Xu Hướng 12/2023 # Mạng 4G Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại 4G, Tốc Độ Ra Sao? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mạng 4G Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại 4G, Tốc Độ Ra Sao? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

4G (4-G), viết tắt của Fourth-Generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1.5 Gb/giây. Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa “3G và hơn nữa”.

Với những ứng dụng đa dạng như duyệt web tốc độ cao, điện thoại IP (VoIP), game, truyền hình độ nét cao, hội thảo video… 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông.

4G cho một tốc độ vượt trội so với 3G

Smartphone khuyến mãi giá cực sốc

Tốc độ 4G có nghĩa là vượt xa so với 3G. Tốc độ tối đa của 3G là: tải xuống 14 Mbps và tải lên 5.8 Mbps. Để đạt tới công nghệ 4G, tốc độ phải đạt tới 100 Mbps đối với người dùng di động (hay di chuyển) và 1 Gbps đối với người dùng cố định (không di chuyển).

Tốc độ download (Mbps)

Tốc độ Upload (Mbps)

LTE CAT 1

10

5

LTE CAT 2

50

25

LTE CAT 3

100

50

LTE CAT 4

150

50

LTE CAT 5

300

75

LTE CAT 6

300

50

LTE CAT 7

300

150

LTE CAT 8

1200

600

Tốc độ của một số mạng LTE CAT

Hiện nay, hầu hết các thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc cả 3G. 

LTE Category (LTE CAT 3):

+ Tốc độ tải xuống (Download) là 100 Mbps (100 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế là 12.5 MB/s tương đương với tải xuống 1 bộ phim dung lượng 1 GB với thời gian 82 giây.

+ Tốc độ tải lên (Upload) 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải thực tế là 6.25 MB/s tương đương với tải một file dung lượng 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.

LTE Category 4 (LTE CAT 4):

+ Tốc độ tải xuống (Download) là 150 Mbps (150 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 18.75 MB/s tức là bạn có thể tải xuống 1 file dung lượng 1 GB với thời gian 54.6 giây.

+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50 Mbps (50 Megabits/giây): Tốc độ truyền tải là 6.25 MB/s tương đương với upload 1 file 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.

LTE Category 5 (LTE CAT 5):

LTE Category 6 (LTE CAT 6):

+ Tốc độ tải xuống (Download) là 300 Mbps:Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải là 35.5 MB/s.

+ Tốc độ tải lên (Upload) là 50Mbps: Tương đương với Cat 4 là 6.25 MB mỗi giây.

LTE Category 7 (LTE CAT 7):

+ Tốc độ tải xuống (Download) là 300 Mbps:Tương đương với tốc độ của LTE CAT 5 có tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s.

+ Tốc độ tải lên (Upload) là 150 Mbps: nhanh hơn CAT 6 với tốc độ truyền tải là 18.75 Megabytes mỗi giây. Việc upload một video với dung lượng 1 GB lên Youtube với thời gian cực nhanh chỉ 55 giây.

Lưu ý: Đây chỉ là các thông số lý thuyết của sản phẩm, tốc độ thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đường truyền, sóng, nhà mạng,… và hiện nay LTE hỗ trợ đến CAT 20. 

Advertisement

Để thiết lập kết nối mạng 4G, cần tới cả hai chiều: mạng hỗ trợ tốc độ cao và thiết bị hỗ trợ mạng này. Trước khi các nhà cung cấp dịch vụ có thể hỗ trợ tốc độ truy cập LTE trên toàn vùng hay lãnh thổ, chắc chắn trên thị trường sẽ xuất hiện làn sóng thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính bảng…) có khả năng kết nối.

Từ thế hệ iPhone 5 trở về sau Apple đã tích hợp công nghệ 4G vào trong thiết bị của mình.

Tiếp đến, các nhà mạng sẽ từng bước chính thức cung cấp chuẩn kết nối mới một cách hạn chế trước khi quyết định phủ sóng toàn bộ.

LTE là một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ hỗ trợ kết nối không dây, với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng. 

Viettel là nhà mạng tiên phong trong việc triển khai 4G tại Việt Nam

Tính đến hiện tại mạng 4G LTE đã phủ sóng khắp mọi nơi, điển hình ở Việt Nam các mạng di động lớn đều đã hỗ trợ: Mobifone, Vinaphone, Viettel, Vietnamobile với gói cước dễ tiếp cận người dùng. 

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về mạng 4G. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Đồng Hồ Tốc Độ Xe Đạp Là Gì? Có Những Loại Nào? Cách Sử Dụng Chi Tiết

Đồng hồ tốc độ là một trong những thiết bị được lắp đặt trên xe đạp hoặc xe máy, với chức năng chính là đo tốc độ hiện tại của xe mà bạn đang đi.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ nhiều chức năng khác như: hiển thị chỉ số đo lường, hiển thị số lượng calo bị đốt cháy khi bạn đạp xe, cho biết tốc độ đạp xe trung bình, cũng như hiển thị nhiều thông tin về tổng quan hiệu suất của người đi xe trong khoảng thời gian đó…

Tùy vào từng thiết bị đồng hồ khác nhau mà nó sẽ hỗ trợ nhiều tính năng khác nhau, cũng như cung cấp nhiều thông tin chi tiết khác nhau.

Đồng hồ đo tốc độ không dây Giant Axact 9W Wireless Cycle Computer

Đồng hồ tốc độ có dây

Đồng hồ tốc độ có dây được thiết kế với mặt đồng hồ to rõ, có kích thước khoảng 4×6 cm (tùy vào từng dòng sản phẩm có kích thước khác nhau), kèm với nó là dây nối.

Đồng hồ có màn hình hiển thị giúp người dùng dễ quan sát các thông số về thời gian, vận tốc và quãng đường. Đồng thời, chiếc đồng hồ này còn đo được tốc độ trung bình khi đạp xe, cũng như đo lường lượng nước, calo để người đạp có thể duy trì và bổ sung kịp thời, giúp sức khỏe được đảm bảo hơn.   

              

Ưu điểm

Giá thành rẻ

Dễ sử dụng

Đồng hồ có dây cáp cảm biến, giúp người dùng tính được vận tốc và vòng quay khi đạp xe.

Sở hữu nhiều tính năng đặc biệt, đồng thời người dùng có thể tùy chỉnh đơn vị (km/h hay m/h) theo thói quen của mình.

Nhược điểm

Bất tiện và khó khăn khi lắp đặt hoặc tháo rời.

Do đồng hồ có dây nên hơi rườm rà.

Cách sử dụng

Đầu tiên là cài đặt thông số về thời gian, chu vi bánh xe và số vòng quay phải được hiển thị trên mặt đồng hồ.

Sau đó, lắp khung để đặt đồng hồ lên vị trí phù hợp của xe, tiếp theo hãy lắp bộ thu phát tín hiệu, sao cho chúng nằm đối diện nhau. Như vậy đường truyền tín hiệu sẽ dễ dàng tính toán và đưa ra thông số về thời gian, vận tốc… chính xác nhất.

Đồng hồ tốc độ không dây

Đồng hồ tốc độ không dây được thiết kế đơn giản hơn loại có dây, bao gồm 3 bộ phận chính: Đồng hồ hiển thị, cảm biến tốc độ và nam châm.

Với loại này, chúng không chỉ sở hữu những tính năng vốn có của nó mà có thể thể giúp bạn theo dõi lộ trình chạy, cũng như lưu trữ và đánh giá những thông tin trong quá trình luyện tập. 

Đồng hồ đo tốc độ không dây Giant Axact 13W Wireless Cycle Computer

Ưu điểm

Thiết kế gọn, nhẹ, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

Sở hữu nhiều chức năng hữu ích như: khả năng chống sốc, chống nước tốt. 

Có thể đồng bộ hóa với thiết bị di động, điện thoại.

Advertisement

Nhược điểm

Giá thành đắt.

Dễ hết pin khi sử dụng trong thời gian dài.

Nếu kết nối với điện thoại thì phải tùy vào khả năng tương thích của sản phẩm.

Cách sử dụng

Tương tự như đồng hồ tốc độ có dây, đầu tiên cần phải cài đặt thông số về thời gian, chu vi bánh xe và số vòng quay phải được hiển thị trên mặt đồng hồ. Sau đó, bạn hãy lắp lần lượt các bộ phận sau:

Lắp đồng hồ hiển thị trên ghi đông của tay lái, lưu ý đồng hồ được lắp không quá dốc hoặc quá nghiêng.

Lắp nam châm trên vị trí của căm xe. Lưu ý nam châm phải được lắp gần bộ cảm biến.

Tiếp đến hãy lắp cảm biến tốc độ lên trên phuộc. Lưu ý, phải xoay mặt cảm ứng với nam châm vào bên trong trước khi lắp. Nếu để mặt xoay ra ngoài, chúng sẽ không nhận tín hiệu.

Sau khi đã lắp xong các bộ phận này trên xe, bạn hãy kiểm tra xem thử nó đã đồng đều hay chưa, nếu chưa thì bạn hãy điều chỉnh và lắp lại sau cho khoảng cách giữa các bộ phận phù hợp với nhau.

Khi đồng hồ đã được lắp hoàn thiện, trong quá trình đạp xe, đồng hồ sẽ hiển thị quãng đường và vận tốc chạy của xe. Với nguyên lý chung đó là, nam châm được gắn trên căm xe sẽ đi ngang qua bộ cảm biến. Lúc này, mỗi vòng quay của xe sẽ được ghi lại và tính toán hiển thị lên mặt đồng hồ.

Ngành Quản Lý Giáo Dục Là Gì, Ra Làm Gì, Thu Nhập Bao Nhiêu?

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Ngành quản lý giáo dục (Educational Management) là hệ thống các tác động được thực hiện có ý thức và tuân thủ các quy luật của các cấp quản lý khác nhau trong giáo dục. Mục tiêu chính của quản lý giáo dục là đảm bảo sự hoạt động thông suốt của các tổ chức giáo dục. Đồng thời mở rộng hệ thống về cả số lượng và chất lượng. 

Giới thiệu về ngành học quản lý giáo dục là gì?

Một số nhiệm vụ chính của ngành bao gồm:

Hỗ trợ trong việc duy trì hoạt động ổn định của các trường học.

Nhiệm vụ ngành quản lý giáo dục là hỗ trợ các trường học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong lĩnh vực quản lý giáo dục này, bộ máy quản lý giáo dục từ cấp Trung ương đến địa phương là tổ chức chủ chốt có trách nhiệm quản lý. Các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật là những đối tượng quản lý chính.

Chương trình đào tạo của ngành học quản lý giáo dục

    

Chuyên ngành Quản lý giáo dục giúp sinh viên có kiến thức căn bản về quản lý và kỹ năng thực hành quản lý giáo dục. Mục đích để đáp ứng các yêu cầu của công việc quản lý, nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong lĩnh vực giáo dục.

Chương trình học bao gồm các môn cơ bản như: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Khoa học nhận thức cơ bản, Nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1, Tin học cơ bản,… Các môn chuyên ngành bao gồm: Quản lý dự án giáo dục, Quản lý chất lượng trong giáo dục, Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục, Nhập môn chính sách giáo dục,….

Chương trình đào tạo của ngành học quản lý giáo dục

Thông tin xét tuyển ngành học quản lý giáo dục

Ngành học quản lý giáo dục thi khối nào, mã ngành?

Tổ hợp A00: Toán, Vật lý và Hóa học.

Tổ hợp A01: Toán, Vật lý và Tiếng Anh.

Tổ hợp C00: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý.

Nếu bạn băn khoăn ngành quản lý giáo dục thi khối nào thì có thể lựa chọn tổ hợp D01: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.

Điểm chuẩn ngành học quản lý giáo dục

Thông tin xét tuyển ngành học quản lý giáo dục

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn ngành quản lý giáo dục tại các trường đại học dao động từ 15 đến 24 điểm. Mức điểm này sẽ phụ thuộc vào cách tính điểm từ kết quả thi THPT Quốc gia hoặc học bạ.

Nên học quản lý giáo dục ở trường nào?

Khu vực miền Bắc: Nếu bạn đang tìm kiếm ngành quản lý giáo dục học trường nào tại miền Bắc có thể tham khảo Học viện Quản lý giáo dục, Đại học Thủ Đô Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Khu vực miền Trung: Đại học Vinh.

Khu vực miền Nam: Đại học Sư phạm chúng tôi Đại học Sài Gòn, Đại học Quy Nhơn.

Ngành học quản lý giáo dục có dễ xin việc, làm việc gì?

Ngành học quản lý giáo dục có dễ xin việc, làm việc gì?

Ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Một số vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp như sau:

Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục tại các cơ quan quản lý giáo dục. Chẳng hạn như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Chuyên viên văn phòng, chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo,…

Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục tại các cơ sở giáo dục thường xuyên như Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận, cơ sở giáo dục cộng đồng,…

Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục tại các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thành phố, huyện và các tổ chức văn hóa giáo dục trong cộng đồng.

Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục như các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng.

Trả lời cho câu hỏi học ngành quản lý giáo dục ra làm gì, bạn có thể trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,…

Lương quản lý giáo dục bao nhiêu, có cao không?

Hiện tại, chưa có số liệu chính thức về thu nhập của nhân viên và chuyên viên làm việc trong lĩnh vực Quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc sở hữu của nhà nước thì mức lương ngành quản lý giáo dục cơ bản sẽ được xác định theo quy định hiện tại.

Tố chất phù hợp với ngành học quản lý giáo dục

    

Tố chất phù hợp với ngành học quản lý giáo dục

Để thành công trong ngành Quản lý giáo dục, bạn cần những phẩm chất và kỹ năng nhất định. Cụ thể như sau:

Tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong công việc.

Khả năng thích ứng linh hoạt và chịu áp lực của công việc.

Khả năng hiểu và điều khiển tâm lý của con người.

Tư duy phán đoán, xử lý vấn đề và giám sát hoạt động.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác.

Cần cù, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.

Sở hữu khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học.

Kết luận

    

Cá Tuyết Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Cá Tuyết? Lợi Ích Của Cá Tuyết

Cá tuyết là món ăn nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp tại Việt Nam. Vậy cá tuyết là gì? Có bao nhiêu loại và mang đến lợi ích gì cho sức khỏe. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết hôm nay.

Cá tuyết là loài cá biển thuộc chi Gadus, là loài có tập tính bầy đàn, có khả năng di cư rất xa để sinh sản và tìm thức ăn. Loài cá này thường sống ở sâu ngoài đại dương,nên việc khai thác và đánh bắt thường gặp khó khăn.

Cá tuyết là một trong 10 loài cá có thịt ngon nhất thế giới. Cá tuyết có thịt chắc, màu trắng, có mùi thơm nhẹ, dày và ít tanh.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hàm lượng canxi, đạm, vitamin A và vitamin D, hàm lượng Omega 3 trong cá tuyết cao hơn hẳn các loại cá khác, những dưỡng chất này tốt cho não bộ cho sự phát triển của não bổ, tăng cường cơ bắp, giảm thiểu các bệnh thoái hóa khớp, điều hòa huyết áp và hạn chế tăng cân.

Cá tuyết được chia thành nhiều loài khác nhau, tuy nhiên hai loài phổ biến nhất phải kể đến là cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) và cá tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus).

Cá tuyết Thái Bình Dương còn được gọi là cá tuyết xám (Danh pháp khoa học: Gadus macrocephalus) là loài cá tuyết phân bố tại vùng biển Thái Bình Dương. Nó có ba vây lưng riêng biệt, và râu cá giống cá trê như trên hàm dưới của nó.

Cá tuyết Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: Gadus morhua) sinh sống ở phía Tây và phái Đông Đại Tây Dương. Khi trưởng thành nó có thể phát triển đến chiều dài 2 mét và nặng tới 96 kg. Tuổi thọ của loài cá này là 25 năm

Cả hai loài này đều có màu nâu đến màu xanh lá cây, với các điểm ở phía bên lưng và bóng phần bụng. Môi trường sống của hai loài cá này có thể từ bờ biển xuống thềm lục địa.

Có thể thúc đẩy sức khỏe của tim và cân nặng khỏe mạnh

Cá tuyết cung cấp nguồn protein dồi dào và ít axit béo, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cá tuyết chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và tương đối ít calo vì là cá nạc. Do đó, cá tuyết vừa có thể tăng cường sức khỏe vừa giảm cân hiệu quả.

Một nguồn cung cấp vitamin B dồi dào

Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và giải phóng năng lượng từ thức ăn và loài cá tuyết là cũng nguồn cung cấp nhiều vitamin B .

Một khẩu phần cá tuyết 85 gram cung cấp hơn 30% lượng vitamin B hằng ngày. Cá tuyết cũng chứa hàm lượng vitamin B12 lớn, vitamin B12 giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA. Hơn thế nữa, những con cá còn cung cấp vitamin B6 và niacin tốt – hai loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Giàu phốt pho và selen

Advertisement

Cá tuyết còn cung cấp một số khoáng chất quan trọng, bao gồm phốt pho và selen. Phốt pho là thành phần quan trọng của xương và răng. Trong khi đó, selen giúp tạo và bảo vệ DNA.Trong khẩu phần 85 gram, cá này chứa khoảng 20% phốt pho và 40% Selen cho người lớn.

Tham khảo: Tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của Selenium

Nokia Công Bố Kế Hoạch Đưa Internet 4G Lên Mặt Trăng

Trong tuyên bố mới, Nokia cho biết mạng 4G sẽ được cung cấp từ một trạm ăng-ten lưu trữ bên trong tàu đổ bộ Mặt Trăng Nova-C do công ty Intuitive Machines của Mỹ thiết kế, kết hợp với một robot tự hành chạy bằng năng lượng mặt trời. Tất cả sẽ được phóng lên bằng tên lửa của SpaceX vào cuối năm 2023. Sau khi hạ cánh, kết nối 4G LTE sẽ được thiết lập giữa tàu đổ bộ và robot tự hành, CNBC hôm 30/3 đưa tin.

Hệ thống 4G của Nokia sẽ đáp xuống miệng hố va chạm Shackleton, dọc theo rìa phía nam của Mặt Trăng. Tập đoàn viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Phần Lan đã cam kết với NASA rằng công nghệ này có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong không gian.

Mô phỏng robot tự hành kết nối 4G với tàu đổ bộ Mặt Trăng. Ảnh: Nokia

Kế hoạch của NASA là sử dụng mạng 4G trong chương trình Artemis, nhằm đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ sứ mệnh Apollo 17 vào năm 1972.

Mục đích là để chứng minh hệ thống mạng trên Trái Đất có thể đáp ứng nhu cầu liên lạc cho các sứ mệnh không gian trong tương lai. Nokia nói thêm rằng mạng 4G của họ sẽ cho phép phi hành gia liên lạc với nhau và với trung tâm điều khiển, cũng như điều hướng robot tự hành từ xa trong thời gian thực và truyền trực tiếp video độ phân giải cao về Trái Đất.

“Chúng tôi thấy rõ ràng rằng đối với bất kỳ sự hiện diện bền vững nào của con người trên Mặt Trăng và sao Hỏa trong tương lai, khả năng kết nối và liên lạc là rất quan trọng. Các phi hành gia ngoài không gian sẽ cần những khả năng tiên tiến giống như chúng ta có trên Trái Đất để hỗ trợ hoạt động của họ và chạy các ứng dụng, cho dù đó là khả năng liên lạc bằng giọng nói và video, trao đổi dữ liệu sinh trắc học, ứng dụng cảm biến hay điều khiển robot”, Nokia nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Một trong những điều mà Nokia hy vọng đạt được với mạng 4G không gian là tìm thấy băng trên Mặt Trăng. Phần lớn bề mặt của thiên thể này hiện khô cằn, nhưng các sứ mệnh không người lái gần đây đã mang lại những khám phá về tàn tích băng bị mắc kẹt trong nhiều miệng hố va chạm xung quanh hai cực.

Băng Mặt Trăng có thể được sử dụng để sản xuất nước uống, làm nhiên liệu cho tên lửa hoặc thậm chí là oxy cho phi hành gia. “Việc khai thác băng đòi hỏi rất nhiều cơ sở hạ tầng tại chỗ và dữ liệu về vị trí của một số tài nguyên nhất định”, Anshel Sag, nhà phân tích chính của “Chiến lược và Tầm nhìn Mặt Trăng”, nói với CNBC

Advertisement

Để thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng, con người sẽ cần nhiều hơn bên cạnh kết nối Internet. Ví dụ, Rolls-Royce đang nghiên cứu một lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho những cư dân và nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai.

Đoàn Dương (Theo CNBC/Interesting Engineering)

Ngành Chăn Nuôi Ra Trường Làm Gì, Thu Nhập Bao Nhiêu?

Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi hiểu đơn giản là hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc động vật để sản xuất ra những sản phẩm. Chẳng hạn như thực phẩm, lông và sức lao động, nhằm mang lại lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của con người. 

Đặc điểm của ngành chăn nuôi hiện nay

Vậy ngành học chăn nuôi hiện nay có đặc điểm như thế nào? Trong tương lai liệu đây có phải là ngành có triển vọng phát triển không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí ngay bên dưới.

Thực trạng ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay

Ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay đang đối diện với khá nhiều thách thức. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên còn nhiều bất cập và hạn chế. 

Đầu tiên, chương trình đào tạo trong ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Việc giáo dục và đào tạo vẫn chưa được đồng bộ, chương trình học còn lý thuyết quá nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và cần thiết của ngành.

Thứ hai, cơ sở vật chất và trang thiết bị trong ngành học còn hạn chế. Những trang thiết bị và công nghệ hiện đại chưa được đầu tư. Vì vậy, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi vẫn còn đang bị hạn chế.

Thứ ba, đặc điểm của ngành chăn nuôi là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vấn đề này cần được giải quyết bằng việc tăng cường đào tạo và phát triển những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cũng có những bước phát triển tích cực của ngành chăn nuôi, chẳng hạn như việc tạo ra các mô hình chăn nuôi hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất chăn nuôi. Nâng cao chất lượng của các dòng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Việc tăng cường đầu tư và chú trọng đến ngành học chăn nuôi sẽ giúp cho ngành này phát triển bền vững trong tương lai.

Triển vọng của ngành chăn nuôi trong tương lai?

Ngành học chăn nuôi có triển vọng lớn trong tương lai vì đây là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch sang mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Trong tương lai, triển vọng của ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển với nhiều xu hướng sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chăn nuôi, giúp tăng năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp chăn nuôi bền vững, nhằm tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường an toàn thực phẩm.

Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong

ngành chăn nuôi

, nhằm trao đổi kinh nghiệm, công nghệ và phát triển các sản phẩm chăn nuôi đa dạng và chất lượng.

Với những triển vọng được nêu trên, ngành đào tạo chăn nuôi có thể trở thành một ngành có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Có thể nói đây là lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Chương trình đào tạo của ngành học chăn nuôi

Chương trình đào tạo của ngành chăn nuôi có thể khác nhau tùy theo trường đại học và cấp độ đào tạo. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của ngành này thường bao gồm các môn học sau:

Sinh học động vật

: giúp sinh viên hiểu về cấu trúc và chức năng của các bộ phận của động vật, cơ thể động vật, quá trình sinh sản và phát triển của động vật.

Dinh dưỡng động vật

: cung cấp đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng động vật, cách ăn uống và cách tổ chức chế độ ăn cho vật nuôi.

Công nghệ chăn nuôi

: giới thiệu về những phương pháp nuôi và chăm sóc động vật, thiết kế chuồng trại và các hệ thống giám sát và điều khiển trong

ngành chăn nuôi

.

Bệnh học động vật

: giúp sinh viên hiểu về một số bệnh thường gặp ở động vật, cách phòng và chữa bệnh cho động vật.

Công nghệ thực phẩm động vật

: cung cấp kiến thức về quá trình sản xuất các sản phẩm từ động vật như thịt, sữa, trứng và lông. Đồng thời còn học về cách xử lý và bảo quản các sản phẩm này.

Quản lý chăn nuôi

: giúp các bạn sinh viên hiểu về quản lý chăn nuôi, cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cho trang trại.

Ngoài ra, chương trình đào tạo của ngành chăn nuôi còn có thể bao gồm các môn học khác như: kinh tế chăn nuôi, tiếp thị và bán hàng, quản lý môi trường và đổi mới sáng tạo…

Các cấp độ đào tạo trong ngành học hiện nay gồm có cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo ngắn hạn cũng cung cấp những khóa học chuyên sâu trong lĩnh vực chăn nuôi để cập nhật kiến thức cho chuyên gia và nhân viên làm việc trong ngành.

Thông tin xét tuyển chuyên ngành chăn nuôi

Sau khi tìm hiểu những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ngành học chăn nuôi. Nếu với chương trình đào tạo cụ thể và triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai như trên, chắc hẳn không ít bạn muốn lựa chọn ngành này.

Tuy nhiên, trước khi đăng ký nguyện vọng, bạn cần tìm hiểu điểm thi, mã ngành và khối thi yêu cầu của ngành chăn nuôi để có tư liệu ôn thi. Cụ thể được cập nhật sau đây:

Mã ngành và điểm chuẩn

– Mã ngành học Chăn nuôi là: 7620105

– Mức điểm chuẩn tuyển sinh vào các trường đại học khác nhau sẽ khác nhau tùy theo tiêu chí tuyển sinh của từng trường. Những trường có chất lượng đào tạo tốt và uy tín cao thường có điểm chuẩn cao hơn so với các trường khác.

Trong năm 2023, điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành chăn nuôi khá thấp, dao động từ 14 – 19 điểm và trường Đại học Nông Lâm chúng tôi có điểm chuẩn cao nhất là 19 điểm. Vì vậy, cơ hội để học tại những trường đại học không quá khó, ngay cả với những bạn năng lực thi dưới 20 điểm. 

Khối thi của ngành

Khối A00: Toán học, Môn Vật Lý, Hóa học

Khối A01: Toán học, Môn Vật Lý, Tiếng Anh

Khối A02: Toán học, Môn Vật Lý, Sinh học

Khối A16: Toán học, Môn KHTN, Ngữ Văn

Khối A18: Toán học, Môn KHXH, Hóa học

Khối B00: Toán học, Môn Hóa học, Sinh học

Khối B02: Toán học, Môn Sinh học, Địa lý

Khối B03: Toán học, Môn Sinh học, Ngữ Văn

Khối B04: Toán học, Môn Sinh học, GDCD

Khối B08: Toán học, Môn Sinh học, Tiếng Anh

Khối C02: Ngữ Văn, Môn Toán học, Hóa học

Khối D07: Toán học, Môn Hóa học, Tiếng Anh

Ngành chăn nuôi học trường nào? TOP các trường đào tạo ngành

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi hiện nay trải dài từ miền Nam đến miền Bắc. Do đó, bạn có thể bỏ thời gian tìm hiểu chi tiết và lựa chọn cho mình một môi trường học phù hợp với năng lực. Cụ thể là:

Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đại học Tân Trào

Đại học Tây Bắc

Đại học Hải Dương

Đại học Hùng Vương

Đại học Nông lâm Bắc Giang

Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai

Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

Đại học Hồng Đức

Đại học Vinh

Đại học Tây Nguyên

Đại học Nông lâm Huế

Khu vực miền Nam:

Đại học Nông lâm TPHCM

Đại học Tây Đô

Đại học Trà Vinh

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phân hiệu Đồng Nai

Đại học An Giang

Đại học Cần Thơ

Đại học Bạc Liêu

Theo học ngành chăn nuôi ra trường làm gì – Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành chăn nuôi có thể đảm nhận các công việc sau:

Tham gia giảng dạy tại khu vực của các trường đại học, cao đẳng.

Nghiên cứu và sản xuất ra các con giống và vật nuôi chất lượng để tăng hiệu quả kinh tế.

Tham gia nghiên cứu về chăn nuôi và thú y tại các học viện và trường đại học.

Sản xuất, kinh doanh và quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Làm kỹ sư tại các trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp của địa phương.

Tự quy mô và làm chủ trang trại chăn nuôi.

Tiếp thị thức ăn chăn nuôi.

Mức lương ngành chăn nuôi hiện nay bao nhiêu?

Trong các nhóm ngành thuộc nông nghiệp, ngành học chăn nuôi được đánh giá là ngành học có mức thu nhập hấp dẫn. 

Mức

lương ngành chăn nuôi

cơ bản dao động từ 5 đến 8 triệu đồng mỗi tháng cho sinh viên mới ra trường. 

Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mức lương của các chuyên viên chăn nuôi có thể tăng lên đến 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng. 

Nếu quyết định tự mở trang trại chăn nuôi và phát huy tối đa những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong chăn nuôi, sau một thời gian, mức thu nhập của bạn có thể tăng cao hơn nữa.

Tố chất cần có của ngành học chăn nuôi

Ngoài việc học tốt các môn trong tổ hợp khối thi của ngành chăn nuôi yêu cầu, để đạt được thành công trong công việc, các bạn cần sở hữu cho mình những tố chất sau:

Đam mê động vật, thích tiếp xúc và làm việc với chúng hàng ngày để tạo động lực cho bản thân.

Tích cực tìm hiểu và nắm vững thói quen sinh hoạt, lối sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm khác nhau.

Có khả năng làm việc tốt và tư duy sáng tạo, làm việc nhóm hiệu quả.

Biết lập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Có trách nhiệm và tinh thần tự giác cao trong khi thực hiện công việc.

Kết luận

Cập nhật thông tin chi tiết về Mạng 4G Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại 4G, Tốc Độ Ra Sao? trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!