Xu Hướng 12/2023 # Lịch Sử Lớp 4 Bài 1: Nước Văn Lang Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Trang 11 # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Lớp 4 Bài 1: Nước Văn Lang Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Trang 11 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 4 Bài 1 trang 12

Câu 1: Em hãy xác định trên lược đồ hình 1 những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

Trả lời:

Khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống khoảng năm 700 TCN (trước công nguyên).

Câu 2: Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Em thử vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó.

Trả lời:

Xã hội Văn Lang có các tầng lớp: Đứng đầu nhà nước có vua. gọi là Hùng Vương. Giúp vua Hùng cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì.

Sơ đồ nhà nước Văn Lang:

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 14 Câu 1

Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?

Trả lời:

Khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời.

Câu 2

Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời, bằng đoạn văn ngắn hoặc bằng hình vẽ).

Trả lời:

Dưới thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,…

Họ biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức,… làm gốm (nặn nồi niêu), đan rổ, dụng cụ gia đình,…

Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,…

Câu 3

Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?

Trả lời:

Ở các vùng núi, người dân vẫn ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.

Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc,… Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng

Những ngày hội làng, mọi người ngày nay cũng như thời nhà nước Văn Lang thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

Tóm tắt lý thuyết Nước Văn Lang Hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang

Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt là nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng 700 năm trước.

Nhà nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang

Các tầng lớp trong xã hội bao gồm:

Vua đứng đầu nhà nước Văn Lang, nắm toàn quyền quyết định.

Lạc hầu, lạc tướng là tầng lớp sau vua, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước.

Advertisement

Dân thường gọi là lạc dân.

Nô tì là người hầu hạ trong những gia đình người giàu phong kiến.

Hoạt động sản xuất và đời sống

Ở: Nhà Sàn, quanh quần thành làng.

Mặc và trang điểm: Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.

Ăn uống: Cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy, uống rượu, làm mắm.

Lễ hội: Vui chơi, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật.

Sản xuất: Lúa, khoai, cây ăn quả, ươm tơ, dệt vải, đúc đồng, giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày, nặn đồ đất, đóng thuyền.

Tập Làm Văn Lớp 4: Kết Bài Trong Bài Văn Kể Chuyện Giải Bài Tập Trang 122 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 – Tuần 12

Đọc lại truyện ông Trạng thả diều.

Tìm đoạn kết bài của truyện.

Trả lời:

Đoạn kết của truyện này: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là ông Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.

Trả lời:

Đọc truyện này, em càng thấu hiểu hơn câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”.

So sánh 2 cách kết bài nói trên.

Trả lời:

Cách kết bài trước: chỉ nêu kết cục của câu chuyện. (Cách kết bài không mở rộng)

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác.

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Trả lời:

a. Kết bài không mở rộng

b. Kết bài mở rộng

c. Kết bài mở rộng

d. Kết bài mở rộng

e. Kết bài mở rộng

Tìm phần kết bài của các truyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Một người chính trực

b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Trả lời:

Tìm phần kết bài của các truyện

a. Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá”. (Kết bài không mở rộng)

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa (Kết bài không mở rộng).

Viết kết bài của truyện: Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.

Trả lời:

Kết bài truyện Một người chính trực

1. Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.” Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.

2. Cho mãi đến tận bây giờ, tên tuổi của Tô Hiến Thành vẫn sáng ngời trong sử sách của dân tộc như một tấm gương về tính trung thực ngay thẳng cho mọi thế hệ noi theo.

3. Lòng khẳng khái và chính trực của Tô Hiến Thành được sử sách ghi nhận và ca tụng. Chúng ta luôn kính trọng và tôn vinh ông.

Kết bài truyện Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca

1. Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Advertisement

2. Chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” là một bài học cảnh tỉnh chúng em phải chu toàn công việc được giao để tránh rủi ro, sai sót, áy náy trước kết quả không mong muốn.

3. Ông của An-drây-ca mất không phải do lỗi của An-đrây-ca nhưng An-đrây-ca lấy đó làm nỗi dằn vặt trong tâm mình. Điều đó thể hiện phẩm chất đáng quý của An-đrây-ca: yêu ông và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Soạn Sử 9 Bài 4: Các Nước Châu Á Soạn Lịch Sử 9 Trang 20

Lý thuyết Sử 9 Bài 4: Các nước Châu Á I. Tình hình chung của các nước châu Á

– Châu Á là lục địa rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau.

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.

– Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế:

Ấn Độ: thực hiện các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn:

– Tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.

– Các sản phẩm công nghiệp chính: hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi.

– Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.

– Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

-Tuy nhiên, suốt nửa thế kỉ XX, tình hình Châu Á không ổn định vì những cuộc Chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, hoặc những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ

II. Trung Quốc

1. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

– Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới 3 năm (1946-1949) giữa Quốc dân đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

– Cuối cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thắng lợi. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập.

– Ý nghĩa của thắng lợi:

Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

2. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đển nay)

– Tháng 12-1987, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới đất nước.

– Đường lối đổi mới:

Chủ trương xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.

Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

Thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá đất nước, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.

– Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam.

Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999).

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 4 Câu hỏi trang 15

Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.

Trả lời:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

– Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

– Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

– Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan…

Câu hỏi trang 16

Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Trả lời:

– Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949 đã kết thúc 100 năm bị đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.

– Tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

– Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong tròa giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Advertisement

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 4 trang 20 Câu 1

Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.

Gợi ý đáp án

– Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hàng năm tăng 9,8% đạt giá trị 1974,8 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.

– Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 là 325,06 tỉ USD. Cũng tính đến năm 1997, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD và 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.

-Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 1090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

Câu 2

Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI

Gợi ý đáp án

– Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh.

– Tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định.

– Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.

– Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Soạn Sử 9 Bài 5: Các Nước Đông Nam Á Soạn Lịch Sử 9 Trang 25

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Lược đồ các nước ĐNA trước Chiến Tranh thế giới thứ hai

– Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

– Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

– Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959

– Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

a. Hoàn cảnh ra đời:

– Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

+ Cùng nhau hợp tác phát triển.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

– Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

b. Mục tiêu:

– Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali năm 1976

– Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

– Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

– Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

– Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei

– Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

– Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

– Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

– ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

– Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

-Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

– Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.

Trả lời:

– Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

– Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

– Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

– Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Trả lời:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Advertisement

Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

– Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.

Gợi ý đáp án

Vẽ lược đồ Đông Nam Á như sau:

Điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này

STT Tên nước Thủ đô

1 Idonesia Jakarta

2 Myanmar Naypyidaw

3 Thái Lan Bangkok

4 Việt Nam Hà Nội

5 Malaysia Kuala Lumpur và Putrajaya

6 Philippines Manila

7 Campuchia Phnom Penh

8 Lào Vientiane

9 Đông Timor Dili

10 Brunei Bandar Seri Begawan

11 Singapore Singapore

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

Gợi ý đáp án

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

– Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

– Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

– ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

– Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

– ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

– Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

– Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Giáo Án Lịch Sử 11 Sách Chân Trời Sáng Tạo Kế Hoạch Bài Dạy Lịch Sử 11

Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.

Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ

CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam. Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.

Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.

Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: tìm hiểu được các vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.

Năng lực riêng:

Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam; Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.

Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam; Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược; Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.

Phát triển năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Phẩm chất

Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.

Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,…

Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ các cuộc kháng chiến.

Phiếu học tập số 1: Bảng KWHL để tìm hiểu mục tiêu bài học.

Phiếu học tập số 2: “Bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến trong lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” theo các tiêu chí:

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Lãnh đạo

Những trận đánh lớn

Kết quả/

ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự/ Bài học kinh nghiệm

1

Kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đăng năm 938.

?

?

?

?

2

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981.

?

?

?

?

3

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 – 1077

?

?

?

?

4

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

?

?

?

?

5

Cuộc kháng chiến chống quân xâm Xiêm năm 1785

?

?

?

?

6

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.

?

?

?

?

Phiếu học tập số 3: bảng so sánh nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Đối với học sinh

SHS Lịch sử 11.

Đọc trước SHS tìm hiểu bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Ô chữ bí mật.

+ HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học qua các câu thơ về anh hùng dân tộc Việt Nam trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

+ 2 nhóm có quyền lựa chọn bất cứ ô chữ nào để giải đố.

+ Nhóm nào giải đúng ô chữ sẽ được cộng điểm.

– GV lần lượt đọc các ô chữ hàng ngang:

+ Ô số 1 (10 chữ cái): Người anh hừng trẻ tuổi chống giặc Ân, bảo vệ Tổ quốc.

“Rồng nấp ba năm ai biết chỉ

Vùng lên một sớm tỏ thiên uy

Roi vàng phá giặc, trời rung động,

Ngựa sắt đè mây, truyện cổ kì?

+ Ô số 2 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Lý, có công phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.

Giết giặc Chiêm Thành đầy đũng khí

Phò vua Đại Việt toả trong ngoài

Khoan hoà trí sĩ dân làm gốc

Sách lược tinh thông địch khiếp hoài.

+ Ô số 3 (9 chữ cái): Tổng đốc thành Hà Nội được mô tả trong thơ của cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh:

Tay đã cầm bút lại cầm binh…

Giữ thành, thành mất, mất theo thành

Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc

Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh

Di biểu nay còn sôi chính khí

Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

+ Ô số 4 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Trần được Cao Bá Quát ca ngợi:

Công lao đầy khoảng trời Nam, sử xanh ghi chép

Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả yên lặng.

+ Ô số 5 (7 chữ cái): Ông là gia nô dưới trướng Trần Quốc Tuấn, có tài bơi lội, lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

101

11

12

1

T

H

Á

N

G

G

I

Ó

N

G

2

L

Ý

T

H

Ư

N

G

K

I

T

3

H

O

À

N

G

D

I

U

4

T

R

Q

U

C

T

U

N

5

Y

T

K

I

Ê

U

Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHÁNG CHIẾN.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

– GV dẫn dắt HS vào bài học:

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã ghi:

“Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết các cuộc chiến tranh chống

xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của người Việt đều giành thắng lợi nhưng cũng có ba cuộc kháng chiến không thành công. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, chúng ta sẽ lí giải được vì sao lại diễn ra hiện thực lịch sử như vậy? Qua đó, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 7: Chiến tranh bảo về Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật K – W – L – H, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1 và ô số 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật K – W – L – H, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1 và ô số 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.

+ K: Kháng chiến là gì? Em biết gì về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc? Kể tên một số cuộc kháng chiến giành được thắng lợi trong thời kì này.

+ W: Các em muốn tìm hiểu thêm điều gì về các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

– GV thu Phiếu học tập số 1.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.

– GV sử dụng kĩ thật KWLH, tổ chức hoạt động cá nhân, tạo biểu tượng cho HS về:

+ L: Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc.

+H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt các khái niệm: Chiến tranh giải phóng và kháng chiến. Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào trong thời kì này tiếp tục được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoàn thành hai ô K, W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc

Phiếu học tập số 1: Đính kèm phía dưới hoạt động.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÂU HỎI

HS ĐIỀN THÔNG TIN

KNOW

Kháng chiến là gì? Em biết gì về các cuộc kháng chiến của người Việt trong lịch sử? Kể tên một số cuộc kháng chiến giành được thẳng lợi trong thời kì này.

HS điền những thông tin mình đã biết về các cuộc kháng chiến của người Việt.

WHAT

HS điền những thông tin mình muốn biết về lịch sử (các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt thời Bắc thuộc).

LEARN

Nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

HOW

Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào của ông cha trong thời kì này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Hoạt động 2. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

– Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Vị trí địa lí tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc.

– Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí địa chiến lược của Việt Nam; vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vị trí chiến lược của Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 1a SHS tr.43 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Vị trí địa lí tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc.

– GV trình chiếu cho HS quan sát thêm:

+ Hình 12.1 (Bài 12, SHS tr.77).

+ Lược đồ vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát lược đồ, tìm hiểu thông tin, tư liệu do GV cung cấp và HS tự sưu tầm được.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nội dung:

+ Vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

+ Tác động của vị trí địa lí đến lịch sử dân tộc.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoc tập

– GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2 : Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 1b SHS tr.43, kết hợp đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

– GV trình chiếu cho HS một số hình về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam và hướng dẫn HS phân tích các nội dung sau:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là gì?

+ Mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoc tập

– GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2.1. Vị trí chiến lược của Việt Nam

– Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

+ Phía đông là vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.

+ Phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Phía bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía nam vừa giáp Biển Đông, vừa có phần thuộc vịnh Thái Lan.

– Tác động của vị trí chiến lược đến lịch sử dân tộc:

+ Là cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nằm trên trục đường giao thông quan trọng của các tuyến hàng hải, thương mại nhộn nhịp nhất châu Á, trấn giữ tuyến kinh tế – thương mại hàng hải chiến lược giữa vịnh Thái Lan và biển Đông.

+ Là cửa ngõ đi vào châu Á từ Thái Bình Dương.

2.2. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

– Mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhằm xâm chiếm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, thủ tiêu nền độc lập dân tộc Việt Nam.

+ Mục tiêu chiến lược cơ bản của kẻ thù là nhanh chóng xâm chiếm và đặt ách thống trị.

– Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:

+ Bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt lịch sử Việt Nam.

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tiến hành vì mục đích bảo vệ nền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập tự do của tổ quốc và quyền tự quyết của dân tộc.

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam đã ngăn chặn âm mưu bành trướng xuống phía nam của phong kiến phương Bắc, tạo ra sức mạnh mới cho dân tộc phát triển, củng cố, mở rộng vị thế đất nước, phát triển nền văn minh Đại Việt.

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã xây dựng và phát triển kho tàng nghệ thuật quân sự chống xâm lược của Việt Nam.

Hoạt động 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.

– Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nội dung: GV sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến trong thế kỉ X – XI và hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt), hướng dẫn các nhóm sử dụng kĩ thuật Kipling, nêu câu hỏi và trả lời, hoàn thiện mục 1, 2, 3 của Phiếu học tập số 2.

Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

– GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến trong thế kỉ X – XI, hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt và hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo mẫu (Đính kèm bên dưới hoạt động).

Tượng Ngô Quyền (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Lê Hoàn

– GV lưu ý HS vẽ sơ đồ các cuộc kháng chiến chiến chống xâm lược ở Việt Nam thế kỉ X – XI thay cho bảng tóm tắt (có các tiêu chí phù hợp).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV mời các nhóm hoạt động có hiệu quả sẽ báo cáo trước.

– GV và HS quan sát kết quả hoạt động nhóm. Các nhóm còn lại bổ sung, phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 2.

– GV chuyển sang nội dung mới.

3. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động.

PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/ Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự

1

Kháng chiến chống quân Nam Hám (938)

?

?

?

?

?

2

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981)

?

?

?

?

?

3

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

?

?

?

?

?

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/ Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự

1

Kháng chiến chống quân Nam Hám (938)

Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh)

Ngô Quyền

Ngô Quyền vận dụng thủy triều lên xuống, cho thuyền nhẹ khiêu chiến

Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc

– Triệt tiêu nội phản, làm yên lòng dân.

– Tận dụng điều kiện tự nhiên, biết chớp thời cơ, chọn thời cơ giặc suy yếu dùng mưu kế đánh giặc.

2

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981)

Lục đầu giang, sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh)

Lê Hoàn

– Trận Lục đầu giang: Lê Hoàn, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.

– Trận sông Bạch Đằng: Lê Hoàn thực hiện kế hoạch đóng cọc, mai phục, chặn đánh giặc ở sông Bạch Đằng.

– Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

– Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

“Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công phá sự chuẩn bị của quân Tống, đẩy địch vào thế bị động.

– Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân, dựa vào chiến tuyến đánh phòng ngự, thực hành phản công, đánh phục kích, tập kích tiêu hoa địch.

– Đánh vào tâm lí địch, chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.

3

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Lý Thường Kiệt

Trận quyết chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh.

Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng).

Hoạt động 4. Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789)

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.

– Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nội dung: GV sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến và hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Huệ,…), hướng dẫn các nhóm sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi chính với hai nhân vật Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ, trả lời câu hỏi và hoàn thiện Phiếu bài tập số 3.

Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu bài tập số 3 và chuẩn kiến thức của GV.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 4 nhóm.

– GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789), kết hợp quan sát hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Huệ,…) trả lời câu hỏi và hoàn thiện Phiếu bài tập số 3 theo mẫu (Đính kèm phía dưới hoạt động).

+ Nhóm 1: Quan sát Hình 7.5 – 7.8 và thông tin trong tư liệu Em có biết, vẽ sơ đồ tư duy 3 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII). Nêu bét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến.

+ Nhóm 2: Sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn và vai trò của ông trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thời Trần.

Trần Quốc Tuấn

+ Nhóm 3: Quan sát lược đồ và tư liệu, vẽ sơ đồ tư duy hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789). Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789) của nhà Tây Sơn.

+ Nhóm 4: Sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ và vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789).

Nguyễn Huệ

– GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến.

Trần Thủ Độ

Trần Nhân Tông

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, phân công các thành viên nhóm làm việc theo kĩ thuật Kippling hoặc kĩ thuât sơ đồ tư duy.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

– GV thu Phiếu học tập số 3 của các nhóm.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày mục 4, 5, 6, 7 theo Phiếu học tập số 3 về cuộc kháng chiến ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789).

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 3.

– GV chuyển sang nội dung mới.

4. Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789)

– Nhóm 2: Trần Quốc Tuấn

+ Ông là ai? Tên thật của ông là gì (WHO)?

+ Cuộc đời và sự nghiệp của ông có điểm gì đặc biệt? Ông đã xử lí mâu thuẫn giữa gia đình với quyền lợi quốc gia dân tộc như thế nào? (WHAT, HOW)

+ Ông có vai trò như thế nào trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Chiến tích nổi bật nhất của ông là gì? Chiến tích đó diễn ra ở đâu? Khi nào? (HOW, WHERE, WHEN).

– Vì sao ông được nhân dân ta phong thánh? Em học được điều gì từ ông? Ông đã để lại kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những di sản gì? (WHY, WHAT).

– Nhóm 4: Nguyễn Huệ – Quang Trung

+ Ông là ai? Giới thiệu sơ nét về tiểu sử của ông. (WHO)

+ Ông lãnh đạo phong trào nông dân Tây Sơn trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? (WHAT,WHERE)

+ Cuộc đời và sự nghiệp của ông có chiến tích gì đặc biệt? Điều đó diễn ra trong thời gian nào? Tài năng của ông nổi bật trong lĩnh vực nào? (WHEN, WHAT).

+ Ông đã viết nên những trang vàng trong lịch sử dân tộc như thế nào? Vì sao ông được nhân dân dựng tượng và thờ phụng? (HOW,WHY).

+ Ông đã đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những di sản gì? Em tâm đắc điều gì trong cuộc đời và sự nghiệp của ông?

* Kết quả Phiếu học tập số 3: Đính kèm phía dưới hoạt động.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự

1

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông

Lần 1: năm 1258

?

?

?

?

Lần 2: năm 1285

?

?

?

?

Lần 3: năm 1287 – 1288

?

?

?

?

2

Kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785)

?

?

?

?

3

Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

?

?

?

?

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

STT

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu

Địa điểm

Lãnh đạo

Diễn biến chính

Kết quả/Ý nghĩa

Nghệ thuật quân sự

1

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông

Lần 1: năm 1258 (Bình Lệ Nguyên, Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Trần Thủ Độ và các vua Trần

– Quân nhà Trần dàn trận đánh giặc ở Bình Lệ Nguyên bất thành, phải lui về Thiên Trường

để bảo toàn lực lượng.

– Quân Trần phản công thắng tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua phải rút về nước.

– Khẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc.

– Đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của quân Nguyên – Mông.

– Thực hiện kế hoạch “thanh dã/ tạo thế trận chiến tranh nhân dân.

– Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước đánh giặc”? vận dụng linh hoạt cách đánh, buộc giặc đánh theo cách của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tiêu diệt giặc.

– Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Lần 2: năm 1285 (Thăng Long, Hà Nội), Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội)

Trần Quốc Tuấn và các vua Trần

– Nhà Trần rút về phòng tuyến Vạn Kiếp – Bình Than.

– Quân nhà Trần phản công, đánh chia cắt và tập kích

những vị trí then chốt quân địch, giành thắng lợi, giải phóng Thăng Long.

Quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

– Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Advertisement

Lần 3: năm 1287 – 1288

Vân Đồng (Quảng Ninh), Bạch Đằng (Hà Nội)

Trần Hưng Đạo

– Quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp (Hải Dương)

và tiến đánh Thăng

Long. Trần Khánh

Dư đánh tan đoàn

thuyền lương giặc.

– Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục.

Ô Mã Nhi bị bắt sống. Thoát Hoan lâm vào cảnh khốn cùng, phải rút quân về nước.

2

Kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785)

Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang)

Nguyễn Huệ

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút: trận quyết chiến với

giặc. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.

300 chiến thuyền với 2 vạn binh thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.

– Tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi,

nhân hoà”.

– Tạm thời lui binh,

chọn địa điểm tập kết quân thuỷ, bộ, vừa để tạo phòng tuyển chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

– Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

– Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

3

Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Thăng Long (Hà Nội)

Quang Trung

Từ mùng 3 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt

đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, đồn Khương Thượng.

Quân Thanh đại bại, hàng vạn quân tướng chết trận.

Hoạt động 5. Các cuộc kháng chiến không thành công

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.

– Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nội dung:

– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, quan sát lược đồ các cuộc kháng chiến, tìm hiểu tài liệu và SHS, vẽ sơ tư duy (theo mindmap hoặc inforgrafic) theo các tiêu chí: lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả, nguyên nhân, thất bại.

– GV trình chiếu chân dung các nhà lãnh đạo kháng chiến (An Dương Vương, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,…) hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của họ.

Sản phẩm: HS hoàn thành Sơ đồ tư duy về diễn biến chính các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

– GV trình chiếu chân dung các nhà lãnh đạo kháng chiến (An Dương Vương, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,…), hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của họ.

Thục Phán An Dương Vương

Hồ Nguyên Trừng

Nguyễn Tri Phương

Hoàng Diệu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sơ đồ tư duy, nghiên cứu tài liệu, nêu ý kiến. Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu hóa để báo cáo kết quả.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV mời đại diện các nhóm trình chiếu sơ đồ tư duy và trình bày về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam.

– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy.

– GV chuyển sang nội dung mới.

5. Các cuộc kháng chiến không thành công

Sơ đồ tư đuy về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt: Đính kèm phía dưới hoạt động

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ DIỄN BIẾN CHÍNH CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hoạt động 6. Nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.

– Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.

– Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược.

– Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 4 và chuẩn kiến thức của GV.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

– GV mời đại diện các nhóm trình bày về nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945 theo Phiếu học tập số 4.

– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 4.

6. Nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945

Kết quả Phiếu học tập số 4: Đính kèm phía dưới hoạt động.

Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 4 Bài Tập Về Danh Từ, Động Từ, Tính Từ Lớp 4

Bài tập về Danh từ

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

Gợi ý

Các danh từ có trong đoạn văn:

+ Chuồn chuồn

+ nước

+ màu vàng

+ lưng

+ cánh

+ giấy

+ đầu tròn

+ con mắt

+ thủy tinh

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Gợi ý

a. Danh từ: quê hương, cánh diều, tuổi thơ, đồng, con đò, nước, ven sông.

b. Danh từ: Bà, thành, trại,  lều trại, cường quyền, lời, nước ta

Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

“Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới”.

Gợi ý

Các danh từ là: bản làng, ánh lửa, bếp, bờ ruộng, chân người

Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Gợi ý

Các danh từ là: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân

Bài 5: Xác định từ loại của các từ: “niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” và tìm thêm các từ tương tự.

Gợi ý

Danh từ: Các từ: niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ chính là các danh từ chỉ khái niệm.

Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:

Gợi ý

– Từ chỉ sự vật: rừng, hoa chuối, đèo, nắng, dao, thắt lưng, ngày xuân, mơ, người, nón, sợi dang

– Từ chỉ hoạt động: gài, nở, nhớ, đan, chuốt.

– Từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau: xanh, đỏ tươi, cao, trắng.

Bài tập về Động từ

Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

a. trông em d. quét nhà h. xem truyện

b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo

c. nấu cơm g. làm bài tập

Gợi ý

a. trông em d. quét nhà h. xem truyện

b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo

c. nấu cơm g. làm bài tập

Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:

a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.

b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.

Gợi ý

Danh từ Động từ

a. Vầng trăng, ánh trăng, khu rừn toả

b. Gió, lá cây, đàn cò, mây thổi, rơi, toả

c tiếng chuông chùa, mặt trăng

Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:

a. Nước chảy đá mòn.

b. Dân giàu, nước mạnh.

Gợi ý

a,

Danh từ: nước; đá

Động từ: chảy

Tính từ: mòn

b,

Danh từ: dân; nước

Động từ: không có

Tính từ: giàu; mạnh

Bài 4: Xác định từ loại:

Nhìn xa trông rộng

Nước chảy bèo trôi

Phận hẩm duyên ôi

Vụng chèo khéo chống

Gạn đục khơi trong

Ăn vóc học hay.

Gợi ý

DT: nước, bèo, duyên.

ĐT: Nhìn, chèo, chống, chảy, trôi, đục, học, ăn.

TT: ngược, xuôi, xa, rộng, hẩm, ôi, khéo, hay

Bài 5: Xác định từ loại:

Gợi ý

a. Danh từ: Em, mây, nẻo, trời, non sông, gấm vóc, Quê, mình

Động từ: mơ, làm, Bay, Nhìn

Tính từ: trắng, cao, đẹp

b.

Danh từ: Cây dừa, tàu, tay, gió, đầu, trăng

Động từ: tỏa, Dang, đón, gật, gọi

Tính từ: xanh, nhiều

Bài 6: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Gợi ý

Động từ: đánh, nhặt, đốt, tìm,bắp, thổi, cúi.

Danh từ: Trâu, người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các bà mẹ.

Bài 7: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

Gợi ý

Mỗi ngày đối với em đều là một niềm vui. Buổi sáng, hôm nào phảiđi học, em đều dậy rất sớm để tập thể dục, vệ sinhcá nhân, ănsáng, rồi đếntrường. Đếnlớp, em chơi với các bạn, rồi nghethầy côgiảng bài. Chiềuđến, được ở nhà, em học lại bài trên lớp rồi đi chơi. Buổi tối, em ăn cơm cùng gia đình, phụ mẹ rửa bát, chuẩn bị bài hôm sau rồi đi ngủ.

Bài tập Tính từ

Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.

A

Tính từ chỉ màu sắc

B

Tính từ chỉ hình dáng

C

Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

Bài 2: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:

Từ chỉ sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

Cái mũ

Bài 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

“Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc”.

Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái

Tính từ

Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL

Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau)

Dùng cách so sánh

hơi nhanh

x

vội quá

đỏ cờ

tím biếc

mềm vặt

xanh lá cây

chầm chậm

khá xinh

thẳng tắp

Chọn 1 từ ở cột trái để đặt câu.

Bài 5: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:

“Việt Nam đẹp khắp trăm miền

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi”

Bài 6: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.

Bài 7:

Hãy chỉ ra tính từ (nếu có) trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.

Bài 8: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.

Bài 9:

Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”. Đặt câu với từ vừa tìm.

Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.

Bài 10: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:

Advertisement

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày”.

Bài 11:

“Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ. Vì sao?

Ôn tập Luyện từ và câu lớp 4

Bài 1: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn”.

Tìm các tính từ có trong câu văn.

Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo, mùi thơm”.

Bài 2: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát.

Bài 3: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Bài 4: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

Tổng hợp bài tập luyện từ và câu lớp 4

Bộ đề ôn tập luyện từ và câu lớp 5

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Lớp 4 Bài 1: Nước Văn Lang Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Trang 11 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!