Bạn đang xem bài viết Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh ❤️️8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh ❤️️ 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Tham Khảo Những Mẫu Sơ Đồ Hệ Thống Hoá Nội Dung Và Kiến Thức Để Ôn Tập Hiệu Quả.
Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương, thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.
Bài thơ “Quê hương” được viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương – một làng chài ven biển tha thiết, tác phẩm rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Đọc nhiều hơn 🌻 Quê Hương Tế Hanh 🌻 Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương Hay Nhất
Sơ đồ tư duy về tác giả Tế Hanh sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Tế Hanh
Đón đọc tuyển tập ☀️ Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh
Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích Bài Thơ Quê Hương ☔ Những Bài Văn Mẫu Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Quê Hương Đầy Đủ
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Tham khảo mẫu vẽ sơ đồ tư duy bài thơ Quê hương ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập tác phẩm và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Quê Hương Ngắn Gọn
SCR.VN chia sẻ 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Tản Đà 🌳 7 Mẫu Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Bài Quê Hương Ngữ Văn 8
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Nhớ Rừng Thế Lữ 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Quê Hương Lớp 8 Chi Tiết
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bài Ông Đồ Vũ Đình Liên ☀️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Mẫu sơ đồ tư duy về Quê hương phân tích tác phẩm sẽ giúp các em học sinh có được cho mình những định hướng cụ thể khi thực hiện bài viết nghị luận văn học.
Sơ Đồ Tư Duy Về Quê Hương Phân Tích Tác PhẩmSơ Đồ Phân Tích Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Qua Bài Thơ Quê Hương
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Khi Con Tu Hú Tố Hữu 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Cảm Nhận Tác PhẩmSơ Đồ Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương
Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Hai Cây Phong 🌠 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Quê hương Tế Hanh sẽ giúp các em học sinh trau dồi những ý văn đặc sắc và luyện tập cách hành văn hay.
Tế Hanh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, ông đã góp phần đem đến cho thơ ca Việt Nam một hương sắc mới mẻ và lạ lẫm.
Nếu như đến với Huy Cận, ta bắt gặp một hồn thơ mang nặng nỗi đau đời, tuyệt vọng. Hay Chế Lan Viên, với nỗi đau được tạo nên từ một tâm hồn đang trỗi dậy với bao điều suy nghĩ, bao nỗi xót xa về cuộc đời. Thì đến với Tế Hanh, ta bắt gặp một hồn thơ mang một vẻ đẹp non tơ, trong trẻo khác lạ. Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ “Quê hương” của ông được viết 1938 – khi đó nhà thơ mới tròn 17 tuổi.
Hai tiếng “quê hương” nghe rất thân thương, mộc mạc và gần gũi với mỗi con người Viêt Nam. Đó là nơi ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, là khi đi xa ta muốn trở về trong vòng tay của gia đình để được yêu thương, bao bọc. Vì vậy, trong tâm trí của mỗi người, quê hương rất đỗi quen thuộc, nó gắn liền với tuổi thơ là những giếng nước, gốc đa, với vườn rau, buồng chuối, với cánh đồng lúa mênh mông…. Còn quê hương trong tâm trí Tế Hanh là một làng chài ven biển nằm trên cù lao giữa bốn bề sông nước:
“Làng tôi” – hai tiếng được cất lên một cách rất tự nhiên. Tác giả muốn giới thiệu chung về làng quê của mình, một làng quê nghèo bình dị như bao làng quê khác. Ở đây người dân sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn liền với tiếng sóng, tiếng gió, với vị mặn của vùng biển thôn quê. Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, mà nhà thơ còn miêu tả cụ thể bức tranh làng quê thật sinh động, tỉ mỉ đến từng chi tiết:
Đến đây, một khung cảnh làng quê đang được mở ra trước mắt với một không gian bao la rộng lớn, với bầu trời cao rộng trong veo ngập ánh sáng. Cùng với gió nhè nhẹ nhuốm thêm ánh nắng hồng của buổi bình minh. Một ngày mới bắt đầu. Ngày mới tràn đầy năng lượng với tinh thần hăng hái của người dân ra khơi.
Bức tranh lao động được tác giả miêu tả cụ thể như đang được chứng kiến tận mắt vậy. Với lối viết độc đáo, đặc sắc bằng việc sử dụng biện pháp so sánh “con thuyền như con tuấn mã”, cùng với việc sử dụng liên tiếp các động từ mạnh “hăng, phăng, vượt”, thêm tính từ “mạnh mẽ” đã tạo nên một bức tranh vô cùng hùng vĩ. Làm cho ta thấy được khí thế phăng phăng, một tinh thần dứt khoát của những người con đất biển, thấy được sức mạnh dũng mãnh của con thuyền băng băng như muốn vượt lên sóng vỗ, vượt lên gió to giữa không gian biển cả để vươn mình ra khơi.
Với tình cảm tươi trẻ và hồn nhiên, tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp và sức sống bền vững của quê hương qua những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức sáng tạo. Chiếc thuyền, một hình ảnh bình dị mà thân quen nay được nhà thơ ví như “mảnh hồn làng”. Hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tưởng tượng.
Từ một vật vô tri vô giác, cánh buồm đã được ví như như một linh hồn rất đỗi linh thiêng của quê hương. Nó như một phần không thể thiếu, không thể tách rời của người dân làng chài. Chỉ có những người gắn bó rất gần gũi, có tình cảm yêu thương sâu nặng với cuộc đời, với làng chài ven biển và với con người nơi đây thì nhà thơ mới cảm nhận được một cách tinh tế đến vậy.
Nếu như ở trên tác giả miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá với một khí thế sôi nổi, vui vẻ, năng động thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến cũng được nhà thơ khắc họa với một giọng điệu đầy sự phẩn khởi, lạc quan:
Đoạn thơ là cảnh thuyền cá về bến sau một ngày lao động vất vả trên biển. Với việc sử dụng tính từ “ồn ào, tấp nập” đã toát lên một không khí náo nhiệt đầy hối hả của những người dân vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về với “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” nhìn bắt mắt.
Đã là dân vùng biển, thì cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Họ lao động vất vả để mong muốn có được cuộc sống no ấm hơn. Vì thế, giây phút đón người thân trở về bình an sau chuyến đi là niềm vui lớn lao hơn tất cả. Họ thầm cảm ơn trời đất đã cho sóng yên biển lặng để người dân trở về được an toàn.
Nổi bật lên giữa khung cảnh người người, nhà nhà đang tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch cá là hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của những thân hình vạm vỡ, cường tráng quanh năm bôn ba vật lộn với đại dương bao la. Những thân hình ấy thấm đẫm những hơi thở, nhịp sóng và vị mặn nồng của muối biển.
Đến đây hình ảnh chiếc thuyền được tác giả nhân hóa lên giống như con người sau một ngày làm việc vất vả và giờ là lúc được nghỉ ngơi. Hình ảnh con thuyền đã trở nên có hồn hơn bao giờ hết. Nó không còn là một phương tiện giao thông thông thường nữa mà nó đã trở thành một người bạn thân thiết của cư dân.
Không chỉ con người mà cả chiếc thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, cái hương vị mằn mặn chan chát như thấm sâu thấm đậm vào từng làn da, thớ thịt của con người. Một bức tranh toàn cảnh đã được nhà thơ tái hiện lại vô cùng sắc bén.
Đằng sau bức tranh quê hương với những hoạt động của người dân làng chài trên vùng biển là nỗi lòng nhớ thương da diết của nhà thơ. Nhớ những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương mình “như màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đặc biệt nhớ cái mùi đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của vùng biển, cái vị nồng mặn của đất trời yêu thương.
Có thể nói, đây là một bức tranh toàn cảnh về quê hương yêu dấu của nhà thơ. Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn. Phải là một nhà thơ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với đời sống cần lao của người dân nơi đây thì nhà thơ mới có được những vần thơ hay đến vậy.
Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Đập Đá Ở Côn Lôn Phan Châu Trinh 🌳 11 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Nguyễn Du ❤️️12 Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Nguyễn Du ❤️️ 12 Mẫu Ngắn Hay ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Tư Liệu Ôn Tập Văn Bản Giúp Học Sinh Nắm Vững Nội Dung Và Kiến Thức.
“Trao duyên” là đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân. Trao duyên, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến. Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Nội dung đoạn trích có thể tóm lược thành 3 phần:
-Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
-Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò
-Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Trao Duyên 🍀 Mẫu Lập Dàn Ý Hay
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du sẽ cung cấp cho bạn đọc và các em học sinh những thông tin cơ bản xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của vị đại thi hào dân tộc.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Du
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Trao Duyên 💧 Mẫu Bài Nghị Luận Văn Học Hay
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Truyện Kiều Trao duyên sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung và kiến thức cơ bản khi tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như đoạn trích Trao duyên.
Trao duyên sơ đồ tư duy ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh nhanh chóng và dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập tác phẩm.
Trao Duyên Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Đoạn Trích Trao Duyên Chi TiếtSơ Đồ Tư Duy Hoàn Cảnh Trao DuyênSơ Đồ Đoạn Trích Trao Duyên Kiều Nhờ Cậy VânSơ Đồ Đoạn Trích Trao Duyên Kiều Thuyết Phục EmSơ Đồ Đoạn Trích Trao Duyên Tâm Trạng KiềuSơ Đồ Đoạn Trích Trao Duyên Bi Kịch Của Kiều
Mời bạn tham khảo 🌠 Cảm Nhận 12 Câu Đầu Bài Trao Duyên 🌠 10 Bài Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Trao Duyên Đầy Đủ Vẻ Đẹp Của KiềuSơ Đồ Tư Duy Của Bài Trao Duyên Đầy Đủ Nỗi Đau Của Kiều
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Trao Duyên 18 Câu Đầu 🌼 10 Bài Cảm Nhận Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trao Duyên Lớp 10 Tìm Hiểu ChungVẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trao Duyên Lớp 10 Đọc Hiểu Văn Bản
Chia sẻ thêm 🍀 Phân Tích 8 Câu Cuối Bài Trao Duyên 🍀 Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Đặc Sắc
Vẽ sơ đồ tư duy Trao duyên lớp 10 đơn giản sẽ giúp các em học sinh ôn tập tác phẩm trước những kỳ thi và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Lớp 10 Phân Tích Đoạn TríchVẽ Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Lớp 10 Cảm Nhận Đoạn Trích
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Tâm Trạng Thúy Kiều Trong Đoạn Trích Trao Duyên 🌳 Văn Mẫu Hay
Sơ đồ tư duy Trao duyên 10 phân tích nhân vật Thuý Kiều sẽ là những ý chính mà các em học sinh cần lưu ý khi làm bài nghị luận văn học.
Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên 10 Phân Tích Nhân Vật Thuý Kiều
Đọc nhiều hơn với ☀️ Phân Tích Trao Duyên ☀️ Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Bài Trao Duyên Văn 10 Phân Tích 18 Câu Đầu
Đừng bỏ qua 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥 21 Mẫu Văn Bản Nội Dung Hay
Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên 12 Câu Đầu
Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy 14 câu tiếp bài Trao duyên sẽ giúp các em học sinh nắm được dàn ý cơ bản để triển khai bài viết của mình.
Sơ Đồ Tư Duy 14 Câu Tiếp Bài Trao Duyên
Tiếp theo tham khảo 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Đọc Tiểu Thanh Kí Nguyễn Du 🌳 7 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy 8 Câu Cuối Bài Trao Duyên
Chia sẻ đến bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Nguyễn Du 🌳 7 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Trao duyên sẽ là tư liệu hay để bạn đọc và các em học sinh tham khảo, từ đó có những góc nhìn, cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đóng góp vào trong dòng chảy văn học ấy ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du. Ông không những là một nhân cách lớn mà đồng thời còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại.
Những sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm Đoạn trường tân thanh hay còn được biết nhiều hơn dưới tên Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Thế nhưng, điều đáng nói là bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều truyện là một câu chuyện “tình khổ” thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau khi tạm chia tay Kiều, Kim Trọng trở về quê để chịu tang chú. Thế nhưng trong thời gian đó, gia đình của Kiều có biến, cha và em bị bắt. Là người con có hiếu, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha và cũng vì thế mà nàng không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng. Kiều một mình chịu đựng nỗi đau:
Kiều ngổn ngang bao nỗi băn khoăn, trăn trở và cuối cùng nàng quyết định nhờ em mình là Thúy Vân chắp mối tơ duyên với Kim Trọng mặc dù vô cùng đau khổ và dằn vặt:
Vượt lên trên tất cả, Kiều đã quyết định trao duyên cho em cùng muôn vàn đau khổ, rơi vào mối mâu thuẫn: lí trí bắt buộc phải trao nhưng tình cảm lại không thể. Trao duyên còn là đứng trước nỗi đau của một bi kịch kép: tình yêu tan vỡ và bi kịch của một cuộc đời lầm than. Tất cả xảy ra khi Kiều còn đang ở độ tuổi rất trẻ vì vậy, Nguyễn Du đã viết nên đoạn trích bằng tất cả niềm cảm thông, thấu hiểu và thương xót của mình. Thúy Kiều mở lời nhờ cậy em một cách vừa từ tốn, trang trọng nhưng cũng vô cùng khéo léo, tinh tế và sắc sảo:
Từ “em” được nhắc đi nhắc lại hai lần, đi liền với từ “cậy”, “chịu” và cử chỉ kì lạ: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên tha thiết, đưa Thúy Vân đến với không gian trang trọng, thiêng liêng của buổi trao duyên. Trong lời mình, Thúy Kiều đã dùng chữ “cậy” thay cho chữ “nhờ” khiến cho lời lẽ trở nên tha thiết và có sức nặng đồng thời thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nàng dành cho em. Kiều muốn Vân biết rằng em chính là chỗ bấu víu, trông cậy duy nhất của chị.
Đồng thời, Kiều cũng hiểu rằng việc Vân nhận lời giúp mình cũng là một sự san sẻ. Cũng chính vì thế, thay bằng lối giao tiếp thông thường, Kiều quỳ xuống lạy em như lạy một ân nhân cứu mạng của cuộc đời mình. Ngay từ những lời đầu tiên, với từng lời nói và cử chỉ ta thấy được tấm lòng tha thiết của Kiều nhưng vô cùng sắc sảo, mặn mà. Sau đó Kiều đã tâm sự với Thúy Vân về mối tình của mình với Kim Trọng:
Kiều nói rõ cho em sự dang dở của mình trong mối tình với Kim Trọng. Câu thơ đã sử dụng cách nói tượng trưng thể hiện sự đau khổ của Thúy Kiều về mối tình đầu dang dở với chàng Kim. Kiều còn gọi mối tình của mình với Kim Trọng là “mối tơ thừa” bởi nàng hiểu với mình, mối tình ấy là tất cả thế nhưng đối với Thúy Vân thì đó lại là điều trói buộc, trái ngang.
Kiều không muốn Thúy Vân phải bận lòng, băn khoăn quá nhiều. Nàng cũng muốn tùy em xử trí: “mặc em”. Lời nói của Kiều tưởng như vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ thế nhưng, bên trong đó là một nỗi đau đến đứt ruột bởi mối tình của Thúy Kiều với Kim Trọng là mối tình đầu sâu đậm không dễ nguôi ngoai.
Kiều đã kể lại cho em về buổi gặp gỡ, thề nguyền đính ước với chàng Kim. Thúy Kiều gọi Kim Trọng một cách rất trân trọng cùng với sự nối tiếp của các hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề” gợi về những kỉ niệm giữa hai người. Qua đó Kiều muốn khẳng định một cách chắc chắn với Thúy Vân rằng mối tình của mình với Kim Trọng là mối tình sâu sắc chứ không phải trăng gió vật vờ. Đồng thời khi hồi tưởng lại mối tình xưa, Thúy Kiều thể hiện tình cảm tha thiết và đầy nuối tiếc mà tất cả hiện lên như vừa mới hôm qua.
Kiều còn nói với em về cảnh ngộ hiện tại của mình:
Nàng muốn Vân hiểu những bất hạnh bất ngờ ập tới khiến cho Kiều vô cùng rối bời, Kiều muốn em hiểu rằng mình đang làm tròn chữ hiếu và mong em giúp mình làm trọn chữ tình. Qua đó ta còn thấy một Thúy Kiều muốn sống khao khát sống trọn tình vẹn nghĩa nhưng cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh lại không cho phép nàng. Không những thế, Kiều còn nói đến hoàn cảnh hiện tại của Vân để rồi cất lời nhờ em:
Kiều nhắc đến tình máu mủ để nói việc mình nhờ cậy em cũng là hợp với đạo lí. Kiều cũng nói đến lời nước non để chứng minh rằng tình cảm của mình với Kim Trọng là tình cảm thiêng liêng rất xứng đáng với em. Kiều cũng nói với em những lời rất tội nghiệp để thuyết phục hoàn toàn Thúy Vân:
Dù có ở thế giới khác đi chăng nữa thì Kiều cũng cảm thấy mãn nguyện khi đã trao duyên được cho em. Nhưng mặt khác, hai chữ “thơm lây” khiến cho Kiều trở thành một người ngoài cuộc bởi hạnh phúc bây giờ đã trao lại cho Thúy Vân. Qua đây ta cũng thấy được thân phận và số phận của Kiều khi thốt ra những lời như thế. Nếu như không có sóng gió bất ngờ xảy ra thì Kiều đã được hưởng những hạnh phúc ấy và bởi vậy, lời nói của Kiều có gì đó thật xót xa, hạnh phúc mới chớm nở thì đã tàn.
Sau khi mở lời nhờ cậy em, Kiều đã trao lại cho em những kỉ vật đính ước và tha thiết tâm sự với em:
Thúy Kiều trao lại cho em những kỉ vật là chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Đó là những tín vật của tình yêu gợi lại mối tình đầu. Nhìn thấy những kỉ vật Kiều như được sống lại với kỉ niệm tình yêu của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại khi Kim Trọng đang ở nơi xa thì những kỉ vật ấy là chỗ bấu víu duy nhất của Thúy Kiều nên không dễ dàng gì để trao lại cho em.
Cũng vì thế mà Kiều thốt lên những lời đầy lạ lùng: “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Chính sự không rõ ràng trong hai từ “của chung” ấy đã thể hiện sự lúng túng và ngập ngừng của Thúy Kiều, cho thấy tâm trạng của nàng khi trao lại kỉ vật cho em: lí trí mách bảo phải trao nhưng tình cảm thì lại không thể. Trao lại kỉ vật cho em những tâm hồn Kiều không thể nguôi ngoai:
Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc, coi mình như đã chết. Những hình ảnh trong câu thơ gợi ra một Thúy Kiều đang ở trong một thế giới khác, không thể trở lại hòa nhập với cuộc sống và số phận của nàng vô cùng mong manh. Ngay cả khi ở thế giới bên kia thì Kiều cũng không thể thanh thản mà còn nặng lòng với tình duyên, cuộc sống và nàng coi mình là người thác oan, nỗi đau tức tưởi nhưng đồng thời cũng vô cùng bất lực. Trong tận cùng đau khổ, Kiều hướng về Kim Trọng với những tâm sự tha thiết:
Thúy Kiều tâm sự với chàng Kim nhưng Kim Trọng đang ở phương xa và thực chất đây là những lời độc thoại, thể hiện sự tự ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về nỗi đau thân phận mình. “Gương gãy”, “trâm tan” là những hình ảnh diễn tả một cách cảm động và xót xa về bi kịch của Thúy Kiều.
Đằng sau đó ta thấy một Thúy Kiều nặng tình nặng nghĩa với chàng Kim. Đi liền với nỗi đau về tình yêu còn là nỗi đau về thân phận bạc bẽo. Thành ngữ “bạc như vôi” như có gì đó oán trách, đi liền với nó là tâm trạng gần như bất lực “Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”. Kết thúc đoạn thơ, Thúy Kiều cất lên tiếng gọi Kim Trọng tha thiết khiến cho lời than như một tiếng nấc được thốt ra nghẹn ngào.
Trong lời than ấy, Kiều đã gọi Kim Trọng là Kim lang, coi Kim Trọng giống như chồng của mình. Điều này tưởng như phi lí bởi Kiều đã trao duyên cho em nhưng lại rất có lí bởi Kiều đã thể hiện tình cảm chân thật của mình mà quên đi tất cả mọi thứ xung quanh. Nàng mắc phải một mặc cảm là mình đã phụ tình Kim Trọng.
Người đau khổ nhất lúc này đó chính là Thúy Kiều nhưng nàng đã quên đi những đau khổ ấy để chỉ nghĩ về Kim Trọng. Thúy Kiều không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Những câu thơ cuối là những câu cảm thán khiến cho đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột. Bi kịch, đau khổ và cả tình yêu nồng nàn của Thúy Kiều được đẩy lên đến đỉnh điểm, qua đó bộc lộ được những nét đẹp trong tâm hồn của nàng.
Đoạn trích Trao duyên đã khái quát lên bi kịch đau khổ của Thúy Kiều đó là bi kịch về tình yêu tan vỡ và bi kịch cuộc đời mỏng manh. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du đã một lần nữa khẳng định được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, chân thực và phong phú. Nguyễn Du như hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự thốt lên từ tận đáy lòng. Qua đoạn trích, nội tâm nhân vật Thúy Kiều được khám phá một cách toàn diện.
Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại, tinh tế để có thể miêu tả được những rung động, đau khổ trong lòng nhân vật. Đằng sau tất cả những điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du 🔥 16 Bài Văn Mẫu Hay
Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Microsoft Word
Sơ đồ tư duy không còn là khái niệm mới với nhiều người. Nó là phương pháp liên kết, tổng hợp ý tưởng và xây dựng kế hoạch phát triển kế hoạch hay dự án tuyệt vời. So với việc ghi lại từng diễn giải ý cho một khái niệm, ý tưởng cho một bữa tiệc hay phát triển kế hoạch quảng bá thương hiệu…, sơ đồ tư duy giúp bạn bạn dễ dàng hình dung mối quan hệ giữa các phần và biết cách phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đề ra nhanh hơn.
Nếu như trước đây, khi lập sơ đồ tư duy, chúng ta thường phải vẽ ra giấy. Giờ công việc này đã đơn giản hơn nhờ sự phát triển của công nghệ. Bạn có thể nhờ cậy tới những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy chuyên nghiệp như XMind, iMindmap, MindNode…
Tuy nhiên, nếu đã cài sẵn Microsoft Word trên máy tính, bạn không cần tới chúng nữa bởi phần mềm soạn thảo văn bản nổi tiếng này cũng hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước cách làm sơ đồ tư duy trong Word.
Microsoft Word 2023/2023
Bằng việc ghi ý tưởng hay suy nghĩ vào sơ đồ tư duy, chúng ta đang khuyến khích bộ não hoạt động, suy xét mọi khía cạnh, đánh giá các mối quan hệ giữa các ý tưởng thay vì xem chúng như một danh sách phân cấp.
Điểm mấu chốt khi lập sơ đồ tư duy là trực quan hóa tất cả dữ liệu – kết hợp từ với các nhân tố khác và thêm hình ảnh để não bộ hiểu rõ khối lượng lớn dữ liệu đó.
Thực tế, chúng ta có rất nhiều ứng dụng để tạo sơ đồ tư duy. Thế nhưng, nếu không muốn cài những phần mềm này, Microsoft Word có thể giúp bạn vẽ nhanh nó. Trước hết, bạn cần nắm được những quy tắc tạo sơ đồ tư duy hiệu quả sau:
Nghĩ về ý tưởng chính và viết nó vào phần trung tâm của sơ đồ.
Để lại nhiều khoảng trống giữa các ý bởi nhiều ý tưởng và mối quan hệ phụ mới sẽ xuất hiện khi sơ đồ tư duy phát triển.
Luôn bám sát luồng ý tưởng.
Sơ đồ tư duy giúp bạn phát triển ý tưởng hiệu quả hơn
Làm quen cách nhóm hình ảnh trong Word
Cách vẽ biểu đồ trong Microsoft Word vô cùng dễ dàng nhờ sự trợ giúp của các hình dạng và liên kết cơ bản. Mở rộng nó bằng icon, ảnh, SmartArt, biểu đồ, thậm chí cả video. Kết quả, sơ đồ tư duy hoàn thiện bằng Word có thể trở thành một tài liệu chuyên nghiệp theo đúng nghĩa đen.
Chuyển Microsoft Word sang chế độ nằm ngang Lựa chọn hình dạng bạn muốn chèn vào sơ đồ tư duy
Bạn có thể dùng những hình dạng đơn giản như hình bầu dục, hình chữ nhật bo tròn cạnh để trình bày ý tưởng trung tâm. Sau đó, gắn nhãn toàn bộ hình bằng Text Box.
Kéo dài và kết nối các hình dạng bằng đường thẳng và mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa chúng. Giống như tất cả nhân tố khác, bạn có thể sao chép và dán hình dạng, nhờ đó, việc sắp xếp ý chính – phụ không mất nhiều thời gian.
Một ví dụ điển hình về sơ đồ tư duy
Toàn bộ nhân tố có thể chi tiết hóa bằng cách dùng bộ sưu tập đầy đủ các kiểu hình dạng – Shape Styles. Vẽ hình đầu tiên sẽ hiển thị tab Shape Format ngữ cảnh. Điều tuyệt nhất là khi trỏ chuột vào công cụ bất kỳ, bạn sẽ trực tiếp xem trước được cách sơ đồ hiển thị khi sử dụng chúng.
Microsoft Word cung cấp nhiều tùy chọn định dạng hình chèn vào sơ đồ tư duy Microsoft Word cho phép bạn thoải mái tùy biến hình dạng trong bản đồ tư duy Các lựa chọn tùy biến Line trong Microsoft Word
Ngoài việc minh họa sơ đồ tư duy bằng ảnh trên máy tính hoặc nguồn online, bạn có thể chạm vào Icons để có lựa chọn trình bày quy trình và luồng công việc phù hợp.
Bạn có thể chèn những icon này vào sơ đồ tư duy tạo bằng Microsoft Word
Advertisement
Trong khi chèn ảnh hoặc icon, hãy dùng biểu tượng xử lý góc để xác định kích thước ảnh. Bạn cũng có thể chỉnh độ trong suốt và tô màu biểu tượng phù hợp với màu nền của sơ đồ tư duy.
Chèn icon vào ô ý tưởng chính thực sự là lựa chọn không tồi phải không?
Bạn có thể mở rộng sơ đồ tư duy trong Word bằng cách thêm siêu liên kết tới nguồn bên ngoài. Thế nhưng nếu muốn bổ sung ghi chú chi tiết hơn vào sơ đồ thì phải làm thế nào?
Microsoft Word không hỗ trợ thêm ghi chú hay đính kèm văn bản, tuy nhiên, bạn có thể nhờ cậy tới OneNote.
Tác vụ Linked Notes của OneNote được gắn vào Microsoft Word
OneNote sẽ nằm bên cạnh sơ đồ tư duy và yêu cầu bạn chọn Notebook, Section, Page cho ghi chú mới cùng với box Select Location. Chọn trang mới hoặc trang hiện tại để bắt đầu.
Mẫu mindmap trên cực hữu ích cho cả người dùng cá nhân, tổ chức, công ty tuyển dụng… Mẫu sơ đồ tư duy miễn phí và có thể sửa trên Word này giúp bạn lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn quan trọng tiếp theo, có cách theo dõi toàn bộ thông tin cần thiết, chuẩn bị cho câu hỏi khó và phát huy kỹ năng phỏng vẫn tốt nhất.
Mẫu mindmap trực quan trên giúp bạn cân đối chi phí dễ dàng hơn cho nhiều kế hoạch khác nhau. Dù là chuyên gia hay học sinh, mẫu sơ đồ tư duy phân tích chi phí này đều hữu ích với bạn.
Đúng, mẫu mindmap này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân, vị trí đang đứng trong công việc và xã hội. Nó sẽ khiến bạn nhìn lại bản thân về những thói quen, sở thích, cảm xúc và nhiều hơn thế nữa. Hãy dùng mẫu sơ đồ tư duy đẹp trên Word này như một bài tập tự đánh giá.
Hướng Dẫn Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Visio
Bài viết hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio, mời các bạn cùng theo dõi.
Bước 2: Chọn Brainstorming Diagram.
Tiếp theo chọn đơn vị đo lường Metric Units và chọn Create.
Bước 3: Xuất hiện giao diện làm việc, các bạn sẽ thấy Visio có giao diện trực quan giống với Word, Excel… nhưng lại khác một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác. Phía bên trái phần Brainstorming Shapes (1) có một số hình hỗ trợ các bạn vẽ sơ đồ tư duy. Phần OutlineWindow (2) các bạn có thể theo dõi được toàn bộ sơ đồ tư duy một cách thu gọn, khi các bạn chỉnh sửa nội dung bên sơ đồ tư duy thì trong OutlineWindow cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự các bạn thay đổi nội dung trong OutlineWindow thì nội dung bên sơ đồ tư duy cũng thay đổi theo.
Các bạn có thể thu nhỏ OutlineWindow bằng cách chọn biểu tượng ghim trái, như vậy khi các bạn bỏ con trỏ chuột khỏi OutlineWindow thì nó sẽ được thu nhỏ lại.
Để mở OutlineWindow thì các bạn nhấn chuột vào chữ OutlineWindow, nếu muốn ghim lại thì các bạn nhấn chuột vào biểu tượng ghim dọc như hình dưới.
Bước 6: Chỉnh sửa sơ đồ tư duy
Xuất hiện Change Shape các bạn lựa chọn kiểu hình trong New shape và nhấn OK để thay đổi. Trong Newshape có các kiểu hình:
Oval: hình oval.
Cloud: hình đám mây.
Rectangle: hình chữ nhật.
Line: hình đường thẳng.
Freehand: hình tự do/ kiểu vẽ tay.
Wave: hình làn sóng…
2. Thay đổi theme, màu sắc, hiệu ứng cho sơ đồ tư duy
Sau đó chọn nhiều màu sắc hơn trong phần Colors.
4. Thay đổi kiểu sơ đồ tư duy
Xuất hiện Brainstorming Style các bạn lựa chọn kiểu sơ đồ trong phần Select a style, phần xem trước phía bên phải cho các bạn dễ dàng lựa chọn. Sau khi đã lựa chọn xong kiểu sơ đồ các bạn chọn OK để lựa chọn.
Sơ đồ tư duy của bạn sẽ được thay đổi theo kiểu bạn chọn:
5. Thay đổi bố cục sắp xếp cho sơ đồ tư duy
Xuất hiện phần Layout các bạn lựa chọn bố cục phù hợp trong phần Select a layout, nhấn OK để lưu lựa chọn.
Sơ đồ tư duy sẽ được sắp xếp theo bố cục mà bạn đã chọn, các bạn có thể sắp xếp cho vừa trang giấy.
Bước 7: Xuất dữ liệu
1. Sao chép sơ đồ (hình vẽ) sang Word
Các bạn có thể sao chép dữ liệu sang Word bằng cách nhấn giữ chuột và chọn sơ đồ tư duy, tiếp theo nhấn chuột phải chọn Copy (hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + C) để copy.
Advertisement
Mở Word, nhấn chuột phải chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + P để dán.
Để chỉnh sửa sơ đồ các bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào sơ đồ thì sẽ xuất hiện phần chỉnh sửa của Visio cho các bạn điều chỉnh.
2. Xuất nội dung của sơ đồ sang Word
Xuất hiện cửa sổ File Save các bạn chọn vị trí lưu file và đặt tên file trong File name, sau đó nhấn Save.
Trang Word chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.
3. Xuất nội dung của sơ đồ sang Excel
Xuất hiện cửa sổ File Save các bạn chọn vị trí lưu file và đặt tên file trong File name, sau đó nhấn Save.
File Excel chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.
Bước 8: Lưu sơ đồ tư duy.
Chọn vị trí lưu file, đặt tên cho file trong File name và chọn định dạng cho file trong phần Save as type, cuối cùng nhấn Save để lưu lại.
Tóm Tắt Chí Phèo ❤️️ 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Tóm Tắt Chí Phèo ❤️️ 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Hữu Ích Giúp Bạn Học Tốt Môn Ngữ Văn Lớp 11.
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xoay quanh bi kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Qua tác phẩm Nam Cao đã cho người đọc thấy được sự khốn cùng của con người bị áp bức trong xã hội cũ cũng như sự độc ác, tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện. Tóm tắt nội dung của tác phẩm có thể chia thành 3 phần cơ bản như sau:
Tham khảo mẫu tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy
Đừng bỏ qua 🔥 Cảm Nhận Về Nhân Vật Chí Phèo 🔥 12 Bài Văn Hay Nhất
Phần tóm tắt Chí Phèo phần tác giả tác phẩm sẽ cung cấp cho các em học sinh những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nam Cao.
Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông để lại khối lượng sáng tác lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đôi mắt, … Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng. Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.
Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Cảm Nhận Về Nhân Vật Thị Nở 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất
Viết tóm tắt truyện Chí Phèo Thị Nở sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung và kiến thức cơ bản để học tốt tác phẩm.
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đấm lưng, xoa đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến sai bọn tay sai giải ra huyện, rồi Chí bị đi tù bảy, tám năm.
Ngay khi được thả ra khỏi tù, Chí đã cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến để vạch mặt và ăn vạ. Nhưng lão Bá Kiến rất khôn, hắn cho Chí năm đồng bạc để uống rượu. Chí được xoa dịu bằng năm đồng bạc ấy đã nguôi ngoai, Chí rơi vào hoàn cảnh lúc nào cũng say xỉn, chỉ cần ai cho tiền là có thể làm bất cứ điều gì. Bá Kiến nhờ vậy mà khiến cho Chí trở thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, phá làng, phá xóm, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến.
Cho đến một hôm, cũng trong những cơn say như thường ngày, Chí đi về lều thì thấy Thị Nở đang nằm ngủ há hốc mồm dưới ánh trăng. Thế là Chí ôm chầm lấy Thị Nở và ân ái với nhau. Sáng hôm sau khi Chí tỉnh rượu, Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Cả cuộc đời Chí chưa từng được ai chăm lo cho như vậy, Chí thấy mình muốn làm người lương thiện.
Bát cháo hành của Thị Nở đã làm thức tỉnh lại phần người trong Chí nhưng cánh cửa làm người lương thiện lại đóng sập lại khi Chí Phèo bị bà cô của Thị Nở nhất quyết phản đối. Bà cô nói rằng: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!” Chí Phèo nghe vậy khóc rưng rức, đành lủi thủi đi về. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và chỉ vào mặt hắn nói: “Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lương thiện.” Chí giết chết Bá Kiến rồi tự sát, Thị nở chỉ còn biết nhìn vào bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Chí Phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, không cha mẹ bị bỏ rơi trong một cái lò gạch. Cuộc đời hắn được di chuyển từ người này đến người khác từ bà góa mù cho đến bác phó cối. Đến khi bác phó cối mất đi hắn trở thành kẻ không người thân. Không người thân thích, không gia đình hắn đến nhà Bá Kiến làm canh điền.
Chỉ vì một lần hầu hạ vợ của Bá Kiến mà Chí Phèo phải vào tù. Khi ra tù tính tình của hắn của trở nên thay đổi và biến thành con người khác, người Chí Phèo lúc nào cũng say khướt và trở thành một tay dữ tợn lúc nào không hay. Hắn trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, cuộc đời hắn giờ đây chỉ toàn là những lần đi đòi nợ thuê, tiếng chửi rủa và sự ghê sợ của người dân làng Vũ Đại.
Chí Phèo trong một lần uống rượu say đã gặp Thị Nở – một người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn”, hai người đã có tình cảm với nhau và Chí Phèo cảm động khi được Thị Nở chăm sóc và đút cho ăn bát cháo hành. Trong thâm tâm Chí Phèo muốn trở về một người lương thiện và sống chung với Thị Nở nhưng thật nghiệt ngã khi bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn, Thị Nở và cả xã hội như từ chối hắn trở về với con người lương thiện.
Chí Phèo trở nên thật điên cuồng, hắn uống thật say và càng say hắn nhận ra bi kịch của cuộc đời, hắn tìm đến nhà để giết Bá Kiến, sau đó Chí Phèo tự kết liễu đời mình, một cái chết thật bi thảm và đó là điều đã được dự đoán từ trước.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌹 15 Bài Ngắn Hay
Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ bà góa mù đến bác phó cối. Khi đã trưởng thành Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì sự ghen tuông của mình. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh với bộ dạng gớm ghiếc.
Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần đòi nợ thuê, là tiếng chửi là những cơn say từ ngày này qua ngày khác.
Chí Phèo gặp Thị Nở – người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Tình thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, không thể trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu mình để giải thoát mọi đau khổ.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng 🌟 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Bài tóm tắt truyện Chí Phèo ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hoàn thành bài soạn và có những tiết học trên lớp đạt hiệu quả cao.
Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù.
Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới.
Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.
Đọc nhiều hơn 🌻 Tóm Tắt Vi Hành 🌻 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.
Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Hắn xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.
Gợi ý cho bạn ☔ Tóm Tắt Tinh Thần Thể Dục ☔ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Tham khảo văn mẫu tóm tắt bài Chí Phèo ngắn gọn chọn lọc sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu.
Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
Tặng bạn 🌹 Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù 🌹 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao được sáng tác năm 1941. Truyện kể về bị kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo làm tá điền cho nhà bá Kiến. Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí Phèo trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến.
Vào một đêm trăng, Chí Phèo say sướt, đồng thời ăn nằm với Thị Nở. Nhận được sự chăm sóc của Thị, Chí Phèo khao khát về cuộc sống gia đình, muốn làm người lương thiện. Nhưng ước mơ ấy, bị bà cô bên họ ngăn cấm, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng. Cuối cùng, Chí Phèo giết chết Bá Kiến, rồi tự sát.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ 💕 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay
Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.
Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Chiếu Cầu Hiền 🌼 10 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn Hay
Bài tóm tắt Chí Phèo cực ngắn sẽ giúp các em học sinh trau dồi những cách diễn đạt phong phú và linh hoạt hơn.
Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà phải vào tù bảy, tám năm trời. Nhà tù thực dân đã biến Chí từ một người lương thiện thành một kẻ lưu manh, bất cần. Ra tù Chí đến ăn vạ nhà Bá Kiến, bằng sự khôn khéo của mình Bá Kiến đã khiến Chí đồng ý làm tay sai cho hắn.
Trong một đêm say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở, cuộc gặp gỡ này đã làm thức tỉnh phần người trong Chí. Chí khát khao lương thiện, muốn được làm hòa với mọi người. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đã khiến Thị Nở cự tuyệt Chí, đau khổ tuyệt vọng Chí đã giết chết Bá Kiến, người khiến mình trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại và tự kết thúc cuộc đời mình.
Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh 🌟 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn
Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ bỏ không. Xuất thân không cha không mẹ, hắn được một bà góa mù nuôi dưỡng và sau đó đó là bác phó cối. Đến khi bác phó cối chết hắn tứ cố vô thân lang thang khắp nơi. Sau khi ở chỗ nhiều nhà hắn trở thành canh điền cho nhà Bá Kiến, tính cách Chí Phèo lúc này hiền lành, thật thà. Bà vợ ba của Bá Kiến nhiều lần muốn gần gũi Chí Phèo nên tìm cách tiếp cận, Bá Kiến ghen tuông tìm cách đẩy Chí Phèo vào tù.
Sau bảy tám năm biệt tích, hắn trở về, bộ dạng khác hẳn ngày trước. Vừa về say khướt, cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến – bây giờ Lí Kiến, Nghị Viên, tiên chỉ làng Vũ Đại – chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão Bá Kiến khôn róc đời đã xử nhũn với hắn. Với những kẻ cố cùng liều thân “trị không được thì dùng”, “dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò”.
Thế chỉ là một bữa rượu, một đồng bạc, Chí Phèo hả hê ra về và trở thành “chỗ đầy tớ tay chân” của lão để khi cần chỉ cho hắn năm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Từ đó, Chí Phèo luôn say. “Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại để tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”.
Cuộc đời hắn cứ thế trôi đi… Một đêm trăng rười rượi, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn bị mọi người hắt hủi. Họ ân ái với nhau. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì hắn bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về làm hắn nhớ lại “có một thời hắn đã ước ao, có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”. Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trọi khốn khổ của mình.
Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được chăm sóc bởi một tay đàn bà. Nhớ lại khi xưa, những lần cái bà quỷ quái gọi hắn lên bóp chân, “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì!”. Hắn bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”. Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.
Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát…
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🍀 10 Mẫu Ngắn Hay
Việc tóm tắt Chí Phèo theo cốt truyện sẽ bám sát vào những diễn biến của mạch truyện và sự kiện xảy ra để tóm lược văn bản một cách đầy đủ và chính xác.
Nhân vật chính trong truyện Chí Phèo của Nam Cao vốn là kẻ không cha mẹ, người ta tìm thấy Chí trong một lò gạch bỏ hoang, trên người chí chỉ che bằng một cái váy đụp, thân thể xám ngắt lại. trải qua tay hết người này đến người khác từ người đàn bà góa phụ bị mù lòa đến bác phó cối cuối cùng Chí về tay Bá Kiến khi 18 tuổi.
Chí về nhà Bá Kiến làm canh điền, lọt vào mắt xanh của bà ba nhà Bá Kiến lúc nào cũng hừng hực Chí suốt ngày bị bà gọi lên để xoa bóp. Chuyện đến tai của cụ Bá, lão dựng chuyện khiến cho Chí Phèo đi tù. Sau bảy, tám năm biến biệt tăm trong tù, hắn quay trở lại làng Vũ Đại trong một bộ dạng khác hẳn, hắn đến ngay nhà cụ Bá, hăn say khướt, đập vỏ chai chửi bới, đánh nhau, rạch mặt ăn vạ.
Cụ Bá là một tên bá hộ khôn róc đời, biết không thể làm gì được với những kẻ cùng cố liều thân, cụ dỗ ngọt tên Chí, cụ cho Chí ăn, cho Chí uống và cho tiền mang về thế là Chí ngoan ngoãn như một con chó. Sau này Chí trở thành tay sai cho cụ Bá mà chỉ cần cho vài hào uống rượu là có thể sai Chí đi đòi nợ, tác hại đến bất cứ ai mà cụ Bá thấy ngứa mắt.
Trong mắt của người dân làng Vũ Đại thì Chí là hiện thân của quỹ dữ, hắn luôn say khướt, khi say hắn cầm chai đi khắp cả làng, gặp ai cũng gây sự, hắn chửi bới, ăn vạ, khóc lóc, khuôn mặt thì hằn lên những vết rạch chằng chịt, trông thấy Chí là ai cũng phải né mặt. Trong một đêm trăng, khi trong người đã có sẵn men rượi Chí vô tình nhạn thấy Thị nở – người đàn bà xấu nhất làng đang ngủ say, nổi cơn thú tính hắn ôm lấy Thị mà ân ái.
Sáng hôm sau tỉnh dậy Chí được Thị nở mang đến cho một bát cháo hành, trong khung cảnh an bình của làng Vũ Đại, tên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc mà lạ lẫm, tiếng mái chèo khua nước, tiếng chim hót, tiếng cười nói vui vẻ, những âm thanh mà trong lúc say Chí chẳng thể nghe thấy, mà Chí thì có bao giờ tỉnh đâu. Bỗng nhiên Chí muốn được làm người lương thiện, chí muốn có một mái ấm với Thị, Chí và Thị sẽ rất hạnh phúc.
Thế nhưng chuyện tình của Chí và Thị không thành vì bị bà cô Thị phản đối. Bị phản đối Chí lại quay ra trở về làm quỷ dữ, Chí càm dao đến nhà cụ Bá để đòi lương thiện, hắn đâm chết cụ Bá rồi tự tử.
Tham khảo văn mẫu 🔥 Tóm Tắt Tào Tháo Uống Rượu Luận Anh Hùng 🔥 10 Mẫu Hay
-Phần 1:
Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi, hắn chửi từ trời đến đất đến làng Vũ Đại, đến những người không chửi nhau với hắn và kể cả người đẻ ra hắn.
-Phần 2:
Tiếp đến tác giả lược thuật về cuộc đời Chí Phèo. Chí Phèo xuất thân là một đứa con hoang tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội. Hắn sống với những người nông dân lương thiện như bà góa mù, bác phó cối nên hắn ảnh hưởng tính cách lương thiện. Thời tuổi trẻ hắn là một người nông dân lương thiện nhưng do sự ghen tuông bóng gió, Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.
Sau bảy, tám năm ở tù hắn trở về làng, khi trở về hắn thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bộ mặt thì xấu xí méo mó quái dị, nội tâm thì thích chửi bới gieo vạ cà khịa. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo làm một kẻ đầu bò để trị những kẻ đầu bò nên Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, thực hiện mưu đồ gieo vạ bóc lột của Bá Kiến. Từ một con người lương thiện Chí đã trở thành một con vật lạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, của xã hội.
-Phần 3:
Trên bước đường trượt dốc nhân cách không có điểm dừng bỗng Chí Phèo gặp Thị Nở. Hắn được Thị Nở chăm sóc bằng bàn tay của người đàn bà và bát cháo hành nhớ đời, Chí Phèo đã tỉnh ngộ về ý thức làm người.
Chí Phèo khát khao chung sống với Thị Nở cũng là khát khao có một gia đình lương thiện hạnh phúc nhưng cánh cửa trở về với cuộc đời làm người của hắn lại một lần nữa bị đóng chặt. Bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn lấy Thị Nở vì tội chuyên rạch mặt ăn vạ. Sự từ chối của bà cô cũng chính là sự từ chối của xã hội, xã hội không chấp nhận một người như hắn trở về làm người.
Trong cơn tuyệt vọng hắn đã xách dao đi giết thủ phạm đã đẩy hắn ra khỏi cuộc đời đó là Bá Kiến và trong cơn bế tắc Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình. Khi Chí Phèo chết đi Thị Nở đã nhìn nhanh xuống bụng mình và nhìn ra cái lò gạch bỏ không xa xa vắng người qua lại.
Mời bạn đón đọc 🌜 Tóm Tắt Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 🌜 12 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Gợi ý tóm tắt truyện Chí Phèo theo nhân vật chính sẽ giúp các em học sinh trau dồi thêm cho mình những cách hành văn phong phú và linh hoạt.
Truyện xoay cuộc đời của nhân vật chính tên là Chí Phèo. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ bị bỏ rơi ở một cái lò gạch bỏ không của làng Vũ Đại. Hắn được một người đi thả ống lươn nhặt được mang về đem cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại Chí Phèo cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ.
Được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn, đến năm hai mươi tuổi Chí trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác. Rồi Chí đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí bóp chân khiến Bá Kiến ghen và đẩy hắn vào tù.
Bảy, tám năm ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng lưu manh như “con quỷ dữ”. Hắn trở thành tay sai đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, chuyên đi uống rượu và vạch mặt ăn vạ. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại và chửi cả ai đã sinh ra hắn. Cả làng đều xa lánh hắn.
Tình cờ vào một đêm trăng tại vườn chuối, Chí Phèo đã gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Hắn ôm chầm lấy Thị Nở và ăn nằm với Thị. Sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm, Thị Nở nấu cho Chí bát cháo hành để giải rượu. Hắn bâng khuâng nhớ lại hồi trai trẻ và nhận ra hương vị cuộc sống. Hắn muốn làm người lương thiện để bắt đầu lại cuộc đời mình. Hắn muốn xây dựng gia đình với Thị Nở thế nhưng bị bà cô Thị ngăn cấm. Chí đau đớn và tuyệt vọng, hắn uống rượu và xách dao đến đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.
Sau khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không.
Gửi đến bạn 🍃 Tóm Tắt Đại Cáo Bình Ngô 🍃 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Viết tóm tắt Chí Phèo theo nhân vật Chí Phèo sẽ mang đến cho các em học sinh những góc nhìn mới sáng tạo và ấn tượng hơn.
Tôi sinh ra chẳng có một gia đình hạnh phúc. Tôi bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Tình cờ có người đi thả ống lươn đi qua đó, nghe thấy tiếng khóc của tôi nên đã cứu tôi và đem tôi cho một người đàn bà góa mù nuôi và tôi bị bán cho bác phó cối. Được một thời gian thì bác phó cối cũng chết. Chí tôi đã sống bằng sự chăm sóc của dân làng. Người này người nọ góp sức cho tôi mỗi người một ít và rồi tôi lớn lên thành anh canh điền hiền lành mà mọi người cũng quý mến tôi.
Tôi đi làm công cho nhà Bá Kiến. Ấy thế mà bà vợ ba của cụ bá lại dở trò, muốn tôi xoa bóp chân. Chỉ vì hành động quá phận của bà ba mà cụ bá ghen ghét, đẩy tôi vào ngục tối. Đời tôi đã bao giờ biết đến nơi cực lao như vậy. Và tôi đã thay đổi, thay đổi sau mấy năm đi tù. Máu me, độc ác, nhẫn tâm, nhân hình của tôi đã biến dạng chính trong nhà tù thực dân thối nát đó từ đây.
Tôi ra tù, ra tù với tiếng chửi. Tôi chỉ biết ngày đêm chìm trong rượu. Mà rượu tôi uống là kết quả của quá trình rạch mặt ăn vạ người ta. Bá Kiến lợi dụng kẻ cùng đường như tôi để trị thằng đầu bò là Tự Lãng. Toàn bộ dân làng Vũ Đại khiếp sợ tôi. CÒn tôi, trong cơn say, tôi có biết gì đâu ngoài sự lì lợm, xấu xa.
Ấy thế mà cuộc gặp gỡ Thị Nở lại thay đổi cuộc đời tôi. Tôi và thị đã sống làm vợ, làm chồng trong sáu ngày. Lần đầu tiên, lần đầu tiên tôi được đối xử như con người sau bao năm quằn quại. Tôi lại nghĩ về ước mơ hạnh phúc, về gia đình nhỏ. Tôi bảo với thị về cùng chung sống.
Ai ngờ thị mang đến tin dữ là bà cô thị ghét bỏ tôi- “lấy ai không lấy lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Tôi căm giận, thị đi, ngọn lửa giận dữ lại bùng lên trong tôi. Tôi muốn giết chết mụ khoặm già kia. Rượu làm nỗi căm tức trong tôi như lớn hơn. Tôi rảo bước, rảo bước nhanh để giết mụ gì kia.
Bước chân thay vì đưa tôi đến để giết mụ già kia thì tôi lại đến nhà Bá Kiến. Nỗi căm tức trong tôi lớn vô cùng. Nhưng không hiểu sao tôi lại càng tỉnh táo. Tôi đến nhà Bá Kiến, tôi gọi lão ra và thét: “Tôi muốn làm người lương thiện” khi lão ấy xúc phạm, chà đạp tôi. Tôi giết lão, giết lão máu lênh láng. Và tôi, một nhát dao, tôi kết liễu đời mình như thế đó.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Hồi Trống Cổ Thành 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay
Bài tóm tắt tác phẩm Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 sẽ là một trong những tư liệu tham khảo hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình đọc hiểu và ôn tập tác phẩm.
Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây.
Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau.
Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Phú Sông Bạch Đằng 🌹 12 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết!
Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, hắn đập vỏ chai, rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ, Binh Chức, cụ Bá róc đời xử nhũn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn ra về còn đãi một đồng bạc uống thuốc.
Bốn hôm sau, Chí Phèo đốt quán bà bán rượu. Hắn mang theo một con dao nhọn đến xin Cụ Bá đi ở tù. Chỉ một câu nói khích, cụ đã sai được Chí Phèo đến nhà đội Tảo đòi 50 đồng bạc nợ cho cụ. Chẳng phải giao tranh đổ máu, hắn đã đòi được nợ đem về. Cụ bá cho hắn 5 đồng và bán cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sông mới cắm thuế của một người làng. Năm đó Chí 27 hay 28 tuổi, hắn bỗng thành có nhà.
Hắn trở thành đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say mãi, say vô tận. Hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn cho hắn khổ. Năm đó hắn ngoài 40, cái mặt như mặt một con vật lạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn một khi hắn đi qua trước mặt.
Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị mà làm tình. Gần sáng Chí bị cảm, hắn được thị Nở người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi.
Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng đến hôm thứ 6, thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở bị bà cô xỉa xói vào mặt. Thị ton ton chạy sang lều trút tất cả giận dữ lên mặt nhân ngãi. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở, hắn đã bị nhân tình đấm cho một cái ngã lăn khoèo xuống đất.
Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say. Và hắn uống, uống thêm chai nữa, càng uống càng tỉnh. Hắn đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương thiện. Chém chết Bá Kiến, hắn đâm cổ tự sát. Cả làng Vũ đại xôn xao kéo đến xem 2 con quỷ giết nhau. Bà cô chì chiết Thị Nở. Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…
Mời bạn tham khảo 🌠 Tóm Tắt Tam Đại Con Gà 🌠 15 Mẫu Tóm Tắt Truyện Cười Ngắn
Tác phẩm Chí Phèo kể về nhân vật Chí Phèo, hắn vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 18 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.
Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.
Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh và vào một đêm trăng, Phèo say nằm ngủ thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý.
Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày 🌼 8 Mẫu Ngắn Gọn
Tham khảo bài tóm tắt Chí Phèo phần 1 sẽ là nội dung về sự xuất hiện của Chí Phèo với tiếng chửi mở đầu tác phẩm và câu chuyện đã đẩy hắn đến sự tha hoá nhân tính.
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên Chí Phèo của Nam Cao là một đứa con bị bỏ rơi trong một cái lò gạch hoang, được người ta đem về nuôi. Lớn lên đi hết nhà này đến nhà khác và năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà lý Kiến. Ghen với anh canh điền trẻ thường được bà ba gọi lên đấm bóp, lý Kiến tìm cách cho anh ta bị bắt đi tù biệt xứ.
Phải ở tù đến 7 – 8 năm khi trở về Chí Phèo trở thành một con người hoàn toàn khác. Sau quãng thời gian ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng khác không còn tính cách hiền lành như xưa mà hắn đã trở thành một tay anh chị khét tiếng. Hắn làm bạn với rượu và trở thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cứ như vậy dần dần hắn trở thành nỗi khiếp sợ của người dân làng Vũ Đại.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Bài Tỏ Lòng 🍀 10 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Nhất
Viết tóm tắt tác phẩm Chí Phèo bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh trau dồi vốn từ của mình phong phú hơn cũng như luyện tập các cấu trúc ngữ pháp. Tham khảo bài tóm tắt Chí Phèo bằng tiếng Anh như sau:
Tiếng Anh:
Seven or eight years after being sent to prison, Chi Pheo came to harass Ba Kien’s house. Ba Kien used his ingenuity to make Chi Pheo a henchman. During a drunken night, Chi Pheo met and slept with Thi No. He was sick, Thi No took care of him, when he had a wish to return to his salary, Thi No again refused. He took a knife to Thi No’s house but in the middle of the road turned into the Ba Kien’s house and killed Ba Kien and took his own life.
Tiếng Việt:
Bảy tám năm sau khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến Chí Phèo trở thành tay sai. Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống.
Gợi ý cho bạn 🌳 Tóm Tắt Truyện Tấm Cám 🌳 20 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️ 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Súc Tích Và Đầy Đủ Là Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Khi Học Tác Phẩm.
Tóm tắt bài Làng bằng sơ đồ tư duy
Gợi ý viết tóm tắt Làng hay nhất sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những cách diễn đạt sinh động và linh hoạt hơn.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng 🌳 10 Bài Văn Mẫu Hay
Bài tóm tắt Làng ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho những bài kiểm tra liên trên lớp quan đến tác phẩm.
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng, dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền.
Sau đó có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại, thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy, dù mất đi tài sản nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Đọc nhiều hơn ☀️ Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng ☀️ 15 Mẫu Hay
Tham khảo gợi ý tóm tắt bài Làng ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng soạn bài và chuẩn bị cho những tiết học đạt hiệu quả cao.
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình.
Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa.
Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn.
Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
Gợi ý cho bạn 🌳 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌳 Văn Mẫu Tuyển Chọn
Luyện tập viết tóm tắt truyện ngắn Làng khoảng 10 dòng sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức và cốt truyện cơ bản của tác phẩm.
Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về. Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy. Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây “toàn là sai sự mục đích cả!”
Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt…. rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư.
Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian.
Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Lặng Lẽ Sa Pa 🌼 17 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, toàn dân tham gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu.
Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường.
Ở đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, ông mùng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi.
Qua nhân vật ông Hai, tác phẩm thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu đậm đi từ tự phát đến tự giác của người nông dân Việt Nam những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện còn cho thấy tấm lòng trân trọng, nâng niu của nhà văn đối với những con người hiền lành, nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong mình những tình cảm cao quý, lớn lao.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí 💕 16 Bài Mẫu Văn Bản Hay
Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rồ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian.
Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🍀 15 Bài Mẫu Hay
Bài tóm tắt chi tiết tác phẩm Làng sẽ là tư liệu văn mẫu hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học và ôn tập văn bản.
Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tam chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư.
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu.
Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về.
Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn. Trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Đón đọc tuyển tập 💕 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 15 Bài Mẫu Hay
Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện kể về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.
Ông Hai yêu quê hương mình, yêu làng Dầu của mình vô cùng. Đi bất cứ đâu, ông đều kể về làng của mình, ông khoe làng Dầu, kể cho mọi người nghe những câu chuyện về làng Dầu mà cũng chẳng cần ai nghe, ông kể chỉ để cho sướng miệng, cho vơi nỗi nhớ.
Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình.
Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng.
Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Phong Cách Hồ Chí Minh 💧 12 Bài Mẫu Ngắn Hay
Sau cách mạng tháng Tám, ông khoe làng trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, dân làng tích cực đào hào giao thông, tập quân sự chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Khi buộc phải đi tản cư theo chủ trương của Chính phủ, ông và vợ con vẫn luôn theo dõi tin tức làng Dầu. Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.
Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ. Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🌺 Tóm Tắt Cố Hương Lỗ Tấn 🌺 12 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng … ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.
Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông.
Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình.
Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
Gợi ý cho bạn 🍀 Tóm Tắt Bài Tuyên Bố Thế Giới Về Sự Sống Còn 🍀 10 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến.
Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì làng phản cách mạng.
Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Thuế Máu 🌹 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ.
Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội. Mặc dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Tóm Tắt Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình 🌟 11 Bài Mẫu Hay
Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh ❤️️8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!