Bạn đang xem bài viết Luật Cầu Lông Đôi Chuẩn Trong Thi Đấu được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Môn thể thao cầu lông là một trong những bộ môn có kỹ thuật cao giúp con người trở nên nhanh nhạy hơn trước mọi phản xạ bất cứ tình huống nào.
Quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông đôi là một hình thức thi đấu khá phổ biến của môn thể thao cầu lông.
Luật cầu lông đôi trong thi đấuLuật cầu lông đôi trong thi đấu thì gồm có các loại như sau: Thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ, luật thi đấu này là chung cho cả 3 loại thi đấu.
Ngoài ra hiểu về luật thi đấu để thực hiện tốt trong trận đấu thì cả 2 vận động viên phải phối hợp ăn ý và có chiến thuật tốt, tinh thần đồng đội phải cao thì mới có thể giành chiến thắng được.
Kích thước sân chuẩn trong luật cầu lông đôi– Chiều rộng tối thiểu của sân cầu lông đôi là 6,1m ( chuyên môn gọi là 20 ft). Tổng chiều dài sân là 13,4m (44 ft).
– Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch) và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát cầu sau là vạch dài cách biên.
– Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5ft) ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi.
Phát cầu trong luật cầu lông đôiKỹ thuật phát cầu lông trong luật cầu lông đôi cũng khá là khác biệt với cầu lông đơn..
Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu đôi:– VĐV của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
– Người của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
– Người có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình.
Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
– VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
– VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
– Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.
Lượt đánh cầu và vị trí trong luật cầu lông đôiSau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai người chơi của bên giao cầu và một trong hai người chơi của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc .
Ghi điểm và giao cầu trong luật cầu lông đôi– Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
– Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới.
Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:– Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên.
– Đến người nhận cầu đầu tiên và trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế.
– Không người chơi nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
– Bất kỳ người chơi nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ người chơi nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.
Bắt lỗi của VĐV trong luật chơi cầu lông đôi mới Tính cầu ngoài cuộc:_ Quả cầu chạm vào lưới hay cột lưới và rơi xuống đất thuộc phần sân của người đánh cầu.
_ Cầu chạm mặt sân
_ Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của VĐV.
_ Xảy ra lỗi hay một quả phát cầu lỗi, do quyết định của trọng tài
Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV+ Theo luật thi đấu cầu lông thì trận đấu sẽ phải diễn ra liên tục bắt đầu từ khi giao cầu cho tới khi kết thúc một pha cầu, trừ trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu:Và khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ là không nhiều hơn 60 giây.
Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc:Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.
Lỗi trì hoãn trong thi đấu:VĐV không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào, để phục hồi thể lực …
Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Chỉ đạo và rời sân:VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không còn trong cuộc.
Trong khi trận đấu đang diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân, khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
Hành động VĐV không được phép:Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu;
Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay bựt lông cầu;
Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài….hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.
Giải quyết vi phạm luật cầu lông đôiMọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài quyết định cảnh cáo hay xử phạt.
Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ tính là một lần phạm lỗi
Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
Luật đổi sân trong bộ môn cầu lông đôiHai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
Đăng bởi: Huyền Lê Thị Khánh
Từ khoá: Luật cầu lông đôi chuẩn trong thi đấu
Tất Tần Tật Về Luật Thi Đấu Cầu Lông Mới Nhất
Cũng như các môn thể thao khác, việc tuân thủ theo những quy định và luật lệ được đặt ra khi chơi cầu lông là vô cùng quan trọng. Tương ứng với hai hình thức chơi, luật đánh cầu lông đơn sẽ có đôi nét khác biệt so với luật đánh cầu lông đôi.
Nhớ được các quy định và luật lệ không bao giờ là việc dễ dàng. Tuy nhiên, với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đơn giản giúp bạn dễ nhớ các quy định trong luật đánh cầu lông.
1/ Sân đánh cầu lôngKích thước sân cầu lông đôi có độ dài đường chéo là 14m723, đánh đơn sẽ là 14m336, được xác định bởi các đường biên rộng 40mm.
Khổ rộng 1.42 – 1.8m x 15m dài
Độ dày: 4,5mm
Chiều dài: 15m
Rộng của: 7.2m
Kích thước tiêu chuẩn của sân đánh cầu lông
Ngoài kích thước, Bộ luật cầu lông cũng có một số các quy định khác về mặt sân, vạch kẻ và lưới trong sân, bao gồm:
Sân cầu lông thường là thảm nhựa màu xanh lá, có độ dày tùy loại từ 4.5mm đến 5.0 mm. Đặc biệt, bề mặt thiết kế sân phải có độ nhám nhằm chống trơn trượt.
Các đường biên và vạch kẻ phải dễ nhìn và dễ phân biệt, tốt nhất nên được sơn bằng màu trắng hoặc màu vàng. Các đường kẻ này có độ dày quy định là 40 mm.
Lưới đánh cầu lôngNhiều bạn thắc mắc về chiều cao của lưới cầu lông, kích thước của lưới cầu lông là bao nhiêu?
Cột lưới cao 1m55, đủ chắc chắn, phụ kiện và cột lưới không được đặt vào trong sân. Hai cột lưới phải đặt ngay trên đường biên đôi dù đánh đôi hay đơn.
Chiều cao của lưới đánh cầu lông
Lưới đánh cầu lông được làm từ sợ nylon mềm màu đậm, các mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm, lưới có độ dày đều nhau. Có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.
Đỉnh lưới được nẹp bằng kẹp trắng phủ đôi lên dây lưới. Dây lưới hoặc dây cáp lưới phải được căng chắc chắn, ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.
2/ Quả cầu trong luật thi đấu cầu lôngQuả cầu làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp nhưng phải có đường bay tương tự với cầu làm từ chất liệu thiên nhiên, đế bằng Lie phủ da mỏng. Thường được chia làm 2 loại:
Quả cầu lông vũ:
Có 16 lông vũ, đồng dạng, dài 62 đến 72mm gắn vào đế cầu.
Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vậy liệu thích hợp.
Đỉnh lông vũ nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58-68mm.
Đế cầu có hình tròn, đường kính 35-28mm, nặng 4,74-5,50gr.
quả cầu trong luật thi đấu cầu lông
Quả cầu không có lông vũĐược làm bằng các vật liệu tổng hợp, thay thế cho cầu lông vũ tự nhiên. Do vậy, sẽ có một vài khác biệt về tỷ trọng và các tính năng. Tuy nhiên, nếu sai số tối đa 10% vẫn được chấp nhận. Các số liệu còn lại tương tự như cầu lông vũ.
3/ Vợt trong luật chơi cầu lôngVợt cầu lông không vượt quá 680mm tổng chiều dài và 230mm tổng chiều rộng. Bao gồm: cán vợt, thân vợt, cổ vợt (Khớp nối chữ T), khung đan lưới.
Khu vực đan lưới: Phải bằng phẳng gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ, đồng nhất. Khu vực này không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng.
Lưu ý: Không được gắn thêm vào các vật dụng làm vợt nhô ra, ngoại trừ những vật dụng chỉ dùng để ngăn sự mài mòn hay chấn động như quấn cán, bọc đầu vợt.
Vợt trong luật chơi cầu lông
4/ Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lôngViệc ra quyết định bên nào được nhận sân trước và bên nào giao cầu trước sẽ được trọng tài chọn lựa bằng cách tung đồng xu.
Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.
Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.
Tung đồng xu để chọn sân và quyền phát cầu
Đây chỉ là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả, vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa 2 vận động viên (VĐV) sẽ đổi sân khi đã thi đấu hết một hiệp.
Ngoài ra: Trong các giải phong trào, giải học sinh, trọng tài sẽ đặt úp giữa quả cầu cân bằng lên mép lưới trên sân, cầu rơi bên phần sân của ai trước người đó sẽ được chỉ định quyền chọn sân hay chọn cầu trước, bên còn lại sẽ chọn phần còn lại.
5/ Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lôngThể thức chung trong trong luật thi đấu cầu lông là một trận đấu diễn ra trong 3 hiệp tính theo quy định đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng chung cuộc.
a. Bên giành chiến thắng trong một hiệp là bên giành được điểm số 21 trước (trường hợp ngoại lệ c và d)
b. Một điểm sẽ được tính cho bên giành chiến thắng trong một pha cầu. Một bên sẽ có được 1 điểm khi bên phía đối phương phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài.
c. Trong trường hợp tỉ số 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.
d. Trong trường hợp 2 đội đánh tới số điểm 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước đội đó sẽ giành chiến thắng.
e. Đội nào thắng trong ván gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo.
6/ Luật đổi sân trong cầu lôngHai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
Đổi sân trong thi đấu cầu lông
7/ Giao cầu đúng trong luật chơi cầu lông 8/ Luật giao cầu lại trong cầu lôngGiao cầu lại được trọng tài chính quyết định, hoặc một VĐV thực hiện khi người giao cầu giao trước khi người nhận sẵn sàng. Cả 2 bên đều phạm lỗi khi giao cầu. Sau khi cầu được đánh trả, quả cầu bị mắc trên lưới và bị giữ lại.
Quả cầu bị bung ra, đế và cầu tách rời hoàn toàn. Một trong hai VĐV bị mất tập trung bởi HLV của đối phương, hoặc một trường hợp không lường trước.
Khi một pha giao cầu lại được thực hiện, lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.
Giao cầu lại trong luật cầu lông
9/ Bắt lỗi của vận động viên trong luật chơi cầu lông 9.1 Tính cầu ngoài cuộc
Quả cầu chạm vào lưới hay cột lưới và rơi xuống đất thuộc phần sân của người đánh cầu.
Cầu chạm mặt sân
Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của vận động viên
Xảy ra lỗi hay một quả phát cầu lỗi, do quyết định của trọng tài
9.2 Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của vận động viên Thời gian nghỉTheo luật thi đấu cầu lông thì trận đấu sẽ phải diễn ra liên tục bắt đầu từ khi giao cầu cho tới khi kết thúc một pha cầu, trừ trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu:
Và khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ là không nhiều hơn 60 giây.
Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc:
Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.
Lỗi trì hoãn trong thi đấu:
Vận động viên không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào, để phục hồi thể lực …
Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Chỉ đạo và rời sân:
Vận động viên chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không còn trong cuộc.
Trong khi trận đấu đang diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân, khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
Hành động vận động viên không được phép:
Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu;
Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay bựt lông cầu
Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài….hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.
Giải quyết vi phạm:
Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài quyết định cảnh cáo hay xử phạt.
Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ tính là một lần phạm lỗi
Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
10/ Vai trò của trọng tài trong luật cầu lôngTrong luật cầu lông thì tổng trọng tài là người có vai trò và trách nhiệm cao nhất trong một trận đấu và cả giải đấu, là người ra quyết định cuối cùng và quan trọng
Trong luật trọng tài thì, trọng tài chính chịu trách nhiệm về trận đấu, các vấn đề sân bãi thi đấu và có trách nhiệm báo cáo lên tổng trọng tài.
Việc bắt lỗi giao cầu sẽ được trọng tài giao cầu giám sát và ra dấu khi có lỗi.
Trọng tài biên có nhiệm vụ quan sát về vị trí cầu trong hay ngoài sân, để báo cáo lên trọng tài chính.
Những tình huống cầu cụ thể sẽ do trọng tài đảm nhiệm vị trí đó quyết định, trừ trường hợp trọng tài chính nhận định quyết định của trọng tài khác là sai thì có quyền phủ quyết .
Vai trò của trọng tài trong luật thi đấu cầu lông
Vai trò của trọng tài chính gồm:
Thi hành theo như luật cầu lông hiện hành, ra quyết định về việc bắt lỗi hay phát cầu lại;
Đưa ra quyết định cuối cùng khi có tranh chấp và khiếu nại xảy đến khi thi đấu;
Đảm bảo cho các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn biến của trận đấu;
Có đủ thẩm quyền để thay thế trọng tài biên khi đã thông qua ý kiến của tổng trọng tài;
Báo với tổng trọng kịp thời về các tình huống chưa được giải quyết thỏa đáng. Đó là những tình huống cần được đưa ra quyết định trước tình huống giao cầu tiếp theo xảy đến.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về luật thi đấu cầu lông mới nhất. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể dễ dàng nắm bắt được quy tắc chơi của bộ môn thể thao đang ngày càng được thịnh hành tại Việt Nam cũng như trên thế giới. chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất khi có sự thay đổi trong luật, mọi ý kiến đóng góp của độc giả vui lòng để lại Comment phía dưới chúng tôi sẽ hồi đáp nhanh nhất có thể.
Đăng bởi: Trần Thùy Linh
Từ khoá: Tất Tần Tật Về Luật Thi Đấu Cầu Lông Mới Nhất
Vòng 6 Cup C2 – Lịch Thi Đấu Và Các Cặp Đấu Đáng Chú Ý
Vòng 6 Cup C2 với các trận đấu còn lại vô cùng hấp dẫn với các đội cạnh tranh nhau vé vào vòng Knock-out. Sau khi để thua Arsenal 1-2 Frankfurt hiện tại Arsenal vẫn chưa có thể vòng vòng 1/16 nên đây sẽ là cơ hội để Pháo Thủ nắm lấy ở lượt trận cuối này.
1. Các trận đấu ở vòng 6 Cup C2 1.1. Standard Liège vs ArsenalViệc thất thủ ngay trên sân nhà khiến Arsenal phải chờ đến lượt đấu cuối mới biết được có vào vòng trong hay không. Tuy nhiên, “pháo thủ” vẫn đang nắm trong tay cơ hội vì đang đứng đầu bảng F với 10 điểm, hơn 1 điểm so với đội xếp nhì Eintracht Frankfurt và 3 điểm so với Standard Liege, đội mà Arsenal chạm trán ở lượt trận cuối.
Standard Liege đang cố gắng tăng tốc ở những lượt đấu cuối tại Europa League. Hiện đội bóng này đang xếp thứ 3 với 7 điểm. Trong bối cảnh Arsenal hòa Frankfurt ở lượt trận thứ 5, đây sẽ là điều kiện để Standard Liege “ngư ông đắc lợi”. Nhưng đội bóng chỉ có được một kết quả hòa với Vitoria Guimaraes.
Arsenal vẫn nhiều khả năng sẽ giành quyền đi tiếp. Ảnh Internet
Ở lượt đấu cuối cùng Arsenal sẽ phải làm khách của Standard Liege tại Bỉ, còn Frankfurt được trở về Đức đón tiếp đội bét bảng và chắc suất bị loại Guimaraes. Dù Arsenal đang hơn Standard Liege 3 điểm và hiệu số bàn thắng – thua (+7 so với -2) nên khả năng cao “Pháo thủ” vẫn sẽ đi tiếp. Arsenal sẽ chỉ bị loại khi thua đội chủ sân Stade Maurice Dufrasne từ 5 bàn trở lên. Vì khi đó, Arsenal sẽ bị Standard Liege bắt kịp điểm số (cùng 10 điểm) nhưng hiệu số của “Pháo thủ” sẽ bị giảm xuống còn +2, còn hiệu số của đội bóng nước Bỉ tăng lên thành +3.
1.2. Manchester United vs AZMU (10 điểm), dù trắng tay ở lượt trận vừa rồi nhưng quỷ đỏ vẫn có cơ hội kết thúc vòng bảng với ngôi đầu bảng L, vì đang bỏ xa đội đứng thứ 3 Partizan Beograd 5 điểm và hơn đội xếp nhì AZ Alkmaar 1 điểm. Manchester United đã chắc chắn có vé tham dự vòng 1/16 Europa. HLV Solskjaer chẳng có bất cứ lý do gì để dồn sức cho trận còn lại của vòng bảng, nhất là khi các học trò của ông cần phải nghỉ ngơi sau thời gian dài cày ải liên tục.
Manchester United đã nắm chắc tấm vé vào vòng 1/16. Ảnh Internet
Sau 5 vòng đấu tại vòng bảng UEFA Europa League, AZ Alkmaar có được 2 chiến thắng và 3 trận hòa. Thành tích khá tốt đó giúp họ giành được vị trí thứ 2 với 9 điểm. Lúc này đây, AZ Alkmaar kém hơn đội dẫn đầu 1 điểm, đồng thời hơn đội đứng sau 4 điểm. Từ đầu giải đến nay, AZ Alkmaar nhận được khá nhiều lời khen ngợi. Nói về phong độ, thời gian qua AZ Alkmaar chơi rất ấn tượng. 10 trận đấu gần nhất thì họ thắng 6, hòa 3 và thua 1 lần mà thôi.
Những Kỹ Thuật Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông Cực Kỳ Hiệu Quả
1. Cấu Tạo Cổ Tay
Đầu tiên, ta cùng đi vào tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cổ tay. có thể nói khớp cổ tay là một trong những khớp phức tạp nhất cơ thể, tại khớp cổ tay tập trung hai xương dài từ cẳng tay xuống là xương trụ và xương quay. Một nhóm 8 xương bé con con ở mu bàn tay. Ngoài ra còn có hàng chục đốt xương ngón tay. Do vậy, tại khớp cổ tay tồn tại một hệ thống dây chằng rất dày đặc giúp nối nhiều xương với nhau nhưng lại khá mỏng manh vì đa phần chỉ là xương nhỏ.
Qua đó ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng cổ tay là một trong những bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động nên trước khi tham gia chơi cầu lông bạn nên vận động cổ tay nhẹ nhàng.
2. Sự Quan Trọng Của Cổ Tay Khi Chơi Cầu LôngNhư chúng ta đã biết, cổ tay là một bộ phận quan trọng khi chơi cầu lông. Chưa cần nói đến yếu tố kỹ thuật chuyên môn, thì trước nhất, cách cầm vợt hay các động tác vung vợt được chính là nhờ có lực cổ tay.
Với chiều cao 1m55, lưới cầu lông giống như một bức tường thành. Đặc biệt, với những cú bỏ nhỏ khiến cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì bạn phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì mới hy vọng cầu qua lưới. Và bạn sẽ không thể làm được điều này nếu như lực cổ tay không đủ mạnh và kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay không thành thục.
Để thực hiện được các cú đánh cầu qua lưới, các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp đều hiểu rằng lưới trên sân rất cao và nếu chỉ đưa cầu thẳng sang, khả năng cầu chạm lưới hoặc xuống lưới là rất lớn. Nguyên nhân là do lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn.
Vì thế tất cả các VĐV đều phải chú trọng sử dụng các kỹ thuật để tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy rất phức tạp, vừa không bị lưới cản trở sẽ lại đưa cầu tới được những vị trí khó trên sân. Trong số đó không thể thiếu các kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay.
3. Các Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông Bằng Cổ Tay a) Kỹ thuật cầm vợt để tập luyện cổ tayKỹ thuật cầm vợt tập luyện cổ tay gồm các bước:
– Để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
– Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
– Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
– Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắt sẽ làm cản trở động tác đánh cầu, cổ tay khi cầm vợt từ đó cũng sẽ uyển chuyển hơn khi nhận cầu.
b) Kỹ thuật đập cầu sử dụng cổ tay đúng cáchĐập cầu lông đúng cách sẽ tạo ra những cú đánh uy lực khiến đối phương không thể chống trả.
Để thực hiện đúng cách kỹ thuật đánh đập cầu sử dụng cổ tay cầu lông, bạn theo dõi những hướng dẫn sau:
Giai đoạn chuẩn bị:Đầu tiên hãy giơ tay không cầm vợt để ước lượng chính xác điểm rơi của cầu. Sau đó, hãy dồn trọng tâm vào chân sau và lùi chân trước lại 1 chút.
Phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Và điều quan trọng nhất trong kỹ thuật này là hãy chỉ dùng lực vào thời điểm đập cầu nhằm tránh tiêu tốn ít sức nhất có thể mà vẫn có cú đập mạnh và hiểm.
Giai đoạn đánh cầu:Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
Sử dụng cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.
Giai đoạn kết thúc:Sau khi đánh vào quả cầu, tay cầm vợt sẽ theo quán tính di chuyển từ sau ra trước theo hướng từ trên xuống và đi nghiêng từ bên tay cầm vợt sang còn lại.
Một pha đập cầu khi sử dụng dụng cổ tay trong cầu lông thành công phải đạt đủ 2 yếu tố:
Sức mạnh:Trong một cú đập cầu sức mạnh đóng một vai trò rất quan trọng, một quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng lực cổ tay kết hợp với sức mạnh toàn thân để tăng cường tối đa sức mạnh cú đập cầu.
Độ chính xác:Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực của bạn.
– Tốc độ ra đòn: tiếp xúc thật nhanh vào cầu giảm tối thiểu những lỗi khi phát lực.
– Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn. Rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tới khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc, góp phần làm cho đường cầu của các bạn trở nên khó đoán hơn.
3. Các Lỗi Sai Khi Thực Hiện Kỹ Thuật Đập Cầu Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông a) Chỉ sử dụng một tayLỗi sai phổ biến đầu tiên là khi thực hiện động tác này, người chơi chỉ đưa tay cầm vợt lên chứ không sử dụng tay còn lại. Nhưng thực sự ngoài tác dụng của tay không cầm vợt là ước lượng điểm rơi cầu, thì nó còn giúp người chơi tạo sự thăng bằng, nâng cao hiệu quả cho cú đập cầu.
b) Gồng tay quá nhiều, cổ tay cứng nhắc và không sử dụng đúng lựcNhiều người chơi nghĩ rằng việc gồng tay sẽ giúp cú đánh có nhiều lực hơn. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Việc gồng tay sẽ khiến cơ tay rất nhanh mỏi và khiến cổ tay không có sự linh hoạt. Vì vậy, hãy chỉ dùng lực vào đúng thời điểm đập trái cầu và còn lại hãy thả lỏng toàn bộ.
c) Trật nhịpMột việc dễ dàng mắc phải đối với các bạn mới chơi nữa đó là “trật nhịp”. Việc bắt nhịp sai sẽ làm bạn đập quá sớm khi cầu còn chưa tới sẽ cạch vào khung, hoặc quá muộn làm hướng cầu đi quá thấp sẽ vướng lưới. Hãy kết hợp gập cổ tay khi cần thiết để cho ra quả đập cầu uy lực và chính xác nhất. Tốt nhất nên di chuyển khi chưa có cầu để luôn bắt được nhịp.
Như phía trên đã trình bày, một cổ tay khỏe và dẻo dai sẽ tạo ra đủ lực kết hợp cùng các kỹ thuật cổ tay sẽ tạo ra những đường cầu bổng, cầu mạnh và cầu xoáy vào những vị trí trọng yếu của đối phương. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thể hiểu thêm về tầm quan trọng và những kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông để mang về kết quả tập luyện và thi đấu thật tốt.
Đăng bởi: Nhỏ Phạm Văn
Từ khoá: Những Kỹ Thuật Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông Cực Kỳ Hiệu Quả
Danh Sách Sân Cầu Lông Quận 2
Quận 2 là khu vực phát triển bậc nhất Sài Gòn trong mọi hoạt động. Không chỉ kinh doanh, buôn bán mà thể thao cũng là lĩnh vực được mọi người quan tâm. Chính vì nhu cầu của thị trường mà hàng loạt các khu rèn luyện thể chất được ra đời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn đọc danh sách sân cầu lông uy tín, chất lượng tại Quận 2.
Danh sách sân cầu lông ở quận
STT
Tên sân
Địa điểm
Quy mô
Thông tin liên hệ
Giá thuê sân
Giờ hoạt động
1
Sân cầu lông Đông Phương
số 873 đường 47 Nguyễn Duy Trinh
4 sân
0866537146 hoặc 0903030406
50.000 – 80.000 VND/h
5h00 – 22h00
2
Sân cầu lông Khánh Hồng
số 15 đường 34, phường Bình An
Đang cập nhật
0918.457.863
50.000 VNĐ – 80.000 VNĐ
5h – 22h
3
Sân cầu lông Bình Trưng
đường số 41, phường Bình Trưng Tây
6 sân
Đang cập nhật
80.000 VNĐ/ giờ
Đang cập nhật
4
Sân cầu lông Bình An
11B, đường 29, phường Bình An
4 sân
0936985193
50.000 – 80.000 VND/h
8h – 22h
5
Sân cầu lông Hiển Hoa
số 262/3 đường Trần Não, phường Bình An
4 sân
0918.457.863
50.000 – 70.000 VND/h
Đang cập nhật
6
Sân cầu lông Trần Não
Đường Số 34, P. Bình An
6 sân
0938399668
50.000 – 80.000 VND/h
5h00 – 22h00
7
Sân cầu lông Lương Định Của
Đường F, An Phú
4 sân
đang cập nhật
50.000 – 80.000 VND/h
đang cập nhật
Một số sân cầu tiêu biểu ở quận 2 1. Sân cầu lông Đông Phương
Địa chỉ: số 873 đường 47 Nguyễn Duy Trinh, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô: 4 sân
Liên hệ thuê sân: 0866537146 hoặc 0903030406.
Được biết, sân cầu lông Đông Phương đầu tư với kinh phí khủng cho hệ thống trang thiết bị. Bởi vậy nên chất lượng và dịch vụ ở đây khó có cơ sở nào so sánh được. Mặc dù sân chơi hiện đại, đẳng cấp nhưng giá vé thuê sân lại rất bình dân. Trung bình giá vé thuê 1 tiếng chỉ rơi vào khoảng 50.000 đến 80.000 đồng tùy vào từng ngày và khung giờ.
Chỉ có 4 sân nên tình trạng cháy khách thường xuyên xảy ra tại Đông Phương. Chính vì thế mà nếu bạn có nhu cầu đến trải nghiệm địa chỉ này thì vui lòng liên hệ trước với ban quản lý để được thông báo giờ và xếp sân phù hợp.
2. Sân cầu lông Khánh HồngSân cầu lông Khánh Hồng là địa chỉ quen thuộc dành cho những người yêu thích bộ môn thể thao cầu lông tại quận 2. Đây không chỉ là nơi để mọi người tham gia rèn luyện, giải trí hằng ngày mà còn là địa điểm diễn ra nhiều trận thi đấu lớn nhỏ trong và ngoài khu vực. Vì gần trung tâm quận nên các vợt thủ có thể dễ dàng di chuyển đến đây một cách thuận lợi nhất. Sân được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí,…. giúp các vận động viên có không gian thể thao tiện nghi nhất. Ngoài ra, sân cầu lông Khánh Hồng còn có chỗ cất đồ dùng, vợt cầu lông, khu căn tin để mọi người tiếp thêm năng lượng trong giờ giải lao.
Địa chỉ: số 15 đường 34, phường Bình An, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá thuê sân: 50.000 VNĐ – 80.000 VNĐ
SĐT liên hệ: 0918.457.863
3. Sân cầu lông Bình Trưng
Địa chỉ: đường số 41, phường Bình Trưng Tây, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô: 6 sân, được lắp đặt hệ thống ánh sáng tiêu chuẩn
Giá thuê: 80.000 VNĐ/ giờ
Liên hệ: 0818788538 hoặc 0908205991.
4. Sân cầu lông Bình An
Địa chỉ: 11B, đường 29, phường Bình An, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại liên hệ: 0936985193
Email: [email protected]
5. Sân cầu lông Hiển Hoa– Địa chỉ: số 262/3 đường Trần Não, phường Bình An, quận 2, Thành phồ Hồ Chí Minh
– Quy mô: 4 sân dùng để tập luyện và thi đấu
– Giá thuê sân:
Từ 5h30 đến 8h00: 60.000 đồng/giờ/sân.
Từ 9h00 đến 16h00: 50.000 đồng/giờ/sân.
Từ 17h00 đến 22h00: 70.000 đồng/giờ/sân.
– Liên hệ: 0918.457.863
Ngoài khu vực chơi cầu lông thì sân còn có vị trí dành cho cổ động viên cũng rất rộng rãi và thoải mái. Đường vào sân chơi khá thoáng nên mọi phương tiện đều dễ dàng di chuyển. không chỉ vậy, Hiển Hoa còn có bãi để xe nên mọi người yên tâm khi đến đây trải nghiệm.
6. Sân cầu lông Trần Não
Địa chỉ: Đường Số 34, P. Bình An, Quận 2, TP Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0938399668
Số sân: 6 sân cầu lông
Giờ mở cửa: 5h00 – 22h00 hàng ngày.
7. Sân cầu lông Lương Định Của
Địa chỉ: Đường F, An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Số sân: 4 sân cầu lông
Đăng bởi: Đỗ Huệ
Từ khoá: Danh sách sân cầu lông Quận 2
Cách Chọn Cước Cầu Lông Phù Hợp
1. Vì sao phải chọn cước cầu lông phù hợp
Cước cầu lông là phụ kiện rất quan trọng, việc chọn cước cầu lông phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện và thi đấu của người chơi. Mỗi một loại cước cầu lông đều có một thế mạnh khác nhau như có cước thiên về độ bền, sợi cước to thời gian sử dụng lâu; có loại cước thiên về khả năng trợ lực, độ nẩy cầu giúp cho cú đánh mạnh hơn và cầu đi nhanh hơn; có loại cước lại thiên về khả năng kiểm soát cầu, cho phép người chơi có khả năng điều cầu chính xác đến điểm mong muốn. Sức căng mặt lưới cũng quyết định ít nhiều đến cảm giác đánh của người chơi. Người chơi cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về các loại cước cầu lông cũng như trải nghiệm nhiều loại cước để chọn cho mình loại cước phù hợp nhất.
2. Cách chọn cước cầu lông phù hợpTùy thuộc vào lực tay mạnh hay yếu, trình độ chơi lâu năm hay vừa bắt đầu, lối đánh chuyên công hay chuyên điều cầu, mà mỗi người sẽ chọn cho mình một loại cước phù hợp.
Điểm khác biệt giữa lưới căng và lưới chùng là khả năng trợ lực cho người chơi. Lưới đan chùng sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc với cầu, sau đó lưới sẽ co lại trạng thái ban đầu, sự dãn ra và co lại này sẽ tạo ra độ đàn hồi giúp tiếp thêm sức mạnh đẩy cầu đi mạnh hơn. Ngược lại lưới đan căng sẽ ít co dãn hơn, lực đẩy cầu phụ thuộc chủ yếu vào lực tay người chơi và ít được trợ lực bởi lưới. Việc đan lưới chùng sẽ giúp cú đánh được trợ lực nhiều hơn, người chơi sẽ đỡ mất sức hơn. Ngược lại đan lưới căng người chơi sẽ ít được tiếp sức từ sự đàn hồi của lưới, nhưng bù lại do lực đánh phụ thuộc chủ yếu vào lực tay của người chơi nên người chơi có thể kiểm soát lực một cách chính xác, kiểm soát được đường cầu và hướng cầu tốt hơn.
Thông thường đối với nam mới bắt đầu chơi có thể đan cước với mức căng 9.5kg – 10.5kg; đối với nam đã chơi một thời gian có thể đan mức căng lên đến 11kg – 12kg. Đối với nữ mới bắt đầu chơi hoặc có cổ tay yếu có thể đan mức căng 9kg – 10kg; đối với nữ đã chơi một thời gian, có trình độ tốt có thể đan mức căng 10.5kg – 11.5kg.
– Hard Feel: Cảm giác cứng, dây có tính chất cứng.
– Soft Feel: Cảm giác mềm, dây có tính chất mềm.
– Quick Repulsion: Lực đẩy cao.
– Maximum Hold: Kiểm soát cầu, giữ cầu được tối đa.
Màu sắc các loại dây trên biểu đồ:
– Xanh lá: Kiểm soát cầu, dây cứng: Aerobite Boost, AeroBite. Nanogy 99.
– Xanh dương: Lực đẩy cao, tiếng nổ lớn: BG66 Ultimax, BG66, BG66 Force, BG80, BG80 Power, AeroSonic, Nanogy98
– Vàng: Độ bền cao, giá rẻ nhưng cảm giác đánh rất lì, tức tay, âm thanh không lớn: BG65, BG65 Titanium, Nanogy 95
Dây cước Hard Feel cho cảm giác mặt lưới cứng, giúp người chơi cảm nhận tốt lực tiếp xúc giữa cầu và mặt lưới, từ đó kiểm soát lực cầu tốt hơn. Dây Hard Feel cũng có độ dãn dây ít hơn, hạn chế giảm ký trong quá trình đánh, một số Hard Feel thông dụng như BG80, BG80P,… Ngược lại dây cước Soft Feel cho cảm giác mặt lưới mềm, người đánh ít bị cảm giác cầu dội vào tay, phù hợp cho người chơi có lối đánh chú trọng lực đánh mạnh. Một số dây Soft Feel thường dùng như BG66U, BG98, BG65,…
Nếu người chơi thích dùng cước có độ trợ lực cao, sợi mỏng, tiếng nổ to có thể chọn cước cầu lông Quick Repulsion. Ngược lại cước Maximun Hold sẽ có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn, tuy nhiên cảm đánh khá lì, không thoát cầu.
3. Một số loại cước cầu lông thông dụng trên thị trườngNhư vậy bài viết vừa rồi đã giới thiệu cho các bạn chi tiết về cách chọn cước cầu lông theo tính năng cũng như công dụng, hy vọng các bạn có thể chọn được một loại cước phù hớp cho bản thân mình.
Đăng bởi: Ngô Thị Bích Ngân
Từ khoá: Cách chọn cước cầu lông phù hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Cầu Lông Đôi Chuẩn Trong Thi Đấu trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!