Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Thanh Tước Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi chim Thanh Tước
Đây là một giống chim có xuất xứ từ Ceylan, nhưng chúng có những đặc trưng cơ bản như đã kể ở trên nên được đa phần các nước Châu Á, Châu Âu và dần có mặt trên các châu lục khác trở thành một trong những loài chim cảnh nuôi được yêu thích nhất.
Đặc điểm của Thanh Tước
Chim này có dáng vẻ nhỏ nhắn như chim Chích Chòe, nhưng đuôi của chúng ngắn hơn, tổng thể thân hình của nó chỉ bằng có một nữa gang tay, khoảng 15 cm là cùng. Toàn thân được bao phủ bằng một bộ lông màu xanh đọt chuối và màu vàng lục ánh tươi. Còn phần đầu thì có ba màu sắc khác nhau: vùng cổ và ức thì có phủ lông màu đen, hàm dưới và hai bên mép có vệt dài màu xanh dương, hai đầu cánh có hai vệt lông màu xanh biếc.
Tiếng hót của chim này không trong mà trầm ấm, nó cũng có thể bắt chước tiếng hót của các loài chim khác, tiếng mèo kêu, tiếng xe máy,….
Lồng nuôi chim
Bạn chỉ cần sở hữu một chiếc lồng nuôi chim này như chim chích chòe mà thôi. Lồng chim không cần quá rộng, đường kính đáy lồng khoảng 30 cm. Nên chú ý giữ cho lồng chim luôn ở trạng thái sạch sẽ. Các thức ăn bị đổ trên sàn lồng bạn nên dọn dẹp thật sạch sẽ, nếu cần bạn có thể rửa sạch lồng rồi phơi khô
Thức ăn dinh dưỡng
Thanh tước trong hoang dã thường hút mật hoa mà sống. Tuy vậy, nó ăn sâu bọ và trái chin cây có vị ngọt là chính. Còn đối với việc nuôi thanh tước trong lồng nuôi thì loài chim này tỏ ra không kén ăn là mấy. Nó thích ăn chuối, được uống mật ong hoặc là nước đường. Dần dần người ta tập cho chúng ăn bột đậu phộng trộn trứng, đây là một loại thức ăn mới nên phải dành thời gian để tập cho chúng ăn một cách từ từ, ta nên dung một nữa trái chuối chin sau đó cho bột đậu phộng vào bên trong. Thức ăn chủa chim này không quá cầu kì, tập dần cho chim ăn món đó thì nó mới sung và siêng hót. Nếu không cho chúng uống nước đường chim sẽ dễ bị suy lông tuy không đến nỗi là thay lông một cách thất thường nhưng chóng biếng hot là một điều rất là thấy rõ.
Khi các bạn cho uống mật cần pha chế theo tỉ lệ như sau: Cứ một phần cho uống bạn pha 1 phần mật thì 3-4 phần nước, nếu cho uống quá nhiều chim sẽ bị chết vì say mật ong. Bạn có thể pha mật ong với cám, trứng gà, vỏ trứng gà hay nhộng khô xay ra và vo thành từng viên và nếu như bạn có điều kiện hơn thì bạn có thể cho chim ăn thêm phấn hoa.
Nếu như bạn không có mật ong bạn có thể pha nước đường với một loại nước đặc biệt sau: lăng quăng hoặc giun chỉ cho cá ăn bỏ vào trong một mảnh vải màng bóp lấy nước phần đó trộn với nước đường để cho chim uống. Công thức pha như sau: nước đường ( 1 phần đường 4 phần nước tinh khiêt) + một nữa phần nước từ giun, lăng quăng.
Kĩ thuật chăm sóc chim:
Chim càng nuôi một cách thân thuộc thì càng dễ siêng hót hơn. Sáng thả chim ra, thỉnh thoảng chim lại vào lồng để uống nước cho mát, hoặc chúng sẽ uống nước mật, tối chim trở về lồng để ngủ. Nên nhớ, khi thả chim ra ngoài, cửa lồng nuôi ta nên mở để chim tự do bay vô ra, và đừng sợ nếu chim bay mất, nếu bạn luôn đặt chuối chín và nước mật trong lồng thì chim sẽ không bay mất đâu.
Việc chăm sóc cho chim này không có gì quá khó khan và mất nhiều thì giờ. Sự sống của chim này cũng đòi hỏi được tắm nắng, tắm nước như các giống loài chim khác. Phơi nắng thì mỗi buổi sáng bạn nên để phơi lồng chim khoảng nữa giờ, và trước khi phơi nắng bạn nên lấy bình xịt nước dùng cho việc ủi đồ xịt lông lông của chúng cho ướt trước khi phơi, còn việc tắm nước thì một tuần bạn chỉ nên tắm 3 lần là đủ. Nhân dịp vệ sinh choc him bạn cũng nên vệ sinh các vật chứa đồ ăn thức uống cũng như là dọn dẹp vệ sinh lồng nuôi.
Vào những thời gian chim thay lông là phải chăm sóc cho chúng một cách chu đáo hơn. Nên treo lồng vào không gian yên tĩnh để chim nghĩ dưỡng, và cho ăn nhiều cào cào để chim khỏi bị suy.
Thanh tước rất hay siêng hót và mau người, khi nuôi thanh tước cũng có con mau miệng và con chậm miệng thế nên nếu nuôi được một em mau miệng và nhiều giọng thì quả là một may mắn cho người nuôi. Thông thường nuôi Thanh tước càng già giọng hót càng hay càng to và rõ. Hy vọng thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn yêu thích việc nuôi chim cảnh.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtChia Sẻ Cách Nuôi Chim Sáo Đúng Kỹ Thuật
Hướng dẫn cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật
Nguồn gốc
Chim sáo (Sturnidae) nằm trong họ nhà sáo. Hiện có hơn 30 loài chim sáo trên trái đất và tập trung nhiều nhất ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam chim sáo còn được người nuôi gọi bằng tên gọi như chim nhồng, chim cà cưỡng.
Thức ăn
Chim sáo có thể ăn rất nhiều loại thức ăn tươi như cào cào, sâu bọ,..hay thức ăn thông thường như cơm, gạo, chuối, bột đậu phộng trộn trứng.
Công thức thức ăn cho sáo :
Cám Ba vì hoặc Cám cò dùng thức ăn cho gà con 0.5 kg
Trứng gà: 4 lòng đỏ trứng (trộn sống )
Mật ong: 1 chén uống trà
Vitamin B complex
Thịt bò xay nhuyễn 1 lạng
Lòng đỏ trứng gà + thịt bò xay + Mật ong. Sau đó trộn đều hỗn hợp cùng với cám. Sau đó hãy sấy nhẹ cho khô. Chờ nguội hãy trộn cùng với Vitamin B complex.
Lồng chim
Cách tắm cho chim sáo
Chúng ta nên cho tô nước vào trong lồng. Bỏ tô đựng thức ăn và nước ra ngoài lồng. Vẩy ít nước lên thân chim, chúng sẽ từ từ quen dần với nước và tự động tắm.
Trường hợp chúng không chịu tắm, sau 2-3 ngày hãy đưa nước vào, đảm bảo chúng sẽ thích nước và ngay lập tức tắm. Thời gian tắm nên có nắng ấm, nhiệt độ cao. Tránh tắm trong thời gian gió và nhiệt độ thấp khiến chúng dễ nhiễm bệnh.
Một số đặc tính của chim sáo
Cách dạy sáo nói
Để sáo nhanh nói, khi nuôi nên chọn loại chim sáo có mỏ trắng, có kích thước to cao, bộ lông mượt mà.
Khi sáo đã tự mổ được thức ăn thì bạn phải trùm lồng nuôi sáo lại thật kín, đặt lồng ở nơi yên tĩnh và ít người qua lại để cách ly với người. Nên hạn chế nói chuyện trước mặt sáo và chỉ nói những câu mà bạn muốn dạy sáo.
Thời điểm dạy sáo nói tốt nhất là vào chiều tối, lúc sáo đang ngủ và lúc cho sáo ăn món mồi nhử.
Lột lưỡi sáo
Lột lưỡi chim sáo có nghĩa là việc tách bỏ lớp sừng phía dưới lưỡi của sáo. Lột lưỡi sao giúp chim dễ phát âm giọng người hơn.
Để thực hiện lột lưỡi sao chúng ta cần thực hiện như sau:
– Cần 2 người, 1 người giữ mỏ, người còn lại thực hiện việc lột lưỡi.
– Dùng dấm hoặc nước cốt chanh bôi đầu lưỡi của chim sáo. Khi phần đó mềm hãy lấy móng tay khều nhẹ, chúng ta thực hiện nhẹ nhàng để chúng không hoảng sợ.
Chú ý:
Lột lưỡi giúp chim nói dễ hơn, chúng ta có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên cũng không cần thiết mà chúng vẫn có thể nói tốt. Khi thực hiên lột lưới sáo bạn nên làm cẩn thận bởi nếu làm chúng hoảng chúng sẽ nhớ dai, từ đây chúng sẽ không nghe lời bạn.
Chọn sáo đúng cách
Khi nuôi chúng ta cần chọn sáo đúng cách giúp chúng khỏe mạnh.
– Chọn nuôi sáo chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp.
– Chọn sáo năng động và hay kêu, khi đút ăn nó hay rụt cổ lại (chim trống)
– Nên nuôi từ nhỏ giúp chim quen và dễ dàng huấn luyện.
– Chọn loại nuôi: sáo nói chủ yếu được chia làm các loại như sáo đen, sáo nâu, cà cưỡng (sáo sậu).
Chim sáo là một loài chim bắt chước giọng nói con người, thật thú vị phải không nào. Chúng tôi vừa hướng dẫn các bạn về cách nuôi chim sáo, chăm sóc đúng cách. Vậy thì bây giờ còn suy nghĩ gì mà không thử nuôi ngay một con chim sáo nào! Nuôi chim sáo là thú vui tao nhã và thú vị của nhiều người.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtNhững Kỹ Thuật Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông Cực Kỳ Hiệu Quả
1. Cấu Tạo Cổ Tay
Đầu tiên, ta cùng đi vào tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cổ tay. có thể nói khớp cổ tay là một trong những khớp phức tạp nhất cơ thể, tại khớp cổ tay tập trung hai xương dài từ cẳng tay xuống là xương trụ và xương quay. Một nhóm 8 xương bé con con ở mu bàn tay. Ngoài ra còn có hàng chục đốt xương ngón tay. Do vậy, tại khớp cổ tay tồn tại một hệ thống dây chằng rất dày đặc giúp nối nhiều xương với nhau nhưng lại khá mỏng manh vì đa phần chỉ là xương nhỏ.
Qua đó ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng cổ tay là một trong những bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động nên trước khi tham gia chơi cầu lông bạn nên vận động cổ tay nhẹ nhàng.
2. Sự Quan Trọng Của Cổ Tay Khi Chơi Cầu LôngNhư chúng ta đã biết, cổ tay là một bộ phận quan trọng khi chơi cầu lông. Chưa cần nói đến yếu tố kỹ thuật chuyên môn, thì trước nhất, cách cầm vợt hay các động tác vung vợt được chính là nhờ có lực cổ tay.
Với chiều cao 1m55, lưới cầu lông giống như một bức tường thành. Đặc biệt, với những cú bỏ nhỏ khiến cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì bạn phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì mới hy vọng cầu qua lưới. Và bạn sẽ không thể làm được điều này nếu như lực cổ tay không đủ mạnh và kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay không thành thục.
Để thực hiện được các cú đánh cầu qua lưới, các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp đều hiểu rằng lưới trên sân rất cao và nếu chỉ đưa cầu thẳng sang, khả năng cầu chạm lưới hoặc xuống lưới là rất lớn. Nguyên nhân là do lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn.
Vì thế tất cả các VĐV đều phải chú trọng sử dụng các kỹ thuật để tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy rất phức tạp, vừa không bị lưới cản trở sẽ lại đưa cầu tới được những vị trí khó trên sân. Trong số đó không thể thiếu các kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay.
3. Các Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông Bằng Cổ Tay a) Kỹ thuật cầm vợt để tập luyện cổ tayKỹ thuật cầm vợt tập luyện cổ tay gồm các bước:
– Để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
– Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
– Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
– Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắt sẽ làm cản trở động tác đánh cầu, cổ tay khi cầm vợt từ đó cũng sẽ uyển chuyển hơn khi nhận cầu.
b) Kỹ thuật đập cầu sử dụng cổ tay đúng cáchĐập cầu lông đúng cách sẽ tạo ra những cú đánh uy lực khiến đối phương không thể chống trả.
Để thực hiện đúng cách kỹ thuật đánh đập cầu sử dụng cổ tay cầu lông, bạn theo dõi những hướng dẫn sau:
Giai đoạn chuẩn bị:Đầu tiên hãy giơ tay không cầm vợt để ước lượng chính xác điểm rơi của cầu. Sau đó, hãy dồn trọng tâm vào chân sau và lùi chân trước lại 1 chút.
Phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Và điều quan trọng nhất trong kỹ thuật này là hãy chỉ dùng lực vào thời điểm đập cầu nhằm tránh tiêu tốn ít sức nhất có thể mà vẫn có cú đập mạnh và hiểm.
Giai đoạn đánh cầu:Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
Sử dụng cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.
Giai đoạn kết thúc:Sau khi đánh vào quả cầu, tay cầm vợt sẽ theo quán tính di chuyển từ sau ra trước theo hướng từ trên xuống và đi nghiêng từ bên tay cầm vợt sang còn lại.
Một pha đập cầu khi sử dụng dụng cổ tay trong cầu lông thành công phải đạt đủ 2 yếu tố:
Sức mạnh:Trong một cú đập cầu sức mạnh đóng một vai trò rất quan trọng, một quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng lực cổ tay kết hợp với sức mạnh toàn thân để tăng cường tối đa sức mạnh cú đập cầu.
Độ chính xác:Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực của bạn.
– Tốc độ ra đòn: tiếp xúc thật nhanh vào cầu giảm tối thiểu những lỗi khi phát lực.
– Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn. Rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tới khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc, góp phần làm cho đường cầu của các bạn trở nên khó đoán hơn.
3. Các Lỗi Sai Khi Thực Hiện Kỹ Thuật Đập Cầu Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông a) Chỉ sử dụng một tayLỗi sai phổ biến đầu tiên là khi thực hiện động tác này, người chơi chỉ đưa tay cầm vợt lên chứ không sử dụng tay còn lại. Nhưng thực sự ngoài tác dụng của tay không cầm vợt là ước lượng điểm rơi cầu, thì nó còn giúp người chơi tạo sự thăng bằng, nâng cao hiệu quả cho cú đập cầu.
b) Gồng tay quá nhiều, cổ tay cứng nhắc và không sử dụng đúng lựcNhiều người chơi nghĩ rằng việc gồng tay sẽ giúp cú đánh có nhiều lực hơn. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Việc gồng tay sẽ khiến cơ tay rất nhanh mỏi và khiến cổ tay không có sự linh hoạt. Vì vậy, hãy chỉ dùng lực vào đúng thời điểm đập trái cầu và còn lại hãy thả lỏng toàn bộ.
c) Trật nhịpMột việc dễ dàng mắc phải đối với các bạn mới chơi nữa đó là “trật nhịp”. Việc bắt nhịp sai sẽ làm bạn đập quá sớm khi cầu còn chưa tới sẽ cạch vào khung, hoặc quá muộn làm hướng cầu đi quá thấp sẽ vướng lưới. Hãy kết hợp gập cổ tay khi cần thiết để cho ra quả đập cầu uy lực và chính xác nhất. Tốt nhất nên di chuyển khi chưa có cầu để luôn bắt được nhịp.
Như phía trên đã trình bày, một cổ tay khỏe và dẻo dai sẽ tạo ra đủ lực kết hợp cùng các kỹ thuật cổ tay sẽ tạo ra những đường cầu bổng, cầu mạnh và cầu xoáy vào những vị trí trọng yếu của đối phương. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thể hiểu thêm về tầm quan trọng và những kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông để mang về kết quả tập luyện và thi đấu thật tốt.
Đăng bởi: Nhỏ Phạm Văn
Từ khoá: Những Kỹ Thuật Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông Cực Kỳ Hiệu Quả
Chụp Ảnh Khi Trời Nắng Gắt, Kỹ Thuật Chụp Đơn Giản Mà Vô Cùng Hiệu Quả
Vào một ngày nắng, ánh sáng mặt trời có thể là người bạn tốt nhưng cũng có thể trở thành kẻ thù của bạn. Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng chúng ra sao để có được những bức ảnh đẹp.
Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm cho ta ánh sáng tốt nhất. Vào hai thời điểm này mặt trời ở ngang đường chân trời sẽ tạo ra một không gian với tông màu trầm ấm.Và các nhiếp ảnh gia gọi khoảng thời gian này là khung giờ vàng. Khoảng thời gian này mặt trời ở vị trí thấp nhất trên bầu trời, tỏa ánh sánh dịu và khuếch tán nhiều hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để chụp nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh ấn tượng.
Thế nhưng, nếu bạn không nắm bắt được khung giờ này thì sao?
Không phải ai cũng ngắm nhìn những địa điểm đẹp vào khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày. Ví dụ như bạn đang đi du lịch, trước mắt bạn là khung cảnh đẹp chưa từng có, liệu bạn có bỏ qua việc chụp chúng vì ánh sáng không lý tưởng? Sau bài viết này, bạn sẽ không phải bỏ lỡ bất cứ điều gì.
Cách 1: Tìm và chụp dưới bóng râmTìm và chụp dưới bóng râm
Cách đơn giản nhất để xử lý ánh sáng mặt trời là chụp dưới bóng râm. Như vậy ảnh của bạn sẽ không bị quá gắt do ánh sáng mặt trời chiếu vào. Những ngày nắng thì bóng đổ cũng rõ rệt. Hãy tìm kiếm những bóng râm vào khoảng thời gian giữa chiều và giờ vàng. Thời điểm này bóng râm sẽ kéo dài hơn mà vẫn nhìn thấy rõ. Ngoài ra, nếu bạn chụp chân dung, hãy chọn những chỗ đổ bóng nhẹ để chụp, tránh việc bóng đổ quá gắt trên mặt.
Cách 2: Chụp ảnh đen trắngChụp ảnh đen trắng
Cách 3: Chụp HDR-High Dynamic RangeChụp HDR-High Dynamic Range
Mắt của chúng ta có thể nhận thấy sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối. Máy ảnh thì không như vậy. HDR là một kĩ thuật nhiếp ảnh, nơi một số bức ảnh (thường là 3) – ảnh thiếu sáng, ảnh vừa sáng, ảnh tối – được chụp và xếp chồng lên nhau trong phần mềm chỉnh sửa ảnh. Một số điện thoại cũng có thể chụp chế độ này. Bằng việc chụp HDR, bạn sẽ không lo bức ảnh bị quá sáng, quá tối hay mất chi tiết.
Cách 4: Tránh buổi trưaTránh buổi trưa
Chủ thể hay vật được chụp trông sẽ đẹp hơn khi có ánh sáng chiếu vào từ bên cạnh. Đó là lý do tại sao bình minh và hoàng hôn là thời gian lý tưởng để chụp bất cứ thứ gì. Buổi trưa, ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc xuống và tạo ra vùng tối trên vật, hay khuôn mặt nếu chụp chân dung. Vậy hãy tránh khoảng thời gian này.
Cách 5: Sử dụng đèn flashSử dụng đèn flash
Khi chụp ảnh dưới điều kiện ánh nắng gắt, bóng sẽ đổ rất mạnh trên vật. Nếu bạn chụp một cô gái, và cô ấy đang đội một chiếc mũ, vậy thì chắc chắn bạn sẽ muốn dùng đèn flash để làm sáng một số vùng tối. Đèn flash trong trường hợp này được sử dụng để xử lý ánh sáng không đồng đểu.
Cách 6: Sử dụng diffuser (tấm tán sáng) và reflector (tấm hắt sáng)Sử dụng diffuser (tấm tán sáng) và reflector (tấm hắt sáng)
Để tránh việc ánh sáng quá gắt và chiếu trực tiếp vào vật, nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng tấm diffuser để làm nguồn sáng rộng và dịu hơn. Để xử lý ánh sáng mặt trời đổ bóng gắt lên khuôn mặt, chúng ta cũng có thể dùng tấm reflector để hắt sáng vào vùng tối. Đặt tấm hắt sáng hướng về phía mặt trời để ánh sáng phản xạ lại trên mặt người, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
Cách 7: Sử dụng lens hood (loa chắn sáng)Sử dụng lens hood (loa chắn sáng)
Lens hood sẽ làm giảm bớt ánh sáng từ mặt trời đi vào máy ảnh. Ngoài ra công dụng của nó còn tránh va đập và loại bỏ những tia sáng không mong muốn vào bức ảnh của bạn.
Đăng bởi: Dũng Nguyễn
Từ khoá: Chụp ảnh khi trời nắng gắt, kỹ thuật chụp đơn giản mà vô cùng hiệu quả
Khối Ngành Kỹ Thuật
Tổng quan về khối ngành kỹ thuật
Kỹ thuật và Công nghệ là hai ngành học thuộc khối kỹ thuật, có khả năng ứng dụng cao vào các lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và vật liệu
Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng
Khối ngành kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả. Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành – được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người.
Khối ngành kĩ thuật là nhóm ngành đặc trưng có rất nhiều các chuyên ngành như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điên, điện tử, kĩ thuật công trình xây dựng, kiến trúc, điện tử viễn thông, xây dựng cầu đường, kĩ thuật hàng không, dầu mỏ, tự động hóa, kĩ thuật tàu thủy, kĩ thuật hạt nhân, kĩ thuật môi trường,…
Cơ hội việc làm và thách thức đối với khối ngành Kỹ thuật
Hiện nay khối ngành Kỹ thuật những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và dần khẳng định vị thế số 1 của mình trong đời sống kinh tế xã hội.
Đối với các Doanh nghiệp cơ khí Việt hiện nay mới đáp ứng 1/3 nhu cầu trong nước.
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo: “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thúc đẩy
phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và cơ khí chế tạo (CKCT)” do Đoàn Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 10/8/2023 tại T.HCM.
Dù được xem là có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, song hiện nay số doanh nghiệp (DN) hỗ trợ chỉ chiếm 0,03% trong tổng số DN đang hoạt động trên cả nước và năng lực ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được 32,12% nhu cầu trong nước. Trong thời gian tới, nhà nước đang đẩy mạnh hỗ trợ tăng trưởng phát triển ngành Cơ khí, để đạt mục tiêu đáp ứng được 90% nhu cầu trong nước.
Hiện nay cả nước có khoảng 1.383 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), ngành cơ khí chế tạo (CKCT) có khoảng 3.100 DN, với 53.000 cơ sở sản xuất, nhưng năng lực trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, theo định hướng của nhà nước thì trong 5-10 năm tới số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phải tăng lên số lượng gần 8000 DN . Đi đôi với việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo và Công nghiệp, cần đáp ứng đủ cả về chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật để thích nghi với việc tăng trưởng.
Dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam, đặc biệt là vào ngành cơ khí, được dự đoán sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Đây là nhận định của các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài tại cuộc gặp gỡ báo chí bên lề Triển lãm MTA 2023 (Triển lãm chuyên ngành cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công kim loại), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5/7/2023. Đây vừa là cơ hội phát triển cho ngành Kỹ thuật, nhưng cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực ngành này. Yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân lực ngành Kỹ thuật chắc chắn sẽ khắt khe hơn. Nếu đội ngũ nhân lực ngành Kỹ thuật trong nước không đáp ứng đủ chất lượng, khả năng dịch chuyển lao động chất lượng cao từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam là rất lớn.
Tóm lại ngành Kỹ thuật sẽ là ngành HOT, cơ hội việc làm rộng mở nhưng cũng có những thách thức nhất định. Với những bạn đang quan tâm khối ngành Kỹ thuật cần phải có đam mê và nhiệt huyết thực sự với công việc này, khi đó cơ hội phát triển sẽ rất lớn.
Vì sao khối ngành Kỹ thuật luôn có mức lương cao?
Theo trang web chúng tôi (một trong những trang web lớn và uy tín về việc làm tại Úc) thì Kỹ thuật luôn nằm trong top 5 ngành có thu nhập cao nhất. Ngoài ra, theo thống kê mới nhất, ngành Kỹ thuật có mức thu nhập trung bình 1 năm là 129,786 đô la Úc (hơn 2 tỉ Việt Nam đồng).
Về thu nhập, tùy thuộc vào năng lực cá nhân (vị trí công tác) có khác biệt khá lớn về mức khởi điểm của người kỹ sư trong doanh nghiệp nhỏ (cơ quan nhà nước) và trong các tập đoàn đa quốc gia. Nhận xét chung thì các kỹ năng mềm (kỹ năng sống và làm việc), đặc biệt là tiếng Anh, có tầm quyết định quan trọng tới thu nhập của sinh viên tốt nghiệp (bên cạnh khả năng chuyên môn).Ngoài ra các bạn đừng nghĩ một chiều về khả năng “đi làm công” mà hãy nghĩ xa hơn tới việc tạo ra công việc cho người khác – Lập doanh nghiệp của mình! Lúc đó thu nhập sẽ do các bạn tự quyết, chủ động.
Cách Nuôi Ngỗng Nhanh Lớn, Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Tìm hiểu về loài ngỗng
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, khả năng sinh trưởng tốt, ít nhiễm bệnh, chi phí nuôi phí nhưng hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế mà mô hình chăn nuôi ngỗng luôn được bà con ưa chuộng. Trong mâm cơm hằng ngày, thịt ngỗng được xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhất là người già và trẻ nhỏ.
Không những thế, trứng ngỗng rất béo và rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bởi vậy những năm gần đây, nhu cầu ngỗng thịt tăng gấp mấy lần khiến nguồn cung trở nên khan hiếm. Giá ngỗng thịt lên cao đã giúp bà con chăn nuôi cải thiện kinh tế, ổn định cuộc sống.
Vốn ngỗng rất dễ nuôi, khả năng sinh sản tốt, đặc biệt khả năng tăng trọng rất nhanh. Chỉ sau 3 – 4 tháng, khối lượng ngỗng con có thể tăng gấp 40 – 45 lần. Thường một con ngỗng đực chiếm khối lượng đến hơn 5kg. Riêng những con ngỗng mái thì trọng lượng có thể nhẹ hơn nhưng thịt khá ngon và nhiều nạc hơn.
Cách nuôi ngỗng nhanh lớn, sinh sản tốt
1. Chọn con giống
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều giống ngỗng như ngỗng sen, ngỗng sư tử, ngỗng Hungari,.. Khi chọn con giống, người nuôi cần chọn giống khỏe mạnh, không mắc bệnh, đặc biệt là tướng đi cân xứng, không bị tật.
Lưu ý: Khi mua con giống về, bạn không nên thả ngay vào chuồng nuôi. Song đó hãy nhốt vào một chỗ, không cho ăn uống nhất ít 3 tiếng.
2. Chuồng trại nuôi ngỗng
Tùy theo số lượng ngỗng trong chuồng mà bạn chuẩn bị máng ăn và máng uống thích hợp. Tránh tình trạng chen lấn, giẫm đập lên nhau ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của ngỗng con.
3. Thức ăn cho ngỗng
Ngỗng vốn là loại gia cầm dễ nuôi, ham ăn, chúng có thể ăn rất nhiều thứ bao gồm thức ăn từ rau xanh, củ hạt, thức ăn hạt viên được chế biến sẵn, hoặc có thể ăn các loại cá con,…
– Thức ăn từ xanh, củ, quả. Ngỗng sử dụng rất tốt nguồn thức ăn từ tự nhiên như bèo, cỏ, lá rau xanh,… Nguồn thức ăn từ rau củ chiếm đến 30% lượng thức ăn cung cấp trong một ngày. Ngoài ra ngỗng có thể ăn các loại của như khoai lang, sắn, bí đỏ,..
– Thức ăn từ hạt. Thóc là một phần lương thực chủ yếu trong quá trình chăn nuôi ngỗng. Trong hạt thóc chiếm tỷ lệ chất xơ cao, thành phần protein, chất béo rất tốt, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho ngỗng sinh trưởng và phát triển. Song đó lạc, cám gạo cũng là nguồn lương thực giúp ngỗng sinh trưởng và phát triển tốt, nhanh xuất chuồng.
4. Môi trường sống
Nhiệt độ và ánh sáng nuôi ngỗng khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản của ngỗng con. Khi mới mua ngỗng con về, bạn hãy sử dụng thêm đèn sưởi ấm hoặc rơm để ngừa ngỗng bị cảm lạnh, nhiễm bệnh.
Nếu quá nóng, ngỗng sẽ tránh xa nguồn nhiệt và di chuyển tách xa nhau. Nếu bị lạnh thì ngỗng sẽ dạt về một phía và nằm thành từng cụm từng nhóm để giữ ấm. Với ngỗng con nhiệt độ trung bình từ 30 độ C – 32 độ C, khi ngỗng lớn hơn thì nhiệt độ giảm đi và dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài môi trường.
Với ánh sáng thì ngỗng con cần ánh sáng 24/24, sau đó giảm dần theo thời gian sinh trưởng của ngỗng. Mật độ trung bình chuồng trại trung bình 5 – 8 ngỗng con / m2; 2 – 4 ngỗng lớn/ m2. Tùy theo mô hình chăn nuôi thả vườn hay trang trại mật độ chuồng trại khác nhau.
Ngỗng đẻ bao nhiêu trứng thì ấp
Sau 7 – 8 tháng thì ngỗng mái bắt đầu đẻ trứng, ngỗng đẻ theo mùa vụ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Bình quân một mùa vụ đẻ của ngỗng tầm 26 – 38 trứng, trọng lượng mỗi trứng từ 140 – 170g.
Năm đầu tiên đẻ, ngỗng chỉ đẻ trung bình từ 20 -30 trứng sau đó tăng lên dần. Một con ngỗng trưởng thành (4 tháng tuổi), ngỗng trống cân nặng từ 4 – 5kg, ngỗng mái nặng từ 3,8 – 4,2kg.
Trong thời gian một vụ ngỗng đẻ, thường chia thành 3 lứa: lứa đầu vào tháng 9, 10 được 8 – 12 trứng, lứa thứ 2 vào tháng 11, 12 khoảng 10 – 14 trứng và lứa thứ 3 đẻ vào tháng 2, 3 với 8 – 12 trứng. Thường lứa thứ 2 sẽ có trứng ngỗng to và chất lượng hơn lứa thứ 1 và thứ 3.
Các bệnh thường gặp ở ngỗng
Mặc dù ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, ít nhiễm bệnh nhưng chăm sóc không tốt vẫn mắc phải một số thường gặp như
– Bệnh tụ huyết trùng. Đây là căn bệnh thường gặp ở ngỗng do vi khuẩn Pasteurellosis gây ra. Bệnh rất mẫn cảm với căn bệnh này, dù ngỗng đang khỏe mạnh vẫn có thể mắc phải. Triệu chứng của căn bệnh này là thể quá cấp, ngỗng đang khỏe mạnh lắn đùng ra chết.
Cách phòng bệnh này là không nên gà, vịt chung với ngỗng. Song đó cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thay nước uống liên tục mỗi khi nước đục.
– Bệnh dịch tả. Đây là căn bệnh từ vịt sang ngỗng. Triệu chứng của dịch bệnh này là sưng và đỏ mắt ở ngỗng. Cách phòng bệnh hiệu quả là cách ly đàn giống giữa ngỗng khỏe và ngỗng bệnh. Thường xuyên tiêm vacxin phòng dịch tả cho ngỗng.
– Bệnh phó thương hàn. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở vịt, gà và ngỗng. Triệu chứng đầu tiên là tiêu chảy, viêm kết mạc và gầy sút. Bệnh có ở tất cả các nơi, bệnh gây chết bầy đàn từ con giống cho đến con trưởng thành.
Phòng và trị bệnh phó thương hàn khá đơn giản: Dùng Biomixin liều: 5 – 10mg/lần từ 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 5 – 6 ngày.
Cần lưu ý khi nuôi ngỗng
– Hãy kết hợp nhiều loại thức ăn từ thóc, rau, củ để ngỗng hấp thu tốt, tăng trọng lượng, xuất chuồng sớm.
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phòng tránh bệnh cho ngỗng.
– Với mật độ số lượng ít, người nuôi nên thả ngỗng ra khỏi chuồng 1 lần/ ngày. Điều này giúp ngỗng thêm săn chắc và khỏe mạnh.
– Đặc biệt không cho ngỗng uống nước bẩn, bởi đây là nguồn bệnh chủ yếu cho ngỗng. Khiến ngỗng chậm phát triển, thậm chí gây chết bầy đàn.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtCập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Thanh Tước Hiệu Quả trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!