vừa hồi hộp đến khó thở, vừa sung sướng đến lạ lùng.

Trên đỉnh của mố trụ là một cột mốc đá hoa cương theo đúng hình mẫu của các cột mốc khác trên đất liền, cũng có hai mặt, mỗi bên đánh số và viết bằng ngôn ngữ quốc gia, sơn màu đỏ.

Chụp ảnh, “check-in”, giấc mơ 1378 đến thật bất ngờ và trọn vẹn, tôi tự cấu vào tay mình để tin chắc rằng giây phút này không phải là một giấc mơ.

Cận cảnh cột mốc thiêng liêng với những vạch sơn màu đỏ, vàng, đen – Ảnh: Thủy Trần

Những bậc thang chênh vênh lên mốc – Ảnh: Thủy Trần

Ghé thăm mốc giới 1377 thuộc quyền quản lý của Trung Quốc – Ảnh: Thủy Trần

Xuống thuyền, người lái đò chỉ về phía nước láng giềng, bảo, hàng ngày anh vẫn đưa dân mình qua bãi đó cào ngao, có những con ngao to bằng cả bàn tay, nặng tới nửa ký. Nếu các em muốn khám phá cuộc sống của người Tràng Vỹ, hãy ở lại đây đêm nay, anh đưa đi.

Nói rồi cười hiền lành, khuôn mặt đen nhẻm, những nếp nhăn dãi dầu sương gió. Người lái đò có lẽ không hình dung hết, nói có tý ngoa ngôn, rằng anh đã là một “bí mật để đời” của dân đi.

Chúng tôi quay lại bờ, hai cột mốc cô độc trên biển đang dần lùi xa.

Liệu có bao người sẽ đến và đánh thức niềm tự hào dân tộc nơi sâu thẳm trái tim, nghe hồn mình rưng rưng khi chạm tay vào cột mốc thiêng liêng của Tổ Quốc? Cây cột mốc duy nhất được cắm nơi dòng sông hòa mình vào với biển, trên hòn Dậu Gót, Móng Cái, Quảng Ninh.

Bình yên cồn Mang

Sau khi ăn ké người lái đò một bữa cơm trưa, chúng tôi ngược xe về địa đầu Sa Vỹ, nơi được coi tượng trưng là điểm khởi đầu của chữ S Việt nam.

Vừa mới đây thôi, mình còn đứng trên thuyền giơ tay chào mốc 1378 cao lớn và ngạo nghễ, mà bây giờ chỉ thấy như một chấm nhỏ đơn độc giữa đại dương mênh mang.

Chúng tôi bị sa lầy trong cát trên đường ra Cồn Mang, phải mất khá nhiều thời gian và sức lực, mới tới được nơi mà theo dân gian truyền miệng vốn là nơi tình tự của ông bà ta trước đây, cứ tới rồi về là có “mang” (tức có “bầu”).

Người lái đò cười bảo, chắc tại ngày xưa nơi này kín đáo, rừng dương phủ kín bãi biển. Chứ bây giờ, nhìn hút tầm mắt vẫn không thấy điểm kết của bãi biển Trà Cổ. Nói rồi, lại che miệng cười, bảo có thể em chẳng tin…

Tôi chăm chú nhìn mấy người dân Tràng Vỹ đang khai thác hà trên cồn, mỗi người một chiếc búa nạy với một cái âu hoặc rổ nhỏ. Công cụ lao động đơn giản, chỉ việc tìm những con hà lớn phá vỡ lớp vỏ cứng của nó và tách phần thịt mang về.

Chăm chỉ mỗi ngày cũng kiếm được bữa canh, nhiều thì mang ra chợ bán.

Sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ cát, mặt trời lấp loáng trên bãi đá xù xì những hà là hà.

Lâu lắm rồi, lại có một chiều bình yên như thế ở vùng biên…

Mắc kẹt trong cát trên đường ra Cồn Mang – Ảnh: Thủy Trần

Từ Cồn Mang nhìn ngược về bãi biển Trà Cổ – Ảnh: Thủy Trần

Người dân khai thác hà ở Cồn Mang – Ảnh: Thủy Trần

1. Khách sạn Alex Hải Ninh Hạ Long

2. Khách sạn Entity Hạ Long

3. Khách sạn Starcity Hạ Long

Đăng bởi: Hay Chấm Com

Từ khoá: Hành trình ‘bí mật’ cùng 1378 trên Biển Đông

Cập nhật thông tin chi tiết về Hành Trình Đặc Biệt Trên Cao Nguyên Đá Hà Giang trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!