Xu Hướng 12/2023 # Những Điều Đáng Tiếc Mà Con Người Vẫn Đang Làm # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Điều Đáng Tiếc Mà Con Người Vẫn Đang Làm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cuộc sống đầy những khó khăn, thách thức khiến con người trở nên sợ hãi và ngại ngần. Trải qua những vấp váp, chúng ta tự nhiên sẽ hình thành những tâm lý và hành vi mang màu sắc tiêu cực. Và quan trọng hơn, không phải ai cũng nhận ra những điều đáng tiếc mà họ vẫn đang làm hằng ngày.

1. Mang mặt nạ nhìn thế giới

Xã hội càng hiện đại, con người vô hình trung mang cho mình một thậm chí là nhiều chiếc mặt nạ để đối phó với cuộc sống. Chúng ta dành quá nhiều thời gian để quan tâm cách nhìn và suy nghĩ của người khác, cố gắng trở thành người mà những người xung quanh mong đợi, quên đi mất bản thân mình là ai. Nếu cứ mãi đeo mặt nạ, sớm muộn cũng sẽ có một ngày chiếc mặt nạ rơi ra, khi đó bạn chỉ còn là một chiếc vỏ trống rỗng, hoang mang không biết “bộ mặt thật” của mình là đâu. Đừng cố làm vui lòng người khác bằng những chiếc mặt nạ, hãy chân thành đối đãi người là được.

2. Để người khác nhào nặn mơ ước của bạn

3. Ở bên cạnh những kẻ tiêu cực

Cằn nhằn, trách móc, nổi nóng, đố kị v.v… là biểu hiện của những người tiêu cực. Ở gần những người này quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm thái của bạn. Bạn có thể chia sẻ, quan tâm họ như những người bạn, nhưng hãy nhớ bạn không cần có nghĩa vụ chịu đựng mãi tính khí tiêu cực của bất kỳ ai.

4. Tự tư, tùy tiện

Tính cách chỉ nghĩ đến bản thân mình, bất chấp cảm nhận của người khác sẽ khiến mọi người xa lánh bạn, tình cảm vốn có dễ rạn nứt và nếu nghiêm trọng, bạn sẽ trở nên cô độc vì chính thói tự tư tự lợi của mình.

5. Từ chối thay đổi và trưởng thành

Muốn biết quá khứ, hãy nhìn hiện trạng trước mắt; muốn biết tương lai, hãy nhìn hành động trước mắt. Dám thay đổi bản thân cũng giống như một lần “quét virus” vậy, nó giúp bạn nhìn nhận lại khuyết điểm để sửa đổi, cải thiện và phát huy ưu điểm của mình. Khi chấp nhận thay đổi, bạn sẽ trưởng thành và cơ hội sẽ tự tìm đến.

6. Gặp khó mau nản, dễ bỏ cuộc

“Mai mốt đừng bảo tôi làm nữa, tôi làm không được”, “Việc này khó quá, ngoài khả năng của tôi” v.v… là những kiểu nói của người sợ khó và dễ nản chí. Hãy nhớ, một lần vội bỏ cuộc chính là bạn đã phủ định hoàn toàn bản thân mình. Thói quen này dần dà khiến ý chí của bạn càng yếu đuối, không tìm được động lực và mãi mãi thất bại.

7. Căng thẳng quá mức vì những chuyện vặt

Người yêu không trả lời tin nhắn, bản thảo hình như có chữ sai, không mua được chiếc áo yêu thích v.v… đều khiến bạn căng thẳng thì tinh thần của bạn sẽ cực kỳ mệt mỏi. Cuộc sống cần phải va chạm, phải khốn khó nhưng bạn cũng không nên lo lắng quá mức cần thiết. Chuyện gì cần nắm bắt phải nắm bắt, chuyện gì nên xem nhẹ hãy nhìn nó một cách nhẹ nhàng thôi.

8. Dễ thỏa mãn

Biết đủ làm vui là tốt nhưng nếu quá dễ thỏa mãn thì sẽ khiến bạn mất hết ý chí phấn đấu. Một nghiên cứu của Mỹ đã cho thấy, không dễ dàng hài lòng sẽ khiến bạn dễ thành công hơn.

9. Trì trệ vô thời hạn

Con người thường viện nhiều lý do để kéo dài những chuyện mình không muốn làm hoặc đơn giản chỉ vì lười nên muốn “để mai tính”. Thực tế thời gian không nhiều như bạn tưởng và nó không thể quay trở lại. Trì trệ sẽ trở thành thói quen, khi đó bạn làm việc gì cũng trễ nãi, thiếu sức sống và thường không đạt hiệu quả tốt.

10. Yếu đuối và ỷ lại

Cuộc sống có lúc thuận lợi, lúc khó khăn, thậm chí là bế tắc. Nhưng nếu khi mệt mỏi mà bạn chỉ biết ngồi một chỗ than thở, chờ đợi ai đó đến và chìa tay ra nâng đỡ thì e là tình cảnh của bạn chỉ càng thảm hại thêm. Nhờ người chi bằng nhờ bản thân mình đầu tiên, nó giúp bạn rèn ý chí mạnh mẽ, lòng trách nhiệm và không dễ bị quật ngã.

 Theo ABO

7 Điều Con Gái Nên Làm Sau Khi Chia Tay Người Yêu

Thể loại: Tình Yêu

1

Cho mình thời gian để đau buồn

Hãy dành thời gian riêng tư để khóc, la hét và đau buồn. Đừng cố gắng kìm chế cảm xúc của mình, hoặc đặt kì vọng mình sẽ vượt qua nỗi đau vào thời gian sớm nhất. Trái tim bạn cần thời gian để có thể tự chữa lành vết thương. Cho mình thời gian để buồn là một trong những cách vượt qua nỗi đau khi chia tay.

2

Hãy viết ra cảm xúc của bạn

Nếu bạn không thích nói về cảm xúc của bạn cho những người khác, thì việc viết chúng ra sẽ thực sự hữu ích. Hãy ghi lại những cảm xúc, những trải nghiệm của bạn trong thời gian này. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn viết về những cảm xúc yếu đuối về việc muốn quay lại với người cũ, hay băn khoăn bạn đã làm gì sai khiến họ ra đi. Hãy suy nghĩ về những gì bạn đã học được từ các mối quan hệ, về mong muốn và nhu cầu của bản thân.

3

Offline

Mẹo hữu ích để bạn thoát ra khỏi sự ám ảnh về tình yêu tan vỡ đó là rời xa Internet. Nếu hai bạn đã có thời gian dài yêu nhau sẽ không tránh khỏi những cuộc chát và email gửi cho nhau. Hãy đừng cho phép mình có cơ hội lướt facebook của người ấy hoặc kiểm tra lại các tin nhắn cũ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thời gian của bạn để khám phá niềm đam mê của mình và tìm hiểu những cái mới.

4

Luôn luôn bận rộn

Làm cho mình bận rộn là cách tốt nhất bạn có thể làm cho mình ngay khi chia tay. Hãy làm sạch căn phòng của bạn, đưa thêm một số việc của cơ quan về nhà, bắt đầu một dự án. Nếu bạn rảnh rỗi bạn có thể sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh cũ như chốn hẹn hò, hình ảnh của người ấy, việc này làm cho bạn thêm đau khổ.

5

Không làm bạn với người yêu cũ ngay

Thời gian sau chia tay không thực sự tốt để bạn và người yêu cũ trở thành bạn bè. Những vết thương vẫn còn mới và thực sự khó khăn để bạn cố gắng làm bạn với một người bạn vẫn còn tình cảm. Việc duy trì liên lạc với người ấy sau khi chia tay sẽ làm quá trình chữa vết thương lòng khó khăn hơn. Vì thế nếu muốn trở lại làm bạn bè, bạn hãy xem xét vào một thời gian sau đó. Để chấm dứt tình cảm đau buồn bạn nên lưu ý những điều không nên làm khi có ý định làm bạn người yêu cũ.

6

Vui chơi

Chia tay là một cú sốc, nhất là với chị em phụ nữ. Nhiều người trở nên tuyệt vọng, đau khổ, chán chường, và thậm chí còn bỏ bê công việc chỉ vì không vượt qua được nỗi đau sau khi chia tay. Một số khác thì ngược lại, trở nên ăn chơi phá phách và lao đầu vào những cuộc vui để tìm hạnh phúc mới. Tuy nhiên đó đều là những điều không nên làm sau khi chia tay. Là người phụ nữ thông minh bạn sẽ hiểu cách đối mặt với sự thật và mạnh mẽ vượt qua để tìm được tình yêu đích thực của mình.

Làm gì để không đau khi khi chia tay người yêu

Cách chia tay dứt khoát nhất không gây tổn thương

Điều Đáng Tiếc Nhất Cuộc Đời Và Câu Chuyện 5 Cụ Già Bất Chấp Tất Cả Để Đi Phượt

Ước mơ du lịch là điều nhiều người hằng ấp ủ, thế nhưng bạn có biết: đây cũng là điều khiến nhiều người hối tiếc nhất vì đã không thực hiện khi có dịp?

Năm trước, một trang báo mạng của Mỹ đã đề ra danh sách những việc mà người già thường hối tiếc nhất về thời trẻ của mình. Và đứng đầu danh sách bạn biết là gì không? – Không đi du lịch khi có dịp.

Khi còn trẻ, bạn có điều kiện về sức khỏe và thời gian, cùng hoàn cảnh thuận lợi khi chưa có nhiều ràng buộc trong cuộc sống. Có những dịp bạn có cơ hội đi du lịch, dù là theo tour hay đi phượt, nhưng do lười biếng hay ngần ngại mà bạn đã bỏ qua những dịp quý báu đó. Cứ thế, bạn bị cuốn đi trong guồng quay cuộc sống cho đến khi chợt giật mình nhận thấy tóc đã điểm sương, sức khỏe hao tàn và những cơ hội để du lịch ngày một vơi đi, ước mơ đi phượt trở nên xa xăm hơn bao giờ hết…

Tuy nhiên, có những phượt thủ đã bất chấp mọi thứ để được thực hiện ước mơ du ngoạn của mình. Một câu chuyện có thật tại Đài Loan về 5 ông lão đã làm rúng động những trái tim khao khát đi phượt.

Chúng ta đều có ước mơ về những chân trời xa

Có 6 ông lão vốn là bạn thân từ thời niên thiếu, đã cùng nhau đi qua quãng thời gian tuổi trẻ vũ bão của mình trong những chuyến phượt đầy ắp niềm vui và sinh khí. Đoạn phim mở đầu với hình ảnh những người bạn nay đã tuổi thập cổ lai hy, với những căn bệnh lão nan y khác nhau… và một người đã từ biệt ra đi về thế giới bên kia như một quy luật sinh tử tất yếu.

Trong đám tang người bạn thân của mình, 5 ông lão còn lại vừa thẫn thờ đau xót cho cái chết của bạn, vừa chua xót cho mình vì cảm nhận ngày tàn của mình cũng đến gần. Thế nhưng mọi thứ thay đổi khi một ông quyết định không thể chịu đựng như vậy được nữa. Ông đập bàn cái rầm và gầm lên với nhóm bạn: “Đi phượt nào!”

Đi phượt thôi!

Và rồi những ánh mắt già nua chợt sáng lên khi lần đầu tiên nhìn thấy lại những chiếc xe máy đóng bụi đã lâu năm. Từ khi các chủ nhân của chúng già đi  với đủ thứ căn bệnh khổ sở, chúng đã nằm đó hàng năm qua, không được đụng tới. Rồi, gạt phăng những viên thuốc, vứt bỏ mới dây nhợ và kim tiêm rườm rà trong bệnh viện, những ông lão tuổi 80 gần đất xa trời đã bất chấp trọng bệnh, bất chấp chuỗi ngày mòn mỏi vô vọng trong bệnh tật thuốc men, trong bốn bức tường bệnh viện và mớ dây nhợ máy móc y tế trói buộc vây quanh mà tập luyện ngày đêm để cuối cùng đủ sức khỏe tối thiểu để lái mô-tô phượt từ bắc chí nam khắp đất nước.

Hãy du lịch và không ngừng khám phá, trải nghiệm, học hỏi và SỐNG

Khi phóng xe trên những cung đường phượt đầy nắng gió, những hình ảnh về năm tháng tuổi trẻ như sống dậy rạo rực trong lòng 5 con người đó. Luồng sinh khí đó, xúc cảm đầy hăng say đó, những niềm vui khôn tả bên những địa điểm đã đi qua đó… tất cả đã tái hiện lại thật sống động trong lòng họ khi lao đi đến chân trời mơ ước của mình.

Mùi mằn mặn của muối, cơn gió biển dịu mát… làm sống dậy ước mơ phiêu lưu đến những chân trời rộng – Ảnh: Lonely Planet

Đoạn video ngắn kể lại câu chuyện sống động của những người bạn này đã được chuyển thể sang nhiều thứ tiếng và lan truyền cảm hứng cho hàng triệu người xem.

Đăng bởi: Nguyên Hoàng

Từ khoá: Điều đáng tiếc nhất cuộc đời và câu chuyện 5 cụ già bất chấp tất cả để đi phượt

Đời Người Có 10 Điều Nhất Định Phải Học Dẫu Bạn Đang Ở Tuổi 17 Hay 70

Một trong những môn học khó nhất trong cuộc đời mỗi người chính là học cách hài hòa với cuộc sống. Luôn canh cánh trong lòng vì những việc làm thất bại đã qua chỉ càng tăng thêm ràng buộc và tự làm tổn hại bản thân mình.

Cuộc đời mỗi con người từ khi sinh ra cho tới lúc về già, có nhiều sự việc chỉ nên làm một lần hoặc trong một khoảng thời gian, lại có những sự việc, những thói quen tốt nên hình thành và nuôi dưỡng suốt đời.

Trong đó có 10 điều nhất định không được từ bỏ dẫu bạn đang ở tuổi 17 hay 70:

1. Không ngừng kiên trì đọc

Trong cuộc đời, ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Con người vì thế luôn mong cầu một cuộc sống ung dung, tự tại như nước chảy mây trôi mà không bị những lo lắng vào sinh tử ràng buộc.

Duy chỉ có đọc sách mới có thể giúp ta. Đọc sách để ngộ về quá khứ sâu xa và biết về tương lai rộng lớn. Đọc để hiểu về vũ trụ bao la, từ bi, rộng lượng, để thấy con người trong dòng chảy của thời gian, đối với các quy luật của tự nhiên nên tùy duyên đối diện.

Một cuốn sách chính là một thế giới. Sống trong thế giới ấy bạn có thể ngay lập tức thoát ly khỏi tất cả những phiền não vụn vặt trong cuộc sống hằng ngày và được tự do theo đuổi những điều mà trái tim và lương tâm của bạn mong đợi.

2. Không bao giờ từ bỏ ước mơ

Ước mơ không chỉ là đặc quyền giành riêng cho những người trẻ, nó nên là một thói quen được duy trì và tiếp diễn trong cả cuộc đời. Ước mơ là sự thăng hoa của thế giới tinh thần con người.

Ước mơ chính là sự không ngừng tìm kiếm tài năng của bản thân ở nhiều phương diện khác nhau, như mỹ thuật, âm nhạc, sáng tác, thủ công… Trên thế giới này có vô số những sự việc, những điều đáng để chúng ta chú tâm và học hỏi. Ước mơ cũng vậy, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nó là vô cùng vô tận.

3. Mãi mãi lưu giữ trong tâm thiện niệm

Lương thiện không cần một phí tổn, nhưng lại có thể sinh ra vạn lợi. Vì thế không cần phải lo sợ sự lương thiện sẽ làm con người trở nên yếu đuối, dễ bị lừa gạt. Chỉ cần có nguyên tắc và làm hết khả năng của bản thân, nỗ lực tới mức giới hạn chịu đựng của bản thân thì sự thiện lương của bạn sẽ được trang bị thêm một tấm áo giáp sắt bảo vệ.

Khi tâm thái làm mọi việc của bạn là vì người khác, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên dễ dàng và thong dong hơn. Khi bạn hiểu được rằng tất cả niềm vui nỗi buồn mình đang có cũng là hạnh phúc, cay đắng mà người khác đã từng trải qua, bạn sẽ cảm thấy ấm áp và không còn cô độc nữa.

4. Quan tâm tới những sự kiện cộng đồng

Hãy quan tâm tới xã hội, tới quốc gia nơi mình đang sinh sống. Đừng tách biệt bản thân ra khỏi cộng đồng hay tụt hậu so với thời đại, bởi điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho chính bạn mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Mỗi người đang sống dưới bầu trời này đều là một phần của lịch sử, một phần của trào lưu thời đại. Chúng ta chứng kiến, chúng ta thay đổi và chúng ta sáng tạo. Không có ai là thật sự bé nhỏ tới mức không có gì đáng kể trong thế giới này. Câu chuyện của thời đại có lớn có nhỏ, điều quan trọng là người viết câu chuyện đó có dụng đủ tâm hay không, có đủ xuất sắc ưu việt hay không.

5. Có tài chính cơ bản độc lập

Sự độc lập của mỗi các nhân trước tiên cần thực hiện trên cơ sở độc lập về kinh tế. Người không có sự độc lập về tài chính cũng giống như mạch máu nằm trong tay của người khác, trong lòng sẽ luôn thấy bất an.

Tiền bạc không phải đều là vạn ác, nghèo khổ càng không phải là điều để tự hào. Điểm quan trọng chính là giải thoát bản thân khỏi sự mong cầu tiền bạc, làm chủ suy nghĩ và hành vi của mình. Đồng tiền sẽ giúp ta làm được nhiều việc nếu tâm thái của ta đối với nó hoàn toàn là vô tư vô toan tính.

6. Luôn trân quý bản thân mình

Hãy đối xử thành thật với chính mình. Bạn là người như thế nào, không cần người khác phải miêu tả trình bày, càng không cần nhờ cậy đến những người không yêu mến bạn định nghĩa.

Chúng ta hãy yêu thương bản thân mình trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, tốt hay xấu, tất cả chúng đều là một phần của bản thân chúng ta. Trong cuộc đời hãy làm những việc mà mình thật tâm mong muốn thực hiện, không theo đuổi thanh xuân vĩnh cửu, chỉ mong cầu theo đuổi sự bình an, không truy cầu sự tuyên dương của người khác, chỉ mong không hổ thẹn với lương tâm khi về cuối đời.

7. Trân trọng mối quan hệ tình cảm thân thích

Yêu thương cha mẹ, yêu thương người bạn đời, yêu thương bạn bè, vào mỗi thời khắc có sự yêu thương, nhất định bạn sẽ học được cách trân trọng, tận hưởng. Trong sự yêu thương có mang tất cả năng lượng cần thiết cho sinh mệnh. Cho dù có già có gục ngã, bạn đừng bao giờ quên mỉm người với những người yêu quý bạn.

8. Quan tâm tới sức khỏe của mình

Sức khỏe là tài sản quý giá của sinh mệnh con người. Một người khỏe mạnh về thể xác và tâm hồn sẽ được ông trời chiếu cố quan tâm, bởi trên thế giới này bạn đã may mắn hơn rất nhiều người không được khỏe mạnh và hoàn chỉnh.

Sức khỏe là thứ có thể mất đi bất kỳ lúc nào. Bởi vậy khi còn trẻ đừng nên vung phí, làm hao tổn sức khỏe và vận mệnh của mình. Giống như người nông dân chăm lo cho mảnh vườn của mình, hãy nghiêm túc đối đãi và chăm sóc sức khỏe, tinh thần của bản thân mình.

Cho dù có gặp vấn đề gì đi nữa, hãy sớm thăm khám kiểm tra, bởi cơ thể người cũng giống như một thiết bị máy móc, càng sớm sửa chữa, càng dễ phục hồi. Hãy duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và giữ nó trong suốt cuộc đời mình.

9. Hình thành thói quen biết lắng nghe

Người ta chỉ cần một thời gian ngắn để học nói, nhưng phải dùng thời gian cả cuộc đời để học cách lắng nghe. Luôn để người khác lắng nghe bản thân mình, không nhất định có thể được người khác thấu hiểu, mà ngược lại dần dần trở nên cô độc.

Người không học được cách lắng nghe, sẽ không thể chia sẻ trao đổi với người khác. Nói nhiều nhưng nghe ít cũng có nghĩa chỉ quan tâm tới cảm nhận của mình, tự đặt ra bức tường ngăn người khác tiếp xúc với mình, không cho người khác cơ hội được hiểu mình.

10. Hài hòa với cuộc sống

Một trong những môn học khó nhất trong đời người chính là học cách hài hòa với cuộc sống. Trong cuộc đời mấy chục năm, dù nhiều dù ít, sẽ có lúc chúng ta bị đối xử bất công, bị người khác phụ lòng, bị người khác trách tội. Những cảm xúc tiêu cực như oán hận, đau khổ, bất mãn, tủi thân trong lòng ta cũng vì thế mà không ngừng tăng lên, ngày càng thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, nếu biết khoan dung, biết buông bỏ mọi nỗi uất ức, bạn sẽ thấy những tổn thương kia vốn rất nhỏ bé, không thể làm tổn hại tới bản thân mình. Chỉ có khoan dung độ lượng, chỉ có buông bỏ mới có thể giúp tâm thanh thản, mới thấy được cuộc sống này thật tuyệt vời biết bao.

Theo Daikynguyenvn

Thác Cam Ly Tuy Xưa Mà Không Cổ, Tuy Buồn Mà Đến Vẫn Vui

Thác Cam Ly Đà Lạt là một thác nước không quá cao, nhưng cực kỳ hùng vĩ. Thác mang dáng vẻ mạnh mẻ và được đưa vào thơ ca rất nhiều. Khu du lịch Thác Cam Ly và Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở chính là những điểm mà khách đi du lịch tìm đến khi có mặt ở Đà Lạt.

Giới thiệu sơ lược về thác Cam Ly

Thác Cam Ly là địa danh nổi tiếng mà nhiều người tìm đến khi có dịp lên Đà Lạt. Dòng thác có độ cao 30 m, nước đổ về thác được hợp nhất từ hai dòng suối. Đếnthác vào hai mùa sẽ chứng kiến được hai hình ảnh đối lập của dòng thác. Mùa khô dòng nước hiền hoà, tĩnh lặng như cô thiếu nữ dịu dàng. Thế mà mùa mưa đến, người thiếu nữ ấy nhường chỗ cho chàng lực sĩ đầu đội trời chân đạp đất. Nước từ thượng nguồn đổ về đổ cuồn cuộn. Từng khối nước đổ xuống dữ dội, hùng hổ tung bọt trắng xoá như màn sương làm khung cảnh thêm kì vĩ.

Thác Cam Ly có gì mà hấp dẫn du khách Bức tranh thác núi tuyệt đẹp của thác Cam Ly

Thác Cam Ly được bao bọc bởi rừng thông xanh ngát, các loài hoa cỏ xanh tươi quanh năm. Khoe sắc làm cảnh quan tổng thể của ngọn thác thêm đẹp mê hồn. Có lẽ chứng kiến những cảnh sắc như thế. Mà bao thi sĩ đã múa ngòi bút của mình viết lên những dòng thơ ca. Ai ai cũng ví von thác Cam Ly như chốn bồng lai tiên cảnh. Đứng tại chân thác, du khách sẽ nghe được tiếng nước chảy róc rách đan xen tiếng chim rừng líu lo như một giai điệu êm tai.

Trong khu vực thác có lăng của ông Nguyễn Hữu Hào, là cha của Nam Phương Hoàng Hậu. Với nhiều lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Xuôi theo dòng chảy của thời gian, thác Cam Ly được tu sửa, tôn tạo lại để phục vụ cho khách du lịch. Nhằm thuận tiện tham quan, khám phá. Nhưng vẫn giữ vẹn nguyên đường nét tự nhiên, hoang sơ vốn có.

Thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời

Là một điểm du lịch của Đà Lạt được yêu thích trong một thời gian dài. Thác Cam Ly vẫn giữ vững sức hút của mình qua nhiều năm tháng. Lợi thế của ngọn thác này chính là mang trong mình một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống. Nguồn năng lượng được tạo nên từ cảnh sắc thiên nhiên của thác được lan toả. Truyền đến cho những du khách đến đây chiêm ngưỡng. Đó là lý do làm người đã đến đây muốn được trở lại để rũ bỏ mọi phiền muộn, lặng yên trước thiên nhiên. Nhằm để tìm kiếm sự thanh thản cho tâm hồn.

Bạn biết đấy, thác Cam Ly nằm gần trung tâm thành phố Đà Lạt, nằm giữa nhịp sống dân cư đông đúc, tấp nập. Thế nhưng thác không ồn ào, vội vã mà trở thành nét chấm phá đặc biệt. Nó mang nét riêng hoà vào nhịp sống chung của những con người hiện đại. Chỉ đơn giản, nhẹ nhàng như vậy thôi mà khiến bao người yêu mến thêm ngọn thác Cam Ly. Nhất định phải tạt qua thăm nom “người bạn” này khi vi vu Đà Lạt.

Thiên đường chụp ảnh check in sống ảo

Du khách có thể thoải mái đi dạo, ngắm dòng thác đổ ở khu vực an toàn. Dừng chân nghỉ ngơi tại những tảng đá, vừa ngắm vẻ đẹp nên thơ hữu tình vừa hít thở bầu không khí trong lành. Không ít cặp đôi chọn thác Cam Ly là nơi chụp hình cưới. Lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất trước khi về chung một nhà. Nên nếu bạn cảm thấy thích vẻ đẹp bình yên của thác có thể tìm đến với một nửa của mình để chụp lại những tấm hình kỷ niệm xinh lung linh. Hiện giới trẻ bắt đầu tìm đến đây để săn lùng những tấm ảnh siêu ảo.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành thác Cam Ly

Truyền thuyết kể lại rằng, tên gọi Cam Ly được có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng nước thác chảy qua một ngôi làng của bộ tộc người Lạt. Vị tù trưởng người K’Ho của bộ tộc đó có tên là K’Mly. Nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối để ghi nhớ công lao của người đã đem tài năng, trí tuệ dẫn dắt buôn làng. Lâu dần người ta đọc chệch đi thành Cam Ly.

Một cách giải thích khác là theo ghi chép qua tịch thư Hán Nôm thì thác có tên là Cẩm Lệ theo gốc Hán Việt. Chữ Cẩm nghĩa là gấm, là một tiếng khen ngợi. Chữ Lệ nghĩa là đẹp, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Ý chỉ lời khen ngợi ngọn thác này có phong cảnh đẹp, hài hoà. Tất nhiên, dù giải thích theo cách nào thì cũng không thể chối bỏ rằng thác Cam Ly đẹp và vô cùng cuốn hút lòng du khách.

Thác Cam Ly nằm ở đâu?

Thác Cam Ly nằm trên thượng nguồn sông Cam Ly, ở phường 5, thành phố Đà Lạt. Nằm cách thành phố Đà Lạt 2 km về phía Tây, cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía Đông Nam.

Giá vé và chi phí tham quan thác Cam Ly

Giá vé vào cổng tham quan cho người lớn là 20.000 đồng/ lượt. Giá vé cho trẻ em là 10.000 đồng/ lượt. Tuy nhiên bạn phải tốn thêm 5.000 đồng gửi xe máy. Bên trong còn có ngựa để chụp hình với 20.000 đồng tiền thuê chụp.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan thác Cam Ly Đường đi và phương tiện di chuyển đến thác Cam Ly

Không cách quá xa trung tâm thành phố Đà Lạt. Nên bạn có thể dể dàng di chuyển đếnthác một cách nhanh chóng. Bạn có thể hỏi đường từ người dân hoặc đi theo chỉ dẫn của bản đồ. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt bạn đi theo đường quốc lộ 20. Rẽ vào đường Trần Hưng Đạo, sau đó đi theo tuyến Trần Phú – Hoàng Văn Thụ. Bạn sẽ bắt gặp những biển chỉ dẫn để đến được thác một cách chính xác.

Ăn gì khi đi tham quan thác Cam Ly

Bên trong thác Cam Ly có một căn tin chuyên phục vụ cafe và những món ăn nhanh. Nó không phải là quán ăn để giải quyết nhu cầu thưởng thức của bạn. Chính vì vậy bạn phải ra ngoài để tìm thêm nhiều món đặc sản khác. Thật may khi thác nằm trong nội ô thành phố Đà Lạt. Xung quanh thác có rất nhiều quán ăn lớn và ngon. Bạn cứ thong thả dạo chơi và chụp ảnh, sau đó chỉ cần bước ra trước cổng khu du lịch là có thể ăn no thỏa thích.

Ở đâu khi đi tham quan thác Cam Ly Lưu ý

Khu vực các thác nước đều sẽ có nhiều tảng đá cheo leo, trơn trượt nên du khách phải luôn cẩn thận. Mang các loại giày, dép đế bằng để tiện  cho việc di chuyển.

Không leo trèo, chụp ảnh tại nơi có đề biển cảnh báo nguy hiểm.

Các đồ dùng y tế thông thường như băng gạc y tế,nước sát trùng, thuốc trị côn trùng… nên luôn luôn có trong người.

Tự bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận, trang bị các túi chống nước cho điện thoại, máy ảnh.

Nếu bạn có ý định tổ chức dã ngoại cùng bạn bè, người thân thì đừng quên mang theo bạt, thức ăn, nước uống…

Nên có ý thức giữ gìn cảnh quan, không làm hư hại tượng, đồ vật, tiểu cảnh trong khu du lịch.

Và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi khu vực thác, hãy là một khách du lịch văn minh.

Để thác Cam Ly và những ngọn thác khác giữ được nét đẹp vốn có của mình nơi đại ngàn. Có thể khai thác để du khách đi du lịch lâu dài ở đây. Thì ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan của mỗi người sẽ góp phần giữ vững được vẻ đẹp trường tồn với thời gian. Vậy nên mỗi người hãy tự giác ý thức, trách nhiệm đối với những nơi mình đã, đang và sẽ đặt chân đến.

Đăng bởi: Hiếu Hồ

Từ khoá: Thác Cam Ly tuy xưa mà không cổ, tuy buồn mà đến vẫn vui

Người K’ho Đà Lạt – Những Người Con Đầu Tiên Của Cao Nguyên Lâm Viên

Lịch sử của người K’ho tại Đà Lạt

Năm 1893, bác sĩ người Pháp Alexander Yersin đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm, cùng khám phá ra cao nguyên Lâm Viên ngày nay. Từ cột mốc lịch sử này, thành phố Đà Lạt đã được khai sinh và phát triển tính tới nay đã hơn 100 năm.

Thay vì dùng vũ lực, người Pháp đã tiến hành thuyết phục, di dời cộng đồng người K’ho vào chân chúi Langbiang. Họ đã mua đất của một họ tộc lớn và xây cho người đồng bào 100 căn nhà sàn để yên cư lập nghiệp.

Nơi đinh cư mới của người đồng bào, ngày nay chính là thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, nằm ngay chân núi Langbiang. Còn vị trí khi xưa mà người Pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng của họ, chính là ngay cạnh hồ Xuân Hương, nơi mệnh danh là trái tim của Đà Lạt.

Đời sống kinh tế của người K’ho

Trồng Trọt

Mỗi thị tộc trong cộng đồng người K’ho sẽ có những phương tích canh tác khác nhau.

Chẳng hạn như người Chin thì thiên về làm nương rẫy, người Lạch thì thiên về làm ruộng, người Srê thì canh tác bằng cả hai phương thức.

Đất đai canh tác của các hộ dân đều thuộc quyền sở hữu của làng, chủ làng đóng vai trò là chủ đất sẽ có quyền và nhiệm vụ bố trí đất đai cho các hộ trong làng.

Chăn nuôi

Để tăng cường thêm về kinh tế, người K’ho chăn nuôi các loại da súc khách nha như bò, dê, gà, vịt, trâu, bò, lợn…

Trong các loại gia súc trên thì con Trâu luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người K’ho. Trong cuộc sống hàng ngày, con Trâu là công cụ cung cấp sức kéo, cày cấy cũng như là đơn vị định giá cho buôn bán. Khi đến ngày lễ hội, con trâu được dùng cho các trò chơi, nghi lễ, giết thịt để hiến sinh cho thần linh.

Một loại động vật cũng được chăn nuôi rất nhiều là con bò. Nhưng khác với trâu, người ta nuôi bò chỉ để lấy thịt, phục vụ trong các bửa tiệc hay ăn uống thường ngày.

Con ngựa là phương tiện đi lại độc đáo của người K’ho Lạch. Từng một thời nghề nuôi ngựa đã rất thịnh vượng, vì con ngựa vừa là phương tiện đi lại vừa là công cụ vận chuyển hàng hóa. Con ngựa có thể dễ dàng di chuyển qua những vùng đồi núi quanh co để đi buôn bán ở các thôn làng khác, từng có lúc một con ngựa có thể đổi 3 con trâu.

Nghề Rèn

Thợ rèn người K’ho không mang tính chuyên nghiệp. Công việc của họ chủ yếu bắt đầu vào thời điểm trước các mùa vụ khi cần phải sửa sang dụng cụ làm nông. Nguyên liệu chính của họ là sắt, một đội thợ truyền thống gồm có một thợ cả đập sắt, một thợ kéo và một thợ mài.

Sản phẩm thông thường của họ là dao, rìu, rựa, xà gạc…. Đặc biệt họ có một quan niệm là không cho phép đàn bà góa chồng hay phụ nữ mang thai lần đầu đi qua lò rèn vì sợ sẽ làm hư hại sản phẩm giữa chừng.

Nghề Đan Lát

Các sản phẩm đan lát của người đồng bào rất đa dạng và dược dùng trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Nguyên liệu đan lát được lấy từ tre, lò ô, mây…, trau vót bằng dao nhỏ hoặc xà gạc.

Thành phẩm đan lát của họ thường được phân chia rất rỏ ràng. Đàn ông sẽ đan gùi, nong, nia, đồ đựng thóc còn phụ nữ chỉ chuyên đan cói. Tay nghề đan lát có thể được dùng như một chuẩn mực để đánh người đàn ông.

Nghề dệt vải

Nghề dệt vải được xem là một nghề phụ, chủ yếu làm trong thời gian rãnh rỗi. Tuy nhiên nếu nghề đan lá là chuẩn mực để đánh giá người đàn ông thì nghề dệt vải là điều kiện bắt buộc dành cho các cô gái trước khi lấy chồng.

Nguyên liệu dệt vải là cây công kéo sợi, được trồng trong vườn hay bên bờ suối. Các công đoạn dệt vải gồm có chế biến, nhuộm sợi và dệt.

Chế biến: Bông được thu hoạch, phơi nắng cho bung ra. Sau khi làm tơi và kéo thành sợi, người ta đem ngâm với nếp nấu nhừ để tăng độ chắc của sợi. Khi đã ngâm xong, sợi sẽ được đem phơi khô rồi quấn lại thành cuộn lớn.

Nhuộm màu: Màu vải được chiết xuất hoàn toàn từ sản phẩm tự nhiên. Màu xanh lá cây được lấy từ lá tơrưng, màu xanh biển là từ nước lá chát, màu đỏ từ các loại cỏ dền, hay màu vàng từ củ nghệ dại…

Dệt: Hoa văn và màu sắc trên các tấm vải dệt rất đa dạng, tùy theo ý thích mỗi người. Như hoa văn hình mắt chim, hoa văn hình bướm, hình con sâu hay là quả dưa hấu….

Săn bắt, đánh cá, hái lượm

Săn bắt được chia ra làm 2 hình thức chính. Thứ nhất là đặt bẫy, còn thứ hai là săn bắt tập thể theo nhóm. Hoạt động săn bắt theo nhóm thường được dẫn đầu bởi thợ săn giỏi, nhiều kinh nghiệm. Sau mỗi chuyến săn, thú săn được phải được mang đi cúng rồi mới chia cho thợ sơn.

Đánh cá và hái lượm là công việc chủ yếu dành cho trẻ em và phụ nữ. Các sản phẩm do họ thu hoặc được thường rất đa dạng, giúp tăng thêm sự phong phú cho bữa ăn gia đình.

Đời sống vật chất của người K’ho

Nhà ở của người K’ho

Nhà sàn thường dành cho các hộ giàu có kinh tế khá giả. Phần mái nhà được lợp tranh, vách phêng, nghiên ra ngoài nẹp tranh để chống rết. Nhà sàn cũng thường được làm cao dể chống thú dữ, phía trước làm một cầu thang rộng để lên xuống.

Người nghèo không có tiền của thì thường làm nhà sàn thấp hoặc nhà tầng trệt có hai mai dài úp xuống đất.

Còn có loại nhà sạp, nối liền không có vách ngăn với nhiều hộ gia đình sống chung. Mỗi gia đình có một bếp ăn riêng, đối diện là các đồ hàng ghè, giỏ đồ đạc và bàn thờ tổ tiên.

Trang Phục người K’ho

Trang phục truyền thống của người đồng bào rất đơn giản, thông thường nam chỉ đóng khố, nữ mặc váy ngắn còn thân trên để trần.

Khố của người đàn ông thường dài tầm 3 sải tay (1 sải 50, 60 cm), rộng hơn một gang, có hoa văn dọc theo vải.

Váy của người phụ nữ thường màu đen, có dãi màu trắng chạy dọc theo tấm vãi

Riêng chủ làng hay thầy cúng còn có khăn kheo đội trên đầu

Mặc dù bây giờ không còn tồn tại nữa, khi xưa người K’ho còn có phong tục làm đẹp bằng Cà Răng, Căng Tai.

Đời sống tinh thần của người K’ho

Xã hội người K’ho Buôn làng

Mỗi buôn làng là một hệ thống riêng, với chủ làng là người đứng đầu. Người làm chủ làng phải là người có tài ăn nói, hùng biện, thông thạo lịch sử và còn biết kể chuyện. Nhiệm vụ của chủ làng là điều hành công việc của cả buôn làng như chia đất, dời làng, hòa giải, xử kiện…vv

Người kế tự chủ làng là người được bầu lên để để thay mặt chủ làng. Chẳng hạn như khi chủ làng đi xa, bệnh tật hay đã quá già yếu để tiếp tục công việc.

Ngoài ra Thầy Cúng và Phù Thủy cũng có vai trò rất quang trọng trong buôn làng. Họ đảm nhiệm việc chữa bệnh cho dân làng, tổ chức các lể cúng tế thần linh, xua đuổi ma quỷ quấy phá làng….

Dòng họ

Người K’ho tuân theo chế độ mẫu hệ, tức là tập trung những người theo cùng một họ mẹ. Chẳng hạn như họ Dacat ở Tà Nung, họ Dagut ở Đơn Dương, họ Rơông ở Naha

Gia đình

Tiểu gia đình: Gồm một vợ, một chồng và con cái chưa trưởng thành

ДђбєЎi gia Д‘Г¬nh: Gб»“m nhiб»Ѓu gia Д‘Г¬nh hoбє·c nhiб»Ѓu thбєї hệ gia Д‘Г¬nh cГ№ng sб»‘ng chung mб»™t nhГ

Mỗi gia đình dù lớn hay nhỏ thì đều có một bồ hiếu, tức là chủ nhà.

Phong Tục, tập quán người K’ho Tín ngưỡng của người K’ho

Người K’ho tin vào sự các thế thực siêu nhiên như ma quỷ và thần thánh (Cà và Yàng). Vị thần tối cao nhất trong tín ngưỡng của họ là Ndu, thần tạo hóa của muôn loài. Kế tiếp đó là các vị thần thiên nhiên như Thần Núi, Thần Rừng, Thần Nước, Thần Nhà.

Hôn nhân của người K’ho

Người K’ho sống theo chế độ mẩu hệ nên khi muốn kết hôn, các cô gái phải đi bắt chồng. Các cô gái và chàng trai thường sẽ làm quen hẹn hò với nhau trước, sau đó thì gia đình cô gái mới qua nhà trai để hỏi cưới chàng trai về làm chồng cho cô gái.

Họ cũng có quy định chung là anh, em theo cùng một họ mẹ không được phép lấy nhau. Tùy theo họ tộc, còn có những gia đình có quy định riêng lẻ như không được kết hôn với người thuộc dòng họ thù địch hay người bị nghi là ma lai. Trong trường hợp người chồng hay vợ qua đời sớm thì hội đồng làng có thể cho kết hôn lại sau một năm theo lệ Nối Dây.

Sinh đẻ của người K’ho

Trong thời gian mang thai, phụ nữ người K’ho Chin phải kiêng cử không ăn thịt khỉ, vượn hay động vật mang thai. Phụ nữ người K’ho Srê không ăn con nhím, tê tê vì sợ khó sinh. Họ cũng cần lưu ý không mang vật nặng, gùi mang sau lưng phải ngay ngắn và không được buộc tóc.

Sau khi sinh, người phụ nữ ở cữ 7 ngày, chỉ cho phép anh em, họ hàng vào thăm. Ngoài cửa có cột một sợi chỉ xanh để báo hiệu, chẳng may khách lạ vẫn bước chân vào nhà thì chủ nhà phải phun nước vào người khách. 7 ngày cữ kết thúc thì người mẹ mới có thể điệu con đi làm lại được.

Ma chay của người K’ho

Khi có người qua đời trong làng, cả làng sẽ cùng chung tay với gia đình tổ chức ma chay, đánh chiêng gõ mỏ để tiễn linh hồn về nơi an nghỉ. Theo quan niêm của họ, việc ma chay, chôn cất là việc chung của cả dòng họ.

Chủ nhà và người dân trong làng sẽ cùng nhau vào rừng đốn cây, khoét ruột làm quan tài, phía trên vẻ hình sặc sở. Người chết sau đó sẽ được gói trong chiếu hoa, để vào quan tài và mang chôn ở nghĩa địa phía Tây làng. Phần đầu quan tài luôn được đặt về hướng Đông, còn chân thì về hướng Tây.

Ba ngày sau khi chôn, người ta sẽ trồng mía, chuối xung quanh mộ. Các vật dụng thân thiết sẽ được mang theo người chết, bỏ trên mộ đục thủng.

Một số bài viết thú vị về thành phố Đà Lạt

Đăng bởi: Bảo Bảo

Từ khoá: Người K’Ho Đà Lạt – Những người con đầu tiên của cao nguyên Lâm Viên

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Đáng Tiếc Mà Con Người Vẫn Đang Làm trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!