Xu Hướng 12/2023 # Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Giao Thông Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Giao Thông Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Công nghệ kỹ thuật giao thông (tiếng Anh: Transportation Engineering and Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Mã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

Khối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học

Khối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh

Khối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học

Khối A16: Toán học –  KHTN – Ngữ Văn

Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học

Khối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý

Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh

Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh

Khối D90: Toán học –  KHTN -Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Mức điểm chuẩn của ngành theo phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia năm 2023 dao động trong khoảng 15 – 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.

Các trường nào đào tạo lĩnh vực giao thông này?

Các trường đào tạo như sau:

Khu vực miền Bắc

Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Đại học Giao thông vận tải

Khu vực miền Trung

Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh

Khu vực miền Nam

Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật giao thông? 

Để có thể theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, người học cần có những tố chất sau:

Học tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá

Có tư duy logic và trí thông minh, nhanh nhẹn

Có sự đam mê, yêu thích kỹ thuật xây dựng giao thông.

Có khả năng chịu áp lực công việc

Có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc

Có kỹ năng làm việc nhóm

Điều quan trọng hơn hết để có thể thành công trong lĩnh vực này chính là sự đam mê, yêu nghề của bạn.

Học ngành này cần học giỏi những môn gì? 

Để học thành công trong lĩnh vực này bạn phải cần học giỏi môn Toán để có thể tính toán nhanh, tạo tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt môn tiếng Anh lại là một điểm cộng lớn khi bạn theo học ngành này. Vốn tiếng Anh tốt giúp bạn tìm kiếm được thêm các kiến thức từ các sách báo, tạp chí nước ngoài hay tìm được công việc có vị trí tốt hơn.

Cơ hội việc làm của ngành công nghệ kỹ thuật giao thông như thế nào?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng… Cụ thể như sau:

Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.

Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.

Cán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.

Advertisement

Ngoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.

Mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?

Hiện tại, mức thu nhập của các kỹ sư công trình giao thông tương đối cạnh tranh. Tùy thuộc vào khả năng, từng yêu cầu cũng như khu vực làm việc, mức lương sẽ chênh lệch khác nhau. Mức lương trung bình của ngành khá cao so với mặt bằng chung trong khoảng 7 – 15 triệu.

Kết luận

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành vật lý kỹ thuật là gì?

Ngành vật lý kỹ thuật (tiếng Anh: Engineering Physics) là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Ngành học này đào tạo kỹ sư VLKT có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo cùng khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực VLKT, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Chương trình học chuyên ngành này sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học kỹ thuật cùng các kiến thức chuyên ngành như: Vật liệu điện tử, vật lý và công nghệ nano, vật lý tin học, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, năng lượng tái tạo, phân tích và đo lường vật lý… để đáp ứng với môi trường công việc sau khi tốt nghiệp.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành

vật lý

kỹ thuật l

à gì?

Hiện tại, ngành VLKT xét tuyển 04 tổ hợp cho các thí sinh lựa chọn. Đó là:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

A02: Toán – Vật lý – Sinh học

A19: Toán –

Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)

Điểm chuẩn ngành

vật lý

kỹ thuật là bao nhiêu?

Vào năm 2023, có 5 trường đại học xét tuyển ngành này. Tùy vào từng trường sẽ có những phương thức xét tuyển và tiêu chí riêng. Nếu tính theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPTQG thì mức điểm khoảng từ 15,8 điểm tới 23,5 điểm.

T

rường nào đào tạo ngành vật lý kỹ thuật?

Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:

Khu vực miền Bắc

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khu vực miền Trung

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Cần Thơ

Liệu bạn có phù hợp với ngành

vật lý

kỹ thuật

?

Để có thể học tập và làm việc trong ngành VLKT, bạn cần đáp ứng được một số yếu tố sau:

Tư duy nhạy bén, thông minh

Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm

Khả năng về toán học

Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác

Sức khỏe đảm bảo

Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh

Kỹ năng về thiết kế

Khả năng hình thành ý tưởng

Khả năng nghiên cứu, chế tạo

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Kỹ năng làm việc độc lập

Tự lập kế hoạch công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu

Học ngành

vật lý kỹ thuật

cần học giỏi môn gì?

Như có thể thấy ở phần định nghĩa chuyên ngành, rất rõ ràng rằng người học cần phải trau dồi ít nhất 03 môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:

Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…

Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Trường điện từ, cơ học điện tử, vật lý thống kê…

Tiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức. Sinh viên sẽ không phải lo ngại về rào cản ngôn ngữ khi học tốt môn này.

Cơ hội việc làm dành cho ngành

vật lý

kỹ thuật

như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể:

Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm: tại công ty trong nước, liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.

Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, quản lý dự án: làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH – CN tại các địa phương trong cả nước.

Thành lập doanh nghiệp, công ty: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội… 

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…

Chuyên viên phân tích: Mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của công ty luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyên viên quản lý : Phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: ở phòng R&D của công ty như Viettel, Samsung, BoViet, Seoul Semiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.

Mức lương dành cho người làm ngành

vật lý

kỹ

thuật

là bao nhiêu?

Mức lương dành cho kỹ sư VLKT được chia thành:

Đối với các sinh viên mới ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 8,5 – 11 triệu VNĐ/tháng.

Đối với những người đã có kinh nghiệm trên 2 năm: trong tầm 13 – 16 triệu VNĐ/tháng.

Advertisement

Đối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.

Nhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, các kỹ sư VLKT cũng sẽ được hưởng nhiều phúc lợi, đãi ngộ khác như: Lương tháng thứ 13, chi phí đi công tác ngắn hạn, dài hạn, tham gia các khóa học bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Đây cũng có lẽ là một điểm cộng đáng chú ý của ngành này.

Kết luận

Ngành Du Lịch Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành Du lịch là gì?

Ngành Du lịch có sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao trong việc tổ chức, điều hành và quản lý khách sạn. Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân Du lịch, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và trải nghiệm để sẵn sàng làm việc linh hoạt ở nhiều vị trí như: hướng dẫn viên, quản lý nhà hàng, điều hành khách sạn…

Theo học ngành Du lịch, trước hết bạn cũng cần phải hoàn thành các học phần lý luận chính trị bắt buộc như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN… Ngoài ra, chương trình còn được thiết kế đa dạng với các học phần chuyên môn về văn hóa, lịch sử, kỹ năng tổ chức quản lý, hướng dẫn tour, Marketing… nhằm cung cấp cho các bạn hệ thống kiến thức chuyên ngành vững chắc, toàn diện. Hiện nay các trường ĐH phần lớn đều chọn tiếng Anh là ngoại ngữ chính nhưng các bạn sinh viên luôn được khuyến khích làm giàu hơn vốn ngoại ngữ của mình bằng cách tiếp xúc thêm với một vài thứ tiếng khác. 

Các khối thi ngành Du lịch là gì?

Ngành Du lịch hiện nay có khá nhiều khối thi với các môn thi đa dạng. Do đó ngành được đánh giá là lựa chọn phù hợp với hầu hết tất cả các bạn học sinh. Một số khối thi phổ biến bao gồm:

Khối D01 Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Khối C00 Văn, Sử, Địa

Khối A00 Toán, Lý, Hóa

Khối A01 Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Khối D07 Toán, Hóa, Anh

Khối D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh 

Khối D15 Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

Khối D10 Toán, Địa lí, Tiếng Anh

Khối D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Khối D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Khối C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học

Khối D96 Toán, Khoa học xã hội, Anh

Khối D79 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức

Khối D81 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật 

Khối D82 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Du lịch là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành Du lịch thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh nhưng nhìn chung sẽ có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT và xét học bạ. Từ 14 đến 27 điểm khi dùng kết quả thi THPT và từ 18 điểm trở lên nếu lựa chọn xét kết quả học bạ. Ngoài ra, tùy theo từng cơ sở đào tạo sẽ có thể yêu cầu thêm một số tiêu chí phụ (TCP) như sau:

TTNV<=NV2

Tổng điểm 2 học kỳ lớp 12 của 3 môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển (chưa tính điểm ưu tiên) đạt 36,0 trở lên

Trường nào đào tạo ngành Du lịch?

Khu vực miền Bắc

Đại học Văn hóa Hà Nội

Đại học Hùng Vương

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

Khoa Du lịch – Đại học Huế

Đại học Hồng Đức

Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

Khu vực miền Nam

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học An Giang

Liệu bạn có phù hợp với ngành Du lịch?

Có tình yêu thiên nhiên, ham thích khám phá những vùng đất mới.

Đây là yêu cầu cơ bản đối với một cử nhân ngành Du lịch. Bạn cần phải có tình yêu lớn, chân thành với thiên nhiên, con người, luôn hào hứng tham gia các chuyến đi xa, khám phá những miền đất mới, gặp gỡ những người xa lạ và học hỏi thêm nhiều điều hay.

Có sức khỏe tốt, dẻo dai.

Với đặc thù công việc yêu cầu di chuyển nhiều, bạn cần phải có nền tảng thể lực tốt để làm việc dưới cường độ áp lực cao. Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho mình một cơ thể dẻo dai, săn chắc còn giúp bạn cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, nuôi dưỡng một tâm hồn trẻ trung, khỏe mạnh.

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát.

Ngoại ngữ là yêu cầu không thể thiếu của một sinh viên ngành Du lịch. Nếu bạn có thể sử dụng linh hoạt nhiều hơn một ngoại ngữ để phục vụ giao tiếp trong công việc, đó chắc chắn là một điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Học Du lịch cần giỏi những môn nào?

Với số lượng khối thi đầu vào đa dạng môn học, các bạn học sinh hoàn toàn có thể tin rằng mình sẽ chọn được một khối thi phù hợp với bản thân nếu muốn thi tuyển vào ngành Du lịch. Nếu bạn có thế mạnh ở các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý… thì chỉ cần trau dồi thêm tiếng Anh nữa là đã có thể an tâm nộp đơn vào các trường. Nhưng nếu tiếng Anh là điểm yếu của bạn? Đừng lo, khối A00 với tổ hợp Toán, Lý, Hóa có thể sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc đấy!

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Du lịch như thế nào?

Hướng dẫn viên du lịch

Chuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn

Chuyên viên Marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng

Điều hành trung tâm thông tin du lịch

Quản lý các văn phòng công ty du lịch

Advertisement

Chuyên viên tổ chức sự kiện

Mức lương của nhóm ngành Du lịch là bao nhiêu?

Ngoài các yếu tố như quy mô công ty, hiệu suất công việc… thì tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn mà mức lương sẽ có sự thay đổi tương xứng. Ví dụ:

Hướng dẫn viên du lịch: 8 – 10 triệu đồng/tháng

Chuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn: 12 triệu đồng/tháng

Chuyên viên Marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng: 10 triệu đồng/tháng

Điều hành trung tâm thông tin du lịch: 8 triệu đồng/tháng

Quản lý các văn phòng công ty du lịch: 6 triệu đồng/tháng

Chuyên viên tổ chức sự kiện: 9 triệu đồng/tháng

Kết luận

Ngành Việt Nam Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành Việt Nam học là gì?

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam thông qua các yếu tố như văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn học, ngôn ngữ,… để làm rõ những nét độc đáo của văn hóa và con người Việt Nam, từ đó có cái nhìn toàn diện nhất trong mọi lĩnh vực của quốc gia này.

Trở thành sinh viên ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận một cách sâu sắc nhất về nước Việt và ngôn ngữ Việt, từ lời ăn tiếng nói, văn hóa ẩm thực đến những trang lịch sử hào hùng hay những kho tàng kiến thức địa lý đồ sộ… Không chỉ vậy, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác để phục vụ cho việc công tác tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Vậy nên, có thể nói, 4 năm học ngành Việt Nam học sẽ tôi luyện bạn trở thành một cá nhân có kiến thức sâu rộng và khả năng làm việc cực kỳ chuyên nghiệp đấy!

Các khối thi ngành Việt Nam học là gì?

Hiện nay, thí sinh có nguyện vọng theo học ngành Việt Nam học có rất nhiều cơ hội lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có thể chọn 1 trong các tổ hợp môn sau:

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử

C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí 

C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân 

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh 

D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga  

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga 

D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung 

D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh 

D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức 

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh 

D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Việt Nam học là bao nhiêu?

TTNV ≤9

Xét theo học bạ có điểm môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 (theo thang điểm 10)

Trường nào đào tạo ngành Việt Nam học?

Hiện nay, VNH đang được giảng dạy tại rất nhiều trường đại học tại Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể như sau:

Khu vực miền Bắc

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 

Đại học Thủ đô Hà Nội 

Đại học Thăng Long 

Đại học Sao Đỏ 

Đại học Thành Đô

Đại học Hải Phòng

Khu vực miền Trung

Đại học Quảng Nam 

Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng 

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế 

Đại học Duy Tân 

Đại học Quy Nhơn 

Đại học Phan Châu Trinh 

Đại học Vinh

Khu vực miền Nam

Đại học Nguyễn Tất Thành 

Đại học Văn Hiến 

Đại học Quốc tế Hồng Bàng 

Đại học Đồng Tháp 

Đại học An Giang 

Đại học Cần Thơ 

Đại học Sài Gòn 

Đại học Sư phạm TP.HCM 

Đại học Tôn Đức Thắng

Liệu bạn có phù hợp với ngành Việt Nam học?

Việt Nam học là ngành học không có những yêu cầu cao về tư chất hay những yếu tố khác từ người học. Trái lại, Việt Nam học là một ngành học mà bất kỳ người trẻ nào cũng có thể theo đuổi, chỉ cần bạn có những yếu tố cơ bản sau:

Có niềm đam mê với lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, đặc biệt là văn hóa, xã hội và con người Việt Nam

Ham đọc sách, say mê học tập và tìm tòi các nguồn kiến thức về Việt Nam

Bản lĩnh, tự tin, có mong muốn chiếm lĩnh tri thức

Có khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tốt và không ngại tìm hiểu các ngôn ngữ lâu đời như chữ Nôm

Có tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cao

Kiên nhẫn, đặc biệt là trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu về Việt Nam; có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và so sánh, đối chiếu sự việc tốt để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất sau mỗi bài học, bài nghiên cứu.

Học Việt Nam học cần giỏi những môn nào?

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên Việt Nam học như thế nào?

Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng 

Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch

Làm việc trong cơ quan báo chí, truyền thông,  tổ chức sự kiện

Làm việc tại viện nghiên cứu, quản lý văn hóa, chính trị, giáo dục Việt Nam,…

Làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam;

Mức lương của ngành Việt Nam học là bao nhiêu?

Hiện nay, đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp, thường có mức thu nhập khởi điểm là 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Đối với người lao động có nhiều kinh nghiệm hơn thường có mức lương từ 8 – 10 triệu đồng và sẽ còn tăng cao tùy vào bề dày kinh nghiệm cũng như năng suất làm việc,…

Kết luận

Tóm lại, Việt Nam học là một trong những ngành rất đáng lưu tâm trong thời điểm hiện nay, khi mà đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào quốc tế. Vậy nên, nếu bạn có niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử, văn hóa nước nhà hay mong muốn có nhiều cơ hội làm việc, giao lưu quốc tế, thì đây chính là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Ngành Quản Lý Đô Thị Và Công Trình Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Quản lý đô thị và công trình là hoạt động xây dựng và phát triển các chính sách, quy định quản lý cảnh quan đô thị, quy hoạch của các công trình kiến trúc, v.v. Sinh viên theo học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch; cơ sở hạ tầng, môi trường và kinh tế đô thị; quản lý dự án, đầu tư xây dựng công trình đô thị. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, năng lực ngoại ngữ và tin học văn phòng.

Các khối thi vào ngành Quản lý đô thị & công trình thường là các khối A, khối C, khối D và khối V. Cụ thể như sau:

Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học

Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh

Khối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh

Khối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý

Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh

Khối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Khối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Hiện nay, đa số các cơ sở đào tạo thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét điểm học bạ THPT. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 18 điểm. Trong khi đó, đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Ngoài ra, thí sinh cũng nên lưu ý một số hình thức xét tuyển mới sắp được áp dụng vào năm 2023:

Xét tuyển thẳng

Thi tuyển kết hợp với xét tuyển

Xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực

Quản lý đô thị và công trình là một ngành học cần thiết cho xã hội và mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học đưa ngành này vào giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Xây dựng Miền Trung và Đại học Xây dựng Miền Tây.

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:

Có khả năng kết hợp giữa thẩm mỹ và kỹ thuật

Có khả năng hoạch định và triển khai chiến lược quy hoạch

Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc

Có khả năng làm việc tốt dưới áp lực

Năng động, nhạy bén

Có óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi

Có ý thức trách nhiệm cao

Đây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, C và D, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi ngành này cũng yêu cầu về khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ).

Hiện nay, thị trường việc làm đang trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực QLĐT&CT chuyên nghiệp. Sau khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong số những vị trí sau:

Chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu quản lý đô thị

Chuyên viên thẩm định các dự án công trình kiến trúc

Chuyên viên tư vấn và phân tích các dự án đầu tư

Quản lý dự án công trình kiến trúc

Giảng viên

Quản lý xây dựng tại các cơ quan quản lý Nhà nước

Chuyên viên nghiên cứu – 20 triệu đồng/tháng

Chuyên viên thẩm định – 20 triệu đồng/tháng

Chuyên viên tư vấn và phân tích – 20 triệu đồng/tháng

Quản lý dự án công trình kiến trúc – 60 triệu đồng/tháng

Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng

Quản lý xây dựng – 12 triệu đồng/tháng

Nếu lựa chọn ngành QLĐT&CT, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Ngành này đòi hỏi bạn phải kết hợp cả sự sáng tạo lẫn tính cẩn thận để cho ra đời những công trình kiến trúc hoàn chỉnh nhất. Bù lại, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn, xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng có rất nhiều chính sách đãi ngộ đi kèm dành cho người làm ngành này.

Ngành Sư Phạm Vật Lý Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành Sư phạm Vật lý (tiếng Anh: Physics Teacher Education) là ngành đào tạo các Cử nhân Sư phạm Vật lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học; kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý; về khoa học giáo dục và sư phạm; kỹ năng sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học.

Ngành Sư phạm Vật lý xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lý, Sinh học

A04: Toán, Vật lý, Địa lí

A10: Toán, Vật lý, Giáo dục công dân

A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý

C05: Ngữ Văn, Vật lý, Hóa học

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Bên cạnh đó, nhiều trường cũng tạo điều kiện cho học sinh muốn vào ngành Sư phạm Vật lý bằng xét tuyển bằng hình thức xét học bạ.

Hiện nay, ngành Sư phạm Vật lý áp dụng 2 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét học bạ và xét điểm thi THPTQG. Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành SPVL những năm gần đây. Có thể thấy mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 32 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Cụ thể các trường là:

Đại học Thủ đô Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)

Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)

Đại học Sư phạm (Đại học Huế)

Đại học Hồng Đức

Đại học Vinh

Đại học Hà Tĩnh

Đại học Quy Nhơn

Đại học Quảng Nam

Đại học Phạm Văn Đồng

Đại học Sư phạm TP. HCM

Đại học Sài Gòn

Đại học Cần Thơ

Đại học Đồng Tháp

Đại học Đồng Nai

Đại học An Giang

Tương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành này. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:

Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;

Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;

Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;

Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;

Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;

Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;

Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;

Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;

Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Vật lý học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Vật lý ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Vật lý khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Vật lý trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể dấn thân vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.

Học ngành Sư phạm Vật lý học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này học có thể lựa chọn một trong những vị trí việc làm sau:

Giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong cả nước.

Làm việc tại các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các lĩnh vực: quang tử, cơ – điện, sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học – kĩ thuật;

Biên tập viên các tạp chí, các nhà xuất bản; công tác hành chính các cơ quan hành chính sự nghiệp;

Có đủ khả năng làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn cần sử dụng kiến thức Vật lý như kĩ thuật điện tử, bưu chính, viễn thông…

Advertisement

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

Không có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Vật lý hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành học này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Giao Thông Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!