Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Làm Nón Lá Của Người Dân Quảng Nạp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến với làng Quảng Nạp – xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị, hay cả các em nhỏ đang ngồi túm năm tụm ba giữa gian nhà ngồi khâu nón lá, tay thoăn thoắt nhưng miệng cười nói vui vẻ, lưu lại trong chúng ta một ấn tượng khó phai.
Làng Quảng Nạp có nghề truyền thống đan nón
Nghề đan nón lá của làng Quảng Nạp đã được lưu truyền từ bao đời – cũ mà mới, truyền thống mà hiện đại. Để tạo nên một chiếc nón lá bền đẹp, đòi hỏi người làm nón phải có sự khéo léo của đôi bàn tay và có óc thẩm mỹ cao. Sau khi mua lá nón về, người thợ phơi nắng, sau đó hấp sinh diêm để lá có độ trắng đẹp và không bị mốc khi gặp trời mưa.
Ở đây ai cũng tham gia vào việc đan nón lá
Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều xúm xít nhau cùng làm
Xong công đoạn đó thì người thợ đặt từng chiếc lá trên lưỡi cầy nung nóng sau đó dùng giẻ vuốt đều trên mặt bằng làm cho lá phẳng ra, rồi xếp lên khuôn làm hai lớp lá trong và ngoài, giữa hai lớp lá là một lớp mo nang mỏng được lấy từ mo tre và buộc lại cho chắc chắn trên khung nón. Tiếp theo là tới công đoạn khâu. Đôi bàn tay khéo léo, thoăn thoắt luồn mũi kim lên xuống đều đặn sao cho lỗ khâu thật nhỏ và khít đều đi từ đỉnh nón qua các vòng xuống vành ngoài cùng.
Đan nón đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay
Người thợ khéo tay khi khâu nón thường là người có tài khâu lấn chỉ và khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá. Bên trong chiếc nón thường được trang trí thêm những họa tiết, màu sắc của sợi chỉ khâu tạo thành nhôi nón làm cho chiếc nón lá trở nên sinh động và phong phú hơn. Chiếc quai nón vừa để giữ chiếc nón, vừa để điểm tô cho người đội thêm duyên dáng, thêm sang trọng và quí phái theo cái nhìn thẩm mỹ hiện đại. Trước khi sử dụng nón lá họ thường quang một lớp dầu và đem ra phơi nắng vài giờ đồng hồ để làm bóng nón lá và làm tăng sức bền với thời gian cho sản phẩm này.
Cần kết hợp phát triển các làng nghề nhằm giữ gìn truyền thống dân tộc
Đất nước ta đang bước và thời kỳ đổi mới và hội nhập, nhiều mốt thời trang hiện đại xuất hiện; có cả trăm nghìn loại nón, mũ khác nhau, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng nhưng hình ảnh chiếc nón lá làng Quảng vẫn gần gũi với mọi người, đặc biệt là với các thiếu nữ nông thôn. Rộng hơn, trong những ca khúc, vũ điệu và trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam; trong con mắt của bạn bè thế giới thì chiếc nón lá là hình ảnh đặc trưng cho trang phục truyền thống và sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam mềm mại, bình dị, bình dị mà kiêu sa.
Tổng hợp
Đăng bởi: Tấn Phạm
Từ khoá: Nghệ thuật làm nón lá của người dân Quảng Nạp – Thái Bình
Nghệ Thuật Rakugo Yêu Thích Của Người Nhật
Ra đời từ thời Edo, đến nay Rakugo hài độc thoại vẫn nổi tiếng là một trong những nghệ thuật cổ điển tiêu biểu của Nhật Bản. Một cuộc khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo.
1. Rakugo hài độc thoại là gì?“Rakugo – 落語” là một phần của “Yose – 寄席” – loại hình kịch nói tạp kỹ của Nhật Bản. Khác với các loại hình khác cần nhiều người tương tác trên sân khấu cùng nhau để tạo nên câu chuyện, Rakugo chỉ cần một người sử dụng câu chuyện của mình để thu hút khán giả.
Phần biểu diễn của một Rakugoka tại Sanma Festival
Thời Heian, mọi người thích chia sẻ những câu chuyện hài hước. Vào thời điểm đó, các nhà sư Phật giáo thích trích dẫn các tập truyện cụ thể để truyền tải những lời dạy của Đức Phật theo một cách thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
Phải đến thời kỳ Edo, hình thức này được phát triển như một hình thức giải trí cho người dân bình thường trong Thời kỳ Edo (1603 – 1868). Lúc đầu, nhiều loại nghệ sĩ giải trí khác nhau sẽ biểu diễn những đoạn độc thoại hài hước, nhưng dần dần trên sân khấu không bao giờ có nhiều hơn một nghệ sĩ biểu diễn, chính họ đảm nhận vai trò của tất cả các nhân vật trong câu chuyện. Các chuyên gia này được gọi là Rakugoka.
Vào khoảng đầu thế kỷ 18, những Yose đầu tiên thu phí khán giả đến xem các buổi biểu diễn Rakugo ở Edo, Osaka và Kyoto. Ở mỗi thành phố, Rakugo sẽ phát triển một phong cách riêng biệt như Edo Rakugo ở Tokyo và Kamigata Rakugo ở Osaka. Tuy nhiên, Rakugo đã dần lụi tàn ở Kyoto.
Các Rakugoka chụp ảnh khi vừa được thăng hạng
2. Sức hút từ người kể chuyện hài độc thoạiMặc một bộ kimono, người kể chuyện vẫn ngồi theo tư thế “Seiza – 正座” (Chính tọa) trong suốt buổi biểu diễn, đóng vai của một số nhân vật và diễn các cảnh khác nhau chỉ với một chiếc quạt giấy “Sensu – 扇子” và một tấm vải nhỏ “Tenugui – 手拭” làm đạo cụ. Không phụ thuộc vào trang phục và bối cảnh, công việc của Rakugoka là truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của khán giả thông qua kỹ năng được sử dụng để miêu tả thế giới của câu chuyện. Sự chuyển đổi giữa các nhân vật sẽ dựa vào cao độ, giọng điệu, biểu cảm hay cái quay đầu nhẹ… của nghệ sĩ.
Chỉ ngồi một chỗ, các Rakugoka thu hút khán giả nhờ câu chuyện, biểu cảm… của mình
Vào cuối thế kỷ 18, một người đàn ông tên là Utei Enba bắt đầu hồi sinh Rakugo ở Edo (nay là Tokyo) và nhiều nhóm biểu diễn đã xuất hiện. Đây cũng là thời điểm những câu chuyện Rakugo được viết ra, đảm bảo rằng các thế hệ sau cũng có thể thưởng thức chúng. Những câu chuyện về Rakugo thường là về những điều có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở những môi trường khác nhau, chẳng hạn như những vấn đề hàng ngày của người lao động bình thường hoặc những lo lắng của các diễn viên Kabuki.
3. Nỗ lực duy trì nghệ thuật truyền thốngĐến nay, Rakugo vẫn nổi tiếng là một trong những nghệ thuật cổ điển tiêu biểu của Nhật Bản. Một cuộc khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo (điệu nhảy truyền thống). Để làm được điều này là sự nỗ lực mang Rakugo đến với công chúng của các cấp chính quyền.
Nhiều trường học thường xuyên mời Rakugoka đến biểu diễn cho học sinh. Khoảng 62,1% người Nhật ở độ tuổi 20 chia sẻ rằng lần đầu tiên được xem biểu diễn Rakugo là ở trường học.
Nhà hát Shinjuku Suehirotei, được trang trí bằng tên của các nghệ sĩ biểu diễn
Đừng quên theo dõi những bài viết khác tại chúng mình để biết thêm nhiều điều bổ ích.
Đăng bởi: Ngọc Hà
Từ khoá: Nghệ thuật Rakugo yêu thích của người Nhật
Nghệ Thuật Vải Bojagi Bọc Đồ Của Xứ Hàn
Xem phim Hàn, bạn sẽ thường thấy người Hàn bọc quà hay đồ vật trong những mảnh vải nhiều màu sắc và gói chúng một cách rất khéo léo. Đó chính là nghệ thuật Bojagi – vải bọc đồ Hàn Quốc.
Nghệ thuật gói đồ của xứ HànLà một loại hình nghệ thuật may kiểu Hàn Quốc độc đáo nhất, Bojagi gọi tắt là bo là một mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Thoạt trông qua Bojagi giống như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng với những mảnh vải nhỏ có màu sắc, hoa văn khác nhau được khâu ghép lại để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật.
Xuất hiện thời xa xưa, khoảng trong giai đoạn 1392 – 1910, khi giai cấp cai trị ở Hàn Quốc cấm đoán phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động mà phụ nữ ngày nay được làm như thăm thú láng giềng, được rời nhà một mình hay được nói lên chính kiến. Để giúp duy trì sự minh mẫn, giảm bớt nhàm chán và cũng để tiết kiệm, những người phụ nữ Hàn Quốc xưa đã tận dụng những mảnh vải vụn để phát triển ra một loại hình nghệ thuật mới được gọi là bojagi.
Bojagi chiếm một vị trí nổi bật trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc, không phân biệt giai tầng xã hội. Công dụng của chúng là được sử dụng để phủ, bọc lên đồ vật, từ những đồ thờ cúng quý giá đến quần áo hàng ngày hay những đồ gia dụng phổ biến khác… Bojagi dần trở nên phổ biến và sử dụng trong nhiều dịp như đám cưới, sự kiện đặc biệt hay nghi lễ tôn giáo…
Thông thường, bojagi được thiết kế hình vuông với nhiều kích thước khác nhau với chất liệu vải được sử dụng gồm lụa, cotton, hay vải được dệt bằng cây gai dầu. Bojagi có thể có viền hoặc không viền, có thêu hoặc vẽ, được ghép bằng các lá vàng hay được may chần. Màu sắc của bojagi cũng rất phong phú nhưng thông thường màu sắc cơ bản gồm xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng và đen tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bojagi có thể được thiết kế theo jogakbo (chắp vá các mảnh vải vụn), subo (vải thêu), shikjibo (loại giấy vải đặc biệt để trải bàn ăn tối) và geurimbo (mảnh vải in hình ảnh).
Để phù hợp với từng mục đích sử dụng, bojagi được phân thành nhiều loại với những thiết kế, vật liệu vải sử dụng đa dạng. Gungbo là loại bojagi được sử dụng ở trong hoàng cung để bọc những vật dụng khác nhau. Nó được các nhóm nghệ nhân sản xuất theo một quy trình rất bài bản từ dệt vải, vẽ họa tiết đến khâu chi tiết… Trong khi đó minbo, là loại bojagi được sử dụng phổ biến của người dân. Có rất nhiều loại minbo khác nhau phụ thuộc vào đồ vật gì được dùng để bọc, chẳng hạn ppallaebo dùng để gói quần áo sau khi giặt xong, chaekbo dùng để bọc sách, majibo dùng để gói thức ăn dâng lên Đức Phật…
Việc thiết kế những hoa văn trên bojagi cũng đòi hỏi sự tinh tế. Người thợ khéo léo thêu những hình họa sống động trên vải như Hwamunbo (hình hoa); Sumongmunbo (hình cây cối); Yongmunbo (hình rồng); Unmunbo (hình mây). Tấm vải bọc thêu subo thường dùng cho những dịp đặc biệt như đám cưới. Hầu hết những tấm vải thêu thường được bọc một con ngỗng cái bằng gỗ mà chú rể dùng để làm quà tặng cho gia đình cô dâu với lời hứa là người chồng, người trụ cột trong gia đình chung thủy. Ngoài ra, các hình ảnh thêu trên vải như cây cối, hoa quả, bướm và chim… cũng được dùng với mong ước đem lại nhiều hạnh phúc và thịnh vượng.
Cách dùng vải Bojagi bọc đồ của xứ HànCác bước dùng vải Bojagi bọc đồ.
Với những thiết kế tinh tế, sinh động đầy tính nghệ thuật thể hiện khả năng sáng tạo độc đáo, nghệ thuật vải bọc Bojagi từ những người phụ nữ bị nhiều giới hạn giờ đây đã trở thành một trong những đặc trưng quan trọng của văn hóa Hàn Quốc, vượt ra khỏi biên giới nước này và đến với thế giới.
Một số loại BojagiBojagi đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống người Hàn Quốc. Mọi sinh hoạt trong đời sống, những dịp quan trọng của đời người hay trong những nghi lễ trang trọng đều có sự xuất hiện của Bojagi. Bojagi được làm thủ công truyền thống, tuy không phổ biến bằng trước đây nhưng Bojagi vẫn được tin dùng vì chúng được tin rằng sẽ mang lại may mắn cho người dùng. Một số loại Bojagi được dùng ở Hàn Quốc:
Sangyongbo (tên thường gọi là bo): Gồm có Jeondaebo (ví đựng tiền có dây thắt); Bobusangbo (ba lô); Sangbo (khăn trải bàn); Ibulbo (vải bọc chăn); Ppallaebo (dùng để gói quần áo sau khi giặt xong); Beoseonbo (dùng để gói tất); Chaekbo (dùng để bọc sách); Hwaetdaebo (dùng để che giá quần áo); Ganchalbo (dùng để bọc thư từ và tài liệu); Gyeongdaebo (dùng để bọc quần áo).
Hollyeyongbo (dùng trong đám cưới) gồm có Hambo (dùng để gói giăm bông); Gireogibo (dùng để gói một cặp ngỗng); Yedanbo (dùng để gói quà từ gia đình cô dâu tới các thành viên trong gia đình chú rể); Pyebaekbo (dùng khi cặp đôi mới cưới làm nghi lễ cúi đầu lạy tạ các thành viên trong gia đình nhà chồng).
Bojagi dùng trong nghi lễ đạo Phật gồm các loại Majibo (dùng để gói thức ăn dâng lên Đức Phật); Gongyangbo (dùng khi đưa thức ăn cho người lớn tuổi); Gyeongjeonbo (dùng để gói Kinh Thánh).
Bojagi dùng cho các dịp đặc biệt như Myeongjeongbo (dùng để bọc những băng hình của một đám tang); Yeongjeong bonganbo (dùng để giữ chân dung của người đã mất); Giujebo (dùng khi cầu nguyện thượng đế cho mưa xuống); Jegibo (dùng để giữ thức ăn dùng trong các nghi lễ).
Đăng bởi: Hường Lê
Từ khoá: Nghệ thuật vải Bojagi bọc đồ của xứ Hàn
Biểu Diễn 20 Loại Hình Nghệ Thuật Dân Gian Trên Phố Nguyễn Huệ
Sự kiện diễn ra từ ngày 29/4 đến 1/5, dự kiến hút hơn 100.000 người, mở cửa tự do. Điểm nhấn là hoạt động giới thiệu hơn 20 loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ba miền như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa Khmer Nam Bộ, xòe Thái.
Chương trình trở lại sau lần đầu tổ chức năm 2023, do nghệ sĩ Vương Duy Biên đạo diễn, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ. Công chúng sẽ được giao lưu, trực tiếp trải nghiệm các bộ môn cùng nghệ nhân, nghệ sĩ.
Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay – dăm
Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay-dăm tại buổi giới thiệu sự kiện, ngày 21/4 ở TP HCM. Video: Tân Cao
Tại buổi giới thiệu các hoạt động thuộc liên hoan, ông Trần Văn Xén – truyền nhân duy nhất môn nghệ thuật múa trống Chhay-dăm – nói: “Tôi mong sẽ có cơ hội giới thiệu đến mọi người nhiều hơn về loại hình nghệ thuật từng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tỉnh Tây Ninh”.
Nghệ nhân Trần Văn Xén (phải) thuộc bộ môn múa trống Chhay-dăm đến từ Tây Ninh và nghệ nhân vẽ mặt nạ thời gian Bùi Quý Phong đến từ Quảng Nam dự sự kiện. Ảnh: Kiều Anh Kiệt
Bà Lưu Thị Hồng Diễm, biên kịch kiêm tác giả chương trình cho biết suốt thời gian diễn ra liên hoan, dọc đường Nguyễn Huệ sẽ có ba sân khấu lớn mô phỏng nét đặc trưng văn hóa ba miền – nơi các nghệ sĩ trình diễn. Theo đó, sân khấu Bắc Bộ sẽ lấy cảm hứng từ cờ hội, áo tứ thân. Màu nâu được dùng chủ đạo cho miền Trung, với hình ảnh thuyền thúng, lưới đánh cá. Khu vực Nam Bộ sẽ được dựng với hình ảnh đồng lúa, sông rạch uốn lượn, mái chèo, trái cây bốn mùa. Tại lễ khai mạc ngày 29/4, các tiết mục Cò lả, Thị Mầu, dàn dựngkết hợp yếu tố truyền thống, hiện đại là điểm nhấn.
Ngoài không gian sân khấu, 17 trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, lò cò, banh đũa, cướp cờ, kéo mo cau, cũng sẽ được tái hiện trên phố. Mỗi khu vực sẽ có phần giới thiệu khái quát bằng tiếng Việt và Anh, để du khách nước ngoài đến tìm hiểu, trải nghiệm. Liên hoan còn dành một không gian để trưng bày các nhạc cụ dân tộc, do một nhóm sinh viên trực tiếp đứng giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan chơi.
Ông Bùi Xuân Đức, Trưởng phòng tổ chức lễ và sự kiện, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cho biết liên hoan nhằm bảo tồn, gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân gian, khuyến khích những người trẻ tìm hiểu giá trị tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, kết nối bạn bè thế giới.
Tân Cao
Bình Định – Nét Đẹp Của Nón Ngựa Phú Gia
Nón là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định. Nếu như quê hương Quan họ Bắc Ninh có nón quai thao, nón bài thơ là đặc sản của xứ Huế, thì người Bình Định tự hào với chiếc nón ngựa Phú Gia. Để minh chứng cho sức sống kỳ diệu đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều làng nghề nón có tên tuổi như làng nón lá Thuận Hạnh (huyện Tây Sơn), làng nón Thuận Đức, làng nón Tân Đức, làng nón Châu Thành, làng nón Phú Thành (huyện An Nhơn), làng nón Kiều An, làng nón Kiều Huyên (huyện Phù Cát)… Đặc biệt, nghề nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát là một trong 5 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quy hoạch, gắn với phục vụ phát triển du lịch.
Nét đẹp của Nón ngựa Phú Gia – Ảnh: Sưu tầm Nón lá là một hình ảnh rất đặc trưng, gắn liền với trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Những chiếc nón quai thao của các cô gái xứ Bắc, nón bài thơ của cô gái Huế đã đi vào thi ca, càng tôn thêm nét quyến rũ, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam… Chiếc nón ngựa Phú Gia của các cô gái đất võ Bình Định cũng vậy, nó được tạo nên từ bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ thủ công gắn bó với nghề, tạo nên nét văn hóa riêng của miền đất võ.
Duyên dáng với nón ngựa – Ảnh: Sưu tầm
Ở làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, bên những rặng tre yên ả và những cây rơm còn thơm mùi rạ, hơn 300 năm qua, người dân nơi đây đã gắn liền với nghề làm nón ngựa, một sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của miền đất võ.
Ông Đỗ Văn Lan, 63 tuổi, 50 năm làm nghề, hiện là Tổ trưởng Làng nghề nón ngựa Phú Gia chia sẻ, người dân Bình Định vốn rất tự hào về chiếc nón ngựa nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, bởi xét trên bình diện lịch sử, từ thời Quang Trung, nón đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn. Hiện nay, chiếc nón ngựa Phú Gia đã trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo với nguyên vẹn cốt cách ban đầu. Nếu như chiếc nón Bài Thơ của xứ Huế nổi tiếng với sự thanh lịch khi lồng trong lớp lá là hình ghép hoa lá cùng những câu thơ, câu văn thì nón ngựa Phú Gia là loại nón mang vẻ đẹp mạnh mẽ của con nhà võ, thường được thêu hoa văn theo các đề tài “long, lân, quy, phụng”, “lưỡng long tranh châu”, “mai, lan, cúc, trúc” hoặc cảnh vật trên nang sườn nón.
Ở vùng đất võ Bình Định, những chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng phượng trên đỉnh nón ngày xưa được giới quan lại, địa chủ dùng để đội khi cưỡi ngựa chính là lý do chiếc nón Phú Gia được gọi là nón ngựa.
Theo những nghệ nhân cao niên ở làng, nguyên liệu dùng làm nón ngựa là cây giang làm sườn, lá kè (cọ) làm lá lợp nón, cây dứa (thơm tàu) thì chải ra làm chỉ. Dụng cụ để sản xuất gồm lồng tre (để sấy khô lá kè), kéo chuyên dụng (cắt lá kè), dao vuốt (chẻ) nang sườn, bàn chốt nang (có những lỗ tròn nhiều kích cỡ khác nhau để tướt nang tròn đều), kim chuyên dụng chằm nón, khuôn nón mẫu. Ngày nay chỉ được thay thế bằng cước mịn, còn giang, cọ thông thường thì được lấy từ vùng núi Vân Canh. Để có một sản phẩm là chiếc nón ngựa đẹp thường phải qua bốn công đoạn cơ bản:
Tạo sườn mê: Rễ cây giang lấy từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn.
Thắt nang sườn: Đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện.
Thêu hoa văn trên sườn: Thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài “long, lân, quy, phụng”, “lưỡng long tranh châu”, “mai, lan, cúc, trúc”, câu thơ, câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.
Lợp lá chằm chỉ: Ở công đoạn cuối cùng này, người ta hái lá kè tươi từ vùng núi Vĩnh Thạnh, Gia Lai về; lá được xử lý công phu, tước bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và lồng tre để xông lá cho chín; sau đó đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt cho lá được thẳng, phẳng. Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Xếp chồng mép mí lá bủa (xòe) đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Sau khâu lợp lá, người ta bắt đầu chằm (khâu) lá vào sườn nón, chỉ chằm nằm dưới mí lá nên nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Để có một chiếc nón đẹp, việc chằm nón cần phải chú ý đến từng đường kim mũi chỉ phải thật khéo để lá kết chằm vào sườn không bị nghinh, bị lật mà trông nón vẫn thanh.
Mỗi công đoạn trên thường được chuyên môn hóa cho từng người trong gia đình. Và mỗi một gia đình như là một công xưởng có bộ máy điều hành sản xuất. Để nên hình một chiếc nón, tính tất cả các công đoạn thời gian ít nhất cũng mất hai, ba ngày.
Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận của xã Cát Tường như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm nghề chằm nón, tuy nhiên tập trung nhiều nhất vẫn là ở Phú Gia. Nghề chằm nón gắn bó mật thiết với quá trình lập làng Phú Gia, do đó đa phần những nghệ nhân làm nón ở Phú Gia đều có tâm huyết với nghề truyền thống quê mình. Có những nghệ nhân cao tuổi nhưng hàng ngày vẫn gắn bó với công việc chằm nón, chính họ là những nghệ nhân trụ cột tiếp tục truyền nghề cho các thế hệ con cháu mai sau.
Kể từ khi Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức tại Bình Định lần đầu năm 2006, rất đông du khách trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu làng nghề nón ngựa Phú Gia, hầu hết đều thích loại nón này và khen ngợi bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ làm nón ngựa. Từ đó, sản phẩm nón ngựa Phú Gia, như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đã được các du khách quốc tế đặt hàng, mang về nước làm kỷ niệm khi tới thăm vùng đất võ Bình Định, Việt Nam.
Ngày xưa, từ xã trưởng trở lên mới có chụp bằng đồng hay bạc chạm trổ theo phẩm trật. Trên đỉnh là núm hình quả trám nhọn hoắt. Trông thầy Chánh, cụ Lý cưỡi ngựa đội nón chụp bạc thật là oai. Dân làng ngại cái uy của các thầy nên mới có bài đồng dao hóm hỉnh:
Đăng bởi: Phiệm Tuế Thiên Ân
Từ khoá: Bình Định – Nét đẹp của Nón ngựa Phú Gia
2023] Văn Học & Nghệ Thuật
Tập ngực nở nang – Chest workout at home – Intermediate
Tập ngực nở nang – Chest workout at home – Intermediate
Mở đầu Truyện Kiều có đoạn tả tài sắc hai thiếu nữ nhà họ Vương, trong đó 4 câu, từ 19 đến 22 là để tả Thuý Vân; riêng câu 20 đã gây nhiều tranh luận: “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” hay “khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang”?
“Khuôn lưng” hay “khuôn trăng”/ “nét ngài” hay “nét người”? Câu hỏi làm tốn nhiều giấy mực. Hàng mấy chục năm qua, người đọc thơ nêu nhiều thắc mắc xoay quanh những lí giải khác nhau giữa các công trình biên soạn của các học giả đã chú thích, hiệu đính Truyện Kiều bằng quốc ngữ. Bên cạnh những biên soạn của những người danh tiếng như Trương Vĩnh Ký, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Tài Cẩn… lại xuất hiện một số bài viết với các luận đoán sai vì chủ quan, vì chỉ biết Truyện Kiều qua chữ quốc ngữ, không hiểu được cái phức tạp trong cấu trúc chữ nôm.
ĐIỂM MẤU CHỐT: VIỆC PHIÊN ÂM CÁC BẢN KIỀU NÔM.
Truyện Kiều bao thế kỉ qua được mọi tầng lớp từ trí thức đến bình dân ưa chuộng nên được khắc ván in nhiều lần bằng chữ nôm. Số lượng bản Kiều nôm hiện sưu tầm được tương đối nhiều hơn so với các tác phẩm chữ nôm khác. Ngoài các bản lưu trữ ở thư viện trong và ngoài nước, hiện nay tại kho sách của ông Nguyễn Khắc Bảo, một thầy thuốc đông y ở Bắc Ninh có đến 52 bản Kiều nôm cổ, trong đó có một bản chép tay được cho là cuốn đã được dùng làm mẫu để khắc in bản Kiều nôm Liễu Văn Đường 1866. Tại đây cũng có một bản được sưu tầm từ hậu duệ gia đình anh trai thi hào Nguyễn Du là ông Nguyễn Trừ.
Nhiều bản Kiều nôm khác cũng đang được các học giả lưu giữ ở thư viện riêng. Đây là những căn cứ giúp ta có thể phân biệt được đúng sai.
Để xác định được “khuôn lưng” hay “khuôn trăng”; “nét ngài” hay “nét người” thì cần xem các bản Kiều nôm cổ.
A- “KHUÔN LƯNG” hay “KHUÔN TRĂNG”?
Trong chữ Hán, chữ nguyệt 月 và chữ nhục 肉 khác nhau – nhưng khi biến thành bộ(1), lại giống nhau, cùng viết là 月(2).
Ví dụ :
– Chữ lãng 朗 gồm bộ nguyệt 月 bên phải và chữ lương 良 bên trái.
– Chữ hồ 胡 gồm bộ nhục 月bên phải và chữ cổ 古 bên trái.
Tuy lãng và hồ có phần bên phải nhìn chẳng có gì khác nhau cả nhưng phần giống nhau này lại là 2 bộ khác nhau. Trong chữ lãng là bộ nguyệt – còn trong chữ hồ là bộ nhục. Chính vì vậy, có nhiều người nhầm. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay chữ thế nhưng cũng nhầm! Cứ nghĩ họ hồ của mình được kết bởi 2 chữ cổ và nguyệt (胡 = 古+月), Hồ Xuân Hương đặt tên ngôi nhà ngâm vịnh thơ bên hồ Tây là Cổ Nguyệt đường. Thật ra chữ hồ kết thành bởi 2 chữ : cổ và nhục cho nên ngôi nhà này phải là Cổ Nhục đường mới đúng.
Khi tạo hình chữ nôm, các nhà Nho nước ta cũng rơi vào tình cảnh như vậy đối với 2 chữ:
Nhìn hai chữ thì tưởng hoàn toàn giống nhau đấy nhưng người đọc văn nôm phải biết phân biệt theo ngữ cảnh, khi nào thì đọc là “lưng”, khi nào lại đọc là “trăng”.
Nếu đọc là “lưng” thì phải biết bộ 月nằm phía trái là bộ nhục (bởi lưng thuộc thân thể, tất phải có thịt [nhục] trong đó).
Nếu đọc là trăng thì bộ 月nằm phía trái lại là bộ nguyệt (trăng).
Điều oái oăm này đã xảy ra ở câu 20 của Truyện Kiều. Xin chứng minh trong khuôn khổ 5 bản Kiều nôm:
(5).
4 chữ này được hầu hết các nhà nghiên cứu đọc là “khuôn trăng đầy đặn”, chỉ có Trương Vĩnh Ký đã đọc là “khuôn lưng đầy đặn”. Gần đây học giả Nguyễn Quảng Tuân cũng đã phiên âm 4 chữ này của bản Kinh 1870 là “khuôn lưng đầy đặn”.
Một trang của bản Kiều nôm năm 1870 do học giả Nguyễn Quảng Tuân trong chuyến đi Mỹ năm 2000 được GS. Đàm Quang Hưng tặng. Đây là bản viết tay của Tiểu Tô Lâm – Noạ Phu chép tại kinh đô Huế năm 1870 khi đang làm quan ở bộ Công dưới triều Tự Đức. (6)
(Trang chữ bắt đầu từ câu 15. Đọc theo hàng dọc, từ phải sang.
Mỗi hàng dọc gồm 2 câu thơ.)
15. Đầu lòng hai ả tố nga.
16. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
17. Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
18. Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
19. Vân xem trang trọng khác vời,
20. Khuôn lưng đầy đặn, nét người nở nang.
21. Hoa cười ngọc nói đoan trang,
22. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
23. Kiều càng sắc sảo mặn mà,
24. So bề tài sắc lại là phần hơn.
25. Nền thu thuỷ, thấp xuân sơn,
26. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
27. Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
28. Sắc đành có một, tài đành hoạ hai.
* Câu 18 và câu 20 có 2 chữ “người” được vòng mực đỏ.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Vậy hiện nay, viết bằng quốc ngữ, ta nên chép câu này là “Khuôn trăng đầy đặn” hay “khuôn lưng đầy đặn”?
Nói nghe cũng kì nhưng quả thật chữ đọc là trăng cũng được mà đọc là lưng cũng được. Nếu đọc là trăng thì đây là câu thơ tả người thiếu nữ có khuôn mặt đầy đặn, còn đọc là lưng thì lại hiểu ra là một nàng Thuý Vân mập mạp. Tuy vậy nên đọc là “khuôn trăng” thì hơn.
Để giải thích lí do, xin trích sau đây lời kể của GS. Nguyễn Huệ Chi:
tuy thế, chữ Nôm thường viết lẫn chứ không tách bạch rạch ròi mà nghĩa vẫn thông với nhau – tôi hứng thú với cách phiên âm thứ hai và giơ tay tỏ ý biểu đồng tình, nhất là khi nghe chính một nhà bác học như Trương Vĩnh Ký từ lâu cũng đã từng phiên Khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang (1875). Giữa lúc các soạn giả đang trầm ngâm cân nhắc ý kiến của tôi thì một nhà nghiên cứu có mặt trong cuộc họp, ông Lại Ngọc Cang, nay đã quá cố, bằng những lời sắc sảo, nêu câu hỏi chất vấn ngay. Theo ông, trong việc lựa chọn dị bản của Truyện Kiều, bên cạnh các tiêu chí như tự dạng chữ Nôm và ngữ âm học còn có tiêu chí cần hết sức chú trọng là quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Ca dao chúng ta thường nói đến “Những cô thắt
đáy lưng ong” để hình dung vẻ đẹp của phụ nữ. Thử tưởng tượng một Thúy Vân “khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang” nghĩa là từ trên xuống dưới thẳng đuột, không còn chỗ nào gọi là “eo” nữa thì trong mắt Nguyễn Du có còn là “ả tố nga” (người đẹp) nữa hay không? Tất cả phòng họp chợt tỉnh ra và cười ồ lên…”
Căn cứ vào mặt chữ không được, ta đành phải nhờ vào suy luận dựa trên thực tế đời thường. Trước vấn đề này, An Chi cũng viết: “… Mới ở câu thứ 17, Nguyễn Du còn tả hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân là “mai cốt cách, (tuyết tinh thần)” thì có lẽ nào đến câu 20 ông lại “phản phé” mà ”thổi” Thúy Vân lên thành một người đẹp có thân hình nở nang? Tiểu thuyết gia hạng xoàng còn chưa làm được như thế, huống hồ Nguyễn Du!…” (7)
Vậy có lẽ không nên theo cách phiên âm của cụ Trương Vĩnh Ký “khuôn lưng đầy đặn” được. Câu 20 nên đọc là “ khuôn trăng đầy đặn…”
B- “NÉT NGƯỜI” HAY “NÉT NGÀI” ?
Cái khó trong khi viết và đọc chữ nôm là thế. Đến “nét ngài”- “nét người” cũng phức tạp không kém.
Cũng xem 5 câu nôm trích ở trên ta thấy:
Vậy nếu dùng bản Kinh đời Tự Đức 1870 chẳng hạn để phiên âm thì câu 20 là “Khuôn trăng đầy đặn nét người nở nang”; còn nếu dùng một số các bản Kiều nôm khác thì sẽ là “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.
Hiện nay chưa ai biết được nguyên bản đầu tiên lúc cụ Nguyễn Du viết ra sao. Bây giờ chỉ có những bản chép lại của người đời sau thì phải tuân theo nguyên tắc là phiên âm trung thành với bản nôm có được. 2 bản nôm khác nhau sẽ cho 2 bản quốc ngữ khác nhau.
– Đọc câu “Khuôn trăng đầy đặn nét người nở nang” ta hình dung được một Thuý Vân có khuôn mặt đầy đặn với vẻ người tròn trịa, khác với Thuý Kiều. Cách tả này có vẻ toàn diện hơn và ăn khớp hơn với câu thơ trước đó : “Một người một vẻ mười phân vẹn mười”.
– Nếu là “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì câu thơ chỉ tả được mặt của Thuý Vân: giữa khuôn mặt đầy đặn là nét mày ngài thanh tú đẹp đẽ(8). Cách tả này chỉ tập trung ở khuôn mặt, không hay bằng cách tả trên. Vậy nhưng nghĩa cả hai câu đều có thể chấp nhận được.
Đến đây ta khẳng định một điều ở câu 20: Tuỳ theo bản Kiều nôm dùng để phiên âm mà bản quốc ngữ sẽ có chữ “ngài” hay “người”. Không thể nào lí giải là vì thổ âm vùng Nghệ Tĩnh mà phát sinh ra bản Kiều viết “người” thành “ngài” được bởi vì Nguyễn Du viết Kiều là viết bằng chữ nôm chứ!
Ai lí giải là ở câu 20, Nguyễn Du viết chữ “người” nhưng do thổ âm Nghệ Tĩnh mà viết lệch thành “ngài” là chứng tỏ không biết gì về chữ nôm hoặc mơ hồ mà tưởng rằng thời Nguyễn Du đã dùng chữ quốc ngữ (!).
—————————
CHÚ THÍCH:
(1) Tất cả chữ Hán tập hợp lại thành 214 bộ. Mỗi bộ gồm những chữ cùng dùng chung một thành phần giống nhau. Thành phần dùng chung ấy được gọi là bộ.
(2) Tình trạng này là đa số bên cạnh vài trường hợp đặc biệt : trong vai trò bộ thủ nhục vẫn giữ nguyên tự dạng gốc; VD: chí 胾, hủ 腐, luyến 臠, tí 胔 …
(5) Chữ “đặn” nôm có thể viết nhiều cách : , , , .
(8) Theo An Chi thì “nét ngài nở nang” là chỉ là nét lông mày rạng rỡ, tươi tắn. Cũng cùng ý này, Gs. Nguyễn Huệ Chi sau khi dẫn chú thích của Nguyễn Thạch Giang: “nở nang: tươi tốt” đã nêu thêm chú thích của Đại việt quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) : “nở nang ” có hai nghĩa: 1. Nở ra tươi tốt; 2. Đẹp đẽ .
Vậy nét ngài nở nang nên hiểu là nét mày đẹp chứ không nên hiểu là nét mày to, rậm.
(KIẾN THỨC NGÀY NAY số 789 ngày 10/ 7/ 2012)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Làm Nón Lá Của Người Dân Quảng Nạp trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!