Bạn đang xem bài viết Những Bài Sơ Cứu Nhanh Cho Bé Bố Mẹ Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bé bị gãy xương, hãy dùng hai thanh gỗ nẹp phần gãy cố định trước khi đến bệnh viện.
8. Bé bị rắn cắn
Sử dụng khăn hoặc garô buộc chặt phía trên vết thương khoảng 3-5 cm để ngăn không cho độc tố chạy đi khắp cơ thể. Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
9. Bé bị chảy máu cam
Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.
10. Bé bị dập ngón tay, chân, sưng tấy
Đưa ngón tay, chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm sưng tấy. Sau đó đem bé đến bệnh viện để kiểm tra các tổn thương khác.
11. Bé bị hóc dị vật
Nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Khum bàn tay mẹ lại và vỗ dứt khoát từ 7-10 cái ở phần giữa xương bã vai để bé nôn ra ngoài. Với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn bé tự chúc đầu xuống thấp hơn ngực và thực hiện tương tự.
12. Bé bị giật điện
Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạc dây điện khỏi người bé. Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.
13. Bé bị đuối nước
Trước tiên, cần nhanh chóng đưa trẻ lên chỗ khô ráo, thoáng khí. Kế đến, hãy kiểm tra đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không.
Nếu trẻ không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo. Sau hai lần thổi ngạt, tiếp tục kiểm tra tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch. Nếu trẻ không có dấu hiệu sống, hãy làm song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Sau cùng, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Trường hợp trẻ tự thở được, hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi hết quần áo ướt và giữ ấm. Sau cùng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tránh tiếp diễn tình trạng ngạt thở.
14. Bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu
Nếu bé chỉ bị đau mà không ngất, chỉ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất. Nhưng nếu trẻ óc dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân tay co giật nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Trong lúc di chuyển, tránh không để trẻ di động, đặt người thẳng, đầu hơi thấp hơn so với chân, mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại vào khí quản. Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn thêm bất cứ thứ gì.
Trong suốt 36 tiếng đầu sau cấp cứu, theo dõi bé liên tục để xem các dấu hiệu bất thường. Thỉnh thoảng lay bé xem có tỉnh không vì nếu có hiện tượng chảy máu não, bé sẽ rơi vào hôn mê sâu.
15. Bé giẫm phải đinh
Giẫm đinh khiến trẻ dễ bị uốn ván và tử vong. Do đó, không nên chủ quan với các tai nạn này.
Với trường hợp đinh đã được rút ra khỏi chân bé, cần kiểm tra vết thương có nhiều máu không, có kèm chất bẩn, chất gỉ sét, đất cát hay không. Sau khi quan sát, hãy rửa vết thương bằng xà phòng, cầm máu, thoa thuốc sát trùng và băng lại trước khi cấp cứu.
Nếu đinh còn găm vào chân, nên dùng gạc vô trùng bọc quanh, chèn có miếng khác lót vào xung quanh định và dùng băng ép cố định các miếng lót này trước khi chuyển viện.
Sau khi cấp cứu, cần được điều trị bé dứt điểm để tránh biến chứng.
(Sưu tầm)
Những Lợi Ích Và Lưu Ý Khi Cho Bé Chơi Game Học Toán Lớp 1 Mà Cha Mẹ Cần Biết
Chơi game giúp hâm nóng không khí học tập: Tính ứng dụng trong thực tế của môn toán rất cao và đây được xem là một môn học mang tính khô khan và khá khó đối với các em vì phải sử dụng tư duy rất nhiều. Vì thế, nếu áp dụng chơi game học toán 1 vào sẽ giúp bé tăng khả năng tư duy và kích thích sự hứng thú trong trẻ.
Giúp bé học toán một cách tự nhiên: Khi trẻ ở độ tuổi mầm non hay tiểu học là thời gian vàng để cha mẹ và nhà trường xây dựng một nền tảng cơ bản cho bé. Vì thế, việc lồng ghép các game học toán cho bé lớp 1 sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức 1 cách dễ dàng và tự nhiên hơn.
Game là cầu nối giúp trẻ hòa đồng hơn với các bạn bè: Thật ra, khi ba mẹ cho bé chơi game cùng với bạn sẽ giúp con mình dễ nói chuyện, gần gũi và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Với một trò chơi toán học nhưng có tính chất theo từng lượt người chơi sẽ tạo cho bé sự kiên nhẫn và biết cách thương lượng.
Chơi game cải thiện kỹ năng toán học và khả năng đọc của bé: Đặc biệt, các game học toán lớp 1 cải thiện việc nắm bắt và rút gọn thông tin, định hướng và phân chia các nội dung đem lại sự tập trung cao. Từ đó khả năng đọc của bé cũng được phát triển trong việc thanh lọc các thông tin của trò chơi.
Có rất nhiều thể loại game hiện nay nhằm hướng đến sự phát triển trẻ em. Tuy nhiên, lựa chọn một trò chơi vừa mang tính lành mạnh vừa miễn phí thì không dễ. Vì thế, Wikihoc đã lựa chọn giúp bạn top các trò chơi đố vui học toán mà ba mẹ có thể tham khảo qua:
“Nhanh tay nhanh mắt” là game toán lớp 1 miễn phí với cách chơi vô cùng đơn giản: Hệ thống sẽ đọc các chữ số đầy đủ, thông qua mỗi màn chơi sẽ tung ra các bong bóng chứa chữ số đó. Nhiệm vụ của các em là đợi và lắng nghe hệ thống đọc số nào và nhấn vào đó. Bé sẽ được cộng 10 điểm nếu nhấn đúng và sai thì bị trừ 1 điểm và khi kết thúc, game sẽ tự tổng hợp và tuyên dương.
Trò chơi nổi bật với bố cục được sắp xếp hợp lý, đồ họa đẹp mắt và màu sắc tươi mới. Sự kết hợp độc đáo giữa giọng đọc chuẩn cùng với âm nhạc tránh gây sự nhàm chán cho bé. Thông qua trò chơi, bé dễ dàng nhận biết các chữ số cơ bản và tương tác với game nhiều hơn.
Học toán thì khô khan nhưng đến với app game là một thế giới trò chơi thú vị và giúp các bé bậc tiểu học thực hành tính nhẩm thành thạo với các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia,… Ưu điểm nổi bật ở trò chơi chính là ba mẹ có thể lựa chọn thoải mái những phép tính để con vừa chơi vừa học, thiết lập nhiệm vụ và tốc độ trong game theo ý mình.
Cách chơi chính là các bé sẽ chiến đấu với các quái vật thông qua các phép tính của chúng đưa ra. Game có nhiều cấp độ, vũ khí, phụ kiện đa dạng kích thích sự hứng thú và gia tăng tiến độ học tập của các em.
Bên cạnh những ưu điểm mà ba mẹ cho bé học qua cách chơi game thì vẫn nên lưu ý một số điều sau đây tránh ảnh hưởng tiêu cực đến con:
Chọn những trò chơi lành mạnh: Khi ba mẹ cho bé chơi game học toán lớp 1 miễn phí, bạn có thể kiểm tra trước nhằm mang đến những trò chơi phù hợp với lứa tuổi bé. Tuyệt đối không cho trẻ chơi các trò bạo lực để bảo vệ tâm trí non nớt của con.
Tạo cho bé một không gian thoải mái khi chơi game: Nên cho con chơi game ở những nơi có đủ ánh sáng, phòng ốc thoáng mát mà ba mẹ có thể kiểm soát được. Tránh để con ngồi sai tư thế, nơi thiếu ánh sáng hay ở những nơi mà bé một mình riêng tư.
Thiết lập thời gian hợp lý: Ba mẹ nên lưu ý cần để con chơi game học toán cho bé lớp 1 tối đa 1 giờ đồng hồ để bé có thể thư giãn đủ và vì nếu để trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính hay điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng đến thị giác của con.
6 Bài Tập Thể Dục Cho Mẹ Bầu Khoẻ, Bé Khoẻ Từ Trong Bụng Mẹ
Vận động trong giai đoạn mang thai đóng vai trò rất quan trọng, vận động và thực hiện các bài tập thể dục cho bà bầu điều độ không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp mẹ bầu vượt cạn thành công và giúp bé được khoẻ mạnh. Và trong bài viết này chúng mình xin giới thiệu đến bạn các bài tập thể dục cho mẹ bầu khoẻ, bé khoẻ từ trong bụng mẹ.
Bài tập kết hợpCách thực hiện:
Ở tư thế đứng, đặt đầu gối phải lên ghế, chân trái giữ chắc trên nền.
Cong người xuống cho đến khi song song với sàn nhà. Đặt tay phải lên ghế, tay trái giữ tạ 1-1.5kg, nâng lên sau đó hạ xuống. Lặp lại vài lần rồi đổi bên.
Tác dụng: Lưng, bắp tay và cánh tay.
Bài tập nằmBài tập kết hợp
Mẹ bầu ăn được, ngủ ngon nhưng cũng cần biết thêm những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và giúp cho việc sinh nở được dễ dàng hơn. Bài tập nằm giúp cải thiện cơ bụng và đùi cho bà bầu. Không những vậy sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh hơn.
Nằm nghiêng qua phải, đầu đặt trên cánh tay phải, tay trái duỗi thẳng đặt lên nền, chân dưới cong một góc 45 độ, chân trên duỗi thẳng. Nếu bụng bạn đã khá “đồ sộ”, đặt một chiếc gối độ cao vừa phải dưới bụng để cảm giác dễ chịu hơn.
Bắt đầu nâng chân trái lên cao hơn hông. Lặp lại vài lần.
Sau đó, uốn cong đầu gối trái, đặt lên đầu gối phải. Duỗi chân phải ra và nhấc lên, càng cao càng tốt. Thực hiện vài lần, sau đó đổi bên.
Tác dụng: Rèn luyện các cơ ở bụng và đùi.
Bài tập nằm
Tập với chiếc ghếBài tập nằm
Bà bầu tập thể dục như thế nào để tốt cho sức khỏe luôn là thắc mắc của hầu hết phụ nữ khi mang thai. Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục trong suốt thai kỳ không chỉ giúp ích cho sức khỏe của bé và mẹ, mà còn tăng cường sự dẻo dai cho các cơ. Bài tập thể dục cho bà bầu với chiếc ghế sẽ giúp chị em cân bằng cơ thể.
Đứng song song với mặt sau của ghế, tay đặt trên thành ghế, hai chân dang rộng bằng hông.
Hạ đầu gối xuống sao cho mũi chân và đầu gối hướng ra góc 45 độ. Cố gắng hạ người xuống càng thấp càng tốt, lưng vẫn giữ thẳng.
Từ từ duỗi chân ra và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần, tùy theo sức của bạn.
Tác dụng: Cải thiện sự cân bằng, tác động lên gân kheo, mông và cơ đùi trước.
Tập với tạTập với chiếc ghế
Nâng tạ đơn (còn gọi là Nâng bên Dumbbell) là bài tập giảm cân hoàn hảo cho bà bầu. Nó rất dễ thực hiện và hoàn toàn an toàn cho bé.
Ngồi trên ghế, lưng giữ thẳng dựa vào lưng ghế, bàn chân đặt trên nền, cánh tay dọc hai bên cơ thể.
Mỗi tay giữ tạ khoảng 1-1.5kg, gập khuỷu tay lại một góc 90 độ.
Tiếp tục gập khuỷu tay lên ngang vai. Hạ cánh tay về vị trí ban đầu và lặp lại.
Tác dụng: Động tác này tăng cường sức mạnh cho vai, là bộ phận có thể phải chịu đựng khá nhiều khi mang thai. Bài tập cũng tăng cường cơ bụng. Nếu bạn đang muốn có cột sống và lưng mạnh mẽ hơn, thì nâng vai là bài tập dành cho bạn. Việc di chuyển cũng cải thiện tư thế và sự cân bằng của bạn.
Tư thế sấpTập với tạ
Tiến sỹ Christopher Chong của Bệnh viện Gleneagles (Singapore) luôn khuyên các mẹ trong giai đoạn mang thai nên tập thể dục, mỗi ngày không cần tập nhiều, chỉ cần nhẹ nhàng để mẹ cảm thấy thư giãn, như vậy không những sức khỏe tốt mà mẹ còn cảm thấy thoải mái, điều này tốt cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Và bài tập thứ 2 mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn là Tư thế sấp. Với tư thế sấp này cơ bụng và lưng của mẹ bầu sẽ được tăng cường thêm sức mạnh.
Cúi xuống với hai tay đặt trên nền, đầu gối khuỵu xuống.
Từ từ nâng đầu gối và thẳng chân ra sau cho đến khi cơ thể tạo thành một đường thẳng.
Giữ 1-2 hơi thở, thực hiện khoảng 5 lần.
Tác dụng: Tăng cường cơ bụng, cánh tay và lưng.
Tư thế sấp
Bài tập với bóngTư thế sấp
Bài tập thể dục cho bà bầu với bóng hỗ trợ thư giãn sống lưng, giảm bớt những áp lực đè nặng lên cột sống. Mặt khác, khi chọn bóng làm bạn đồng hành luyện tập, các mẹ bầu nên lưu ý giữ cân bằng cơ thể thật tốt, chuyển động nhẹ nhàng. Vì độ nẩy và trơn của bóng có thể gây nguy hiểm cho bạn và bé.
Cách 1:
Bước 1: Mẹ bầu ngồi chắc chắn trên bóng tập Yoga, hai tay cầm 2 quả tạ nhẹ (mỗi quả nặng từ 1kg – 2kg tùy theo thể trạng sức khỏe của mẹ bầu).
Bước 2: Đưa 1 tay cầm tạ từ từ đưa thẳng lên trần nhà, tay còn lại đặt vào đùi. Hít vào ra thở ra thật sâu và đều. Sau đó trở về tư thế ban đầu sau đó đổi bên. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần.
Cách 2:
Bước 1: Đưa trái bóng chạm lưng sau đó ép sát vào tường, lưng và vai giữ thẳng, hai chân cách nhau khoảng 20 cm và tạo thành hình chữ V.
Bước 2: Từ từ ngồi xuống và đưa trái bóng cũng hạ theo, đến khi đùi và cẳng chân tạo thành một góc vuông, đùi song song với sàn nhà. Hai tay ôm trọn lấy phần bụng. Giữ nguyên tư thế từ 30 – 60s sau đó kết thúc bài tập.
Tác dụng: Tư thế này sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh hơn, thường được tập luyện trong những tháng giữa và đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ.
Bài tập với bóng
Với xu hướng “bầu khỏe, bầu đẹp”, không ít các mẹ bầu sẵn sàng “lăn xả” luyện tập, mang lợi ích đến cho cả mẹ và bé. Hy vọng các bài tập thể dục trên sẽ hữu ích với các mẹ bầu.
Đăng bởi: Huyền Phạm
Từ khoá: 6 Bài tập thể dục cho mẹ bầu khoẻ, bé khoẻ từ trong bụng mẹ
5 Cách Làm Mất Sữa Mẹ Nhanh Siêu Tốc Sau Khi Cai Sữa Cho Bé.
Mẹ uống thuốc tiêu sữa
Thuốc tiêu sữa là thuốc hỗ trợ để giảm tiết sữa thường được các mẹ sử dụng khi muốn cai sữa cho con.Thuốc tiêu sữa có 3 loại phổ biến được nhiều người sử dụng là cabergolin (dostinex), bromocriptin (parlodel), quinagolid (norprolac).
Thuốc tiêu sữa này được bán khá phổ biến ở các nhà thuốc hoặc bệnh viện mẹ có thể dễ dàng mua được.
Có một điều mà bác sĩ/chuyên viên y tế không nói với bạn là tác dụng phục của thuốc tiêu sữa cho mẹ khi tác động vào hoocmon là thiếu máu não, thiếu máu tiền đình, tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.
Trước khi bán thuốc các mẹ sẽ được hỏi là có bị đau dạ dày hay các bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư…. không? Vì trong các trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc ức chế sữa thôi.
Hút bỏ cho hết vài ba lầnCó thể làm cách hút sữa tự nhiên như sau: Dùng 1 cốc miệng rộng hơn bình sữa của bé 1 chút, cao khoảng 15 – 20cm. Có thể ngâm cốc trong nước nóng hoặc đem đun sôi với lượng nước ngập cốc để cốc thật nóng. Sau đó úp vào ngực, bầu vú sẽ bị hút vào 1/3 cốc và sữa sẽ tự chảy ra. Có thể thực hiện 2 lần cho đến khi sữa đã chảy ra hết, cảm thấy nhẹ người.
Hút bỏ cho hết vài ba lần
Đắp lá bắp cải lên bầu ngựcHút bỏ cho hết vài ba lần
Lá cải bắp có tác dụng giúp nhiễm trùng và chống viêm do chứa lượng lớn phytoestogen làm giảm sưng các mô. Lá bắp cải lạnh sẽ làm mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm xuống, từ đó giúp giảm sưng đau vú. Bắp cải còn giúp giảm tắc nghẽn các chất lỏng trong các mô vùng ngực cũng có nghĩa là làm giảm tắc tia sữa. Đắp lá cải bắp thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng sữa.
Cách làm rất đơn giản như sau: Bạn chọn một bắp cải sạch. Dùng dao cắt bỏ phần đầu của bắp cải rồi tách ra, lấy 2 lá nguyên vẹn. Rửa sạch 2 lá bắp cải đó bằng nước sạch. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể rửa qua nước muối sạch. Sau đó để 2 lá bắp cải đã sạch vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào hai bầu vú. Nhớ chú ý đến phần bị sưng và đau nhất. Bạn cũng có thể mặc cả áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá. Để như vậy đến khi lá hết lạnh.
Ăn các thực phẩm gây tiêu sữa
Lá lốt: Theo Đông y, lá lốt làm thiêu đốt tân dịch của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đang nuôi con bú. Nếu ăn lá lốt khi đang cho con bú sẽ gây ứ trệ khí huyết trong cơ thể dẫn tới sữa giảm và mất sữa hoàn toàn.
Lá đinh lăng: Được xem là có thành phần tương tự nhân sâm, đinh lăng không những là nguyên liệu món ăn vừa thơm ngon, độc đáo, nhiều dinh dưỡng mà loại cây này còn có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Người ta dùng lá đinh lăng để thông tia sữa, giúp mẹ có nhiều sữa xong trong lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, nếu bạn dùng nước lá đinh lăng làm nước uống hàng ngày sẽ giúp mẹ bớt căng tức sữa, dần giảm lượng sữa rồi mất sữa hoàn toàn. Đây là phương pháp các cụ hay dùng nhất cho con dâu/con gái khi cai sữa cho bé.
Rau mùi tây: Tương tự như lá lốt, rau mùi tây cũng là loại lá giúp tăng mùi vị món ăn xong khi ăn với số lượng nhiều rau mùi tây một lúc thì mẹ sẽ bị mất sữa hoàn toàn.
Lá dâu: Hái nhiều lá dâu tươi Sau đó, mình rửa sạch lá dâu và cho vào đun nước uống hàng ngày. Sau đó, lấy nước lá dâu uống thay nước lọc thông thường. Uống nước lá dâu khoảng hơn 1 ngày, các mẹ sẽ bị mất sữa ngay.
Với 4 loại thực phẩm trên mẹ có thể ăn sống hoặc đun chín lấy nước uống hàng ngày trong khoảng 2,5 – 5 ngày là mất sữa luôn
Cách giãn cử búĂn các thực phẩm gây tiêu sữa
Đây là một cách làm mất sữa mẹ hay đối với những bà mẹ luôn có lượng sữa ổn định và dồi dào. Thay vì cho bé ngưng bú tức thì, bạn nên giảm dần các cữ bú trong ngày và giảm dần đều theo thời gian để lượng sữa được điều tiết phù hợp, ít dần đi. Nó cũng là một lựa chọn cai sữa tốt cho những đứa trẻ nghiện ti mẹ, vừa giúp mẹ không bị căng sữa khi con ngưng bú mà lại vừa giúp trẻ không bị chấn động tâm lý vì bị ngưng sữa đột ngột.. Không nên để trẻ dừng bú một cách đột ngột mà nên giảm dần các cữ bú trong ngày cho bé, thay vào đó là các bữa ăn dặm hoặc sữa ngoài. Như vậy bé sẽ có một khoảng thời gian “chuẩn bị tinh thần” để chính thức quên vú mẹ đi mà không bị “hẫng”, đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên dần điều chỉnh lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé không bú liên tục như trước.
Ưu điểm của giải pháp này là không khiến ngực mẹ bị căng tức nhiều sau cai sữa nhờ sự điều tiết phù hợp khi giảm các cữ bú. Bé bú ít mẹ sẽ tiết ít sữa dần đi và mất dần sữa. Bé không bị ngưng sữa đột ngột nên tâm lý sẽ thoải mái hơn. Ngược lại, nó mất rất nhiều thời gian, phải đi theo cả một quá trình và đòi hỏi nguyên tắc chặt chẽ từ người mẹ.
Cách giãn cử bú
Đăng bởi: Vĩnh Kiện
Từ khoá: 5 cách làm mất sữa mẹ nhanh siêu tốc sau khi cai sữa cho bé.
Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Tốt Cho Bé?
Chế độ ăn brat: Khi con bị tiêu chảy thì theo lời khuyên từ các bác sĩ thì mẹ nên áp dụng chế độ ăn brat. Chế độ ăn brat thực tế là viết tắt của 4 loại thực phẩm: chuối, gạo, táo và bánh mì.
Những thực phẩm này nhiều chất xơ, ít chất béo, ít đạm, đặc biệt trong trái chuối chứa nhiều kali giúp bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy, pectin trong táo sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giúp ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Các loại rau xanh và trái cây tươi: Khi bé bị tiêu chảy bé không chỉ mất đi chất điện giải mà còn giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Do vậy điều mẹ cần làm lúc này là tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi nhằm nâng cao chất lượng sữa, giúp bé hấp thu tốt hơn các vitamin, khoáng chất, tăng sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật.
Sữa chua bổ sung vi khuẩn có lợi: Khi bé bị tiêu chảy, một trong những món ăn mẹ không nên bỏ qua đó chính là sữa chua, yaourt… thực phẩm này có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, đồng thời giúp bé bổ sung gián tiếp các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm giảm tình trạng tiêu chảy.
Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc đặc biệt là trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng. Uống trà hoa cúc sẽ giúp cả mẹ và bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Mẹ cần uống nhiều nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước vì vậy việc mẹ cần làm lúc này là uống nhiều nước để lượng sữa tiết ra nhiều hơn cho bé đủ sữa bú góp phần bù lại lượng nước mà cơ thể bé đã mất.
Các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc: Hãy tránh xa những thực phẩm bán ngoài vỉa hè, đường phố, hoặc những món ăn tái, sống vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn, khi mẹ ăn những món này thì vô tình truyền những loại vi khuẩn này sang cơ thể bé khiến bé bị tiêu chảy.
Nhóm chất kích thích: Khi thấy bé đã bị tiêu chảy mẹ tuyệt đối không dùng các chất kích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…những chất này không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn làm tình trạng tiêu chảy của bé bị trầm trọng hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc nên và không nên bổ sung thực phẩm nào khi trẻ bị tiêu chảy. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như của bé, mẹ hãy chọn những thực phẩm lành mạnh để tăng cường chất lượng sữa, đồng thời tránh xa những thực phẩm gây hại cho dạ dày, cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
Advertisement
3 Cách Nấu Cháo Cho Bé 8 Tháng Tuổi Và Điều Mẹ Cần Lưu Ý
Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi cần mẹ lưu ý một số điểm để có món cháo ngon dinh dưỡng cho con. Ảnh: Internet
1. Khẩu phần ăn của bé 8 tuổi mà mẹ cần biếtTrước khi nấu cháo cho bé thì mẹ cần phải tìm hiểu, cũng như biết rõ về khẩu phần ăn đối với từng độ tuổi của bé. Thông thường, trẻ đã bước sang 8 tháng tuổi cần đáp ứng đủ khoảng 500ml – 600ml sữa mỗi ngày. Và khoảng từ 2 – 3 bữa cháo ăn dặm. Trong thời gian này, bé có thể ăn thô thức ăn ở dạng mềm, sệt hơn, không giống như với giai đoạn ăn dặm 6 – 7 tháng tuổi. Khẩu phần ăn đúng, cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho bé phát triển, cần phải đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: chất đạm, protein, glucid, lipid, các loại vitamin và các loại khoáng chất. Cụ thể như sau:
Trứng/ thịt: 50g – 60g
Cá/ tôm: 50g – 60g
Bột gạo hoặc gạo: 50g – 60g
Dầu ăn: 15g
Rau xanh: mẹ chọn lượng phù hợp với thực đơn của bé.
Trái cây: có tác dụng giúp bé tiêu hóa tốt hơn và cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Đối với giai đoạn 8 tháng tuổi, thức ăn vẫn cần phải xay nhuyễn mịn để phù hợp hơn đối với trẻ. Ngoài thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi ở trên, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm bữa ăn phụ cho bé yêu. Các loại thực phẩm bổ sung khác như: sữa chua, nước hoa quả, trái cây nghiền, váng sữa, phô mai,…
Khẩu phần ăn của bé 8 tuổi mà mẹ cần biết để chuẩn bị tốt hơn cho bữa ăn của con. Ảnh: Internet
2. Gợi ý 3 cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm dễ làm nhất 2.1. Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi bằng cà rốt Chuẩn bị nguyên liệu
Cà rốt: nửa củ
Gạo tẻ ngon
Thịt cá tươi ngon: 100g
Dầu ăn cho trẻ em
Các dụng cụ cần thiết khác
Các bước thực hiện
Đầu tiên các bạn cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các nguyên liệu. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Thịt cá rửa sạch, thái nhỏ. Gạo tẻ đem vo sạch rồi cho vào nồi nhỏ. Thêm một lượng nước vừa đủ vào và bật bếp nấu.
Nấu gạo đến khi nào chín nhừ là được. Cà rốt cho vào nồi hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
Tương tự như cà rốt, thịt cá mẹ cũng đem cho vào nồi hấp chín. Sau đó băm thật nhỏ.
Cháo đã chín nhừ, mẹ cho thịt cá, cà rốt hấp chín vào. Dùng vá đảo đều rồi nấu thêm khoảng 4 phút, cho các nguyên liệu hòa quyện đều vào nhau.
Sau khi xong thì tắt bếp và múc cháo ra bát. Thêm một ít dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm vào.
Đảo đều lên, cháo còn ấm thì mẹ tiến hành cho bé ăn.
Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi bằng cà rốt. Ảnh: Internet
2.2. Cháo dinh dưỡng cho bé kết hợp yến mạch, bí đỏ và cá hồiTrong thực đơn ăn dặm của các bé, cháo yến mạch hay cháo cá hồi đều giàu dinh dưỡng. Cũng có các công thức món cháo kết hợp 2 nguyên liệu bổ dưỡng như yến mạch, cá hồi với nhau để đổi vị và tăng cường dinh dưỡng cho con. Cụ thể bạn có thể nấu theo công thức sau.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cá hồi ngon: 30g
Yến mạch: 4 muỗng canh
Bí đỏ: 30g
Củ gừng nhỏ
Hạt nêm dành cho trẻ
Dầu ăn dành cho trẻ em
Các dụng cụ cần thiết khác
Các bước thực hiện
Đầu tiên mẹ lấy yến mạch đem ngâm với nước cho nở. Rồi sau đó rửa thật sạch nhớt và bụi bẩn bám bên ngoài. Tiếp tục mẹ bắt lên bếp nấu chín mềm.
Cá hồi đem rửa sạch. Gừng gọt vỏ rồi giã thật nhỏ. Chuẩn bị nồi hấp, cho cá hồi cùng với gừng vào hấp chín.
Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch đem hấp chín. Sau đó dùng muỗng nghiền thật nhỏ.
Yến mạch chín mẹ cho cá hồi, bí đỏ đã hấp chín vào. Dùng vá đảo đều lên rồi tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút nữa.
Nếu sợ bé lạt miệng, mẹ có thể nêm nếm thêm một chút hạt nêm dành riêng cho trẻ ăn dặm cùng một ít dầu ăn vào trong cháo.
Cuối cùng, mẹ múc cháo ra bát đợi còn ấm thì cho bé ăn.
Cháo dinh dưỡng cho bé kết hợp yến mạch, bí đỏ và cá hồi. Ảnh: Internet
2.3. Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi thịt gà khoai lang Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo ngon: 30g
Thịt ức gà: 1 miếng nhỏ
Khoai lang: nửa củ
Củ cải: nửa củ nhỏ
Dầu ăn dành riêng cho bé
Các dụng cụ cần thiết khác
Các bước thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, mẹ tiến hành sơ chế. Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm.
Gà chín vớt ra để nguội. Tiếp theo mẹ xé nhỏ rồi cho vào trong máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
Khoai lang và củ cải gọt vỏ, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Cho khoai lang, củ cải vào nồi hấp chín. Vớt ra bát và nghiền thật nhuyễn, mịn.
Gạo đem vo sạch rồi thêm nước nấu với lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Có thể dùng muỗng tán để cháo nhuyễn hơn.
Sau khi cháo chín, mẹ cho thịt gà xé nhỏ, khoai lang, củ cải vào. Đảo đều rồi nấu thêm khoảng vài phút nữa đến khi sánh mịn là được.
Nếu cháo hơi đặc thì có thể cho thêm một ít nước nấu sôi để nguội. Múc cháo ra bát, để nguội và cho bé ăn.
Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi thịt gà khoai lang. Ảnh: Internet
3. Những điều mẹ cần lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm rau củ rất tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn này răng bé vẫn chưa phát triển chắc chắn, nên mẹ cần phải xay nhỏ ra để giúp bé ăn dễ dàng hơn.
Trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị vào cháo. Nếu có, chỉ nên sử dụng loại gia vị dành riêng cho bé.
Tùy thuộc vào từng thời điểm con đã ăn thô được như thế nào, mà mẹ có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh thức ăn của con cho phù hợp.
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ chỉ nên chọn thực phẩm sạch, tươi ngon chế biến.
Thức ăn của bé nên chế biến thật kỹ lưỡng để giúp con tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm con có khả năng bị dị ứng.
Chỉ nên cho bé ăn với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều và cũng không quá ít.
Diễm Diễm
Đăng bởi: Nguyễn Luật
Từ khoá: 3 cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi và điều mẹ cần lưu ý
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Sơ Cứu Nhanh Cho Bé Bố Mẹ Cần Biết trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!