Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 22: Vệ Sinh Hô Hấp Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 73 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lý thuyết Vệ sinh hô hấp I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại1. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp
Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp
Tác nhân Nguồn gốc tác nhân Tác hại
Bụi
Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu
Nito oxit
Khí thải oto, xe máy
Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao
Lưu huỳnh oxit
Khí thải sinh hoạt và công nghiệp
Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng
Cacbon oxit
Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá
Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..)
Khói thuốc lá
Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi
Vi sinh vật gây bệnh
Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh
Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết
2. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
Trồng nhiều cây xanh
Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
Xây dựng hệ thống lọc khí thải
Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
Giữ ấm cơ thể khi trời rét
Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
II. Tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh– Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp
→ Tập thở sâu.
– Tích cực tập thể dục thể thao vừa sức phù hợp với tuổi đồng thời phối hợp tập thở sâu để giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 22 Câu hỏi trang 72– Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?
– Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hâp tránh các tác nhân có hại.
Trả lời:
– Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:
Bụi, các khí độc hại như NO2, SO2, CO, nicôtin,…
Các vi sinh vật gây bệnh.
– Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:
Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.
Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.
Không hút thuốc
Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
Thường xuyên dọn vệ sinh.
Không khạc nhổ bừa bãi.
Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.
Câu hỏi trang 73– Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
– Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
– Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Trả lời:
* Dung tích sống:
– Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra.
– Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong đó tuổi phát triển, sau đó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khá nâng co tối đa của các cư thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
– Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 22 trang 73 Bài 1 (trang 73 SGK Sinh học 8)Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?
Gợi ý đáp án:
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí…
Bài 2 (trang 73 SGK Sinh học 8)Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?
Gợi ý đáp án:
Hút thuốc lá có hại rất lớn cho hệ hô hấp. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :
CO : Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
NO2 : Gây viêm, sung lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí ; có thể gây ung thư phổi.
Bài 3 (trang 73 SGK Sinh học 8)Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ?
Advertisement
Gợi ý đáp án:
Khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi bởi vì: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.
Bài 4 (trang 73 SGK Sinh học 8)Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Gợi ý đáp án:
– Khái niệm Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
– Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
– Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
Soạn Sinh 8 Bài 58: Tuyến Sinh Dục Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 184
Soạn Sinh 8 Bài 58: Tuyến sinh dục
Lý thuyết Tuyến sinh dục
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 58
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 58 trang 184
Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 58
Lý thuyết Tuyến sinh dục I. Khái quát về tuyến sinh dụcTuyến sinh dục gồm tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ).
Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài sản sinh ra các tế bào sinh dục còn tiết ra hoocmôn sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính nam và nữ cũng như thúc đẩy quá trình sinh sản.
Hoạt động của các tuyến nội tiết này chịu ảnh hưởng của các hoocmôn FSH và LH từ tuyến yên tiết ra.
II. Tinh hoàn và hoocmôn sinh dục nam
– Bước vào tuổi dậy thì, Các hoocmôn FSH và LH do tuyến yên tiết ra → làm cho các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam là testosteron.
– Testosteron có tác dụng gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
– Sơ đồ hoạt động của tế bào kẽ dưới tác dụng của hoocmôn
– Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (khoảng 11 – 12 tuổi)
Lớn nhanh, cao vượt
Sụn giáp phát triển, lộ hầu
Vỡ giọng, tiếng ồm
Mọc ria mép
Mọc lông nách, mọc lông mu
Cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
Xuất hiện mụn trứng cá
Xuất tinh lần đầu, vai rộng, ngực nở
– Trong các dấu hiệu trên thì dấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng nhất thể hiện bạn nam đến tuổi dậy thì.
III. Buồng trứng và hoocmôn sinh dục nữ
– Ở các em gái, khoảng 10 – 11 tuổi, hai buồng trứng bắt đầu hoạt động. Dưới tác dụng của kích thích tố buồng trứng do tuyến yên tiết ra, các tế bào trứng bắt đầu phát triển trong các nang trứng. Đó là lớp tế bào biểu bì dẹp bao quanh tế bào trứng, sau đó dày lên và phân chia thành nhiều lớp. Các tế bào lớp trong tiết hoocmôn ostrogen là hoocmôn sinh dục nữ.
– Nang trứng càng phát triển hoocmôn càng tiết nhiều đẩy tế bào trứng về 1 phía. Nang trứng lộ dần ra bề mặt buồng trứng, lúc này trứng chín và rụng dưới tác dụng của LH.
– Sau khi trứng rụng, bao noãn trở thành thể vàng, tiết progesteron. Hoocmôn này có tác dụng trong sự sinh sản.
– Hoocmôn ostrogen có tác dụng gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
* Quá trình phát triển của trứng và tiết hoocmôn
– Những biến đổi ở cơ thể nữ khi đến tuổi dậy thì
Lớn nhanh, da trở nên mịn màng
Thay đổi giọng nói, vú phát triển
Mọc lông mu, lông nách
Hông nở rộng, mông, đùi phát triển
Bộ phận sinh dục phát triển
Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển
Xuất hiện mụn trứng cá
Bắt đầu hành kinh
– Trong những dấu hiệu trên thì dấu hiệu bắt đầu hành kinh là dấu hiệu quan trọng nhất thể hiện bạn nữ đến tuổi dậy thì
* Khi đến tuổi dậy thì cả nam và nữ cần lưu ý
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể và cơ quan sinh dục sạch sẽ. Đặc biệt là những ngày hành kinh (đối với bạn nữ).
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thể thao giúp cơ thể phát triển toàn diện
-Có sự thay đổi về thể chất, thể lực, ngoại hình, tâm sinh lí: nếu có thắc mắc cần tìm hiểu nên tìm bố mẹ hoặc các chuyên gia tư vấn để hỏi
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 58 Câu hỏi trang 182Dựa vào hình 58-1, 58-2 để hoàn chỉnh các thông tin sau:
Trả lời:
1. LH
2. Các tế bào kẽ
3. Testosteron
Câu hỏi trang 183Trả lời:
1. Tuyến yên
2. Nang trứng
3. Ơstrogen
4. Progesteron
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 58 trang 184 Bài 1Trình bày rõ các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?
Gợi ý đáp án:
Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết. Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn), các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).
Bài 2Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?
Gợi ý đáp án:
Các hoocmôn testôsterôn (ở nam) và ơstrôsen (ở nữ) gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì. Trong đó, quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ).
Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 58Câu 1: Hoạt động của tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của hoocmon nào?
A. FSH.
B. LH.
C. Ostrogen.
D. FSH và LH.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Hoạt động của tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của hoocmon FSH và LH do tuyến yên tiết ra.
Câu 2: Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn và trứng có chức năng gì?
Advertisement
A. Sản sinh ra các tế bào sinh dục.
B. Tiết hoocmon sinh dục có tác dụng xuất hiện đặc tính với nam và nữ.
C. Thúc đẩy quá trình sinh sản.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn và trứng có chức năng sản sinh ra các tế bào sinh dục, tiết hoocmon sinh dục có tác dụng xuất hiện đặc tính với nam và nữ, thúc đẩy quá trình sinh sản.
Câu 3: Tinh hoàn tiết ra hoocmon sinh dục nam nào?
A. LH.
B. FSH.
C. Ostrogen.
D. Testosteron.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tình hoàn tiết ra hoocmon testosteron.
Câu 4: T ế bào nào trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam?
A. Tế bào kẽ.
B. Tế bào mạch máu.
C. Tế bào sinh tinh.
D. Ống sinh tinh.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam.
Câu 5: Testosteron có tác dụng gây những biến đổi cơ thể dậy thì như thế nào đối với nam?
A. Sụn giáp phát triển, lộ hầu.
B. Xuất tinh.
C. Xuất hiện mụn trứng cá.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Testosteron có tác dụng gây những biến đổi cơ thể dậy thì đối với nam như là: sụn giáp phát triển, lộ hầu, xuất tinh, xuất hiện mụn trứng cá.
Soạn Sinh 8 Bài 3: Tế Bào Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 13
Lý thuyết Tế bào I. Cấu tạo tế bào.
– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
– Một cơ thể sống có thể có một (VD: cơ thể đơn bào) hoặc rất nhiều tế bào (VD: con người).
– Một tế bào điển hình gồm:
– Màng sinh chất:
– Chất tế bào:
Ti thể
Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi
Trung thể
– Nhân:
Nhiễm sắc thể
Nhân con
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào.Các bộ phận Các bào quan Chức năng
Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Lưới nội chất
Tổng hợp và vận chuyển các chất
Ribôxôm
Nơi tổng hợp prôtêin
Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
Bộ máy gôngi Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
Trung thể
Tham gia quá trình phân chia tế bào
Nhân:
– Nhiễm sắc thể
– Nhân con
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
– Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền
– Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
⇒ Tất cả các bào quan trong tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp để thực hiện chức năng chung của tế bào,
Ví dụ:
– Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết.
– Chất tế bào chứa các bào quan sử dụng các chất mà tế bào lấy vào qua màng sinh chất tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào dưới sự điều khiển của nhân tế bào.
III. Thành phần hóa học của tế bào– Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ.
Các chất hữu cơ chính là: protein, gluxit, lipid
Các chất vô cơ là muối khoáng, nước,…
IV. Hoạt động sống của tế bào– Mỗi tế bào luôn được cung cấp chất dinh dưỡng để tổng hợp các chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
– Đồng thời tế bào xảy ra quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất vô cơ.
⇒ Đây là hai mặt cơ bản trong quá trình sống của tế bào.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 3 trang 11Câu hỏi 1
Quan sát hình 3 – 1, hãy trình bày cấu tạo một tế bào điển hình
Trả lời:
Một tế bào điển hình gồm:
– Màng sinh chất:
– Chất tế bào: + Ti thể
Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi
Trung thể
– Nhân:
Nhiễm sắc thể
Nhân con
Câu hỏi 2: Hãy giải thích mối quan hộ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào
Trả lời:
– Màng sinh chất Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường trong (nước mô):
Lấy các chất cần thiết: 02, chất dinh dưỡng…
Thải các chất bài tiết: C02, urê…
– Chất tế bào: thông qua các bào quan thực hiện các chức năng như:
Thực hiện các hoạt động sống
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Tổng hợp và vận chuyển các chất tới nơi cần.
Giúp tế bào phân chia.
– Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống do:
Chứa thông tin quy định mọi cấu trúc prôtêin và hoạt động của tế bào.
Tổng hợp rARN
Nguyên liệu hình thành nên ribôxôm.
Giải Sinh học 8 Bài 3: Tế bào Bài 1 (trang 13 SGK Sinh học 8)Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) ở bảng sau sao cho phù hợp:
Chức năng Bào quan
1. Nơi tổng hợp prôtêin
2. Vận chuyển các chất trong tế bào
3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin
5. Thu hồi, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.
a, Lưới nội chất
b, Ti thể
c, Ribôxôm
d, Bộ máy Gôngi
Gợi ý đáp án
Advertisement
1. c;
2. a;
3. b;
4. (x);
5. d
Bài 2 (trang 13 SGK Sinh học 8)Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Gợi ý đáp án
Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể bởi vì:
Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
Chức năng của tế bào là trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào với môi trường cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể lớn lên, phân chia và sinh sản. Như vậy, tế bào vừa là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể.
Soạn Sinh 8 Bài 46: Trụ Não, Tiểu Não, Não Trung Gian Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 146
– Não bộ gồm 3 bộ phận: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
Tham Khảo Thêm:
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bánh trôi nước (Dàn ý + 8 mẫu) Những bài văn mẫu hay nhất lớp 7
– Vị trí các thành phần của não bộ:
Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.
Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
Trụ não gồm: não giữa, cầu não và hành não.
Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
Phía sau trụ não là tiểu não.
1. Cấu tạo
– Trụ não gồm: Não giữa (củ não sinh tư và cuống não), cầu não và hành não.
– Câu tạo của trụ não: chất trắng (bên ngoài) và chất xám (bên trong).
Chất trắng: là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám.
Chất xám: ở trụ não tập trung thành nhân xám (trung khu thần kinh nơi xuất phát các dây thần kinh não).
– Có 12 đôi dây thần kinh não, chia thành 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha.
2. Chức năng của trụ não
+ Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan.
+ Đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa do các nhân xám đảm nhiệm.
+ Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động)
– Vị trí: nằm giữa trụ não và đại não
– Gồm: đồi thị và vùng dưới đồi
– Chức năng:
Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.
Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
1. Vị trí, cấu tạo
Tham Khảo Thêm:
Lời bài hát Người tình không đến
– Vị trí: nằm ở phía sau trụ não.
– Gồm: chất trắng và chất xám.
Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
Chất trắng: nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh.
2. Chức năng:
Thí nghiệm:
Phá tiểu não chim bồ câu, con vật đi lảo đảo, mất thăng bằng.
Phá hủy 1 bên tiểu não ếch, ếch nhảy, bơi lệch về phía bị hủy tiểu não.
→ chức năng của tiểu não là: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
Câu hỏi trang 144
So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống để hoàn chỉnh bảng sau:
Trả lời:
Bảng 46. Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não
Bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống để hoàn chỉnh bảng 46 bằng chữ:
Tủy sống
Trụ não
Vị trí
Chức năng
Vị trí
Chức năng
Bộ phận trung ương
Chất xám
Ở giữa hành tủy
Là căn cứ thần kinh (trung khu)
Thành phần các nhân xám
Căn cứ thần kinh
Chất trắng
Bao quanh chất xám
Dẫn truyền dọc
Bao phía ngoài các nhân xám
Dẫn truyền và nối hai bán cầu tiểu não
Bộ phận ngoại biên
Dây thần kinh pha (31 đôi)
3 loại: cảm giác, dây vận động, dây pha (12 đôi)
Câu hỏi trang 145
Qua các thí nghiệm trên rút ra được kết luận gì về chức năng của tiểu não.
Trả lời:
Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não.
Gợi ý đáp án:
Các bộ phận Trụ não Não trung gian Tiểu não
Đặc điểm
Cấu tạo
Gồm: hành tủy, cầu não và não giữa. Chất trắng bao ngoài. Chất xám là các nhân chất xám.
Gồm: đồi thị và dưới đồi thị.
Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.
Vỏ chất xám nằm ngoài.
Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.
Chức năng
Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,…
Advertisement
Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt.
Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp.
Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.
Gợi ý đáp án
Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
Soạn Sinh 8 Bài 15: Đông Máu Và Nguyên Tắc Truyền Máu Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 50
– Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.
→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương
Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông.
→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
– Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.
1. Các nhóm máu ở người
– Ở người có 4 nhóm máu: A, B, O, AB
Tên nhóm máu Kháng nguyên (ở hồng cầu) Kháng thể (ở huyết tương)
A A β
B B α
AB Có cả A và B Không có
O Không có Có cả α và β
Trong máu có:
Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)
– Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB
Khi truyền giữa các nhóm máu với nhau có sự kết dính và không kết dính hồng cầu.
– Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, màu được truyền theo sơ đồ truyền máu:
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.
– Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?
– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
– Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
Trả lời:
– Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu dông bịt kín vết rách ở mạch máu.
– Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò: Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngãn chặn máu trong cơ thể chảy, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Để thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau:
– Tiểu cầu:
Chất xúc tác → Làm co mạch máu.
Dính vào vết rách → Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
Chất xúc tác → Tơ máu → Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. Như vậy, tiểu cầu có vai trò bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?
Gợi ý đáp án
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu đóng vai trò như sau:
Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.
Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.
Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?
Gợi ý đáp án
* Ví dụ 1: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.
– Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:
Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.
* Ví dụ 2: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.
– Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:
Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
Sát trùng vết thương bằng cồn.
Băng kín vết thương.
Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.
Gợi ý đáp án
– Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.
– Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án: C
Câu 2: Ở người có mấy nhóm máu chính
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Chọn đáp án: C
Giải thích: ở người có 4 nhóm máu chính đó là A, B, O, AB.
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu AB
Chọn đáp án: D
Giải thích: Nhóm máu AB tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
Câu 4: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B
Chọn đáp án: B
Giải thích: người mang nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho người mang nhóm máu AB vì có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể α và β nên không xảy ra kết dính hồng cầu
Câu 5: Đâu là nhóm máu chuyên cho
A. Nhóm O B. Nhóm A C. Nhóm B D. Nhóm AB
Chọn đáp án: A
Giải thích: Vì nhóm máu O không có cả kháng nguyên A và B nên nhận máu của nhóm nào cũng không xảy ra phản ứng kết dích hồng cầu.
Câu 6: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O
A. Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả.
B. Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.
C. Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên
D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên
Chọn đáp án: B
Giải thích: Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.
Soạn Sinh 8 Bài 53: Hoạt Động Thần Kinh Cấp Cao Ở Người Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 171
Lý thuyết Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Các phản xạ có điều kiện ở người
– Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. Ví dụ:
Phản xạ mút tay ở trẻ
Trẻ nghe tiếng hát ru kết hợp với nhịp vỗ đều làm trẻ ngủ
Mùi sữa thơm cùng với vòng tay mẹ dấu hiệu để trẻ nhận ra mẹ, dần phân biệt được người lạ và người quen
– Đa số các phản xạ trên đều dần dần bị ức chế và hình thành các phản xạ mới khi trẻ lớn dần.
– Bên cạnh việc hình thành phản xạ mới thì cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó không còn cần thiết với đời sống.
– Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch có mối quan hệ mật thiết với nhau.
→ Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
– Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán, nếp sống tốt chính là sự kết hợp của 2 quá trình hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
– Người không chỉ tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn mà khi ta nghe nói đến 1 loại thức ăn ngon hoặc thức ăn có vị chua (khế, chanh…) ta cũng tiết nước bọt.
– Người biết chữ khi đọc những hàng chữ hoặc đoạn văn in trong sách báo có thể bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, phẫn nộ…)
→ Tiếng nói và chữ viết có thể giúp ta mô tả sự vật, trình bày các hiện tượng mà không cần có sự vật cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng được.
→ Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau
Giúp con người tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm và trở thành kho tàng quý báu của nhân loại → xây dựng xã hội ngày một văn minh.
III. Tư duy trừu tượng
Nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người đã trừu tượng hóa các sự vật, các hiện tượng cụ thể.
Từ những cái chung của sự vật, con người khái quát hóa chũng thành khái niệm được diễn đạt bằng các từ và hiểu được nội dung ý nghĩa của nó .
Con người có khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh dựa trên những khái niệm mà không cần tiếp xúc với thực tiễn.
Khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa là cơ sở tư duy trừu tượng chỉ có ở người.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 53Câu hỏi trang 170
Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ không còn thích hợp nữa.
Trả lời:
– Hình thành phản xạ mới ví dụ như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
– Ức chế phản xạ không còn thích hợp ví dụ như ức chế phản xạ khóc khi ngủ dậy của trẻ sơ sinh.
Advertisement
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 53 trang 171 Bài 1 (trang 171 SGK Sinh học 8)
Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
Gợi ý đáp án:
Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
Bài 2 (trang 171 SGK Sinh học 8)Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
Gợi ý đáp án:
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Sinh 8 Bài 22: Vệ Sinh Hô Hấp Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 73 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!