Bạn đang xem bài viết Nghị Luận Về Câu Nói: Hãy Yêu Sách, Nó Là Nguồn Kiến Thức được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề bài: Làm văn nghị luận về câu nói “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức”Mỗi chúng ta đều chọn cho mình những thứ riêng để trân quý. Có người chọn cho mình một góc phố nhỏ để giữ trong tim, có người lại chọn cho mình những hàng cây thân thương nơi làng quê ấm áp, hay có người đơn giản chỉ là thích ly kem, chiếc bánh… Nhưng bạn có biết rằng điểm chung của tất cả những điều trên chính là những gì gần gũi quanh ta và gọi tắt là cuộc sống. Cũng có một thứ vạn năng như vậy mà chứa đựng được tất cả những điều trên đó là sách – người bạn đồng hành của mỗi chúng ta và cũng là nơi lưu giữ trọn vẹn mọi điều lí thú trong cuộc sống. Vì vậy, đó là lí do “ hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức”.
Trước hết, ta phải hiểu sách là gì? Sách là nơi chứa đựng những kinh nghiệm, những lí giải mà con người cần trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó còn là sợi dây vô hình nối dài từ quá khứ đến hiện tại và thậm chí là ở tương lai. Con người ta có thể dễ dàng lạc vào trong quá khứ của những trang lịch sử vàng son, hào hùng: hãy sống trọn trong những đam mê của thực tại để rồi viết tiếp những trang lịch sử ấy cho cả mai sau. Cũng không ngoa khi con người ta hoàn toàn tìm kiếm được những giá trị của cuộc sống từ những bài học nhất qua từng trang sách. Hay đắm chìm trong những bài học về máy móc, khoa học, kĩ thuật … Cũng có người nói sách là nơi con người ta trút hết nỗi niềm và nó như một người bạn tâm giao giúp ta giãi bày tâm sự. Dường như sách là một khái niệm gì đó thực sự rộng lớn và vạn năng.
Vậy còn kiến thức là gì? Là cái mà mỗi chúng ta luôn được học hỏi từ tấm bé nhưng chưa bao giờ là đủ cho đến khi trưởng thành. Kiến thức là những bài học, những kinh nghiệm giúp chúng ta trong cách đối nhân xử thế, cách để gần gũi nhau hơn và hơn hết đó là công cụ giúp chúng ta tự tin hơn để đứng vững trong xã hội cũng như cuộc sống nay. Có lẽ nó là thứ mà chúng ta luôn đi kiếm tìm để hoàn thiện bản thân mình hơn. Ai trong chúng ta cũng muốn tích luỹ những kinh nghiệm quý báu, những giá trị văn hóa cao đẹp để xây dựng cuộc sống này tươi đẹp nói chung và khiến cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn nói riêng. Và tất cả những điều ấy đã được sách bao quát một cách đầy đủ mà chúng ta không cần phải tìm kiếm ở đâu xa vời.
Như chúng ta đã biết, nhắc đến giá trị của sách là nhắc đến hàng vạn những lí do để con người ngày càng gần gũi và trân quý sách hơn bởi lẽ sách tiềm ẩn trong nó một vẻ đẹp mà không có một ngôn từ nào có thể lột tả một cách trọn vẹn. Có người nói sách là nơi gắn kết những tâm hồn lại gần nhau hơn. Phải chăng vì có cùng đam mê, vì có cùng sở thể mà một chủ để hấp dẫn nào đó đã khiến con người ta gần nhau hơn để rồi dễ dàng chia sẻ, dễ dàng cảm thông để rồi phát triển những điều ấy thành một tầm cao mới là sự cảm thông. Một lí do khác cũng không kém phần quan trọng sách giúp chúng ta xây dựng và hoàn thiện bản thân hơn. Bởi lẽ đằng sau mỗi trang sách thực sự là một bài học quý báu mà ai cũng cảm thấy rằng mình là một phần trong câu chuyện ấy để rồi tự mình rút ra những bài học vô cũng sâu sắc mà không phải thầy cô hay gia đình, bạn bè có thể sẻ chia và truyền đạt hết được. Đi qua mỗi trang sách là đi qua mỗi câu chuyện, mỗi cuộc đời khác nhau mà chúng ta tự học cách sẻ chia cũng như cảm thông lẫn nhau. Chắc hẳn rằng bản không thể nào vô tâm, bình thản trước những sẻ chia vất vả gian khó rồi từ đó cũng tự học cách mạnh mẽ vượt qua số phận và cảm thấy mình thật sự may mắn hơn so với rất nhiều người. Hay tự mỉm cười trước một cái kết có hậu để rồi tự rút ra bài học về luật nhân quả hay ở hiền gặp lành để rồi tự động viên bản thân và luôn phấn đấu vì một cái kết đẹp cho chính câu chuyện cuộc đời của riêng mình mà ở đó nhân vật chính không ai khác là bản thân chúng ta.
Từ những giá trị đích thực và cao đẹp mà sách mang lại chúng ta càng thêm nâng niu và trân trọng sách hơn nhưng cũng đừng vì vậy mà đến với sách bằng những con đường sai lệch để rồi kết quả không được như mong muốn. Sách chỉ thực sự tốt khi chúng ta biết lựa chọn một cách phù hợp với tuổi tác, suy nghĩ và đặc biệt là sở thích của mỗi chúng ta. Không thể là một sự lựa chọn hoàn hảo khi một người yêu thích công việc sửa chửa máy móc là tìm đến sách nấu ăn, hay một người thợ may tìm hiểu về cách chế tạo ô tô. Vì vậy, hay cân nhắc thật kĩ trước khi chọn sách. Một điều đáng lưu tâm hơn nữa là ngày nay có một số loại sách có những nội dung không phù hợp lại đuợc bày bán khắp nới và được rất nhiều những bạn trẻ tìm đọc. Đây sẽ là một tai họa nếu chúng ta không chặn kịp thời, vì nó cũng chính là con dao hai lưỡi gieo rắc vào suy nghĩ non trẻ kia những ý kiến sai lệch về chuẩn mức cuộc sống và giá trị đạo đức. Nên bố mẹ hãy hướng cho con mình đến những lựa chọn đúng đắn và thông minh vì một tương lai tươi sáng.
Như vậy, sách thực sự tiềm ẩn nhiều giá trị mà mỗi chúng ta luôn kiếm tìm vì một cuộc sống tươi đẹp. Thật không sai khi nói rằng “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức”, nhưng đừng để những kiến thức ấy trở thành cạm bẫy vì vậy, bạn hãy trở thành một bạn đọc thông minh để lựa chọn những quyển sách thực sự ý nghĩa và bài trừ những quyển sách có nội dung sai lệch.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtNghị Luận Xã Hội Về Ý Nghĩa Của Việc Đọc Sách
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc đọc sách với học sinh hiện nay.
***
Bài nghị luận hay nhất
bàn về ý nghĩa của việc đọc sách
Đọc sách không chỉ là thư giãn mà nó còn mang tới cho ta nhiều điều bổ ích. Có lẽ bởi vậy mà Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”
Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn.
Đọc sách không chỉ là cách con người đốt thời gian của mình mà nó còn mang lại rất nhiều những ý nghĩa vô cùng giá trị. Sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại, chính vì thế, đọc sách chính là cách con người hấp thu những tinh hoa văn hóa, những kiến thức xã hội vô cùng quý báu. Nó giúp bạn học hỏi được những kinh nghiệm từ những người đi trước rồi áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn một cách nhuần nhuyễn. Không ít người đã được khai sáng nhờ đọc những cuốn sách hay. Một điển hình cho việc không ngừng đọc, không ngừng học hỏi không ai khác chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của chúng ta. Người đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nhưng đi đâu Người cũng tìm tòi, cũng luôn mang theo mình những cuốn sách để không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức. Để rồi khi đọc xong, khi trải nghiệm thực tế, Người mới thấu hiểu được nỗi thống khổ của những người dân bị áp bức, Người mới tìm ra con đường dẫn tới thắng lợi của các dân tộc bị áp bức chính là cách mạng xã hội chủ nghĩa…
Không chỉ cung cấp cho con người những tri thức, những kinh nghiệm sống mà đọc sách còn là cách giúp con người thư giãn, thanh lọc và bồi bổ tâm hồn mình. Có không ít những cuốn sách giúp con người giải tỏa được tâm lý u ám, hướng họ tới những điều lương thiện, trong sáng và tốt đẹp hơn. Chắc hẳn, chúng ta đã quá quen với tựa đề “Hạt giống tâm hồn” – cuốn sách nổi tiếng được nhiều người lựa chọn đọc để soi mình vào đó, thanh lọc mình và học hỏi ở đó những điều tốt đẹp và bình dị nhất. Hay như những bạn nhỏ đọc những cuốn sách tuổi thơ đầy ngộ nghĩnh, nó không chỉ giúp các em phát triển trí não mà còn nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, thiện lương của các em.
Bên cạnh đó, sách cũng được coi là một người bạn dễ đồng cảm và sẻ chia với con người. Rất nhiều người chọn sách theo tâm trạng, và khi đọc chúng, họ cảm thấy mình được chia sẻ rất nhiều. Nếu bạn vui và bạn chọn đọc 1 cuốn sách vui, bạn sẽ thấy niềm vui ấy được nhân lên rất nhiều. Nếu bạn buồn và bạn chọn một cuốn sách hợp tâm trạng, bạn sẽ thấy nỗi buồn của mình được san sẻ, bạn sẽ thấm thía những điều mình đã trải qua.
Đọc sách có rất nhiều mặt lợi ích nhưng ngược lại, không đọc sách cũng có không ít những tác hại. Thật vậy, không đọc sách giống như bạn đang bó hẹp lại kiến thức của chính mình, từ làm giảm tầm nhìn của mình với cuộc sống đang ngày một phát triển như ngày nay. Tâm hồn bạn cũng theo đó mà cằn cỗi, khô cạn vì chẳng được chăm sóc, bồi đắp… Bạn sẽ giống như những con ếch mãi chỉ biết vùng sáng nhỏ bé trong cái giếng của chính mình.
Đọc sách là một điều vô cùng bổ ích nhưng rất nhiều ngườ vẫn chưa biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách sao cho đúng. Họ thường đọc bừa bãi, đọc lướt để rồi những thứ đã đọc trôi đi nhanh chóng mà không đọng lại chút gì. Hãy biết cách chọn lựa cho mình những cuốn sách phù hợp với bản thân, phù hợp với lứa tuổi và nghề nghiệp của mình. Hãy dành một khoảng thời gian thật tập trung để đọc, để nghiền ngẫm những thứ mà sách dạy. Sau đó, hãy biết cách áp dụng những thứ được học từ sách vào cuộc sống. Có như vậy, giá trị của việc đọc sách mới thực sự phát huy hết tác dụng.
Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy của con người. Hãy rèn cho mình một thói quen đọc sách, một văn hóa đọc thực sự văn minh và biết cách chân quý những giá trị mà sách mang lại.
Bàn về tác dụng của việc đọc sách –Bài làm đạt điểm cao
của học sinh lớp 9
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Một số bài văn được đánh giá cao
qua các kì thi, kiểm tra
Bài số 1:
Sách là kho kiến thức bất tận của nhân loại. Người đọc sách là những người miệt mài đi tìm hiểu đến tận cùng của kho báu quý giá ấy. Chính vì vậy, việc đọc sách của mỗi người là vô cùng cần thiết. Vai trò của việc đọc sách đối với việc tìm hiểu kiến thức cũng như để hoàn thiện bản thân mình ngày càng cần thiết và được trau dồi hơn.
Có rất nhiều định nghĩa về sách, mỗi người lại có cách hiểu, cách nhìn nhận riêng về sách. Tuy nhiên có thể nói ngắn gọn sách chính là tri thức, là nơi con người có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi và rèn luyện bản thân mình. Hiện nay, sách có rất nhiều loại: Sách giải trí, sách khoa học, sách nấu ăn, sách chuyên đề,…Mỗi loại sách lại mang trong mình những đặc điểm riêng biết, cung cấp cho người đọc những thông tin khác nhau. Chính vì thế mà đọc sách có rất nhiều tác dụng, trước hết từ chức năng của từng loại sách sẽ tương ứng với những tác dụng khác nhau.
Cuộc sống của mỗi người bận rộn, thời gian nghỉ ngơi rất ít, nhiều khi bạn muốn tìm một phương tiện nào đó để xả stress. Sách chính là một nơi bạn có thể tìm đến để ru ngủ tâm hồn, để làm phong phú và thư giãn cho tâm hồn. Ở vấn đề này có mảng sách giải trí như truyện tranh, truyện ngôn tình, truyện trinh thám. Những cuốn sách này sẽ giúp bạn mở mang đầu óc, thư giãn tâm hồn, có thể hiểu thêm về cuộc sống xung quanh mình tốt hơn.
Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức mà đọc sách còn giúp chúng ta biết yêu thương và trân trọng những người xung quanh mình hơn. Sách với những nội dung giới thiệu tấm gương vượt khó, những hoàn cảnh khó khăn. Đọc để chúng ta thấy được ý chí, nghị lực phi thường của những điều tưởng chừng như không thể. Đến với sách, trái tim chai sạn bỗng nhiên như được tắm táp trở nên mềm mại, hiền hòa hơn. Ở mỗi lứa tuổi tương ứng với những cách đọc sách, loại sách riêng, giúp mỗi người cảm thấy mình học tập và rèn luyện được rất nhiều từ sách.
Đọc sách có vai trò, tác dụng lớn đối với mỗi người song phải đọc sách như thế nào, phương pháp đọc sách ra sao cũng là một vấn đề cần được đặt ra. Việc chọn sách để đọc, chọn môi trường đọc, chọn kiến thức để tìm hiểu rất cần thiết. Nó có thực sự phù hợp và cần thiết đối với cuộc sống của bạn hay không. Người ta bảo chọn sách để đọc cũng như việc chọn bạn mà chơi là vì thế. Những cuốn sách tốt sẽ khiến bạn tốt lên và ngược lại. Bởi vậy chọn sách vô cùng quan trọng.
Như vậy, cuộc sống của mỗi người, để không bị tụt hậu, để có thể tự tin hơn trong cuộc sống thì việc đọc sách là cực kỳ cần thiết và nên được rèn luyện hằng ngày. Tạo thói quen đọc sách để không ngừng nâng cao trí tuệ bản thân hơn.
Bài số 2:
Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Đó còn là một tài sản tinh thần vô giá vì nó làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, mạng… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.
Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.
Bài số 3:
Sách có từ bao giờ? Có lẽ sách chỉ ra đời khi con người có nhu cầu ghi lại những gì mà người ta nhận thức về thế giới xung quanh, nhằm lưu giữ và truyền lại cho hậu thế.
Ta được biết, ban đầu sách có nguồn gốc là những chiếc mai rùa, xương thú có ghi chữ viết, sau đó là thẻ tre, da động vật. Chỉ đến khi nền công nghiệp giấy ra đời, công nghệ in phát triển, ta mới có những quyển sách được in giấy như bây giờ. Sự có mặt của sách trên thế gian này là như thế.
Trước khi có sách, tri thức của nhân loại được tích lũy bàng con đường truyền khẩu. Những kinh nghiệm gieo trồng, cách đoán biết về thời tiết, những phát hiện về đời sống về vũ trụ, về giới tự nhiên… tất cả đều đã được lưu giữ trong những ca dao tục ngữ, thậm chí cả trong những truyện ngụ ngôn, cổ tích…, và được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Cùng với chữ viết, sách là phương tiện để con người ghi lại những nhận thức của mình về thế giới. Sự ghi lại ấy lại được chia thành những lĩnh vực khác nhau: khoa học, triết học, thơ ca… Mỗi lĩnh vực lại là một cuộc hành trình dài của con đường chiếm lĩnh và khám phá thế giới tự nhiên và tâm hồn con người. Các thế hệ nối tiếp nhau đã ghi lại những thành quả lao động, học thuật của mình. Vì thế, Chu Quang Tiềm cho rằng: sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” (Bàn về đọc sách).
Cũng với ý nghĩa này, sách đã trở thành chiếc cầu nối vững chắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người các thế hệ tiếp nối nhau, trong hành trình tìm hiểu, chiếm lĩnh thế giới, vừa tiếp thu những thành quả nhận thức của các thế hệ cha anh, vừa không ngừng làm dày thêm kho tàng tri thức nhân loại bằng những phát hiện của mình, làm cho sách ngày càng trở thành tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Chúng ta, những người đọc thế hệ sau, có thể nhìn thấy qua sách hình ảnh con đường mà xã hội loài người đi đến tương lai.
Bên cạnh vai trò là phương tiện tri thức nhân loại, sách còn là phương tiện để con người tìm hiểu về thế giới quanh mình. Đối với mỗi cá nhân, sách luôn mở ra những chân trời mới (chữ dùng của Lê-nin). Những tư tưởng khoa học, những phát hiện, những dự đoán, những đánh giá của thế hệ trước là những gợi ý quý giá để con người tiếp tục khát vọng chinh phục vũ trụ của mình.
Tuy nhiên, cũng có khi, sách với tất cả những kết tinh quý giá của tinh thần nhân loại, lại chỉ là đối tượng thưởng lãm của con người. Cũng giống như một bức tranh, một tia nắng hay một bài thơ, sách mang lại cho con người cảm giác thư thái, bình yên. Trong những thú vui tao nhã của nhà Nho, không thể không kể đến thú vui đọc sách. Nguyễn Trãi – nhà Nho, nhà tư tưởng thế kỉ XV đã từng có câu thơ rằng: “Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn. Khách tục không ai bén mảng gần”. Đây là một cách để tạo ra một không gian đầy thú vị cho thú đọc sách, ngâm thơ của mình.
Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng… Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng… Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.
Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa, và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.
/***/
Kiến Thức Về Polime Là Gì
POLYMER LÀ GÌ? CẤU TẠO CỦA PHÂN TỬ POLYMER VÀ NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH POLYMER
Polymer là gì?
Polymer là gì?
Nguyên lý hình thành Polymer là gì?
Cấu tạo phân tử của Polymer
Cấu tạo phân tử Polymer
Có cấu trúc liên kết mắt xích nếu liên kết một mo-no-me với 2 phân tử khác nhau.
TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA POLYMER
Tính chất vật lý của Polymer
Polymer tồn tại ở dạng chất rắn và không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
Khi nóng chảy, đa số polime cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy, gọi là chất nhiệt rắn.
Các phản ứng đặc trưng của Polymer
Polymer có thể tham gia được 3 phản ứng đó là phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch cacbon.
Polymer trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu,
Nguyên nhân bởi vì Polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân hoặc một số polymer khác thì bị oxi hóa cắt mạch.
Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
Những polymer có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.
Phản ứng tăng mạch polymer
Khi có điều kiện thích hợp (nhiệt độ, chất xúc tác,…), các mạch polymer có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới, chẳng hạn như các phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit,…
Tham khảo thêm sản phẩm: PAC là gì? Tìm hiểu chi tiết về hóa chất PAC & Lưu ý khi sử dụng
ĐẶC ĐIỂM CỦA POLYMER
POLYMER LÀ GÌ?
Polymer là những vật liệu nhựa dẻo, tuy mỗi polymer sẽ có tính chất riêng biệt nhưng chung quy lại chúng vẫn có những đặc điểm sau đây:
Polymer có khả năng tái chế rất cao
Polymer An toàn tuyệt đối với hóa chất
Polymer Không dẫn điện và dẫn nhiệt
Cùng với đó, bạn có thể thấy khả năng chịu nhiệt khi trong nhà bếp với nồi và chảo xử lý làm bằng polyme, lõi xốp của tủ lạnh và tủ đá, ly cách nhiệt, làm mát, …
So với mật độ của đá, bê tông, thép, đồng, hoặc nhôm, tất cả các loại nhựa đều là vật liệu nhẹ. Tuy nhiên lại được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề.
Polymer có thể được chế tạo để thay thế sợi bông, lụa và len, sứ và đá cẩm thạch cũng như nhôm và kẽm. Polymer có thể được tái tạo nhiều lần với nhiều màu sắc khác nhau, không cố định.
NGUỒN GỐC CỦA POLYMER
Ngoài ra, chúng còn có nguồn gốc từ khí tự nhiên hoặc than đá, dầu thô.
Tham khảo thêm: (NH4)2SO4 là gì? Tính chất lý hóa, Ứng dụng & Cách điều chế (Nh4)2So4
ĐIỀU CHẾ POLYMER
Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome của cùng một chất tạo thành polyme.
Phương trình phản ứng:
Phản ứng trùng hợp Butađien1,3
Phản ứng trùng ngưng là phản ứng kết hợp nhiều monome tạo thành polyme và một sản phẩm phụ (chủ yếu là nước).
Điều kiện: các monome phải có hai nhóm chức có khả năng tách nước.
n H-NH-(CH2)5-CO-OH → (-NH-(CH2)5-CO-)n + nH2O
n p-HO-CO-C6H4-CO-OH + n H-OCH2-CH2O-H → (-CO-C6H4-CO-OCH2-CH2O-)n + 2nH2O
Phản ứng trùng – cộng hợp
Phản ứng trùng-cộng hợp là quá trình các monome kết hợp với nhau thành một monome chính nhờ phản ứng cộng (điều kiện: ít nhất một trong hai chất phải có liên kết đôi). Sau đó các Monome vừa tạo ra sẽ kết hợp với nhau tạo polyme hoàn chỉnh.
PHÂN LOẠI POLYMER VÀ MỘT SỐ POLYMER TIÊU BIỂU TRONG ĐỜI SỐNG
Phân loại Polymer
Polyme tự nhiên: tinh bột, protein, ADN, ARN, dầu mỏ, khí tự nhiên, …
Polyme nhân tạo: polyetilen, tơ nilon, cao su buna,…
Ngoài ra, Polymer còn được chia thành Polymer trùng hợp và trùng ngưng hoặc Polymer mạch phân nhánh, polymer mạch không phân nhánh và polymer mạch không gian, …
Một số loại Polymer tiêu biểu trong đời sống
Celluloid
Xenlulo
Xenlulo được chế tạo bằng cách lấy bông nhúng axit sunfuric đặc rồi hòa vào trong cồn. Cho 1 viên long não vào rồi khuấy đều.
Cao su có 2 loại:
Cao su tự nhiên được lấy từ nhựa của cây cao su.
Tơ
Tơ tự nhiên được lấy từ kén của những con tằm
Tơ hóa học gồm 2 loại
Tơ nhân tạo: Chế biến hóa học từ các Polyme thiên nhiên
Điều chế từ etilen lấy từ khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí than đá.
Là chất rắn, hơi trong, không cho nước và khí thấm qua, cách nhiệt, cách điện tốt.
ỨNG DỤNG CỦA POLYMER TRONG ĐỜI SỐNG
Ứng dụng của Polymer
Ta có thể thấy rằng Polymer dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện… cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất dẻo Polymer còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.
Có thể bạn quan tâm: Grayscale là gì? Mục địch, phân loại, đặc điểm & ứng dụng của từng loại
MẶT TRÁI CỦA POLYMER ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Tác hại của Polymer đói với sức khỏe con người và môi trường
Qua quá trình sản xuất Polymer sẽ tạo ra khí CO2 sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy sự biến đổi khí hậu kèm theo các hệ lụy như nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, …
Sự tồn tại của Polymer trong đất và nước sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy làm xói mòn, sạc lở đất, không giữ được chất dinh dưỡng gây cây cối sinh trưởng không tốt, sinh vật biển có thể bị chết do ăn phải chất thải,…
Các polymer dưới dạng bao bì plactic sẽ gây tắc nghẽn cống, kênh rạch và ao hồ, gây ứ đọng nước và gây ra ô nhiễm môi trường
Một số túi nilông có chứa lưu huỳnh và nitơ khi gặp hơi nước sẽ tạo thành mưa axít gây hại cho con người.
Hiện tại Công ty Trung Sơnlà một trong những đại lý phân phối các sản phẩm về hóa chất cũng như thiết bị phòng thí nghiệm hàng đầu tại khu vực phía Nam. Chúng tôi luôn cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nghị Luận Về Câu Hãy Sống Như Thể Ta Chỉ Còn Một Ngày Để Sống (Dàn Ý + 4 Mẫu) Những Bài Văn Mẫu Lớp 12 Hay Nhất
I. Mở bài:
– Giải thích vấn đề nghị luận Hãy sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống, sống mạnh mẽ, vươn lên, cống hết hết mình và sống tràn trề nhiệt huyết. Đây là triết lý sống mạnh mẽ, tích cực, tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa.
II. Thân bài:
– Bàn luận chứng minh ý nghĩa câu nói
– Giải thích vì sao mỗi người nên chọn cách sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống?
+ Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Tuổi xuân của mỗi người là hữu hạn, bởi vậy ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình.
+ Mỗi người cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chứng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành.
+ Khi ta chọn sống như thể còn một ngày để sống”: đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình Ta sẽ có cơ hội được tỏa sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người.
– Giải thích vì sao không nên chọn cách sống thụ động, trì trệ:
+ Cuộc sống xung quanh biến động không ngừng, nếu ta sống thụ động thì ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến.
+ Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng” – cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống. “Điều quan trọng không phải bạn sống bao nhiêu lâu mà là bạn sống như thế nào.”
– Dẫn chứng liên hệ:
+ Thơ văn hoặc dẫn chứng trong cuộc sống hang.
+ Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
– Nhà thơ Ấn Độ R.Ta-go nói: “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”
– Bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình.
+ Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.
– Phản đề: Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, hèn nhát, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng.
+ Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.
III. Kết bài:
– Nhận định lại vấn đề nghị luận.
Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần chết chứ? Ông ấy là một người thực thi bình đẳng vĩ đại nhất và là người san bằng mọi bất công trong xã hội. Không thiên vị một ai, dù giàu sang hay nghèo hèn ông ấy đều cần mẫn gõ cửa từng nhà. Một hơi thở ra mà không vào là ngàn thu vĩnh biệt. Cuộc đời này mong manh dễ vỡ là thế, những người con Phật ai cũng hình dung, cũng biết. Vậy có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Nếu chỉ còn một ngày để sống mình sẽ làm gì?”.
Gia đình là nơi bạn được sinh ra, là nơi bạn lớn lên, nơi của những yêu thương được chắp cánh. Ba, mẹ, anh, chị, em luôn dang rộng vòng tay che chở, yêu thương, luôn chào đón bạn trở về dù bạn có thành công hay sa cơ lỡ nghiệp đi chăng nữa thì những vòng tay ấy không bao giờ mỏi mệt. Vậy thử hỏi có bao giờ bạn nói rằng bạn yêu ba mẹ anh chị em của mình chưa? Bạn đã bao giờ nói lời cảm ơn chân thành, sâu thẳm từ tận đáy lòng chưa? Một ngày cuối của cuộc đời có đủ để bạn sà vào vòng tay ấm áp của cha mẹ và nói rằng con yêu gia đình nhiều lắm. Một ngày cuối có đủ để bạn đích thân vào bếp nấu cho cha mẹ một bữa cơm không?
Trong nhịp sống hối hả này, bạn không đủ hoặc không muốn đủ thời gian để ngồi ăn cùng gia đình một bữa cơm. Vậy ngày cuối này bạn có thể dành chút thời gian ngồi vào bàn ăn cùng cha bàn vài ba câu chuyện thời sự, cùng mẹ nói chuyện giá cả; cùng anh nói về mẫu xe mới, cùng chị bàn về chiếc điện thoại đa năng; hỏi đứa em dạo này học hành ra sao, ngồi lại nhìn những gương mặt thân quen. Ôi tuyệt vời biết bao! Bạn có đủ thời gian để thay mẹ đóng cổng nhà lúc chiều tối, kéo chăn cao hơn cho cha mẹ ấm nồng, tắt bớt đèn, mở quạt số nhỏ cho đứa em bớt lạnh không? Có thể trong cuộc sống thường nhật bạn không đủ thời gian để nhận ra điều đó, những ngày cuối đời hãy sống chậm lại trước khi tất cả là quá muộn.
Nhịp sống hối hả quá nhiều ồn ào đã vô tình cuốn bạn vào cơn xoáy của cơm áo gạo tiền; hay những cuộc vui thâu đêm suốt sáng và bạn cho rằng đó là mục đích mà cuộc đời bạn hướng tới. Bạn phải làm việc, thậm chí bạn không có đủ thời gian để đội chiếc mũ bảo hiểm, không có đủ vài giây để dừng lại trước đèn đỏ, không đủ thời gian ngả mũ trước đám tang, hay thậm chí là nhếch môi cười chúc mừng cho một đám cưới, hoặc là một cái nhìn cảm thông cho những thân phận nghèo khổ bên đường. Dăm ba ngàn không đủ cho bạn uống một ly cà-phê, thế nhưng đó là cả một nguồn sống, hãy cho đi để nhận lại lời cảm ơn chân thành nhất, hãy cho đi để nhận lại nụ cười đầy hy vọng, dù nụ cười đó không đủ sức xóa tan đi băng giá trong lòng bạn, nhưng phần nào có thể làm ấm con tim đã nguội hẳn của bạn.
Bạn nói rằng bạn bận. Bận đến nỗi không có đủ thời gian để nhìn những tia nắng ban mai. Bận lắm, bận đến nỗi bạn không biết cuộc đời này đẹp đến mức nào. Vậy nếu chỉ còn một ngày để sống bạn có đủ thời gian để sống chậm lại không, hãy quan sát và chắc chắn một điều rằng bạn sẽ nhận ra cuộc đời này quá đẹp với những chiếc lá xanh trên cành, tiếng lũ trẻ gọi nhau lúc tan trường,…
Tôi tin chắc không ai ích kỷ đến nỗi không tha thứ cho kẻ thành thật xin lỗi, biết hướng thiện. Vậy tại sao bạn không xin lỗi khi mình mắc sai lầm, sĩ diện ư nếu chỉ còn một ngày để sống.
Nếu chỉ còn một ngày để sống! Một ngày thì quá ngắn so với một kiếp người, nhưng nếu bạn sống thật tốt thì một ngày là quá đủ để cho bạn làm tất cả. Nhưng may mắn thay bạn không chỉ còn một ngày mà bạn có nhiều ngày, thậm chí còn nhiều năm để sống. Vậy tại sao bạn không sống cho thật trọn vẹn, sống chậm, sống yêu thương nhiều hơn để rồi sau này sẽ chẳng bao giờ nói giá như bạn có thêm một ngày để sống.
Nếu còn một ngày để sống, tôi không đi tìm kiếm tình yêu cho chính mình, không đi du lịch và hưởng thụ một cuộc sống xa hoa mà bỏ quên thực tại. Tôi sẽ làm những điều bình dị khiến mình thoải mái, chăm lo cho bản thân, yêu thêm gia đình, mà quan trọng nhất là trân trọng những thứ đã trải qua.
Từng là người con gái chỉ biết đến tình yêu, từng đau khổ với chính tình yêu của mình. Tôi chợt nhận ra rằng thứ mà tôi từng quan tâm không phải là tất cả, nó không đưa tôi tới cửa thiên đường, chỉ là hai đường chéo cắt nhau tại một điểm rồi vụt qua nhanh như một cơn gió thoáng nhẹ. Chỉ có gia đình mới có thể chấp nhận mỗi khi tôi mệt mỏi, thất bại hay mỗi lần vấp ngã. Họ luôn đứng sau mỗi khi tôi trở lại, không toan tính, lý do và dù có hi sinh tất cả vì con cái thì họ vẫn làm.
Nếu còn một ngày để sống, tôi nguyện dành hết tất cả khoảng thời gian còn lại của mình để hâm nóng các mối quan hệ từng là tốt đẹp, dành trọn tình yêu đến những người coi mình là quan trọng, tắm trong biển ấm của sự quan tâm gia đình, cười trong hạnh phúc chung được coi là trọn vẹn. Đã có lúc, tôi nghĩ rằng gia đình sẽ không bao giờ rời bỏ nên thờ ơ với sự quan tâm chân thành mà chạy theo những thứ được coi là các mối quan hệ xã hội, để rồi khi tôi thất bại nhìn lại chẳng còn ai bên bản thân mình như một vũ khí cùng nhau chiến đấu. Khi tình yêu đến, người ta coi tôi là duy nhất đến một lúc nào đó người ta cũng coi là duy nhất nhưng không phải là tôi. Phải chăng khi đã thấm nhuần trong nỗi đau vụt mất tôi cho mình cái quyền được phép ích kỷ?
Nếu còn một ngày để sống, tôi sẽ sống hết mình, ăn những thứ mình thích, mặc những gì mình thấy đẹp, sống thật nhanh bỏ quên thời gian chờ đợi. Trong cuộc đời, không ai biết trước được ra sao, hôm nay đây, ngày mai đó nhưng rồi không cái gì là mãi mãi. Quy luật sinh tử mãi trường tồn để cái mới được phát triển, không ai có thể ngăn lại được. Vậy nên, nếu có được một tình yêu thật sự thì bạn hãy yêu đi, hãy sống hết mình cho tình yêu nhưng phải nhớ rằng gia đình mới là vĩnh cửu, là thứ không thể từ bỏ được.
Công việc, tình yêu, gia đình có thể nó không hoàn hảo nhưng sống sao cho không phải ân hận về những gì mình đã làm. Đừng cho mình cái gọi là chờ đợi, ỉ lại hay những thói hư tật xấu. Thời gian là vô hạn nhưng cuộc sống con người là hữu hạn, chẳng có ai bất tử và cũng chẳng có ai là hoàn hảo trọn vẹn. Khi không còn được sống, không còn được hoạt động ắt hẳn mọi thứ chỉ còn lại là tiếc nuối và đớn đau. Buông những thứ cần buông, giữ thứ đáng phải giữ để cuộc đời không phải chỉ một màu đen tuyền mà là một màu trắng tuyết.
Ví như, người ra đi không phải là chính tôi, đó là người tôi yêu thương quý trọng, khi nhớ về tôi không phải dằn vặt với mối quan hệ của hai người, chỉ là chút tiếc nuối, chút đắng cay khi không còn bên cạnh. Se sắt lòng nhưng không mệt mỏi lương tâm. Thời gian là thứ vô hình, nó không nhắc nhở phải sống nhanh cho chính mình, nhưng đau khổ tiếc nuối thì mãi mạng dài theo năm tháng không phai phôi. Bản thân ngày càng trưởng thành hơn, còn cha mẹ thì không còn trẻ như trước. Ánh mắt buồn chờ đợi những đứa con, mái tóc bạc theo màu sương gió, đôi tay gầy mỏng manh cần tình yêu đúng nghĩa. Thứ tình cảm thiêng liêng không thể nào sánh được. Chỉ cần ngưng một chút yêu thương là đánh mất tất cả.
Hãy sống như chỉ còn một ngày để sống, vội vàng cho đi và nhận lại tình yêu.
Nếu hôm nay là một ngày cuối cùng để sống thì ngày này sẽ không như một ngày bình thường. Nó sẽ trở nên ngắn ngủi hơn rất nhiều vậy mình sẽ nên làm những điều gì thật sự có ý nghĩa. Nhìn lại tôi trước đây tôi dường như quá ích kỷ sống chỉ biết bản thân mình chưa quan tâm nhiều đến những người thân, những người bạn rất thân thiết của tôi. Bố mẹ tôi rất mong muốn tôi thành người này người nọ, có tiền tài và địa vị trong xã hội, tôi biết rất rõ điều đó và muốn cố gắng, cố gắng thật nhiều nhưng sự giới hạn bản thân đã làm cho tôi chưa làm được điều mà bố mẹ tôi mong muốn, tôi cảm thấy rất xấu hổ với niềm tin của bố mẹ dành cho mình.
Tôi cũng có những ước mơ hoài bão cho mình, như bao bạn trẻ khác tôi muốn nó thành hiện thực lắm. Tôi muốn đạt được những ước mơ của tôi nhưng tôi cảm thấy mình chưa thật sự quyết tâm, chưa cố gắng hết sức của mình cho ước mơ đó,.. Để rồi cứ mỗi ngày qua đi tôi càng cảm thấy bế tắc vì những điều mình muốn và rất muốn nhưng không thể làm được, và nó ngày càng xa với tôi mặc dù nhiều lần tôi đã tự dặn với lòng mình phải cố gắng, cố gắng thật nhiều… Chính vì điều đó đã có nhiều lúc tôi cảm thấy chán nản, bế tắc chẳng lẽ cuộc sống của tôi sẽ mãi thế này, tôi nhiều lúc đã tự hỏi mình tôi sống vất vưởng như thế vậy tôi được sinh ra trên cuộc đời này để làm gì??? Sao lại cứ chán nản, yếu đuối không có một chút gì nghị lực, quyết tâm,… như vậy???
Và nếu chỉ còn được một ngày hôm nay để sống tôi sẽ chạy về nhà và ôm chầm lấy bố mẹ tôi và nói thật to rằng CON YÊU BỐ MẸ, CON XIN LỖI BỐ MẸ vì đã chưa thực hiện được những điều mong muốn của bố mẹ… Và tôi rất buồn, rất tiếc nuối những thời gian qua tôi đã chẳng nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ của mình…
Ngay lúc này tôi cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa của cuộc sống đó chính là: Có một ai đó để yêu thương, Có một điều gì đó để hy vọng để quyết tâm thực hiện và được làm những việc khiến mình cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Và tôi sẽ chia sẻ với những người bạn thân thiết của mình rằng:
Bạn đừng quên bắt tay ngay vào thực hiện những ước mơ của mình. Bạn hãy sống như ngày mai phải chết, yêu như ngày mai phải cách xa, thực hiện ước mơ của bạn như thể nó là cơ hội cuối cùng trong cuộc đời bạn. Đừng bao giờ bỏ cuộc. Và cuối cùng, sống thanh thản, tự do, tự tại. Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà bon chen, ganh đua, nghi kỵ lẫn nhau. Hãy dành những thời khắc ấy cho tình yêu, cho những điều tốt đẹp. Tôi sẽ làm thật nhiều cho những người mình yêu thương. Dù điều đó không lớn, không quan trọng nhưng mình hi vọng những người mình yêu mến sẽ cảm thấy điều đó quý giá.
Dù chỉ còn một ngày để sống, tôi rất vui vì những gì tôi làm được. Tôi không muốn một ngày cuối cùng của mình trôi qua vô ích. Tôi muốn sống trọn vẹn về thời gian lẫn ý nghĩa như thế cuộc sống của mình mới có ích. Tôi sẽ không thấy hối tiếc vì mình đã được sinh ra trên cuộc đời này.
Con người ai cũng có tình thương cả, tại sao phải để đến ngày cuối cùng mới trao yêu thương!?
Đời người chẳng có bao nhiêu như trong câu hát “Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”, vì thế cho nên hãy tận dụng 60 năm đó để hưởng thụ và làm những gì bạn muốn.
Vì cuộc sống này là của chính bạn, nó thuộc quyền sở hữu của bạn. Bởi thế cho nên, hãy làm những gì bạn muốn làm trong cuộc sống này. Đời người chẳng có bao nhiêu như trong câu hát “em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”, vì thế cho nên hãy tận dụng 60 năm đó để hưởng thụ và làm những gì bạn muốn.
Nếu bạn muốn đi du lịch, thì hãy lập kế hoạch ngay từ bây giờ. Tìm việc làm thêm, tích góp tiền, giảm chi tiêu đi một chút, tôi tin bạn sẽ có một chuyến du lịch như ước muốn của mình. Hãy thực hiện theo mơ ước chứ đừng nuôi mơ ước mà không thực hiện. Các cụ có câu, đi một đàng học một sàng khôn – vì thế đi, đi nữa, đi mãi cũng giống như học, học nữa, học mãi. Con đường đi luôn song hành với con đường tri thức. Vậy bạn ngại gì mà không cho mình một chuyến du lịch để có thêm nhiều kinh nghiệm khi bạn còn có thể thực hiện nó? Vì cuộc sống này là của bạn mà.
Advertisement
Nếu bạn bỗng dưng lười đi học, thì bạn hãy nghỉ học buổi hôm đó đi. Ở đây, tôi không hề dung túng cho việc trốn học, bỏ học mà tôi nói là nghỉ học. Nghỉ học của tôi ở đây là để nghỉ ngơi và trong thời gian nghỉ đó bạn tìm một thú vui để quên đi điều gì khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi đi học và tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề đó. Việc học luôn là quan trọng và nó sẽ không bao giờ kết thúc, thế cho nên bạn chỉ có thể nghỉ chứ không thể trốn hoặc vứt bỏ nó đi. Hãy nghỉ nếu bạn thấy mệt và hãy tiếp tục khi bạn thấy đã hết mệt, đơn giản là vậy. Vì cuộc sống này là của bạn mà.
Nếu bạn muốn mua một thứ đồ đắt tiền nhưng nó đẹp và tốt, thì hãy mua nó ngay đi đừng ngần ngại. Tại sao con người ta phải học? Câu trả lời là để có một công việc tốt, tại sao con người ta lại muốn có một công việc tốt ? Câu trả lời là để có được thu nhập ổn định. Vậy, tại sao con người ta muốn có thu nhập ổn định? Câu trả lời là để được mua, được hưởng những gì người ta muốn.
Thế cho nên, tiền kiếm ra mà không tiêu thì chắc để những con mọt đáng ghét ăn mất? Tiền là để phục vụ bạn vì thế nếu bạn muốn gì thì hãy để tiền đáp ứng cho bạn, hãy để nó phục vụ bạn một cách hoàn hảo nhất. Khi bạn mua được thứ đồ mình thích, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và bỗng nhiên đời lại được bạn yêu, đời cũng yêu lại bạn. Mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu bạn làm được điều bạn muốn và nó sẽ tệ đi nếu bạn không có nó, cho nên hãy mua nếu bạn muốn hay chi tiền nếu nó làm bạn vui. Vì cuộc sống này là của bạn mà.
Nếu bạn muốn xăm hình, hãy tìm vị trí xăm đẹp, tìm hình có ý nghĩa phù hợp với bạn và đến gặp thợ xăm hình. Xăm trổ không có nghĩa là “hổ báo”, nó chỉ có nghĩa như vậy vào thời ngày xưa mà thôi. Giờ đây, xăm là một nghệ thuật, người xăm là một nghệ nhân và người được xăm là người hưởng thụ nghệ thuật, nói theo một cách đơn giản cho những người luôn coi xăm trổ là hư hỏng, là mất nết hiểu là như vậy. Xăm hình lên người là bạn đã chấp nhận mất máu và chấp nhận sống với nó cả đời, vì thế nó không thể gọi là a dua, đua đòi đại loại vậy. Xăm là cả một quá trình, hình xăm luôn có những ý nghĩa riêng của nó. Nó nói lên cá tính con người bạn, vì vậy bạn ngại gì mà không xăm một hình mà mình muốn để mọi người hiểu bạn hơn là việc bạn cố giấu kín mình mà đôi khi người ta còn nghĩ bạn giả tạo hay sống cô lập. Vì cuộc đời này là của bạn mà.
Nếu bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ ngay đến việc bắt đầu một cái khác. Bạn chỉ có thể nghĩ đến việc bỏ cuộc khi bạn đã chán, đã mệt mỏi, đã quá thất bại vì nó (nó ở đây là một cái gì đó, một công việc, một mối quan hệ nào đó…). Ok, bạn có thể bỏ cuộc vì nhiều lý do nhưng bạn không thể bỏ cuộc mà không nghĩ cho mình một bắt đầu mới. Sự cố gắng của bạn sẽ không kết thúc nếu như bạn chết, bạn còn sống trên cuộc đời này có nghĩa là bạn còn phải cố gắng để bám trụ với nó. Ông trời cho bạn cuộc sống, còn việc nuôi nó là việc mà bạn phải làm. Vì vậy, bạn phải biết phấn đấu, đứng lên từ thất bại và luôn mang trong mình bốn từ bỏ cuộc và bắt đầu. Bạn nên bỏ cuộc khi bạn không thể cố gắng với nó nữa và bạn phải bắt đầu sau khi bạn bỏ cuộc. Vì cuộc sống này là của bạn mà.
Nghị Luận Bài Tự Tình Của Hồ Xuân Hương (3 Mẫu) Nghị Luận Về Bài Thơ Tự Tình 2
1. Mở bài
– Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
2. Thân bài
– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ
Hoàn cảnh:
Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:
– Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.
“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.
– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất
Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: : “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:
– Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.
– Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.
– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.
“Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.
3. Kết bài
Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ, độc đáo trong văn học Việt Nam, những vần thơ bà viết về phụ nữ rất lạ và táo bạo thể hiện những khao khát hết sức nhân bản của con người. Bài thơ Tự tình II đã nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong cảnh lấy chồng chung, đồng thời cũng bộc lộ khát vọng bứt phá, tự do hết sức mãnh liệt.
Bài thơ mở đầu bằng lời bộc bạch đầy u sầu:
Trong đêm khuya thanh vắng, không gian càng trở nên tĩnh mịch hơn, nỗi khắc khoải ngóng đợi chồng trở về lại càng mãnh liệt hơn. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống như thúc giục, như làm cho nỗi buồn chồn, lo lắng càng sâu đậm hơn. Đồng thời tiếng trống ấy cũng là sự thông báo về thời gian tâm trạng của người phụ nữ. Nỗi khắc khoải, thảng thốt của người đàn bà. Tâm trạng đơn côi ấy đã được Hồ Xuân Hương khắc họa rõ nét chỉ qua duy nhất một từ “trơ”. Trơ được đảo lên đầu câu, trơ ở đây chính là nỗi niềm cô đơn, trơ trọi, người con gái ấy trơ “cái hồng nhan” với trời với nước một cách buồn tủi, bẽ bàng. Không chỉ vậy hồng nhan kết hợp với từ cái lại khiến cho nó thêm phần rẻ rung, mỉa mai và tội nghiệp. Người phụ nữ cô đơn lặng lẽ đếm thời gian trôi và ý thức sâu sắc hơn nỗi bất hạnh, sự bẽ bàng, tủi hổ của bản thân.
Vậy, họ phải làm gì, phải bằng cách nào mới có thể thoát khỏi tâm trạng sầu muộn tột cùng ấy. Có lẽ cách đơn giản nhất chính là tìm đến với rượu, để giúp con người ta quên đi thực tại phũ phàng:
Nhưng thực tại lại trớ trêu hơn, tìm đến rượu tưởng say, tưởng quên được nhưng càng uống người phụ nữ lại càng tỉnh ra, càng nhận rõ hơn sự cô đơn của mình. Đau đớn hơn nàng nhìn vầng trăng đã xế, nghĩ đến thân phận mình đã lớn tuổi mà hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn, nhân duyên vẫn “khuyết chưa tròn”. Tình cảnh của Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng cá biết, ta bắt gặp nàng Kiều cũng có nỗi niềm tương tự: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Đôi mắt Hồ Xuân Hương tiếp tục hướng ra ngoại cảnh, có lẽ bài đang tìm kiếm sự sẻ chia, mong muốn bày tỏ nỗi lòng mình:
Hai động từ “xiên” “đâm” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái, sự chuyển biến của thiên nhiên nhưng đây đồng thời cũng chính là tâm trạng của con người. Thiên nhiên cũng mang trong mình nỗi niềm phẫn uất của con người, cỏ cây không mềm yếu mà mạnh mẽ xiên ngang mặt đất; đá cũng tự gọt mình, trở nên rắn chắc hơn để đâm toạc đám mây. Tất cả các sinh vật đều cố gắng, gồng mình vươn lên không chấp nhận những cản trở để vươn tới ánh sáng, vươn tới hạnh phúc. Câu thơ phản ánh nỗi phẫn uất đến tận cùng của Hồ Xuân Hương nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phản kháng, muốn bứt phá, chối bỏ những luật lệ phong kiến hà khắc để được sống và có một hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Câu thơ thể hiện nét tính cách mạnh mẽ, táo bạo của Hồ Xuân Hương.
Khép lại bài thơ, Hồ Xuân Hương viết:
Đọc hai câu thơ ta cảm nhận thấy rõ nỗi chán ngán đến tột cùng của Hồ Xuân Hương. Vậy nàng đang ngao ngán điều gì? Nỗi chán ngán của nàng chính là “xuân đi xuân lại lại” , nghĩa là thời gian trôi đi, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác, cũng đồng nghĩa với việc tuổi thanh xuân trôi qua mà hạnh phúc người con gái vẫn chưa được trọn vẹn, niềm mong ngóng hạnh phúc dường như ngày một bị thời gian đẩy ra xa hơn. Câu thơ cuối ngắt nhịp 2/2/3 cho thấy tình cảm vốn mong manh, bé nhỏ này lại bị chia năm sẻ bảy, chỉ còn lại tí con con. Câu thơ đầy chán ngán, xót thương, oán thán, tủi hờn. Cũng bởi vậy mà, đã có lần phẫn uất, Hồ Xuân Hương đã lớn tiếng chửi cái kiếp lấy chồng chung: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Hạnh phúc luôn bé nhỏ như chiếc chăn hẹp với khao khát yêu thương to lớn của con người.
Bài thơ cho thấy tài năng nghệ thuật độc đáo của Bà chúa thơ nôm đó là nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các động từ mạnh (xiên, đâm), đảo ngữ, dùng những từ ngữ mới lạ độc đáo (trơ cái hồng nhan). Ngoài ra nghệ thuật xây dựng hình ảnh đặc sắc cũng đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng đầy tủi hơn, uất hận của Hồ Xuân Hương cho duyên phận hẩm hiu của mình. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng vượt thoát và nhu cầu hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của bà. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng của biết bao phụ nữ trong xã hội cũ.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, Bà đã có rất nhiều những tác phẩm hay nói về tình yêu và những lời tự tình sâu sắc của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu thật mãnh liệt nó cảm hóa tất cả những sự đè nén để tìm được hạnh phúc, nổi bật lên đó là bài thơ Tự Tình II.
Thơ là tiếng nói của những tấm lòng có cùng nhịp điệu và nó là tiếng nói của tâm hồn,thơ là cảm xúc của những người viết ra nó, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, thơ của bà mang đậm những tâm tư và cả những cảm xúc thầm kín:
Tác giả đang nói về số phận hẩm hiu của những người phụ nữ trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh biết bao khi trong đêm khuya văng vẳng mà họ vẫn ngồi trông chờ một mình khi trơ trụi giữa khoảng không gian rộng lớn là cái hồng nhan, không gian mênh mông rộng lớn chỉ có người phụ nữ xưa vẫn đang ngồi một mình chông chờ về người tình, người chồng xa quê để đi trân, một mình bóng hồng nhan trơ trụi giữa khoảng không gian mênh mông rộng lớn:
Chỉ một mình trơ trụi giữa nước non họ chỉ biết làm bạn với rượu, chén rượu làm họ say trong những giấc mơ về những tình yêu đẹp và khi họ tỉnh dậy thì sự thật thật nghiệt ngã khi họ đang trơ trụi một mình giữa cả một không gian rộng lớn, vầng trăng cứ xế khuyết với bao nhiêu nhiêu mộng ước và cả những ngóng trông, đầy chông mai chờ một niềm hi vọng dù nhỏ nhoi sẽ đến:
Nhưng cho dù chỉ có một chút hi vọng nhỏ nhoi nhưng với niềm tin và ý chí của họ đã biến những khó khăn và thử thách đó thành niềm tin và động lực, họ thật kiên cường biết bao, xiên ngang được mặt đất, và đâm toạc những chân mây, ở đây ta thấy được sức mạnh của tình yêu nó lớn lao biết nhường nào, nào có thể xóa bỏ mọi khó khăn bằng những niềm tin và những lý trí trong tình yêu, họ đang sống trong một cuộc đời đầy ắp những niềm tin và hi vọng bởi những người phụ nữ này có một niềm tin to lớn và nó có thể át đi những chế độ hà khắc của xã hội cũ.
Tình yêu đã được san sẻ bằng những niềm hi vọng nhỏ nhoi, nhưng ngán nỗi mùa xuân đi sẽ lại đi nó cứ tuần hoàn mãi, nó cướp đi tuổi trẻ của những người phụ nữ này, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, nó vẫn còn mãi, còn mãi với mọi người và thời gian trôi đi nó chỉ còn lại trong ký ức những thực chất nó đã ra đi mãi mãi và không còn lại gì ngoài những tiếc nuối và những kí ức đẹp còn đọng lại với thời gian. Tình yêu đã được san sẻ và những sự san sẻ đó chỉ là tí con con, nó không lớn lao và ,ảnh tình đó được tác giả nói là san sẻ tí con con, ý muốn nói về sự san sẻ những niềm tin lớn lao cho những người có cùng cảm xúc với những người phụ nữ đó. Tuổi xuân sẽ mãi mãi ra đi cùng với thời gian, vì thời gian luôn luôn chuyển động nó không ngừng nghỉ mà còn mãi mãi với những ai đang có trong mình những tình yêu đẹp. Mong ước có một tình yêu và để dâng hiến tuổi trẻ của mình cho xã hội cũng như cho những người mà mình thương yêu, nhưng nó thật khó khăn biết bao khi xã hội phong kiến luôn chà đạp những người phụ nữ xưa họ không được hưởng những niềm hạnh phúc mà luôn luôn bì đè nén bởi những chế độ mục ruỗng trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh.
Bài thơ đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tác giả đã đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đồng thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết tràn đầy giá trị nhân đạo. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là trong những tài nữ của nền Văn học nước nhà Việt Nam. Phong cách sáng tác chủ yếu của Hồ Xuân Hương là tả cảnh ngụ tình. Bà có lối thơ kiêu hãnh nhưng cũng không kém phần độc đáo, châm biếm sâu sắc. Bên cạnh đó, các tác phẩm của bà còn mang thêm nét nổi loạn, muốn lên tiếng phê phán lối sống cổ hữu, nhẫn tâm và bênh vực, khẳng định giá trị của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nổi bật phải kể đến chính là bài thơ Tự Tình vang danh một thời, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và mang những hàm ý sâu xa khác.
“Tự tình” ý chỉ nỗi lòng của một người muốn bộc bạch, chia sẻ ra bên ngoài cốt ý để có người đồng cảm, thấu hiểu. Bài thơ Tự tình cũng chính là tiến glofng của nhà thơ Hồ Xuân Hương nói riêng và tiếng lòng của những người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Bài thơ là nỗi chán chường cho số phận người phụ nữ bị vùi dập, bị xem như những món đồ nhỏ bé, thậm chí là không đáng giá. Tác giả cũng muốn mượn bài thơ để lên án gay gắt những phong tục cổ hữu đã khiến giá trị của người phụ nữ cao quý bị mài mòn, khuất lấp.
Vừa vào hai câu đầu của bài thơ, ta đã cảm nhận được nỗi cô đơn và buồn tủi của tác giả trước chuyện “thế thái nhân tình” trong xã hội cũ lúc bấy giờ:
Tác giả chỉ có thể chừ lúc “đêm khuya” là khoảng thời gian vạn vật chìm vào bóng tối, xung quanh im lìm, không còn ai thức giấc, không gian im ắng, tĩnh mịch thì mới có thể bày tỏ hết tâm tư, tình cảm thầm kín của chính mình vào một khoảng không đen đặc, không người nghe, chỉ có người tâm sự. Ấy vậy mà thời khác sao cũng nghiệt ngã với người phụ nữ khi trôi qua một cách vội vã với tiếng “trống canh dồn” đếm nhịp thời gian trôi qua một cách chóng vánh.
Tác giả đã rất táo bạo và khéo léo khi sử dụng từ láy tượng thanh “văng vẳng” để lấy động tả tính, chỉ những âm thanh từ xa vọng lại trong màn đêm, làm cho người nghe có cảm giác màn đêm dường như vắng lặng đến mức u tịch.
Advertisement
Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương đã tự gọi mình là “cái hồng nhan”, nghe sao thật nhỏ bé, đau lòng. Bởi vốn dĩ hai từ “hồng nhan” dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp một cách trân trọng, nâng niu. Nhưng từ “trơ” và “cái” lại lật ngược hoàn toàn giá trị của họ. Tác giả đã ngầm phê phán xã hội phong kiến thời ấy chỉ xem những người phụ nữ như món đồ vật, có thể đong đếm, có thể quyết định số phận của họ, những người phụ nữ bị đối xử bất công và xem thường.
“Với nước non”- tác giả muốn gợi lên cốt cách kiêu hãnh, sự cứng rắn của một người phụ nữ tài năng, nhưng lại phải chịu cảnh chơ vơ, cô lập, đàn áp trong xã hội.
Hai câu thơ tiếp theo lại càng tô đậm sự buồn chán của Hồ Xuân Hương, khi cứ mãi đi tìm hạnh phúc nhưng càng tìm lại càng xa vời:
Vì quá cô đơn đến mức đơn độc nhưng không biết giải bày cùng ai nên tác giả phải đành mượn rượu giải sầu. Thế nhưng dường như rượu cũng không làm cho người ta quên đi được những chuyện buồn chán, mà “chén rượu” cứ thế “hương đưa say lại tỉnh”, để rồi chỉ khiến người ta thêm quẩn quanh không lối thoát, cuộc đời cứ thể đẩy người phụ nữ yếu mềm vào một vòng bế tắc triền miên trong một cuộc tình.
Khoảng thời gian mà người người phụ nữ được tự do thể hiện bản thân của mình cũng cô đơn đến lạ. Đó là lúc “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là thời khắc nửa đêm, ánh trăng lên cao rồi cũng dần trôi qua, tuổi xuân của người phụ nữ cũng nhanh chóng trôi qua.
Hai câu thơ cuối cùng là sự muốn bứt phá khi tác giả đã cảm thấy quá ngột ngạt và phẫn uất cho số phận của mình và muốn vùng lên phản kháng mạnh mẽ:
Hồn Xuân Hương đã mượn hình ảnh “Rêu từng đám” và “Đá mấy hòn” hàm ý chỉ sự yếu ớt, nhỏ nhoi giống như giá trị của người phụ nữ trong xã hội cùng với đồng từ “Xiên ngang, đâm toạc” lại chỉ hành động mạnh mẽ nhưng mang tính ương ngạnh. Có lẽ người phụ nữ đã quá sức chịu đựng, muốn bức phá, thoát khỏi gông xiềng phong kiến cổ hủ cho cuộc đời bi đát của họ.
Hai câu thơ còn có ngụ ý chỉ tuổi xuân của người phụ nữ đã trôi qua, tuổi xế chiều đang dần ập đến. Thế nhưng nhân duyên mà một người phụ nữ bình thường khao khát vẫn chưa vẹn tròn, hạnh phúc vẫn chưa được viên mãn trong cuộc đời họ.
Hồ Xuân Hương đã thể hiện tài năng vượt trội của mình khi sáng tác bằng thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật được Việt hóa một cách mới mẻ và đầy sáng tạo. Cùng với lối chơi chữ mạnh mẽ, thú vị nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.
Tự tình không chỉ là một bài thơ hay, câu từ lạ mắt, mới mẻ, độc đáo, mà bài thơ còn gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi tài năng chơi chữ tú vị nhưng vẫn có thể bộc bạch hết nỗi lòng chỉ trong một bài thơ ngắn của bà. Qua đó cũng giúp ta thấy thêm đồng cảm và xót xa cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Họ có khao khát, có cuộc sống riêng nhưng lại bị đối xử bất công, bị xã hội giẫm đạp lên quyền tự do không thương tiếc.
Soạn Bài Luyện Nói Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ Soạn Văn 9 Tập 2 Bài 27 (Trang 112)
1. Các kiến thức cần nắm vững
– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Kết luận: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm.
2. Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Gợi ý:
I. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt và ý nghĩa sưởi ấm tình người, sưởi ấm tình bà cháu và đặc biệt là sưởi ấm một đời ở trong bài.
II. Thân bài
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà
– Hình ảnh bếp lửa gợi sự hy sinh, vất vả của người bà: “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu nồng đượm” mang cảm giác về một ngọn lửa bập bùng ẩn hiện trong làn sương sớm bởi đôi tay khéo léo, tấm lòng ấm áp của người bà.
– Điệp ngữ “một bếp lửa”: nhấn mạnh vào hình ảnh trung tâm của bài thơ, khơi gợi nguồn cảm xúc cho tác giả nhớ về bà.
– Chữ “thương”: bộc lộ một tình cảm quý mến, yêu thương của người cháu với những sự hy sinh, tần tảo của bà.
2. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa
Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ:
– Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc:
Khi cháu lên bốn tuổi: đã quá quen thuộc với mùi khói bếp, nhớ đến cái năm “đói mòn đói mỏi”, hình ảnh “khô rạc ngựa gầy”.
Những năm tháng đói khổ mà khi nhớ về lại cảm thấy xót xa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/Nghĩ đến giờ sống mũi còn cay”.
– Bếp lửa gắn với những năm tháng sống cùng bà:
Tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi nhớ về những câu chuyện bà kể.
Cuộc sống sinh hoạt thường nhật hàng: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
– Bếp lửa còn gắn tình cảm của cháu: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, đó là ngọn lửa của tình yêu thương tha thiết dành cho bà.
– Ngọn lửa bà nhen: chứa đựng những hy vọng, niềm tin của bà truyền cho cháu.
3. Suy ngẫm về cuộc đời người bà
– Cuộc đời bà cũng giống như biết bao người phụ nữ Việt Nam: “lận đận nắng mưa”, tần tảo và vất vả lo cho con cháu suốt đời.
– Điệp từ “nhóm” kết hợp với một loạt hình ảnh:
“bếp lửa ấp iu nồng đượm”: tình cảm ấm áp của bà.
“niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”: bà dạy cháu biết yêu thương
“nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui”: bà dạy cháu biết chia sẻ
“những tâm tình tuổi nhỏ”: góp phần bồi đắp tâm hồn cháu.
– Câu thơ cuối như một tiếng reo: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”, chỉ với “bếp lửa” thôi mà làm nên biết bao điều kỳ diệu, đó chính là nhờ có đôi bàn tay của bà.
4. Thực tại cuộc sống của người cháu
– Người cháu khi trưởng thành: được đi đến nhiều nơi, chứng kiến hình ảnh “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” với niềm vui, say mê về cuộc sống hiện đại.
– Nhưng vẫn không quên đi những kỉ niệm khó khăn bên người bà với “bếp lửa” chứa chan tình cảm vô bờ của bà.
– Câu hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: như một lời nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ những năm tháng được sống bên bà.
III. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề “bếp lửa sưởi ấm một đời” con người.
Câu 1. Phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
“Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt là đến với ba khổ thơ cuối cùng, Bằng Việt đã thể hiện được những suy nghĩ về cuộc đời của bà, cũng như nỗi nhớ dành cho bà.
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Khi xuất bản, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “bếp lửa” đã chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua đó gửi gắm nhiều suy tư sâu sắc về tình cảm bà cháu – một tình cảm gia đình cũng rất đỗi thiêng liêng:
Khi nhớ về bà, người cháu sẽ nhớ đến những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Mà hình ảnh bếp lửa đã trở nên quá gắn bó. Nhưng ở đây, tác giả không dùng “bếp lửa” mà lại dùng “ngọn lửa” nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật. “Ngọn lửa” chính là hình ảnh biến thể của “bếp lửa”. Khi sử dụng hình ảnh “ngọn lửa” sẽ có tính khái quát cao hơn. “Ngọn lửa” sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu thương của bà, là kết tinh của niềm tin mà bà truyền cho đứa cháu. Câu thơ “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn” khẳng định rằng bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ nối tiếp. Không chỉ vậy, bà còn đem đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” nghĩa là đem đến niềm tin, hy vọng về tương lai.
Người bà trong bài thơ, suốt cả một cuộc đời đã làm việc vất vả vì con, vì cháu. Điệp từ “nhóm” kết hợp với hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm”, “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi” – đó là bài học về lòng yêu thương, đồng cảm mà bà đã dạy cho cháu. Không chỉ vậy, bà còn nhóm “nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui” – đó là sự sẻ chia mà bà đã giúp cháu nhận ra. Cuối cùng, bà còn giúp nhóm dậy “những tâm tình tuổi nhỏ” – bà đã giúp cháu trở nên trưởng thành trong nếp nghĩ, nếp sống. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” giống như là một tiếng reo vui. Cháu đã phát hiện ra một điều thật kỳ lạ mà thú vị. Đó là bếp lửa bao nhiêu năm vẫn luôn hiện hữu trong trí nhớ của cháu, với những kỉ niệm thiêng liêng nhất.
Ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, cháu nhớ về bếp lửa, nhớ về bà để rồi bộc lộ nỗi niềm chân thành mà sâu sắc. Dù khi lớn lên, cháu có thể tự mình đi đến nhiều nơi. Cháu được chứng kiến rất nhiều sản phẩm của văn minh đó là “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” – sự say mê, vui thích của cuộc sống hiện đại. Nhưng cháu vẫn sẽ không quên đi những kỉ niệm về một năm tháng tuổi thơ khó khăn mà ấm áp bên người bà yêu dấu. Câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” gửi gắm một niềm tin dai dẳng về tương lai phía trước. Cháu hy vọng về tương lai – sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng tình cảm của cháu thì vẫn không hề thay đổi.
Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính, yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.
Câu 2. Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ yêu nước nổi tiếng của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Không chỉ vậy, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí”.
Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai tại nhà tù ở Côn Đảo (Côn Lôn).
Những câu thơ đầu tiên gợi ra hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang:
Tác giả đã cho người đọc thấy được một hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nơi Côn Đảo – chỉ có núi non hiểm trở, biển cả mênh mông. Nhưng trước hoàn cảnh đó, người tù vẫn giữ được tư thế vững vàng của một đấng nam nhi. Hình ảnh người chí sĩ cách mạng đầu đội trời, chân đạp đất – lừng lẫy, oai phong hiện ra trước mắt người đọc thật đẹp đẽ. Giữa hoàn cảnh sống như vậy, họ phải lao động khổ sai với công việc đập đá. Một công việc mà mới chỉ nghe tên thôi đã thấy được sự nặng nhọc. Công cụ lao động là “búa” và “tay”, cùng với hành động đầy quyết liệt “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” – quả là một sức mạnh phi thường.
Advertisement
Tiếp đến, hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với ý chí dẻo dai, bền bỉ và kiên cường:
Cụm từ “tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, còn “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chí sĩ “bao quản” chí khí. Cùng với đó, hình ảnh “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là cốt cách của những bậc trượng phu trong thời xưa. Trong gian khổ, ý chí của người tù cách mạng hiện lên càng đẹp đẽ, sáng ngời.
Hai câu cuối cùng vang lên như một lời thề với non sông, đất nước:
Ở đây, Phan Châu Trinh đã mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Đối với họ, dù “có lỡ bước” – có gặp khó khăn, có chịu thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Cùng với đó là niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong tương lai.
Như vậy, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Luận Về Câu Nói: Hãy Yêu Sách, Nó Là Nguồn Kiến Thức trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!