Xu Hướng 11/2023 # Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Chi Tiết # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Chi Tiết được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoa hồng là vua của các loài hoa với ý nghĩa biểu trưng là tình yêu, hạnh phúc và niềm đam mê. Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi ai ai cũng muốn mang hoa hồng về để tô điểm cho khu vườn của nhà mình. Hoa hồng cũng thật sự không khó trồng như bạn nghĩ. Hãy để Wiki Cách Làm giúp bạn khám phá cách trồng và chăm sóc hoa hồng ngay sau đây!

Đặc điểm hoa hồng

Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành. Thân và cành cây hoa hồng có nhiều gai cong.

Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách. Ở các cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá thường có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con. Xung quanh viền lá con có nhiều răng cưa nhỏ, dày chi chít. Tùy loại hoa hồng mà răng cưa này nông hay sâu, lá màu đậm hay nhạt hoặc có thể có dạng lá khác nữa.

Mỗi bông hoa hồng có nhiều cánh. Các cánh hồng cuộn tròn, xếp thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có dạng giọt nước mắt tròn ở giữa, siết chặt hay lỏng lẻo tùy loại.

Hoa hồng là loài hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái có trên một hoa, các nhị đực dính vào nhau và bao quanh vòi nhụy. Khi phấn hoa chín, rơi lên trên đầu nhụy và có thể tự thụ phấn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng chi tiết

Ánh sáng

Cây hoa hồng là loại cây rất ưa sáng, nên lựa chọn hướng trồng cây có ánh sáng, ánh nắng mặt trời chiết vào thì sẽ giúp cây phát triển tốt. Tránh để những nơi có nắng quá gay gắt và nơi thiếu ánh sáng, sẽ ảnh hưởng tới lá, không đủ tiêu chuẩn để ra hoa, dễ bị nhiễm bệnh, chất lượng hoa kém,…

Thời vụ

Hoa hồng có thể được trồng quanh năm nhưng vì bản chất không ưa thời tiết lạnh nên thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa hồng là từ mùa xuân đến mùa hè. Những cây hoa hồng sẽ phát triển tốt và ra thật nhiều hoa dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời.

Cách 1:

1. Chuẩn bị trước khi trồng

– Cành hoa hồng dài khoảng 20cm, được cắt chéo 45° ở thân cây mẹ với tuổi không quá một năm, xanh tốt, không bầm dập.

– 1 củ khoai tây không sâu bệnh.

– Đất trồng: chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đã được làm ẩm bằng chút nước.

– Bột quế và thuốc kích thích rễ.

– Chậu trồng: Cần lựa chọn chậu phù hợp với kích thước của cây để cây phát triển tốt, có lỗ ở đáy giúp cây thoát nước không bị ngập úng.

– 1 vỏ chai nhựa.

2. Cách trồng và chăm sóc

– Cành hoa hồng sau khi cắt phải được giâm rễ ngay để đạt hiệu quả tốt nhất. Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 cành hoa hồng khỏe mạnh dài khoảng 12-20cm cắt chéo 45 độ, dùng kéo tỉa sạch lá và gai ở một phần thân dưới của cành hồng. Sau đó bôi thuốc kích thích rễ vào phần cắt phía dưới của cành rồi nhúng vào bột quế để ngăn vi sinh vật gây hại cho cành khi đang mọc rễ.

– Tiếp theo bạn dùng một vật nhọn khoét một lỗ sâu trên củ khoai tây sao cho phù hợp với đường kính của cành hoa hồng rồi cắm cành hồng vào sâu tới khoảng giữa thân củ khoai để tạo sự chắc chắn.

– Tiến hành chôn củ khoai tây vào chậu đất cho ngập hết và đảm bảo cây hoa hồng được cố định vững chãi nhất.

– Dùng chai nhựa làm nhà kính cho cây để có thể giữ được nhiệt độ, độ ẩm giúp cây phát triển tốt, không bị nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài.

– Đặt chậu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong những ngày đầu tiên và chú ý tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây.

– Sau khoảng hơn một tuần, cây hoa hồng mới đã ra rễ và đủ khỏe để bạn đem ra trồng trong đất vườn. Bạn có thể bón phân cho cây khi thấy lá vàng nhiều hoặc giai đoạn cây sắp cho bông.

Cách 2: 

1. Chuẩn bị trước khi trồng cây

– Hạt giống: Có rất nhiều loại hạt giống khác nhau đem lại cho bạn nhiều sự lựa chọn bởi vì mỗi loại giống thì cây sẽ ra hoa khác màu và kích cỡ khi phát triển cũng khác nhau.

– Kéo tỉa cành: Tỉa hoa hồng sẽ giúp cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và thúc đẩy quá trình ra hoa diễn ra tốt hơn.

– Phân bón: Bạn có thể mua loại phân bón dành riêng cho hoa hồng tại các của hàng nông nghiệp.

– Đất trồng: Dùng loại đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt.

– Mùn: Dùng để phủ lên gốc cây giúp cây không bị sâu gây bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

– Chậu trồng: Cần lựa chọn chậu phù hợp với kích thước của cây để cây phát triển tốt, có lỗ thoát nước ở đáy giúp cây không bị ngập úng.

– Thuốc kích thích rễ.

2. Cách trồng

Khi trồng rễ trần thì trước khi trồng cần ngâm trong nước khoảng 2-3 giờ.

Để chậu được thông thoáng thuận lợi cho việc thoát nước thì bên dưới phần đáy lót ít sỏi nhỏ rồi tưới nước lên. Cho đất trồng vào cao khoảng 4/5 chậu.

Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ.

Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.

3. Chăm sóc

Hoa hồng cần rất nhiều nước để phát triển tốt, tưới ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều. Tránh tưới vào ban đêm vì khi đó nước sẽ đọng lại trên lá dễ gây nhiễm bệnh. Vào mùa khô cần tưới nước nhiều thêm cho cây, nếu thiếu nước cây không quan hợp được và có hiện tượng lá bị vàng, rụng.

Đất trồng nên thay đổi đất trồng mỗi năm 1 lần

Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.

Nếu muốn cây hoa hồng có màu sắc đậm đặc trưng thì cần bón thêm phân kali. Khi cây ra hoa không được tưới phân lên vì như thế hoa sẽ bị hỏng, không còn đẹp.

Thường xuyên cắt tỉa cành đã già, cành yếu, lá bị hư, tạo tán cây, kích thích cây ra nhiều mầm để có thể nở nhiều hoa hơn.

Phòng ngừa sâu bệnh

Rệp và nhện đỏ thường rất phổ biến ở các cây hoa hồng. Bạn có thể sử dụng nước để tiêu diệt chúng. Nên sử dụng vòi xịt để đẩy chúng ra khỏi cây, không nên sử dụng ống bơm mạnh vì rất dễ làm ngã cây. Nếu rệp tiếp tục tồn tại thì hãy thử pha dung dịch nước rửa chén với nước và phun vào những lá có rệp mỗi lần một tuần.

Không nên dùng các thuốc trừ sâu quá nhiều vì như thế sẽ ảnh hưởng đến cây hoa hồng, các cây trong khu vườn nhà bạn và một số loài côn trùng có lợi cho cây.

Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.

Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thư­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.

Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc. Dùng thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.

Ý nghĩa của cây hoa hồng

Hoa hồng là một biểu tượng đẹp của tình yêu đôi lứa, nhưng ngoài ra hoa hồng còn mang vẻ đẹp về tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, tình yêu thầy cô,…. Hoa hồng thường xuất hiện trên các lề đường vào các ngày đặc biệt, dịp lễ tình nhân, nhà giáo Việt Nam,…Bạn có thể mua tặng để thể hiện tình yêu và sự trân trọng với đối phương.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Đào Sau Tết

 Cách chăm sóc đào trong Tết

Để chăm sóc đào trong tết bạn cần tươi nước ấm khoảng 45 đến 50 độ C quanh gốc cây, lặp lại 4 – 6 lần/1 ngày. Bạn tươi vào gốc cây phân lân và phân kali được pha loãng với nước. Ngoài ra có thể dùng bóng đèn tạo không gian ấm cho hoa nở.

Thời điểm thích hợp để trồng lại đào là lúc đào nở hết lộc non và các nụ còn lại.

Các công việc cần làm trước khi đem đào trồng vào đất mới là tưới nước, cắt bớt cành lá, hạt đất rồi trồng bầu.

Cách trồng, chăm sóc đào sau Tết Chuẩn bị đất trồng

Bạn cần làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Đồng thời, bạn nên sử dụng các chế phẩm bón vào đất để cây được nuôi dưỡng.

Cách pha chế phẩm với nước sạch để tưới vào bầu đào: Orgamin hòa vào nước sạch theo hướng dẫn sử dụng khoảng 10- 15 ngày để tưới ẩm bầu trước khi trồng đào.

Khi trồng đào vào đất mới thì bạn nên thay đất và trộn hỗn hợp đất trồng với tỉ lệ 3-4 phần đất với 1 phần phân hữu cơ sẽ giúp đào phát triển.

Cắt sửa cành

Cắt sửa cành để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt sớm, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.

Lưu ý: Ngay khi trồng xong thì cần cắt mạnh cành đào để cây ra nhiều hoa trong mùa Tết sau. Sau đó, cứ mỗi tháng chỉ cần cắt nhẹ cành cho đến tháng 6 Âm lịch.

Bón phân cho cây đào

Do thời gian trong Tết cây đã dành chất dinh dưỡng để ra hoa. Thế nên, sau Tết cần bón phân cho cây để cây có đủ chất dưỡng.

Có thể bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây.

Cần tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Hãm cây

Đầu tiên dùng dao khứa xung quanh 1 vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ của cây. Sau đó bạn hãm khoảng 1 tuần, lá bắt đầu chuyển từ xanh đậm đến xanh nhạt, hơi rũ xuống là được. Nếu thấy lá vẫn chưa chuyển lá thì phải hãm lại bằng cách khứa thêm 1 vòng khác ở vết cũ.

Thời gian hãm cây từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Bạn ưu tiên hãm cây khỏe rồi đến cây yếu và không hãm cây già.

Thúc lá

Nếu đầu tháng 12 âm lịch bạn thấy các nụ hoa chưa nhú thì để thúc các nụ hoa nở nhanh hơn thì bạn tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Sau đó xới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân Bắc, nước tiểu, nước nóng 35 độ -40 độ C.

Hãm lá

Nếu thấy nụ hoa nhú to và có thể nở sớm thì bạn hãm lá bằng cách che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây từ 10 – 15 ngày. Bạn dùng dao khứa như đã đề cập ở trên.

Phòng trừ sâu bệnh

Tiếp đến là chúng ta nên phun thuốc để ngăn bệnh ở cây. Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào

Việc tạo tán là việc vô cùng cần thiết, thế cần tiến hành liên tục bằng cách kết hợp uốn, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.

 Một số câu hỏi thường gặp khi trồng và chăm sóc đào sau Tết Cắt tỉa cây đào sau Tết như thế nào hợp lý nhất?

Để năm tiếp theo, đào sẽ ra nhiều nụ đẹp đúng dịp Tết thì bạn cần cắt tỉa đào loại bỏ những cành cũ. Thực hiện cắt thật đau để cành mới nảy mầm nhiều hơn, năm sau cho nụ nhiều hơn. Những lần cắt tỉa tiếp theo chỉ cần cắt nhẹ, tần suất mỗi tháng một lần liên tiếp cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Thao tác cắt tỉa cành cần thực hiện dứt khoát để tránh làm dập nát, gây tổn thương cho cây, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, sức khỏe và thẩm mỹ của cây.

Chăm sóc đào thế nào để hoa nở đúng dịp Tết?

Theo các hộ trồng đào cho biết để đào ra hoa đúng dịp tết thì phải có cách chăm sóc như: thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành,thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn.

Đào được trồng từ cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch đến tháng 4, tháng 5 sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên, tháng 7, tháng 8 tiếp tục cắt những cành cao quá bấm tỉa bớt cho đều tán.

Bắt đầu từ cuối tháng 11 thì tuốt hết lá để cho cây ra hoa và lộc non. Nếu thời điểm này gặp rét thì theo kinh nghiệm dân gian thường thiến đào vào tháng 8 âm lịch

Advertisement

dùng dao sắc cắt 1 đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa.

bằng cáchdo mưa.

Sau đó 1 tuần nếu lá đào không chuyển sang màu vàng nhạt hoặc hơi rũ xuống thì cần thiến đào thêm 1 lần nữa đến khi lá chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong có thể dùng túi ni lông che vết khoanh để nước mưa không đọng vào làm thối vỏ dùng nước ấm để tưới ra hoa mau ra nụ.

Để hạn chế sinh trưởng thân lá, kích thích mầm hoa thì cứ vào đầu tháng 11 âm lịch chúng ta dùng dao khoanh vài vòng xung quanh cành đào, thân đào.Giữa tháng 11 tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay, đây là một trong những kinh nghiệm đã có từ xa xưa người chơi đã áp dụng để đến dịp gần tết Đào sẽ ra lộc non và nụ hoa.

Cây Hồng Môn: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây hồng môn là cây gì?

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây lâu năm, thường mọc thành bụi và có sức sống rất khỏe. Cuống lá có hình trụ, chiều cao từ 30 – 60 cm. Lá cây lớn và có hình trái tim xanh đậm, lá non sẽ có màu nhạt hơn tỏa khắp bụi cây. Cây hồng môn ra hoa quanh năm, hoa của cây mọc thành cụm dài và đính trên mo hoa. Mo hoa thường có màu hồng, đỏ và có hình trái tim.

Cây có vẻ ngoài rất đẹp nhưng không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Vì cây hồng môn thuộc họ ráy nên hầu hết bộ phận trên cây có độc, bạn không cần phải quá lo lắng vì lượng độc không đủ để gây mất mạng. Nếu tiếp xúc tay chân thì chỉ có cảm giác ngứa nhưng nếu nuốt phải sẽ dẫn đến đau, rát môi, cuống lưỡi hay cổ họng.

Phân loại cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây cảnh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc giúp tạo không gian xanh mát, thanh lọc không khí và các khí độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.

Không chỉ vậy, nhờ có lá cây hình trái tim và những bông hoa đỏ sặc sỡ mà loài cây này cũng được các cặp đôi mua làm quà tặng cho nhau như một lời hứa về tình yêu đậm sâu.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng thân cây hồng môn có chứa độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát cổ họng, ruột, dạ dày nếu trẻ nhỏ ăn phải.

Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”, do đó nhiều gia đình trồng hồng môn trong nhà với hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.

Trong tình yêu, bởi hình trái tim màu xanh của lá cây và màu đỏ của mo hoa đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia của mình, sẽ rất cảm động đấy.

Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty. Không những để trang trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.

Khi trồng một chậu cây hồng môn trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu không khí trong lành cho gia đình bạn.

Tuy nhiên, mệnh Hỏa cũng là những người khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.

Đối với những bản mệnh khác trong Ngũ hành vẫn có thể sở hữu cho mình một chậu cây hồng môn, tài lộc và may mắn của bạn cũng sẽ tiến tới không kém những người mệnh Hỏa.

Cách trồng cây hồng môn

Để trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,… tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.

Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.

Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.

Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Tưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 – 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.

Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

Advertisement

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000đ – 300.000đ/1 cây. Bên cạnh đó giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.

Chi Tiết Cách Trồng Và Chăm Sóc Dâu Tây Tại Nhà Cho Trái Đỏ Chín Mọng

Trước khi trồng dâu tây, bạn cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết ở có thể trồng được dâu tây. Ví dụ như bạn muốn trồng loại dâu tây nào, chuẩn bị hạt giống để trồng dâu tây và nơi mà bạn sẽ trồng cũng như chăm sóc dâu tây…

Chọn giống cây dâu tây

Dâu tây có hai loại cơ bản là dâu tây mùa hè và dâu tây ra hoa theo mùa. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn trồng dâu tây từ hai loại trên, sau đây là một số giống cây dâu tây phổ biến thường được trồng, đó là:

Dâu tây quanh năm hoặc lâu năm: Giống cây này có thể phát triển lên đến hơn 5 năm nên nó rất phổ biến đối với những người trồng dâu tây. Dâu tây quanh năm sống và phát triển tốt ở nơi có khí hậu ôn đới hoặc ở trong nhà, hàng năm nó ra hoa và kết rất nhiều trái nên đây là giống cây phù hợp nhất để trồng nếu bạn muốn ăn dâu tây quanh năm.

Các giống thu hoạch mùa hè: Giống cây này thường sẽ ra trái sau hai tháng trồng cây, và tùy theo thời điểm trồng mà dâu tây có thể ra trái vào đầu mùa hè hoặc giữa mùa hè. Loại dâu tây này cũng là loại thích hợp để sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc đem đi đông lạnh.

Dâu tây ban ngày: Loại dâu tây này còn có những cái tên khác như dâu Zhong Rizhao, dâu không nhạy quang, là loại dâu tây tuy có sản lượng ít hơn dâu tây quanh năm nhưng cũng ra trái đều đặn trong năm. Nếu bạn có nhu cầu hái và sử dụng dâu thường xuyên thì loại dâu tây ban ngày sẽ là loại thích hợp nhất.

Dâu tây Alpine: Đây là loại dâu tây có trái khá nhỏ nhưng lại rất thơm, thích hợp dùng để làm mứt nhất.

Nơi mua giống dâu tây

Giống cây dâu tây có thể tìm thấy và mua được ở hầu hết các trung tâm làm vườn hay các công ty rau quả có bán giống cây trồng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đặt hàng online trước nếu muốn mua một giống cây cụ thể nào đó.

Để chọn loại giống thích hợp bạn nên đến các nhà vườn trồng dâu tây ở nơi bạn đang sinh sống để biết được ở điều kiện môi trường đó loại dâu tây nào có thể sinh sống và phát triển tốt nhất.

Khi mua giống cũng cần phải tính toán trước thời điểm bạn dự định trồng cây dâu tây để lúc mua giống về trồng cây sẽ phát triển tốt và ra nhiều trái, tránh việc mua về trồng không đúng mùa cây bị chết hay không thể lớn được.

Nơi trồng dâu tây

Chỉ cần cung cấp đất và phân bón cần thiết cho cây thì dâu tây sẽ phát triển tốt dù bạn trồng cây trong vườn hay trong thùng chứa.

Lưu ý: không trồng dâu tây ở nơi có nhiệt độ quá nóng, và nếu trồng dâu tây ở nơi có khí hậu lạnh quanh năm thì bạn nên trồng trong các thùng chứa để có thể dễ dàng đem vào nhà trong những mùa lạnh như cuối thu hoặc mùa đông.

Cần phải có kỹ thuật trồng dâu tây trong vườn đúng cách để dâu tây có thể lớn nhanh, phát triển tốt và ra nhiều trái. Cụ thể những lưu ý sau:

Trồng dâu tây đúng thời điểm

Tham khảo thông tin trên bao bì của loại giống đó hoặc ý kiến từ những người bán cây để lựa chọn thời điểm trồng cây cho đúng.

Các giống dâu tây mùa hè thường trồng tốt nhất là vào tháng thứ hai của mùa hè, hoặc vào nửa tháng cuối mùa hè là thời gian chậm nhất bạn nên trồng dâu tây.

Thời điểm tốt nhất để trồng dâu tây Alpine là vào tháng thứ hai và tháng thứ ba của mùa xuân.

Dâu tây quanh năm nên trồng vào mùa thu vì đây là mùa dâu tây phát triển tốt nhất, như vậy sẽ giúp cây khỏe và có phần rễ chắc chắn hơn là trồng cây vào mùa đông, nhất là ở những nơi có khí hậu ôn hòa.

Trồng dâu tây ở nơi có đủ ánh sáng

Chọn nơi có nắng nhưng cũng không quá gắt để dâu tây có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Bạn cũng có thể trồng dâu tây ở nơi có bóng râm tuy nhiên cây sẽ không phát triển bằng nơi có nắng.

Đào đất đúng cách

Nhổ cỏ phần đất trồng dâu tây và bổ sung phân bón đầy đủ. Đất giàu dinh dưỡng thì dâu tây sẽ càng phát triển tốt, vì vậy hãy trộn một lượng thích hợp phân hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn vào đất, bổ sung 3/4 cốc đôlômit trên một mét vuông đất nếu thấy đất còn rất chua.

Sau đó phủ một lớp rơm rạ, lá cây hoặc phân bón lên lớp đất trên cùng khi trồng dâu tây vào xong để giữ cho cây sạch sẽ.

Tiến hành trồng cây con

Dâu tây khi mua về thường được bảo quản trong thùng nên bạn cần phải lấy nó ra và ngâm phần rễ với nước khoảng 1 giờ để đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho rễ cây cũng như giảm bớt chấn động khi đem cây từ giá thể trồng xuống đất.

Sau đó đặt cây dâu tây vào lỗ đã đào sẵn dưới đất sao cho phần gốc cây không bị lấp dưới đất, lấp và nén chặt đất nhẹ nhàng và giữ khoảng cách từ 35-45cm giữa các cây nếu bạn trồng nhiều cây dâu tây.

Kỹ thuật chăm sóc dâu tây

Công đoạn chăm sóc dâu tây cũng rất quan trọng để cây phát triển tốt, vì vậy cần lưu ý những điều sau:

Tưới nước: Vì rễ cây cần đủ nước nên phải luôn tưới nước cho cây thường xuyên, chú ý tưới vào phần rễ cây chứ không tưới vào quả và cũng không tưới quá nhiều. Thời điểm để nhận biết được cần tưới nước cho cây là khi thấy phần đất có cảm giác khô. Bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng.

Bón phân: Sử dụng phân bón lỏng để bón cho cây, không dùng các loại phân tan trong nước và chứa hàm lượng nitơ cao để bón cho cây vì các loại phân này sẽ khiến cây nuôi lá nhiều hơn là ra quả.

Sau khi thu hoạch trái hãy tiếp tục chăm sóc dâu tây vì cây sẽ tiếp tục cho ra trái nếu nó được chăm sóc cho khỏe mạnh.

Mẹo hay: ngắt những bông hoa nở ra đầu tiên cũng như phần ngọn cây mọc ra sau khoảng 1 tháng chăm sóc, làm như vậy sẽ giúp cây cứng cáp hơn và bộ rễ cũng khỏe mạnh hơn.

Thu hoạch dâu tây

Hãy kiểm tra định kỳ những cây dâu tây để có thể phát hiện ra nhanh chóng khi những trái dâu tây nhỏ màu xanh xuất hiện, lúc này bạn có thể sử dụng lưới dâu tây để bảo vệ. Khi những trái dâu tây chuyển sang màu đỏ thì bạn có thể thu hoạch chúng, khi hái cần lưu ý kéo nhẹ nhàng trái dâu tây bằng cách uốn cong ngón trỏ và ngón giữa của bạn lại để tránh làm tổn thương thân cây.

Một cách trồng rất phổ biến khác đó là trồng dâu tây trong chậu. Cách trồng này khá dễ và cũng rất thuận tiện để di chuyển cây vào nơi có điều kiện thích hợp. Với cách trồng này, bạn cần chú ý những điều sau:

Chọn chậu để trồng

Chọn những chậu có lỗ thoát nước để trồng dâu tây giúp cây luôn được ráo, không ngập úng và sinh trưởng tốt hơn.

Đất trồng

Đất trồng dâu tây tốt là đất có độ pH từ 5.3 đến 6.5, thêm phân hữu cơ vào đất hàng tháng để tăng độ màu mỡ cho đất trồng. Nếu bạn trồng dâu tây trong chậu không tráng men thì hãy thêm 1/4 đất than bùn dưới chậu trước khi cho đất trồng vào, nếu trồng trên giỏ treo thì hãy bôi rêu than bùn lên các cạnh của giỏ treo để tăng khả năng giữ độ ẩm của đất.

Tưới nước cho chậu

Trước khi trồng dâu tây vào hãy tưới nước cho đến khi thấy dưới đáy chậu có những giọt nước rỉ ra, sau đó chất thành những ụ đất nhỏ có đường kính khoảng 7cm, cao 2.5cm để trồng dâu tây vào.

Trồng và thu hoạch dâu tây

Sau khi đã ngâm phần rễ của dâu tây trong nước thì lấy cây ra rồi đặt phần rễ trên đỉnh của ụ đất, sau đó lấy tay nhẹ nhàng chải phần rễ cây sao cho các gốc cây lan ra từ phần đỉnh ụ đất xuống dưới rồi đổ đất vào, đất đổ vào chỉ nên ngang phần cổ rễ chứ không lấp hết.

Cuối cùng khi đã trồng xong dâu tây thì tưới nước bằng bình tưới để nước được phun đều tránh nguy cơ ngập úng. Bạn cũng thực hiện tưới tương tự như khi trồng ở vườn, tưới 2 lần/ ngày vào sáng và chiều khi trời hết nắng.

Giống như dâu tây trồng ngoài vườn, dâu tây trồng trong chậu cũng có thể thu hoạch trái sau khoảng 2 tháng chăm sóc, lúc này bạn có thể hái dâu tây để sử dụng.

Bước 1 Bạn tưới nước cho đất để đảm bảo đất có đủ độ ẩm.

Bước 2 Bạn tạo những lỗ đất nhỏ khoảng 5mm và cách nhau từ 15cm trở lên. Dùng nhíp kẹp nhẹ hạt giống cho vào những lỗ đất này, mỗi lỗ bạn cho 3 hạt.

Bước 3Phủ đất lên và dùng tay nén đất nhẹ nhàng để hạt dễ mọc.

Bước 4 Khi hạt đã nảy mầm thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại phần đầu cây để giữ độ ẩm. Đặt cây ở nơi có nắng, vào mùa đông nên đưa cây vào giàn tản nhiệt hoặc nơi ấm áp hơn để cây phát triển.

Bước 5Kiểm tra đất hàng ngày, khi thấy đất khô thì lấy màng bọc thực phẩm ra để tưới rồi bọc lại sau khi tưới xong.

Bước 6 Khi hạt đã nảy mầm và phát triển thành những cây nhỏ thì tỉa mỏng cây lại và tỉa đi những cây nhỏ hơn để tạo không gian cho cây phát triển.

Giâm cành là phương pháp trồng cây phổ biến nhất hiện nay. Để giâm dâu tây, trước tiên hãy chọn những cành dâu tây chắc khỏe, không quá non cũng không quá già.

Cây đã giâm được thì trồng vào đất có một phần đất từ cây mẹ, trộn thêm phân hữu cơ vào. Sau 1 tháng giữ cây với cách làm này thì bắt đầu chăm sóc cây như bình thường.

Dâu có khá nhiều chu kỳ phát triển trong năm và tùy vào mỗi chu kỳ mà ta có cách chăm sóc dâu riêng. Cụ thể:

Đầu mùa đông (tháng 11 – tháng 1): Hãy nhổ cỏ dại xung quanh cây và loại bỏ những yếu tố có thể gây ra nấm cho cây, cần kiểm tra xem có cây nào cần phủ thêm lớp phủ để che chắn cho cây không.

Advertisement

Cuối mùa đông (tháng 1 – tháng 2): Đây cũng là thời điểm tốt có thể trồng dâu tây, hãy chọn hai cách trồng dâu tây trong chậu hoặc trồng trong nhà.

Đầu mùa xuân (tháng 3 – tháng 4): Chăm sóc và bón phân cho cây.

Cuối mùa xuân (cuối tháng 4): Nếu trời vẫn còn lạnh thì hãy phủ thêm lớp phủ, nếu trời đã bắt đầu nắng ấm thì bỏ lớp phủ ra để cây lớn và đậu quả sớm. Ở thời điểm này cần chú ý sử dụng các biện pháp để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.

Đầu mùa hè (tháng 5 – tháng 6): Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh của cây cũng như ngăn chặn sự phá hoại của các loài chim. Phủ thêm lớp mùn và nhớ tưới nước định kỳ cho cây.

Cuối mùa hè (tháng 7 – tháng 8): Đây là thời điểm cây ra quả, hãy tưới nước và thu hoạch những quả dâu tây chín.

Đầu mùa thu (tháng 9 – tháng 10): Nếu còn những trái dâu tây chín thì hãy hái hết chúng xuống để cây ra trái vào mùa sau tiếp, bón phân và tỉa những cành cây già thừa để cây sống tốt vào mùa đông.

Cuối mùa thu (tháng 10 – tháng 11): Đây là thời điểm mà bạn cần phải chuẩn bị các biện pháp giúp cây sống sót qua mùa đông.

Tùy thuộc vào từng loại giống mà cây dâu tây sẽ không ra trái sau khoảng 4-6 năm nuôi trồng.

Trồng cây từ hạt có thể cho ra những trái dâu tây nhỏ và chua hơn là trồng bằng những cây non.

Dâu tây nếu treo trên đất quá lâu sẽ bị thối nên hãy hái chúng ngay khi chín.

Cung cấp đủ ánh nắng mặt trời bằng cách xoay giá thể thường xuyên nếu bạn trồng dâu tây trong chậu hoặc trên giỏ treo.

Nếu lá của cây có màu xanh nhạt hoặc cảm thấy cần thiết, bạn hãy cho một ít bã cà phê vào đất để tăng hàm lượng nitơ lên.

Nếu dâu tây đã bị ngập úng, bị bệnh hay bị nấm như mốc xám, đốm lá và bệnh phấn trắng dâu tây thì tốt hơn hết bạn nên loại bỏ những cây dâu tây bị bệnh đi và trồng cây mới.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Đăng Tiêu Leo Giàn

Nguồn gốc và đặc điểm hoa đăng tiêu? Nguồn gốc của hoa đăng tiêu

Hoa đăng tiêu, hay còn được bằng những cái tên khác như cây lăng tiêu, hoa nữ uy, hoa cát tường, cây Mỹ Quốc tử vi, hoa ngạc lăng tiêu,… Hoa đăng tiêu có tên gọi khoa học là Campsis Radicans, thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và có nguồn gốc từ Bắc Châu Mỹ.

Đặc điểm của hoa đăng tiêu

Hoa đăng tiêu thuộc loại cây leo giàn sinh trưởng khá nhanh và mọc nhiều cành nhánh trong quá trình phát triển. Thân cây có màu nâu nhạt và sẽ trở thành gỗ nếu trồng lâu năm, trên thân cây có những chùm rễ ký sinh phát triển rất nhanh giúp cho cây leo và bám chặt hơn vào vật bám, từ đó có thể leo cao đến hàng chục mét.

Lá đăng tiêu hình bầu dục thuôn dài, nhọn ở hai đầu, mép có răng cưa, lá kép, màu xanh đậm và bóng. Lá thay đổi theo mùa, tới cuối thu lá sẽ chuyển dần sang màu vàng và rụng hết vào mùa đông và đến mùa xuân lá đăng tiêu sẽ đâm chồi nảy mầm và trở nên sum suê.

Hoa đăng tiêu có hình dáng giống như cái chuông với phần thân thon dài vừa phải, phần đầu hoa to và loe hơn, cánh hoa mỏng có cảm giác rất mềm mại, hoa có màu đỏ cam kèm theo hiệu ứng loang màu đậm dần về phần đầu cánh hoa tạo nên một vẻ đẹp vô cùng bắt mắt.

Hoa đăng tiêu khi đến mùa nở thành từng chùm từ 5-8 hoa vô cùng rực rỡ, thông thường mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm. Những chùm hoa khi nở và rủ xuống tạo nên một cảnh đẹp rất bắt mắt và lãng mạn. Chùm hoa kéo dài tới 5-7 ngày mới chịu tàn. Quả bắt đầu hình thành sau khi hoa tàn rụng hết, có dạng nang dài, cứng và nhọn ở hai đầu, trong chứa hạt có cánh.

Ý nghĩa hoa đăng tiêu

Hoa đăng tiêu tạo cảm giác mong manh, đung đưa trước gió cho người nhìn, điều này khiến cho ta liên tưởng tới người phụ nữ. Chính vì thế, hoa đăng tiêu còn được ví như sự mỏng manh, mềm mại mà thanh thoát của người phụ nữ. Và như cái tên của loài hoa này, hoa đăng tiêu sẽ gợi lại cho gia chủ những hoài niệm về quá khứ đẹp đẽ.

Hoa đăng tiêu mang tính thẩm mỹ cao bởi hình dáng hoa và màu sắc rực rỡ, khi hoa nở chắc chắn sẽ làm cho khuôn viên nhà bạn đầy sắc đỏ cam bắt mắt, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Ngoài ra, hoa đăng tiêu vốn là loại hoa thường được trồng làm tường rào, vòm cổng hay trồng ở ban công, vì thế hoa đăng tiêu còn mang ý nghĩa phong thủy là giúp xua đuổi khí xấu, xua đuổi tà ma vào trong nhà bạn, và đặc biệt mang niềm tin và những điều rực rỡ vào gia đình gia chủ.

Công dụng của hoa đăng tiêu đối với đời sống Hoa đăng tiêu trong trang trí, làm cảnh

Với độ che phủ tốt, màu sắc tươi tắn rực rỡ, cây hoa đăng tiêu rất được ưa chuộng trong trang trí. Với tán lá dày và những chùm hoa đỏ cam sặc sỡ, chỉ cần trồng một cây và để cây đu mình theo gió xuống các tầng dưới hoặc từ dưới lên các tầng trên bạn đã có một giàn dây leo đẹp vừa che nắng nóng ngày hè, vừa đem lại không khí trong lành tươi mát. Cây hoa đăng tiêu là một loại cây lý tưởng làm cây leo giàn che mát cho hiên nhà, sân vườn của bạn.

Làm dược liệu trong Đông y

Cây hoa đăng tiêu được dùng chủ yếu là các bông hoa mới nở, được phơi sấy ở nhiệt độ 50 độ C để đảm bảo chất lượng và màu sắc cho dược liệu.

Trong hoa đăng tiêu có chất apigenin có khả năng làm tan máu ứ, điều hòa kinh nguyệt, trừ phong, mát máu, vô kinh, bạch đới, băng huyết, phù sau đẻ, mụn trứng cá, mề đay, bệnh ngoài da… Hoa đăng tiêu còn là 1 trong số 25 vị trong thang thuốc chống thụ thai.

Ngoài ra dây đăng tiêu còn được dùng chữa viêm loét âm đạo, gãy xương, bỏng, bong gân, đại tiện ra máu… Rễ đăng tiêu có tác dụng tiêu viêm, tan máu ứ, tiêu sưng, trị thấp khớp, viêm ruột, dạ dày.

Liều dùng hằng ngày là từ 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm hay dạng thuốc bột.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa đăng tiêu

Cách trồng hoa đăng tiêu

Cây hoa đăng tiêu là loại cây ưa sáng, vì vậy cây phát triển tốt nhất và hoa nở nhiều khi được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Trồng ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm sẽ là nơi lý tưởng nhất cho cây sinh sống và phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc ở những nơi có khí hậu lạnh hơn và độ ẩm trung bình thì cây sẽ khó phát triển hơn.

Bởi vì cây hoa đăng tiêu sống được trên nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau, chỉ cần để cho đất trồng cây hoa đăng tiêu có khả năng thoát nước tốt là được.

Nên tưới nước cho cây khi cây đang lớn thì cây sẽ lớn nhanh và phát triển tốt hơn, nhất là khi tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, không nên tưới vào khi trời nắng to vì cây sẽ dễ chết.

Phương pháp giâm cành

Đối với cây hoa đăng tiêu, giâm cành là phương pháp nhân giống cây tốt nhất. Nếu giâm cành thì nên thực hiện vào đầu mùa xuân, vì nhiệt độ và độ ẩm ở mùa này là vô cùng lý tưởng để nhân được giống tốt.

Lưu ý: khi thực hiện phương pháp này, bạn nên giâm ở nơi râm mát, trong đất tơi xốp, thoát nước tốt hoặc trong đất cát, làm như vậy sẽ có tỉ lệ thành công cao hơn.

Khi chọn cành làm giống thì ưu tiên những cành có độ dài khoảng 15-20cm, to và khỏe, ngâm vào nước khoảng 30 – 40 phút, sau đó để cành hơi nghiêng rồi cắm xuống đất.

Cành giâm sẽ bén rễ sau khoảng 10 ngày, mọc mầm và sẽ có hoa sau 1 năm.

Gieo hạt

Ngoài phương pháp giâm cành, hoa đăng tiêu còn có thể trồng được bằng cách gieo hạt.

Gieo hạt trong bầu đất rồi lấp ít đất lên. Giữ ẩm liên tục trong 60 ngày sau khi đã gieo hạt để đảm bảo đất không quá khô, nhưng cũng phải lưu ý để đất không bị ngập úng. Sau khi nảy mầm cây sẽ phát triển rất nhanh chóng, lúc này nhớ phải cắm cọc cạnh cây để cây có chỗ leo bám.

Cách chăm sóc hoa đăng tiêu

Cây hoa đăng tiêu lớn nhanh, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, chịu hạn, chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt nên rất dễ trồng và chăm sóc.

Ánh sáng: Cây hoa đăng tiêu ưa thích những nơi có ánh sáng mặt trời hoàn toàn, càng nhiều nắng hoa càng nở ra nhiều với màu sắc rất đẹp. Vì vậy, nên trồng cây ở nơi thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, nếu trồng ở nơi thiếu sáng, cớm nắng thì cây sẽ nhiều lá, thậm chí còn không thấy hoa.

Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất để chăm sóc cho cây là từ 15-40 độ C.

Độ ẩm: Cây hoa đăng tiêu ưa ẩm trung bình.

Đất trồng: Đất chỉ cần có khả năng thoát nước tốt vì cây hoa đăng tiêu không kén đất.

Advertisement

Tưới nước: Cây lớn nhanh nên cần tưới nước đầy đủ trong giai đoạn đang lớn. Khi thấy mặt đất hơi khô thì bạn nên tưới nước, tốt nhất vào buổi sáng, tưới chậm từ từ để đất ngấm dần.

Bón phân: Hàng tháng bạn nên bón cho cây, bón thúc vào giai đoạn cây chớm nụ, khi hoa nở không bón phân đạm để không cản trở cây ra hoa.

Nên cắt tỉa cành nhánh cho cây vào mùa mưa vì tốc độ phát triển của cây trong mùa này rất nhanh. Hoa lại nở ra ở đầu ngọn, nách lá nên nhiều ngọn cây sẽ nhiều hoa, nên cắt tỉa cành nhánh mọc không theo trật tự để tập trung cho cành mập khỏe phát triển, nhặt lá vàng úa để tránh vi khuẩn gây nấm bệnh và tăng vẻ đẹp cho giàn.

Mua cây hoa đăng tiêu ở đâu? Giá bao nhiêu?

Giá của cây hoa đăng tiêu cũng rất phù hợp với khả năng của mỗi người, tùy thuộc vào thời điểm và độ to nhỏ của cây mà giá của cây hoa đăng tiêu có thể dao động từ 50.000 đồng/cây đến 150.000 đồng/cây.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mai Ra Nhiều Hoa Đúng Dịp Tết

Kỹ thuật trồng mai vàng ra hoa đúng dịp Tết

1. Thời vụ trồng mai

Cây mai là loại cây ưa nắng và ưa ẩm, thích hợp ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Khoảng thời gian tốt nhất để bạn trồng mai là từ cuối tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch.

2. Chọn giống mai

Có hai loại giống là mai vàng nở hoa 1 lần / năm vào dịp Tết và mai tứ quý nở hoa 4 lần / năm. Trước đây, hoa mai chỉ có khoảng chừng 5 – 10 cánh hoa nhưng lúc bấy giờ với các giải pháp lai tạo đã tạo ra hoa có trên 10 cánh và hoàn toàn có thể nở hoa kín cây. Đặc biệt hơn, còn có giống mai ra hoa màu trắng cánh mỏng mảnh rất thanh thoát và nhẹ nhàng .

3. Phương pháp trồng mai

Bạn hoàn toàn có thể trồng mai bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành, giâm cành, ghép cành. Nếu trồng mai bằng hạt sẽ ít tốn ngân sách và cây sống được lâu hơn nhưng khó mang những ưu điểm trội của cây mẹ .Còn so với chiêu thức chiết cành, giâm cành hay ghép cành thì cây hoàn toàn có thể giữ được các đặc thù tốt từ cây mẹ và hoàn toàn có thể ghép phối các loại mai khác trên cùng một cây .

4. Chọn đất trồng mai

Khi trồng hoa mai chỉ cần đất tơi xốp và giữ được nhiệt độ thì cây sẽ tăng trưởng tốt. Cây mai kỵ nhất những vùng đất không thoát nước và dễ bị ngập úng. Do đó, nên trồng mai ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, thông thoáng và mỗi cây cách nhau tối thiểu 1 m. Có hai cách để trồng hoa mai đó là :

Trồng trên nền đất: Bạn nên chọn những nơi đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, không chua, không nhiễm phèn và không mặn. Trong quá trình trồng có thể trộn thêm tro trấu hoặc xơ dừa vào đất để tăng khả năng giữ ẩm và nước tốt. Sau khi đào hố và bón lót xong, hãy lấp một lượng đất ⅔ hố rồi đặt cây mai vào. Tiếp tục, lấp đất đến khi vun cao lên. Ngoài ra, lúc mới trồng bạn có thể dùng rơm khô phủ gốc cây để tăng khả năng giữ ẩm.

Trồng mai trong chậu: Bạn cũng chọn đất trồng tương tự như trên và hãy lấy một chiếc chậu có chiều sâu để cho rễ cây phát triển tốt hơn. Trước khi trồng, bạn lót một lớp sỏi dưới đáy để tạo sự thông thoáng và thoát nước cho cây. Sau đó, hãy bón lót và lấp một lớp đất đến ½ chậu rồi để cây mai vào, đầu rễ của cây phải cách đáy 20cm. Cuối cùng, lấp đất đến khi đầy chậu và kê chậu hoa lên, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất nền để hạn chế côn trùng gây hại.  Bạn cần lưu ý một điều, cứ khoảng 2 năm thì nên thay chậu to hơn 1 lần để cây có không gian phát triển tốt hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai trong chậu

1. Bón phân cho mai 

Sau khi cây đã bón lót phân trong quy trình trồng, khoảng chừng 10 – 15 ngày sẽ mở màn ra rễ thì bạn mới bón thúc phân. Cứ 20 – 30 ngày là hoàn toàn có thể bón thúc phân lần nữa .Nếu cây to thì tăng lượng phân bón và thời hạn mỗi lần bón phân cách xa nhau hơn. Đồng thời, bạn không nên xới xáo đất, bón phân sát gốc mà phải rải phân xung quanh và tưới đẫm nước .

2. Tưới nước cây mai

Đối với trồng trên nền đất, khi chăm sóc cây mai vào ngày nắng thì nên tưới cây vào buổi sáng 1 lần / ngày hoặc tưới ngày cách ngày. Vào mùa mưa thì không cần tưới nhưng phải chú ý quan tâm giữ cho đất thoát nước tốt. Còn với những cây mai trồng trong chậu thì nên tưới 2 lần / ngày vào buổi sáng và buổi chiều .

3. Cắt tỉa, tạo dáng mai

Khoảng 2 tháng thì nên cắt tỉa cành 1 lần để bỏ đi những cành yếu, cành bị sâu bệnh hay những cành mọc rậm rạp trong tán. Đặc biệt, hoa mai có ý nghĩa tử vi & phong thủy, nên việc tỉa cành không đơn thuần là hạn chế sâu bệnh mà còn hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng đến tử vi & phong thủy nhà bạn .Thông thường cây mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn, việc này yên cầu bạn phải có sự nghệ thuật và thẩm mỹ cao và sự phát minh sáng tạo của một người nghệ nhân .

4. Lặt lá dưỡng hoa mai ra đúng dịp Tết

Từ ngày 10 tháng 12 âm lịch, bạn cần quan sát nụ hoa trên cây và phối hợp với thời tiết để tính ngày lặt lá. Nếu nửa tháng cuối năm trời ấm cúng hoa mai chắc như đinh nở sớm, vì thế bạn nên lặt lá muộn. Với thời tiết nửa tháng cuối năm mưa to hay chuyển lạnh hoa sẽ nở trễ thì người trồng cần lặt lá sớm hơn .

5. Phòng trừ sâu bệnh cây mai

Đây là việc làm không hề thiếu khi chăm sóc cây mai. Trên cây thường có rất ít các loại sâu gây hại, đa phần là các loại sâu cắn lá, sâu đục thân và nhện đỏ. Nếu phát hiện chúng, cách đơn thuần nhất là bạn hoàn toàn có thể dùng tay để bắt .Ngoài ra, còn có loại côn trùng nhỏ gây hại khác là rệp mềm Open ở các đọt non. Đối với loại côn trùng nhỏ này, thì chỉ cần dùng vòi xịt nước có cường độ mạnh xịt lên cây sẽ thuận tiện đánh bật chúng .

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Chi Tiết trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!