Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Cảnh Ngày Xuân Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 6 (Trang 84) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
II. Tác phẩm
1. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm phía sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều.
– Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Khung cảnh lễ Thanh minh.
Phần 3. Còn lại. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
– Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” – Ý chỉ thời gian trôi qua thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.
– Không gian: “thiều quang” – ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.
– Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:
“Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
Động từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.
2. Khung cảnh lễ hội trong tết Thanh minh
– Khung cảnh tết Thanh minh diễn ra với hai phần:
lễ Tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người đã mất)
hội Đạp thanh (ý chí hành động du xuân).
– Không khí lễ hội được diễn ta qua một loạt các từ ngữ:
Các từ “nô nức”, “gần xa” và “ngổn ngang” bộc lộ tâm trạng của người đi hội.
Hình ảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc của những người đi hội.
3. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về
– Thời gian: “Tà tà bóng ngả về tây” – thời điểm kết thúc của một ngày.
– Hình ảnh chị em Thúy Kiều: “thơ thẩn dan tay ra về” – lễ hội kết thúc cũng là lúc con người phải trở về với sinh hoạt hằng ngày.
– Hai câu cuối: khắc họa cảnh vật trên đường trở về, qua đó bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của con người.
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.
– Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Gợi ý:
– Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.
– Nhận xét: Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Gợi ý:
– Thống kê:
Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
– Những từ trên đã gợi lên một không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.
– Hai lễ hội truyền thống đó là:
Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
Du xuân (hội đạp thanh – đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).
Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Gợi ý:
– Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối trở nên yên bình và mang nét buồn bã.
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người. Vì cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng.
– Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.
Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Du:
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…
II. Luyện tập
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.
Gợi ý:
– Câu thơ cổ Trung Quốc:
Gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét: Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa.
– Câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
Từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Gợi ý:
Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.
Bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Gợi ý:
– Thống kê:
Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
– Hai lễ hội truyền thống đó là:
Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
Du xuân (hội đạp thanh – đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).
Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Advertisement
Gợi ý:
Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối yên bình, thoáng chút buồn bã.
Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người.
Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.
Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.
Gợi ý:
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…
II. Luyện tập
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.
Gợi ý:
Cùng là miêu tả cảnh mùa xuân nhưng ở câu thơ cổ của Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa” và trong thơ Nguyễn Du lại có sự khác biệt. Đối với câu thơ cổ Trung Quốc đã gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét. Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa. Bức tranh xuân đẹp đấy mà dường như thiếu đi những chuyển động của sự sống. Còn với câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời” gợi ra không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân. “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” – tác giả sử dụng đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân. Cùng với đó từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguyễn Du như chuyển động, tràn đầy sức sống.
Soạn Bài Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 10 (Trang 137)
Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự
Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự – Mẫu 1 I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự1. Đọc các đoạn trích trong SGK
2.
Advertisement
a. Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó. Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên.
* Đoạn a:
– Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…
– Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
– Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
– Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.
* Đoạn b:
– Dễ dàng là thói hồng nhan/Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
– Tôi chút phận đàn bà/Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
– Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
b. Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự nói chung. Yếu tố nghị luận có thể làm cho văn bản tự sự thêm sâu sắc như thế nào?
* Đoạn a:
– Người viết đã đưa ra những luận điểm:
“Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…” – Luận điểm có tính chất đặt vấn đề.
“Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi” – Luận điểm có tính chất phát triển, mở rộng vấn đề.
“Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận” – Luận điểm có tính chất kết thúc lại vấn đề.
– Để làm rõ cho các luận điểm, người ta đã đưa ra các luận cứ: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến ai được nữa” – Chứng cứ phù hợp, xác đáng.
– Các câu trong văn bản tự sự thường là các loại câu trần thuật mang tính chất khẳng định ngắn gọn, các cặp từ hô ứng được sử dụng như: nếu… thì.
* Đoạn b:
– Lập luận của Thúy Kiều: Xưa nay là đàn bà không có mấy người cay nghiệt, càng cay nghiệt lắm càng gặp phải nhiều oan trái.
– Lập luận của Hoạn Thư:
Lí lẽ: Đàn bà ghen tuông là chuyện bình thường. Không người vợ nào chấp nhận chịu cảnh chồng chung.
Chỉ ra công lao: Khi ở Quan Âm Các còn cứu giúp cho Thúy Kiều.
Đánh vào lòng khoan dung, nhân hậu của Thúy Kiều.
– Các câu trong văn bản được sử dụng đa phần là câu trần thuật, có tính chất khẳng định, các cặp từ hô ứng như càng… càng.
Tổng kết:
– Trong văn tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào nó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng.
– Nội dung đó thường được diễn tả bằng các hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý, thuyết phục.
II. Luyện tậpCâu 1. Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Gợi ý:
– Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao).
– Ông giáo đang thuyết phục mọi người (hay chính người đọc, người nghe).
– Ông giáo muốn khẳng định rằng vợ mình không ác, trước thái độ của người vợ đối với hoàn cảnh của lão Hạc. Bởi lý do: những người khổ quá thì không nghĩ đến nỗi khổ của người khác. Chính vì vậy, ông giáo chỉ buồn chứ không nỡ giận vợ.
Câu 2. Ở đoạn trích (b), mục I.1 Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời? Hãy tóm tắt nội dung lý lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
Gợi ý:
Cách lập luận vô cùng khôn ngoan, khéo léo khiến Kiều phải khen và rời vào thế khó xử:
– Trước lời lẽ của Kiều, Hoạn Thư cũng “hồn lạc phách xiêu” và “khấn đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”: đầy sự sợ hãi.
– Nhưng với bản chất khôn ngoan của mình, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để biện minh cho mình:
– Hoạn Thư còn kể lại công lao của mình:
Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác ở Kinh Quan Âm, cũng như không bắt nàng khi bỏ trốn. Dường như Hoạn Thư từ tội nhân đã trở thành ân nhân của Kiều – sự khôn ngoan.
– Cuối cùng, Hoạn nhận hết tội lỗi về mình:
Hoạn Thư đã biết đánh vào tấm lòng nhân hậu, thương người của Kiều. ĐIều đó cho thấy sự “sâu sắc từng trải” cũng như “khôn ngoan đến mức tinh quái”.
– Lời lẽ ấy khiến Kiều buộc phải khen:
Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự – Mẫu 2Câu 1. Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
– Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao). Ông giáo đang thuyết phục mọi người (hay chính người đọc, người nghe).
– Ông giáo muốn khẳng định rằng vợ mình không ác, trước thái độ của người vợ đối với hoàn cảnh của lão Hạc. Bởi lý do: những người khổ quá thì không nghĩ đến nỗi khổ của người khác. Chính vì vậy, ông giáo chỉ buồn chứ không nỡ giận vợ.
Câu 2. Ở đoạn trích (b), mục I.1 Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt nội dung lý lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
Cách lập luận vô cùng khôn ngoan, khéo léo khiến Kiều phải khen và rời vào thế khó xử. Trước lời lẽ của Kiều, Hoạn Thư cũng “hồn lạc phách xiêu” và “khấn đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Nhưng với bản chất khôn ngoan của mình, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để biện minh cho mình:
Lí lẽ tưởng chừng như vô cùng hợp lý khi đưa bản thân về phía Kiều – cùng chung hoàn cảnh là “phận đàn bà”, việc “ghen tuông” cũng là thường tình. Hoạn Thư đưa ra lập luận để Kiều thấy mình chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê. Không chỉ vậy, Hoạn Thư còn kể lại công lao của mình:
Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác ở Kinh Quan Âm, cũng như không bắt nàng khi bỏ trốn. Dường như Hoạn Thư từ tội nhân đã trở thành ân nhân của Kiều – sự khôn ngoan. Cuối cùng, Hoạn nhận hết tội lỗi về mình:
Hoạn Thư đã biết đánh vào tấm lòng nhân hậu, thương người của Kiều. ĐIều đó cho thấy sự “sâu sắc từng trải” cũng như “khôn ngoan đến mức tinh quái”. Lời lẽ ấy khiến Kiều buộc phải khen:
Soạn Bài Tức Cảnh Pác Bó Soạn Văn 8 Tập 2 Bài 20 (Trang 28)
Soạn bài Tức cảnh Pác Bó
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Tức cảnh Pác Bó, rất hữu ích cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Tức cảnh Pác Bó – Mẫu 1 Soạn văn Tức cảnh Pác Bó đầy đủI. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
– Một số tác phẩm nổi bật: Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận); Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng); Vi hành (truyện ngắn, 1923), Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 2/1941, Bác Hồ trở về Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.
– Người đã ở tại chiến khu Việt Bắc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
– Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nơi núi rừng Việt Bắc nhưng Bác vẫn giữ được tinh thần lạc quan.
– Và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được sáng tác trong thời gian này.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1. Ba câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của Bác tại chiến khu Việt Bắc.
Phần 2. Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống cách mạng tại chiến khu Việt Bắc.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Cuộc sống hằng ngày của Bác tại chiến khu
– Điều kiện sống của Bác: “suối” và “hang” là địa điểm sinh hoạt, làm việc chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn.
– Thức ăn đơn sơ, giản dị “cháo ngô với rau măng”: Những thực phẩm có sẵn trong rừng.
– Cụm từ “vẫn sẵn sàng”: không chỉ nói về sự sẵn có của thức ăn, mà dường còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống cách mạng tại chiến khu Việt Bắc
– Câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Cái sang không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là về tinh thần. Bác cảm thấy sung sướng khi được sống hòa mình với thiên nhiên, được cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng nhiều khó khăn, gian khổ.
– Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, ngôn ngữ dễ hiểu…
Soạn văn Tức cảnh Pác Bó ngắn gọnCâu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
– Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Một số bài thơ cùng thể thơ mà em đã học: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…
Câu 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?
– Giọng điệu chung của bài thơ: vui đùa, có chút hóm hỉnh.
– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:Cuộc sống của Bác hòa hợp với tự nhiên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, sẵn sàng đối mặt: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”. Không chỉ vậy, Bác còn cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là sang.
– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang vì: Bác luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên đầu, được làm sự nghiệp cách mạng và sống hòa mình với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “ Côn Sơn ca” . Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
– “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi ấy là cái thủ của bậc ẩn sĩ khi đang cảm thấy bất lực trước thực tại xã hội đương thời muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”.
– Còn với Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của đất nước.
Soạn bài Tức cảnh Pác Bó – Mẫu 2Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
– Bài thơ thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Một số bài thơ cùng thể thơ đã học: Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng…
Câu 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?
– Giọng điệu: Hóm hỉnh, lạc quan pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy dù sống trong hoàn cảnh gian khổ, Bác vẫn lạc quan, yêu đời và yêu thích lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Advertisement
– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:
Cuộc sống của Bác tự tại, hòa hợp với tự nhiên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, sẵn sàng đối mặt: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”.
Không chỉ vậy, Bác còn cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là sang: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang vì: Bác luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên đầu, được làm sự nghiệp cách mạng và sống hòa mình với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Bài thơ đã cho thấy cả nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “ Côn Sơn ca” . Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
– “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi là của bậc ẩn sĩ khi đang cảm thấy bất lực trước thực tại xã hội đương thời muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”.
– “Thú lâm tuyền” của Bác Hồ vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của đất nước.
Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp) Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 12 (Trang 158)
Soạn bài Tổng kết từ vựng
Mong rằng sẽ cung cấp cho các bạn học sinh lớp 9 để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng nhất.
Soạn bài Tổng kết về từ vựng – Mẫu 1 I. Bài tập trong SGK1. So sánh hai dị bản của câu ca dao:
–
–
– Sự khác nhau trong hai dị bản trên: sử dụng từ “gật đầu” và “gật gù”.
– Giải thích:
Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, tỏ thái độ đồng tình, tán thưởng.
2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu chuyện cười trong SGK:
– Cách nói của người chồng: “một chân sút” – dùng theo nghĩa chuyển với phương thức hoán dụ, chỉ người có khả năng ghi bàn tốt.
– Cách hiểu của người vợ: “một chân” – nghĩa gốc, một bộ phận trên cơ thể con người, dùng để di chuyển.
3. Đọc đoạn thơ trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
– Từ được dùng theo nghĩa chuyển:
vai (phương thức hoán dụ – vai áo).
đầu (phương thức ẩn dụ – đầu súng)
4. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ:
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
– Các trường từ vựng:
Màu sắc: đỏ, xanh, hồng
– Tác dụng: Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng với người đọc, qua đó nhằm thể hiện một tình yêu mãnh liệu và cháy bỏng.
5. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi
– Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách: dùng từ ngữ có sẵn theo một nội dung mới (rạch có nhiều cây mái giầm – rạch Mái Giầm, kênh có nhiều bọ mắt – kênh Bọ Mắt…)
– Năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng: chuồn chuồn ớt (có màu đỏ), chim ruồi (loài chim nhỏ bé), áo đuôi tôi (hình dáng ở phía đuôi áo giống như đuôi tôm), cá ngựa (loài cá có hình dáng giống con ngựa), dưa bở (loại dưa có ruột rất bở)…
6. Truyện cười trong SGK phê phán điều gì?
– Từ “đốc tờ” – được phiên âm từ tiếng nước ngoài “doctor” có nghĩa là bác sĩ.
– Nhân vật này đã sử dụng cụm từ “bố đốc tờ” này để gọi bác sĩ – cho thấy hiện sính chữ.
II. Bài tập ôn luyện thêmCâu 1. Giải thích nghĩa của từ xuân trong các câu sau:
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
– Từ xuân trong câu “Mùa xuân là tết trồng cây”: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.
– Từ xuân trong câu “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
Câu 2. Từ nào không đồng nghĩa với các từ còn lại:
a. tổ quốc, tổ tiên, giang sơn, đất nước, quốc gia
b. mênh mông, bao la, bát ngát, rộng lớn, lung linh
c. vắng vẻ, hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt, vắng mặt
d. thật thà, ngay thẳng, trung thực, thẳng thắn, dối trá
Gợi ý:
Các từ không đồng nghĩa với từ còn lại là:
a. tổ tiên
b. lung linh
c. vắng mặt
d. dối trá
Câu 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:
– Sinh vật sống ở biển
– Nhiệt độ
– Tính cách con người
Gợi ý:
– Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải cẩu, đồi mồi, bào ngư, sò huyết, cá mập…
– Nhiệt độ: nóng, lạnh, ấm, mát…
– Tính cách con người: hiền lành, tốt bụng, độc ác, dữ tợn…
Soạn bài Tổng kết về từ vựng – Mẫu 2 I. Bài tập trong SGK1. So sánh hai dị bản của câu ca dao:
–
–
– Giống nhau: Tình cảm vợ chồng thắm thiết.
– Khác nhau: “gật đầu” và “gật gù”.
– Giải thích:
Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, tỏ thái độ đồng tình, tán thưởng.
2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu chuyện cười trong SGK:
Cách nói của người chồng: “một chân sút” – dùng theo nghĩa chuyển với phương thức hoán dụ, chỉ người có khả năng ghi bàn tốt.
Cách hiểu của người vợ: “một chân” – nghĩa gốc, một bộ phận trên cơ thể con người, dùng để di chuyển.
3. Đọc đoạn thơ trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
– Từ được dùng theo nghĩa chuyển:
vai (phương thức hoán dụ – vai áo)
đầu (phương thức ẩn dụ – đầu súng)
4. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ:
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
– Các trường từ vựng:
Màu sắc: đỏ, xanh, hồng
– Tác dụng: Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng với người đọc, qua đó nhằm thể hiện một tình yêu mãnh liệu và cháy bỏng.
Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi
– Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách: dùng từ ngữ có sẵn theo một nội dung mới (rạch có nhiều cây mái giầm – rạch Mái Giầm, kênh có nhiều bọ mắt – kênh Bọ Mắt…)
– Năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng: chuồn chuồn ớt (có màu đỏ), chim ruồi (loài chim nhỏ bé), áo đuôi tôi (hình dáng ở phía đuôi áo giống như đuôi tôm), cá ngựa (loài cá có hình dáng giống con ngựa), dưa bở (loại dưa có ruột rất bở)…
5. Truyện cười trong SGK phê phán điều gì?
– Từ “đốc tờ” – được phiên âm từ tiếng nước ngoài “doctor” có nghĩa là bác sĩ.
– Nhân vật này đã sử dụng cụm từ “bố đốc tờ” này để gọi bác sĩ – cho thấy hiện sính chữ.
II. Bài tập ôn luyệnCâu 1. Viết một đoạn văn tả mùa xuân có sử dụng từ đồng nghĩa.
Gợi ý:
Advertisement
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Khi mùa xuân đến, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Tiết trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên. Mùa xuân đến, con người cũng cảm thấy hân hoan hơn. Chúng ta chào đón một năm mới đến với những niềm vui mới. Mùa xuân gắn với ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn rộn ràng chuẩn bị để đón tết. Trẻ em thích thú vì được sắm sửa quần áo mới. Các khu chợ ngày tết thật đông đúc. Nhưng tôi thích nhất là mỗi ngày tết, gia đình mình được sum họp bên nhau trong đêm giao thừa với mâm cơm ấm áp sau một năm làm việc bận rộn. Mọi người cùng trò chuyện về một năm cũ đã qua, hứa hẹn về một năm mới sắp đến… Một mùa xuân tuyệt vời biết bao!
Từ đồng nghĩa: tấp nập, đông đúc.
Câu 2. Tìm các ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Gợi ý:
– Từ đồng âm: chú ba, số ba.
– Từ nhiều nghĩa: chân tay (nghĩa gốc), tay vợt (nghĩa bóng).
Soạn Bài Chạy Giặc Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 5 (Trang 49)
Soạn bài Chạy giặc
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chạy giặc, sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.
– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân.
– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).
– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.
– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
1. Hoàn cảnh ra đời
– Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
– Nhưng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là nội dung tác phẩm có người cho rằng bài thơ được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17 – 2 -1859).
– Bài thơ “Chạy giặc” là một trong những tác phẩm đầu tiên của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Sáu câu đầu. Cảnh nhân dân và đất nước khi thực dân Pháp đến xâm lược.
Phần 2. Hai câu còn lại. Tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước bị xâm lược.
Câu 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.
– Mở đầu là cảnh phiên chợ quê khi vừa nghe tiếng súng của giặc: nhốn nháo, hỗn loạn. Tình cảnh đất nước rơi vào nguy khốn “một bàn cờ thế phút sa tay”:
– Cảnh nước mất nhà tan đầy bi thương, những hình ảnh, địa danh cụ thể góp phần diễn tả chân thực hoàn cảnh:
Đối tượng của cuộc chạy giặc: lũ trẻ đang ngơ ngác, bơ vơ bởi không có người thân bên cạnh.
Hình ảnh “bầy chim dáo dác bay”: những sinh vật hiền lành sống trong tự nhiên cũng bị tác động bởi bom đạn chiến tranh, bởi sự tàn phá mái ấm do thực dân Pháp gây ra.
Cuộc tàn phá diễn ra trên diện rộng, khắp nơi đều thấy tội ác của kẻ thù: của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.
* Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
– Hai câu thực: Bức tranh cụ thể sinh động cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi giặc xuất hiện đột ngột.
– Biện pháp đảo ngữ, làm nổi bật trước mắt người đọc vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim khắc họa được sự hoang mang và ngơ ngác của chúng
– Những địa danh cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai bị giặc cướp bóc, phá phách đều tan tác
Câu 2. Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
– Căm giận bọn cướp nước, lũ bán nước.
– Đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia diệt vong, nhân dân tan tác
– Thất vọng trước cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc, triều đình vô dụng mặc cho nhân dân phải khổ sở điêu linh
Câu 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết.
Thái độ của tác giả trong hai câu thơ cuối:
– Câu hỏi “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng”: lời khắc khoải, tự vấn về người sẽ cứu giúp nhân dân, đất nước.
– Cách gọi “trang”có nghĩa là đấng, bậc thể hiện sự kính trọng.
– Câu kết bài “Nỡ để dân đen mắc nạn này?”: gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn vô dụng, bạc nhược, hèn nhát
Tổng kết:
Nội dung: Bài thơ Chạy giặc đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược
Nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ, bút pháp tả thực…
Câu 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.
– Cảnh đất nước và nhân vật khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây: Giặc đến xâm lược bất ngờ lúc tan chợ, đó là thời điểm kết thúc của một ngày, ai nấy đều đã mệt mỏi, chuẩn bị về sum họp bên gia đình.
Một bàn cờ thế phút sa tay: Ý chỉ sự sụp đổ của nhà Nguyễn, khiến cho đất nước lâm vào cục diện bi đát, không thể cứu vãn.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/Mất ổ đàn chim dáo dác bay: Trẻ em vốn là đối tượng yếu ớt, không có khả năng tự vệ và cần được chăm sóc. Nhưng chúng đang phải bỏ chạy trong hoảng loạn, vô phương hướng.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước/Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây: Những miền đất đai trù phú sầm uất bậc nhất nay bị cướp phá, thiêu hủy.
– Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả: Khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự tang thương của đất nước trong buổi đầu bị thực dân Pháp xâm lược hiện lên chân thực, sinh động.
Câu 2. Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
Bàng hoàng, căm giận khi đất nước bị xâm lược;
Đau đớn, thương xót cho nhân dân.
Thất vọng trước sự vô dụng của triều đình.
Câu 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết.
– Câu hỏi “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng”: lời khắc khoải, tự vấn về người sẽ cứu giúp nhân dân, đất nước.
– Cách gọi “trang”có nghĩa là đấng, bậc thể hiện sự kính trọng.
– Câu kết bài “Nỡ để dân đen mắc nạn này?”: gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn vô dụng, bạc nhược, hèn nhát
Soạn Bài Văn Bản Tường Trình Soạn Văn 8 Tập 2 Bài 31 (Trang 133)
Soạn bài Văn bản tường trình
Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
1. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
2. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
4. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.
Gợi ý:
1.
– Văn bản 1:
Người viết: học sinh
Viết cho: giáo viên
Viết để: trình bày với cô về việc bố bị ốm và xin nộp bài muộn
Văn bản 2:
Người viết: học sinh
Viết cho: thầy hiệu trưởng
Viết để: trình bày về việc bị nhầm lẫn xe.
2. Về văn bản tường trình có:
Hình thức: giống với một văn bản hành chính.
3. Người viết bản tường trình cần có thái độ trung thực, nghiêm túc, trách nhiệm với những điều mà mình viết.
4. Một số trường hợp cần viết bản tường trình:
Quay cop trong giờ kiểm tra, thi
Đánh nhau với bạn trong trường học.
Ăn trộm tiền của bạn…
1. Tình huống cần viết văn bản tường trình
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
a. Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c. Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
Gợi ý:
a. Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
– Vì việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành gây ảnh hưởng tới giờ học, tới cơ sở vật chất nhà trường cần phải tường trình lại.
– Người viết: Học sinh
– Người nhận: Thầy, cô bộ môn thí nghiệm; Cô, thầy phụ trách phòng thí nghiệm.
b. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
– Vì việc kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản gia đình cần tường trình lại để cơ quan chức năng có thể nắm rõ và tiến hành điều tra.
– Người viết: Chủ nhân ngôi nhà
– Người nhận: Cơ quan công an của phường, xã.
2. Cách làm văn bản tường trình
a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):
– Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).
– Tên văn bản (ghi chính giữa):
– Người (cơ quan) nhận bản tường trình:
b. Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
c. Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ ký và họ tên người tường trình.
Tổng kết:
– Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
3. Lưu ý
a. Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.
b. Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.
c. Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Cảnh Ngày Xuân Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 6 (Trang 84) trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!