Bạn đang xem bài viết Tóm Tắt Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Và Hot Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang nhiều giá trị nhân đạo đậm chất con người Nam Bộ, Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm trọng tâm mà các bạn cần nắm kĩ trong chương trình Ngữ văn 12. Và sau đây là các bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung nhất mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo. Nội dung trọng tâm của cả tác phẩm đều sẽ được khái quát trong các bài tóm tắt này.
Tóm tắt Những đứa con trong gia đình
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1.1 Tác giả Nguyễn Thi
Cuộc đời
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, ông sinh năm 1928 và mất vào năm 1968 trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân. Ông sinh ra tại vùng biển Hải Hậu, nay thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ năm lên 10, Nguyễn Thi đã phải chịu cảnh mồ côi ra, rồi sau đó người mẹ của ông đi thêm bước nữa để lại một đứa con phải bương chải, vất vả từ nhỏ.
Năm 1943, Nguyễn Thi theo chân một người anh vào Sài Gòn. Năm 1945, ông gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân, đứng lên cầm súng đánh giặc. Trong thời gian chiến đấu này cũng là lúc trên mặt trận văn chương Việt Nam xuất hiện một cái tên cực kì chói lọi được lưu danh đến bây giờ, không ai xa lạ chính là Nguyễn Thi hay Nguyễn Ngọc Tấn.
Năm 1954, Nguyễn Thi tạm xa rời người vợ miền Nam để tập kết trở ra Bắc và công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Đây là khoảng thời gian ông sử dụng bút danh Nguyễn Ngọc Tấn để viết văn. Đến năm 1962, ông quay trở vào miền Nam để tiếp tục tham gia chống giặc. Vừa sáng tác vừa tham gia chiến đấu ngoan cường, Nguyễn Thi đã ngã xuống khi ông vừa tròn 40 tuổi trong cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968.
Sự nghiệp
Khi đã là một thiếu niên khôi ngô 17 tuổi, Nguyễn Thi đã bắt đầu tham gia vào sáng tác văn học, khởi điểm của ông chính là những bài thơ. Thế nhưng ông lại ý thức được rằng những vẫn điệu trữ tình ấy không phải là đích đến cuối cùng mà ông muốn hướng tới. Ông ý thức rằng mình phải trách nhiệm hơn với cây bút mình cầm trên tay cũng như với dân tộc.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi có 2 giai đoạn nổi bật, đó là giai đoạn 1954-1962 ở miền Bắc với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn và giai đoạn 1962-1968 ở miền Nam với bút danh Nguyễn Thi. Mỗi giai đoạn đều mang hơi hướng và những thành tựu riêng.
Tròn 40 tuổi thì ông mất, có một di cảo đặc biệt mà ông để lại chính là tiểu thuyết “Ở xã Trung Nghĩa” chỉ mới viết được 3 chương. Tuy chỉ là một tác phẩm còn dở dang thế nhưng thông qua những nhân vật như Hai Khê, Ba Sồi, Tư Trầm, Bảy Kiệt,… “Ở xã Trung Nghĩa” vẫn thừa sức chứng minh được tài năng đáng ngưỡng mộ của cây bút mang tên Nguyễn Thi.
Trong sự nghiệp văn chương của mình, Nguyễn Thi đã cho ra nhiều tập thơ cũng như tập truyện ngắn, bút ký và tiểu thuyết. Những tác phẩm của ông đã được sưu tầm và tổng hợp lại trong cuốn “Truyện và ký” được xuất bản vào năm 1978.
Các tác phẩm nổi trội phải kể đến của Nguyễn Thi như sau:
Hương đồng nội (tập thơ, 1950),
20 bài Trăng sáng (tập truyện ngắn, 1960),
7 truyện Đôi bạn (tập truyện ngắn, 1962),
7 truyện Người mẹ cầm súng (tiểu thuyết, 1965),
Truyện và ký Nguyễn Thi (1978),
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (2 – 1966).
1.2 Tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thi. Đây là sáng tác được ra đời vào những ngày kháng chiến chống Mỹ cực kì ác liệt. Lúc này ông đã tạm xa người vợ miền Nam của mình để tập kết ra Bắc và công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
2. Bố cục truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Bố cục truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được chia ra làm 2 phần:
Phần 1: Từ đấu đến “bắt đầu xung phong”: Việt chiến đấu ngoan cường và bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại trong cơn mơ màng.
Phần 2: Phần còn lại: Việt nhớ lại kí ức lúc hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
3. Tóm tắt
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 1
Đoạn trích kể về lần thứ tư tỉnh dậy của nhận vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt nhớ về chị Chiến. Sau khi ba má mất, hai chị em tranh nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đủ 18 tuổi nên được đi, còn Việt khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhảu ghi tên mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân. Trước khi đi, hai chị em bàn bạc mọi chuyện trong nhà, cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến. Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi sức khỏe Việt dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 2
Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” của sách giáo khoa Ngữ văn 12 thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Lúc này anh đang bị thương trong một lần đối đầu với giặc ở rừng cao su. Anh đã tiêu diệt được một xe bọc thép có sáu tên lính Mĩ nhưng bản thân cũng bị thương rất nặng, lạc đồng đội một mình nằm lại chiến trường luôn trong tình trạng hôn mê nhưng mỗi lần tỉnh dậy anh đều nghĩ về gia đình có những người thân yêu là cha mẹ, chú Năm và chị Chiến. Việt hồi tưởng lại lúc mẹ mất hai chị em giành nhau đi tòng quân, chị Chiến không đồng ý nhưng nhờ có chú Năm Việt vẫn được lên đường chiến đấu. Hôm ấy khi thu xếp công việc ở nhà Việt răm rắp nghe theo lời chị và anh thấy chị Chiến rất giống má trong lòng ngập tràn tình yêu thương và niềm hân hoan chiến đấu. Đó là quá khứ còn giờ đây Việt ngất đi rồi lại tỉnh không biết bao nhiêu lần, dù sức lực không còn nhưng trong anh luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu cố gắng lê từng chút một về nơi có tiếng súng của quân ta. Chính tình cảm gia đình là động lực để anh cố gắng, chính lòng căm thù giặc đã thôi thúc anh vươn lên phía trước, tìm về nơi có sự sống.
Sau ba ngày đêm đơn vị cũng tìm được anh và đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe Việt đã dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể về chiến công của mình nhưng anh cảm thấy những điều đó chưa có gì lớn lao so với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 3
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lênh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 4
Hai chị em Việt và Chiến có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cha thì bị giặc Pháp chặt đầu, còn mẹ bị đại bác của quân Mĩ bắn chết. Do đó, hai chị em đều mong muốn mình sẽ được đi tòng quân, để trả thù cho cha mẹ, đồng thời cũng là trả thù cho đất nước. Chị Chiến khi ấy đã đủ 18 tuổi nên xung phong đi tòng quân trước, Việt thương chị và cũng hăng hái muốn đi nên đã nhanh nhảu viết tên mình dù chưa đủ tuổi. Chị Chiến biết vậy, liền xin chú Năm đứng ra xin giúp để Việt được tòng quân. Chú Năm đồng ý rồi hai chị em chuyển bàn thờ của má qua nhà chú Năm, nhờ chú giữ giúp đến khi trở về. Ở chiến trường, không may Việt bị thương nặng sau khi diệt được một xe bọc thép Mĩ ở trong rừng cao su. Việt nằm bất động, hai mắt nhắm tịt không nhìn thấy gì, bị lạc đồng đội và xung quanh chỉ toàn là xác chết. Mỗi lần tỉnh lại, Việt đều nhớ về gia đình, nhớ về chị Chiến cùng chú Năm. Đoạn trích thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc của nhân vật Việt, cũng là sự dũng cảm của cậu khi trong lúc bị thương vẫn luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Sau ba ngày, Việt được tìm thấy và đưa về chăm sóc. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị chiến và kể về chiến tích của mình. Việt rất nhớ chị nhưng không biết nên viết từ đâu bởi những gì Việt làm được vẫn chưa có gì to tác như những chiến tích của đơn vị và của cha với má.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 5
Tham gia trận đánh tại một khu rừng cao su, Việt đã không sợ hi sinh, không ngại sự ác liệt, anh dũng chiến đấu dù đã lạc mất đồng đội và đã diệt được một xe bọc thép và sáu tên lính Mỹ, nhưng anh đã bị thương nặng, một mình tại chiến trường đầy bom đạn và chết chóc. Anh lúc đó nửa tỉnh, nửa mê, nhiều lần ngất đi. Trong đầu Việt hồi tưởng lại về gia đình, về mẹ, chú Năm, chị Chiến,…những người thân yêu của anh.
Lần tỉnh lại thứ tư của Việt, tuy mắt anh không thấy gì, chân tay tê cứng, đau buốt vì vết thương, nhưng niềm tin và vì phải sống, vì phải chiến đấu, Việt cố gắng lê từng tí từng tí một về phía tiếng súng của quân ta.
Anh cứ chầm chậm như thế, trong đầu anh lại nhớ về ngày má mất, nhớ lại ngày cả hai chị em đăng kí tòng quân, lúc đó chị Chiến giành đi trước vì cho rằng Việt chưa tròn 18 tuổi. Nhưng đến hôm đăng kí, Việt đã nhanh nhảu ghi tên mình trước, nhưng chị Chiến cố tình bật mí chuyện Việt chưa tròn 18 tuổi. Và phải nhờ đến chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được đi. Đêm trước ngày nhập ngũ, hai chị em ngồi bàn bạc mọi chuyện trong nhà, Việt nghe theo mọi sự sắp đặt của chị và thấy hình ảnh chị Chiến và lời nói sao giống má quá. Sáng hôm sau, cả hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Trong lòng Việt lúc đó cảm thấy thương chị thấy lạ.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 6
Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do.
Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 7
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mỗi thù sâu nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,…
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì bị ăn đạn của “câu Tư . Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt nhớ chị chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtTóm Tắt Truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc ❤️️ 5+ Mẫu Ngắn Gọn Nhất
Tóm Tắt Truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc ❤️️ 5+ Mẫu Ngắn Gọn Nhất ✅ Gợi Ý Những Bài Mẫu Đặc Sắc Để Bạn Đọc Ôn Tập Hiệu Quả.
Ý nghĩa câu chuyện Hoàng Tử Hạnh Phúc đó chính là ca ngợi tấm lòng nhân hậu, thương người của chàng hoàng tử cùng với sự rộng lượng của chú chim én nhỏ. Chàng đã hy sinh rất cả những gì mình có để giúp đỡ những người khó khăn.
I. Mở Bài: Nêu ý chính sơ lược về truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc
II. Thân Bài:
Giới thiệu nhân vật trong truyện là chàng hoàng tử, chim én
Hoàn cảnh gặp nhau của hoàng tử và chú chim én
Hành động giúp người khó khăn của hoàng tử và chim én là gì?
Kết quả như thế nào?
III. Kết Bài: Kết luận, suy nghĩ của em về chàng hoàng tử và chú chim én.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Truyện Chú Lính Chì Dũng Cảm 🌹 ngắn gọn
Giới thiệu đến bạn mẫu sơ đồ tư duy truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc đơn giản sau đây:
Hoàng tử hạnh phúc là câu chuyện cổ tích thế giới cảm động về vị hoàng tử bằng vàng nhưng có trái tim nhân hậu và rộng lượng cùng chú chim sẻ nhỏ bé, đã hy sinh thầm lặng để cứu giúp những mảnh đời bất hạnh…
SCR.VN giới thiệu thêm 💕 Tóm Tắt Bài Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê 💕 ngắn
Ngày xưa, ở một thành phố nọ người ta dựng một bức tượng chàng hoàng tử. Pho tượng này được dát toàn bộ bằng vàng lá, đôi mắt gắn hai viên ngọc bích màu xanh biếc, chuôi kiếm đính viên hồng ngọc đẹp long lanh. Bức tượng được người dân thành phố đặt tên là tượng hoàng tử hạnh phúc. Bức tượng rất là hiền hòa, nhân ái làm bao trẻ em trong thành phố này trở nên ngoan ngoãn.
Một buổi chiều thu khi chim én bay về phương nam tránh rét, có một con chim én bị lạc đàn dừng nghỉ chân tại tượng. Tự nhiên, có giọt nước mắt chảy xuống, hóa ra đó là giọt nước mặt của hoàng tử vì nhìn thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ. Đầu tiên là hoàn cảnh một cậu bé bị bệnh nhưng hoàn cảnh khó khăn không có tiền chữa trị.
Hoàng tử nhờ én gỡ viên ngọc ở chuôi kiếm đưa cho người mẹ mua thuốc chữa bệnh cho con. Tiếp đến là một chàng trai nghèo chuyên viết truyện cho trẻ em kiệt sức vì đói. Hoàng tử nhờ én lấy viên ngọc bích trên mắt đem đến cho chàng trai nghèo. Rồi một cô bé bán diêm nghèo khổ không bán được diêm nên bị đói, hoàng tử tặng một viên ngọc bích trên mắt.
Lúc này, 2 đôi mắt hoàng tử không còn, én tình nguyện ở lại bên cạnh hoàng tử. Én bay khắp thành phố thấy quá nhiều hoàn cảnh nghèo khổ, hoàng tử lại nhờ én gỡ những miếng vàng dát trên người mang đến cho những người nghèo.
Mùa đông đến, người người được ấm no hạnh phúc, còn én thì kiệt sức không chống chọi được với mùa đông, én chết. Số vàng trên người hoàng tử không còn, họ đã hạ tượng xuống đem về nung nhưng không thể đun chảy được trái tim tượng.
Biết được tấm lòng bao la của Hoàng tử hạnh phúc và chim én, thượng đế cho thiên sứ mang trái tim hoàng tử và xác chim én lên thiên đường. Thượng đế ban cho hoàng tử hạnh phúc và chim én linh hồn bất tử cùng bay lên thiên đường.
Tiếp tục đón đọc 🌳Tóm Tắt Bài Học Đường Đời Đầu Tiên 🌳 ngắn hay
Ở một quảng trường, có đặt một pho tượng chàng hoàng tử được dát toàn bộ bằng vàng trên người, đôi mắt gắn hai viên ngọc bích, chuôi kiếm đính viên hồng ngọc. Người dân ở thành phố này đặt tên tượng là chàng hoàng tử hạnh phúc, tượng này rất đẹp và hiền hòa, đặc biệt có sức cảm hóa lòng người chủ yếu là trẻ nhỏ.
Vào mùa thu, mùa mà từng đàn chim én bay tìm nơi tránh rét mà cụ thể là ở phương Nam, tuy nhiên có một chú chim én đã bị lạc đàn. Chú chim én đã đậu trên pho tượng nghỉ ngơi và phát hiện giọt nước mắt trên pho tượng. Chú chim én biết được nguyên nhân là chàng hoàng tử thương xót cho người dân nghèo khổ. Từ đó, chim én giúp chàng hoàng tử gỡ lần lượt hai viên ngọc bích ở mắt, viên hồng ngọc trên chuôi kiếm cho người dân nghèo.
Sau đó là gỡ toàn bộ vàng trên pho tượng để phân phát hết để mùa đông ai ai cũng được ấm no. Tuy nhiên, chú chim én đã chết vì sự khắc nghiệt của thời tiết mùa đồng. Pho tượng cũng được đi nung lại nhưng không thể làm tan chảy trái tim của hoàng tử. Biết được câu chuyện trên, thượng đế đã ban linh hồn bất tử cho chàng hoàng tử và chim én được bay lên thiên đường.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai 🌹 chọn lọc
Thời xa xưa, ở một quảng trường thành phố người ta dựng một bức tượng của chàng hoàng tử. Pho tượng này được dát hoàn toàn bằng vàng lá, đôi mắt gắn hai viên ngọc bích màu xanh biếc, chuôi kiếm trên tay hoàng tử đính viên hồng ngọc đẹp long lanh. Bức tượng được người dân thành phố đặt tên là tượng hoàng tử hạnh phúc. Trông bức tượng rất hiền hòa, nhân ái và có sức cảm hóa lòng người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Bất kể đứa trẻ nào khóc nhè, cha mẹ dắt bé đến chân bức tượng, khuyên bé ngoan ngoãn thì bé nín và không khóc nữa. Bé nào ương bướng không nghe lời bố mẹ nhìn thấy tượng hoàng tử hạnh phúc đều trở nên ngoan ngoãn.
Vào một buổi chiều cuối thu, có con chim én bay về phương Nam tránh rét. Do bị lạc đàn nên chỉ còn mình én, én bay mỏi cánh và nghỉ chân tại tượng hoàng tử. Én đang chuẩn bị ngủ thì thấy có giọt nước mắt hoàng tử rơi xuống mình. Do hoàng tử nhìn thấy quá nhiều hoàn cảnh bất hạnh mà không thể nào giúp đỡ họ. Và rồi hoàng tử nhờ Én giúp đỡ một số người nghèo khổ:
Đầu tiên, hoàng tử nhờ Én gỡ viên hồng ngọc ở chuôi kiếm mang đến cho người mẹ đang chăm sóc con bị ốm mà không có tiền chữa bệnh. Tiếp theo, hoàng tử tiếp tục nhờ Én cậy một viên ngọc bích gắn trên mắt đem tặng chàng trai nghèo chuyên viết truyện cho trẻ em.
Rồi hoàng tử lại nhờ Én lấy nốt viên ngọc bích trên mắt tặng cho cô bé bán diêm nghèo khổ do đói đã làm ướt diêm mà không bán được hộp nào. Và rồi, hoàng tử đã mất đi đôi mắt, én quyết định ở bên hoàng tử dùng đôi mắt của mình để quan sát và kể lại cho hoàng tử. Én sẽ không bay đi phương Nam để tránh rét nữa.
Trời vừa sáng, én bay khắp thành phố thấy nhiều người nghèo khổ, đói rách kể lại cho hoàng tử. Hoàng tử lại nhờ én gỡ những miếng vàng dát trên người mang đến cho những người nghèo.
Mùa đông đến, én vẫn bay để mang niềm vui đến cho những người bất hạnh. Từ đó, mọi người có đủ ăn, đủ mặc mà chống lại mùa đông rét buốt, trẻ em được khỏe mạnh.
Và rồi, số vàng trên người hàng tử cũng hết, én cũng kiệt sức và chết bên cạnh hoàng tử. Một quan chức thành phố đi qua thấy bức tượng xấu xí bèn ra lệnh hạ xuống đen về nung chảy nhưng không thể đun chảy được trái tim tượng.
Thượng đế ra lệnh cho thiên sứ xuống trần tìm báu vật quý giá nhất để mang lên thiên đường. Các thiên sứ đã chọn trái tim hoàng tử hạnh phúc và xác chim én. Thượng đế biết được hành động cao đẹp mà hoàng tử hạnh phúc và chim én làm ở trần gian nên đã ban cho họ linh hồn bất tử và cùng bay lên thiên đường.
Giới thiệu tuyển tập 🌼 Tóm Tắt Câu Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌼 ngắn
Cuối cùng là gợi ý tóm tắt truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc bằng tiếng anh ấn tượng nhất.
The story is about a prince inlaid entirely with gold leaf, his eyes are set with 2 jewels and the hilt of his sword is studded with rubies. The people here named the statue the happy prince statue.
One afternoon, when swallows migrated to escape the cold to the south, one of them got lost and stopped at this statue to rest. The strange thing is that the swallow saw the tears flowing down from the statue, was surprised by it, it turned out that these were the tears of the prince when he saw the people in difficulty and could not help.
The prince asked the swallow to remove the jewel from the hilt of his sword and give it to a mother with a sick child, and the jade swallow in the eye gave it to a young man who wrote stories for children who were exhausted from hunger.
There was only one jade left in his eye, but he also decided to ask the swallow to remove it and give it to a poor match girl who couldn’t sell, so she was hungry.
Since then, the prince’s eyes were no longer visible and the swallow volunteered to be beside him to tell him what happened in life. The swallow flew across the sky and saw a lot of poverty, the prince asked the swallow to unload the gold inlaid pieces on his body and distribute them to the poor.
In winter, many people are warm and full, but the swallow could not cope with this weather, the swallow died. There was no gold left on the prince, so the statue was taken down and burned, but he could not melt his heart.
God has heard about the great heart of the prince and the swallow. God asked an angel to bring the prince’s kind heart and the swallow’s body to heaven. And gave the prince and the swallow immortal souls to go to heaven together.
Tạm dịch
Câu chuyện kể về tượng chàng hoàng tử được dát toàn bộ bằng vàng lá, đôi mắt được gắn 2 viên ngọc và chuôi kiếm đính viên hồng ngọc. Người dân ở đây đặt tên cho tượng là tượng hoàng tử hạnh phúc.
Vào một buổi chiều, khi chim én di cư tránh rét về phương Nam, có một con đã bị lạc đang và dừng lại ở tượng này để nghỉ ngơi. Điều kì lạ là chim én tháy giọt nước mắt chảy xuống từ pho tượng, rất ngạc nhiên vì điều đó, hóa ra đây là nước mắt của hoàng tử khi nhìn thấy người dân khó khăn mà không giúp được.
Hoàng tử đã nhờ én gỡ viên ngọc ở chuôi kiếm của mình đưa cho một người mẹ có con bị bệnh, còn viên én ngọc bích ở mắt thì đem cho chàng trai nghèo chuyên viết truyện cho trẻ em đang kiệt sức vì đói.
Chỉ còn một viên ngọc bích trên mắt nhưng chàng cũng quyết định nhờ én gỡ để tặng cho một cô gái bán diêm nghèo khổ không bán được nên đang bị đói.
Từ đó, đôi mắt của chàng hoàng tử đã không còn nhìn thấy và chú chim én đã tự nguyện bên cạnh chàng để kể cho chàng nghe những điều diễn ra trong cuộc sống. Chim én bay lượn khắp bầu trời và thấy rất nhiều hoàn cảnh nghèo khổ, hoàng tử lại nhờ chú én dỡ những miếng vàng dát trên người phân phát cho người nghèo.
Vào mùa đông, rất nhiều người được ấm no nhưng chú chim én lại không thể chống chọi với thời tiết này, chú chim én đã chết. Trên người hoàng tử không còn vàng, nên người ta đã hạ tượng đem nung nhưng không thể nào nung chảy được trái tim của chàng.
Thượng đế đã nghe tin về tấm lòng bao la của chàng hoàng tử và chim ém. Thượng đế đã nhờ thiên sứ mang trái tim nhân hậu của hoàng tử và xác của chú chim én lên thiên đường. Và ban cho hoàng tử cùng chim én linh hồn bất tử để cùng lên thiên đường.
Chia sẻ thêm mẫu 🌿 Tóm Tắt Non Bu Và Heng Bu 🌿 hay nhất
Tóm Tắt Chí Phèo ❤️️ 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Tóm Tắt Chí Phèo ❤️️ 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Hữu Ích Giúp Bạn Học Tốt Môn Ngữ Văn Lớp 11.
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xoay quanh bi kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Qua tác phẩm Nam Cao đã cho người đọc thấy được sự khốn cùng của con người bị áp bức trong xã hội cũ cũng như sự độc ác, tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện. Tóm tắt nội dung của tác phẩm có thể chia thành 3 phần cơ bản như sau:
Tham khảo mẫu tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy
Đừng bỏ qua 🔥 Cảm Nhận Về Nhân Vật Chí Phèo 🔥 12 Bài Văn Hay Nhất
Phần tóm tắt Chí Phèo phần tác giả tác phẩm sẽ cung cấp cho các em học sinh những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nam Cao.
Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông để lại khối lượng sáng tác lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đôi mắt, … Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng. Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.
Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Cảm Nhận Về Nhân Vật Thị Nở 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất
Viết tóm tắt truyện Chí Phèo Thị Nở sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung và kiến thức cơ bản để học tốt tác phẩm.
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đấm lưng, xoa đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến sai bọn tay sai giải ra huyện, rồi Chí bị đi tù bảy, tám năm.
Ngay khi được thả ra khỏi tù, Chí đã cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến để vạch mặt và ăn vạ. Nhưng lão Bá Kiến rất khôn, hắn cho Chí năm đồng bạc để uống rượu. Chí được xoa dịu bằng năm đồng bạc ấy đã nguôi ngoai, Chí rơi vào hoàn cảnh lúc nào cũng say xỉn, chỉ cần ai cho tiền là có thể làm bất cứ điều gì. Bá Kiến nhờ vậy mà khiến cho Chí trở thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, phá làng, phá xóm, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến.
Cho đến một hôm, cũng trong những cơn say như thường ngày, Chí đi về lều thì thấy Thị Nở đang nằm ngủ há hốc mồm dưới ánh trăng. Thế là Chí ôm chầm lấy Thị Nở và ân ái với nhau. Sáng hôm sau khi Chí tỉnh rượu, Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Cả cuộc đời Chí chưa từng được ai chăm lo cho như vậy, Chí thấy mình muốn làm người lương thiện.
Bát cháo hành của Thị Nở đã làm thức tỉnh lại phần người trong Chí nhưng cánh cửa làm người lương thiện lại đóng sập lại khi Chí Phèo bị bà cô của Thị Nở nhất quyết phản đối. Bà cô nói rằng: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!” Chí Phèo nghe vậy khóc rưng rức, đành lủi thủi đi về. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và chỉ vào mặt hắn nói: “Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lương thiện.” Chí giết chết Bá Kiến rồi tự sát, Thị nở chỉ còn biết nhìn vào bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Chí Phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, không cha mẹ bị bỏ rơi trong một cái lò gạch. Cuộc đời hắn được di chuyển từ người này đến người khác từ bà góa mù cho đến bác phó cối. Đến khi bác phó cối mất đi hắn trở thành kẻ không người thân. Không người thân thích, không gia đình hắn đến nhà Bá Kiến làm canh điền.
Chỉ vì một lần hầu hạ vợ của Bá Kiến mà Chí Phèo phải vào tù. Khi ra tù tính tình của hắn của trở nên thay đổi và biến thành con người khác, người Chí Phèo lúc nào cũng say khướt và trở thành một tay dữ tợn lúc nào không hay. Hắn trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, cuộc đời hắn giờ đây chỉ toàn là những lần đi đòi nợ thuê, tiếng chửi rủa và sự ghê sợ của người dân làng Vũ Đại.
Chí Phèo trong một lần uống rượu say đã gặp Thị Nở – một người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn”, hai người đã có tình cảm với nhau và Chí Phèo cảm động khi được Thị Nở chăm sóc và đút cho ăn bát cháo hành. Trong thâm tâm Chí Phèo muốn trở về một người lương thiện và sống chung với Thị Nở nhưng thật nghiệt ngã khi bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn, Thị Nở và cả xã hội như từ chối hắn trở về với con người lương thiện.
Chí Phèo trở nên thật điên cuồng, hắn uống thật say và càng say hắn nhận ra bi kịch của cuộc đời, hắn tìm đến nhà để giết Bá Kiến, sau đó Chí Phèo tự kết liễu đời mình, một cái chết thật bi thảm và đó là điều đã được dự đoán từ trước.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌹 15 Bài Ngắn Hay
Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ bà góa mù đến bác phó cối. Khi đã trưởng thành Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì sự ghen tuông của mình. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh với bộ dạng gớm ghiếc.
Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần đòi nợ thuê, là tiếng chửi là những cơn say từ ngày này qua ngày khác.
Chí Phèo gặp Thị Nở – người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Tình thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, không thể trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu mình để giải thoát mọi đau khổ.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng 🌟 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Bài tóm tắt truyện Chí Phèo ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hoàn thành bài soạn và có những tiết học trên lớp đạt hiệu quả cao.
Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù.
Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới.
Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.
Đọc nhiều hơn 🌻 Tóm Tắt Vi Hành 🌻 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.
Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Hắn xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.
Gợi ý cho bạn ☔ Tóm Tắt Tinh Thần Thể Dục ☔ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Tham khảo văn mẫu tóm tắt bài Chí Phèo ngắn gọn chọn lọc sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu.
Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
Tặng bạn 🌹 Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù 🌹 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao được sáng tác năm 1941. Truyện kể về bị kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo làm tá điền cho nhà bá Kiến. Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí Phèo trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến.
Vào một đêm trăng, Chí Phèo say sướt, đồng thời ăn nằm với Thị Nở. Nhận được sự chăm sóc của Thị, Chí Phèo khao khát về cuộc sống gia đình, muốn làm người lương thiện. Nhưng ước mơ ấy, bị bà cô bên họ ngăn cấm, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng. Cuối cùng, Chí Phèo giết chết Bá Kiến, rồi tự sát.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ 💕 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay
Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.
Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Chiếu Cầu Hiền 🌼 10 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn Hay
Bài tóm tắt Chí Phèo cực ngắn sẽ giúp các em học sinh trau dồi những cách diễn đạt phong phú và linh hoạt hơn.
Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà phải vào tù bảy, tám năm trời. Nhà tù thực dân đã biến Chí từ một người lương thiện thành một kẻ lưu manh, bất cần. Ra tù Chí đến ăn vạ nhà Bá Kiến, bằng sự khôn khéo của mình Bá Kiến đã khiến Chí đồng ý làm tay sai cho hắn.
Trong một đêm say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở, cuộc gặp gỡ này đã làm thức tỉnh phần người trong Chí. Chí khát khao lương thiện, muốn được làm hòa với mọi người. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đã khiến Thị Nở cự tuyệt Chí, đau khổ tuyệt vọng Chí đã giết chết Bá Kiến, người khiến mình trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại và tự kết thúc cuộc đời mình.
Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh 🌟 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn
Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ bỏ không. Xuất thân không cha không mẹ, hắn được một bà góa mù nuôi dưỡng và sau đó đó là bác phó cối. Đến khi bác phó cối chết hắn tứ cố vô thân lang thang khắp nơi. Sau khi ở chỗ nhiều nhà hắn trở thành canh điền cho nhà Bá Kiến, tính cách Chí Phèo lúc này hiền lành, thật thà. Bà vợ ba của Bá Kiến nhiều lần muốn gần gũi Chí Phèo nên tìm cách tiếp cận, Bá Kiến ghen tuông tìm cách đẩy Chí Phèo vào tù.
Sau bảy tám năm biệt tích, hắn trở về, bộ dạng khác hẳn ngày trước. Vừa về say khướt, cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến – bây giờ Lí Kiến, Nghị Viên, tiên chỉ làng Vũ Đại – chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão Bá Kiến khôn róc đời đã xử nhũn với hắn. Với những kẻ cố cùng liều thân “trị không được thì dùng”, “dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò”.
Thế chỉ là một bữa rượu, một đồng bạc, Chí Phèo hả hê ra về và trở thành “chỗ đầy tớ tay chân” của lão để khi cần chỉ cho hắn năm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Từ đó, Chí Phèo luôn say. “Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại để tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”.
Cuộc đời hắn cứ thế trôi đi… Một đêm trăng rười rượi, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn bị mọi người hắt hủi. Họ ân ái với nhau. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì hắn bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về làm hắn nhớ lại “có một thời hắn đã ước ao, có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”. Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trọi khốn khổ của mình.
Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được chăm sóc bởi một tay đàn bà. Nhớ lại khi xưa, những lần cái bà quỷ quái gọi hắn lên bóp chân, “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì!”. Hắn bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”. Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.
Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát…
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🍀 10 Mẫu Ngắn Hay
Việc tóm tắt Chí Phèo theo cốt truyện sẽ bám sát vào những diễn biến của mạch truyện và sự kiện xảy ra để tóm lược văn bản một cách đầy đủ và chính xác.
Nhân vật chính trong truyện Chí Phèo của Nam Cao vốn là kẻ không cha mẹ, người ta tìm thấy Chí trong một lò gạch bỏ hoang, trên người chí chỉ che bằng một cái váy đụp, thân thể xám ngắt lại. trải qua tay hết người này đến người khác từ người đàn bà góa phụ bị mù lòa đến bác phó cối cuối cùng Chí về tay Bá Kiến khi 18 tuổi.
Chí về nhà Bá Kiến làm canh điền, lọt vào mắt xanh của bà ba nhà Bá Kiến lúc nào cũng hừng hực Chí suốt ngày bị bà gọi lên để xoa bóp. Chuyện đến tai của cụ Bá, lão dựng chuyện khiến cho Chí Phèo đi tù. Sau bảy, tám năm biến biệt tăm trong tù, hắn quay trở lại làng Vũ Đại trong một bộ dạng khác hẳn, hắn đến ngay nhà cụ Bá, hăn say khướt, đập vỏ chai chửi bới, đánh nhau, rạch mặt ăn vạ.
Cụ Bá là một tên bá hộ khôn róc đời, biết không thể làm gì được với những kẻ cùng cố liều thân, cụ dỗ ngọt tên Chí, cụ cho Chí ăn, cho Chí uống và cho tiền mang về thế là Chí ngoan ngoãn như một con chó. Sau này Chí trở thành tay sai cho cụ Bá mà chỉ cần cho vài hào uống rượu là có thể sai Chí đi đòi nợ, tác hại đến bất cứ ai mà cụ Bá thấy ngứa mắt.
Trong mắt của người dân làng Vũ Đại thì Chí là hiện thân của quỹ dữ, hắn luôn say khướt, khi say hắn cầm chai đi khắp cả làng, gặp ai cũng gây sự, hắn chửi bới, ăn vạ, khóc lóc, khuôn mặt thì hằn lên những vết rạch chằng chịt, trông thấy Chí là ai cũng phải né mặt. Trong một đêm trăng, khi trong người đã có sẵn men rượi Chí vô tình nhạn thấy Thị nở – người đàn bà xấu nhất làng đang ngủ say, nổi cơn thú tính hắn ôm lấy Thị mà ân ái.
Sáng hôm sau tỉnh dậy Chí được Thị nở mang đến cho một bát cháo hành, trong khung cảnh an bình của làng Vũ Đại, tên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc mà lạ lẫm, tiếng mái chèo khua nước, tiếng chim hót, tiếng cười nói vui vẻ, những âm thanh mà trong lúc say Chí chẳng thể nghe thấy, mà Chí thì có bao giờ tỉnh đâu. Bỗng nhiên Chí muốn được làm người lương thiện, chí muốn có một mái ấm với Thị, Chí và Thị sẽ rất hạnh phúc.
Thế nhưng chuyện tình của Chí và Thị không thành vì bị bà cô Thị phản đối. Bị phản đối Chí lại quay ra trở về làm quỷ dữ, Chí càm dao đến nhà cụ Bá để đòi lương thiện, hắn đâm chết cụ Bá rồi tự tử.
Tham khảo văn mẫu 🔥 Tóm Tắt Tào Tháo Uống Rượu Luận Anh Hùng 🔥 10 Mẫu Hay
-Phần 1:
Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi, hắn chửi từ trời đến đất đến làng Vũ Đại, đến những người không chửi nhau với hắn và kể cả người đẻ ra hắn.
-Phần 2:
Tiếp đến tác giả lược thuật về cuộc đời Chí Phèo. Chí Phèo xuất thân là một đứa con hoang tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội. Hắn sống với những người nông dân lương thiện như bà góa mù, bác phó cối nên hắn ảnh hưởng tính cách lương thiện. Thời tuổi trẻ hắn là một người nông dân lương thiện nhưng do sự ghen tuông bóng gió, Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.
Sau bảy, tám năm ở tù hắn trở về làng, khi trở về hắn thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bộ mặt thì xấu xí méo mó quái dị, nội tâm thì thích chửi bới gieo vạ cà khịa. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo làm một kẻ đầu bò để trị những kẻ đầu bò nên Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, thực hiện mưu đồ gieo vạ bóc lột của Bá Kiến. Từ một con người lương thiện Chí đã trở thành một con vật lạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, của xã hội.
-Phần 3:
Trên bước đường trượt dốc nhân cách không có điểm dừng bỗng Chí Phèo gặp Thị Nở. Hắn được Thị Nở chăm sóc bằng bàn tay của người đàn bà và bát cháo hành nhớ đời, Chí Phèo đã tỉnh ngộ về ý thức làm người.
Chí Phèo khát khao chung sống với Thị Nở cũng là khát khao có một gia đình lương thiện hạnh phúc nhưng cánh cửa trở về với cuộc đời làm người của hắn lại một lần nữa bị đóng chặt. Bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn lấy Thị Nở vì tội chuyên rạch mặt ăn vạ. Sự từ chối của bà cô cũng chính là sự từ chối của xã hội, xã hội không chấp nhận một người như hắn trở về làm người.
Trong cơn tuyệt vọng hắn đã xách dao đi giết thủ phạm đã đẩy hắn ra khỏi cuộc đời đó là Bá Kiến và trong cơn bế tắc Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình. Khi Chí Phèo chết đi Thị Nở đã nhìn nhanh xuống bụng mình và nhìn ra cái lò gạch bỏ không xa xa vắng người qua lại.
Mời bạn đón đọc 🌜 Tóm Tắt Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 🌜 12 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Gợi ý tóm tắt truyện Chí Phèo theo nhân vật chính sẽ giúp các em học sinh trau dồi thêm cho mình những cách hành văn phong phú và linh hoạt.
Truyện xoay cuộc đời của nhân vật chính tên là Chí Phèo. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ bị bỏ rơi ở một cái lò gạch bỏ không của làng Vũ Đại. Hắn được một người đi thả ống lươn nhặt được mang về đem cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại Chí Phèo cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ.
Được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn, đến năm hai mươi tuổi Chí trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác. Rồi Chí đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí bóp chân khiến Bá Kiến ghen và đẩy hắn vào tù.
Bảy, tám năm ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng lưu manh như “con quỷ dữ”. Hắn trở thành tay sai đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, chuyên đi uống rượu và vạch mặt ăn vạ. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại và chửi cả ai đã sinh ra hắn. Cả làng đều xa lánh hắn.
Tình cờ vào một đêm trăng tại vườn chuối, Chí Phèo đã gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Hắn ôm chầm lấy Thị Nở và ăn nằm với Thị. Sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm, Thị Nở nấu cho Chí bát cháo hành để giải rượu. Hắn bâng khuâng nhớ lại hồi trai trẻ và nhận ra hương vị cuộc sống. Hắn muốn làm người lương thiện để bắt đầu lại cuộc đời mình. Hắn muốn xây dựng gia đình với Thị Nở thế nhưng bị bà cô Thị ngăn cấm. Chí đau đớn và tuyệt vọng, hắn uống rượu và xách dao đến đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.
Sau khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không.
Gửi đến bạn 🍃 Tóm Tắt Đại Cáo Bình Ngô 🍃 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Viết tóm tắt Chí Phèo theo nhân vật Chí Phèo sẽ mang đến cho các em học sinh những góc nhìn mới sáng tạo và ấn tượng hơn.
Tôi sinh ra chẳng có một gia đình hạnh phúc. Tôi bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Tình cờ có người đi thả ống lươn đi qua đó, nghe thấy tiếng khóc của tôi nên đã cứu tôi và đem tôi cho một người đàn bà góa mù nuôi và tôi bị bán cho bác phó cối. Được một thời gian thì bác phó cối cũng chết. Chí tôi đã sống bằng sự chăm sóc của dân làng. Người này người nọ góp sức cho tôi mỗi người một ít và rồi tôi lớn lên thành anh canh điền hiền lành mà mọi người cũng quý mến tôi.
Tôi đi làm công cho nhà Bá Kiến. Ấy thế mà bà vợ ba của cụ bá lại dở trò, muốn tôi xoa bóp chân. Chỉ vì hành động quá phận của bà ba mà cụ bá ghen ghét, đẩy tôi vào ngục tối. Đời tôi đã bao giờ biết đến nơi cực lao như vậy. Và tôi đã thay đổi, thay đổi sau mấy năm đi tù. Máu me, độc ác, nhẫn tâm, nhân hình của tôi đã biến dạng chính trong nhà tù thực dân thối nát đó từ đây.
Tôi ra tù, ra tù với tiếng chửi. Tôi chỉ biết ngày đêm chìm trong rượu. Mà rượu tôi uống là kết quả của quá trình rạch mặt ăn vạ người ta. Bá Kiến lợi dụng kẻ cùng đường như tôi để trị thằng đầu bò là Tự Lãng. Toàn bộ dân làng Vũ Đại khiếp sợ tôi. CÒn tôi, trong cơn say, tôi có biết gì đâu ngoài sự lì lợm, xấu xa.
Ấy thế mà cuộc gặp gỡ Thị Nở lại thay đổi cuộc đời tôi. Tôi và thị đã sống làm vợ, làm chồng trong sáu ngày. Lần đầu tiên, lần đầu tiên tôi được đối xử như con người sau bao năm quằn quại. Tôi lại nghĩ về ước mơ hạnh phúc, về gia đình nhỏ. Tôi bảo với thị về cùng chung sống.
Ai ngờ thị mang đến tin dữ là bà cô thị ghét bỏ tôi- “lấy ai không lấy lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Tôi căm giận, thị đi, ngọn lửa giận dữ lại bùng lên trong tôi. Tôi muốn giết chết mụ khoặm già kia. Rượu làm nỗi căm tức trong tôi như lớn hơn. Tôi rảo bước, rảo bước nhanh để giết mụ gì kia.
Bước chân thay vì đưa tôi đến để giết mụ già kia thì tôi lại đến nhà Bá Kiến. Nỗi căm tức trong tôi lớn vô cùng. Nhưng không hiểu sao tôi lại càng tỉnh táo. Tôi đến nhà Bá Kiến, tôi gọi lão ra và thét: “Tôi muốn làm người lương thiện” khi lão ấy xúc phạm, chà đạp tôi. Tôi giết lão, giết lão máu lênh láng. Và tôi, một nhát dao, tôi kết liễu đời mình như thế đó.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Hồi Trống Cổ Thành 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay
Bài tóm tắt tác phẩm Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 sẽ là một trong những tư liệu tham khảo hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình đọc hiểu và ôn tập tác phẩm.
Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây.
Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau.
Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Phú Sông Bạch Đằng 🌹 12 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết!
Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, hắn đập vỏ chai, rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ, Binh Chức, cụ Bá róc đời xử nhũn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn ra về còn đãi một đồng bạc uống thuốc.
Bốn hôm sau, Chí Phèo đốt quán bà bán rượu. Hắn mang theo một con dao nhọn đến xin Cụ Bá đi ở tù. Chỉ một câu nói khích, cụ đã sai được Chí Phèo đến nhà đội Tảo đòi 50 đồng bạc nợ cho cụ. Chẳng phải giao tranh đổ máu, hắn đã đòi được nợ đem về. Cụ bá cho hắn 5 đồng và bán cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sông mới cắm thuế của một người làng. Năm đó Chí 27 hay 28 tuổi, hắn bỗng thành có nhà.
Hắn trở thành đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say mãi, say vô tận. Hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn cho hắn khổ. Năm đó hắn ngoài 40, cái mặt như mặt một con vật lạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn một khi hắn đi qua trước mặt.
Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị mà làm tình. Gần sáng Chí bị cảm, hắn được thị Nở người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi.
Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng đến hôm thứ 6, thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở bị bà cô xỉa xói vào mặt. Thị ton ton chạy sang lều trút tất cả giận dữ lên mặt nhân ngãi. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở, hắn đã bị nhân tình đấm cho một cái ngã lăn khoèo xuống đất.
Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say. Và hắn uống, uống thêm chai nữa, càng uống càng tỉnh. Hắn đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương thiện. Chém chết Bá Kiến, hắn đâm cổ tự sát. Cả làng Vũ đại xôn xao kéo đến xem 2 con quỷ giết nhau. Bà cô chì chiết Thị Nở. Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…
Mời bạn tham khảo 🌠 Tóm Tắt Tam Đại Con Gà 🌠 15 Mẫu Tóm Tắt Truyện Cười Ngắn
Tác phẩm Chí Phèo kể về nhân vật Chí Phèo, hắn vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 18 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.
Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.
Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh và vào một đêm trăng, Phèo say nằm ngủ thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý.
Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày 🌼 8 Mẫu Ngắn Gọn
Tham khảo bài tóm tắt Chí Phèo phần 1 sẽ là nội dung về sự xuất hiện của Chí Phèo với tiếng chửi mở đầu tác phẩm và câu chuyện đã đẩy hắn đến sự tha hoá nhân tính.
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên Chí Phèo của Nam Cao là một đứa con bị bỏ rơi trong một cái lò gạch hoang, được người ta đem về nuôi. Lớn lên đi hết nhà này đến nhà khác và năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà lý Kiến. Ghen với anh canh điền trẻ thường được bà ba gọi lên đấm bóp, lý Kiến tìm cách cho anh ta bị bắt đi tù biệt xứ.
Phải ở tù đến 7 – 8 năm khi trở về Chí Phèo trở thành một con người hoàn toàn khác. Sau quãng thời gian ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng khác không còn tính cách hiền lành như xưa mà hắn đã trở thành một tay anh chị khét tiếng. Hắn làm bạn với rượu và trở thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cứ như vậy dần dần hắn trở thành nỗi khiếp sợ của người dân làng Vũ Đại.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Bài Tỏ Lòng 🍀 10 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Nhất
Viết tóm tắt tác phẩm Chí Phèo bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh trau dồi vốn từ của mình phong phú hơn cũng như luyện tập các cấu trúc ngữ pháp. Tham khảo bài tóm tắt Chí Phèo bằng tiếng Anh như sau:
Tiếng Anh:
Seven or eight years after being sent to prison, Chi Pheo came to harass Ba Kien’s house. Ba Kien used his ingenuity to make Chi Pheo a henchman. During a drunken night, Chi Pheo met and slept with Thi No. He was sick, Thi No took care of him, when he had a wish to return to his salary, Thi No again refused. He took a knife to Thi No’s house but in the middle of the road turned into the Ba Kien’s house and killed Ba Kien and took his own life.
Tiếng Việt:
Bảy tám năm sau khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến Chí Phèo trở thành tay sai. Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống.
Gợi ý cho bạn 🌳 Tóm Tắt Truyện Tấm Cám 🌳 20 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️ 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Súc Tích Và Đầy Đủ Là Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Khi Học Tác Phẩm.
Tóm tắt bài Làng bằng sơ đồ tư duy
Gợi ý viết tóm tắt Làng hay nhất sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những cách diễn đạt sinh động và linh hoạt hơn.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng 🌳 10 Bài Văn Mẫu Hay
Bài tóm tắt Làng ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho những bài kiểm tra liên trên lớp quan đến tác phẩm.
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng, dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền.
Sau đó có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại, thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy, dù mất đi tài sản nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Đọc nhiều hơn ☀️ Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng ☀️ 15 Mẫu Hay
Tham khảo gợi ý tóm tắt bài Làng ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng soạn bài và chuẩn bị cho những tiết học đạt hiệu quả cao.
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình.
Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa.
Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn.
Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
Gợi ý cho bạn 🌳 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌳 Văn Mẫu Tuyển Chọn
Luyện tập viết tóm tắt truyện ngắn Làng khoảng 10 dòng sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức và cốt truyện cơ bản của tác phẩm.
Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về. Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy. Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây “toàn là sai sự mục đích cả!”
Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt…. rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư.
Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian.
Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Lặng Lẽ Sa Pa 🌼 17 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, toàn dân tham gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu.
Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường.
Ở đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, ông mùng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi.
Qua nhân vật ông Hai, tác phẩm thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu đậm đi từ tự phát đến tự giác của người nông dân Việt Nam những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện còn cho thấy tấm lòng trân trọng, nâng niu của nhà văn đối với những con người hiền lành, nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong mình những tình cảm cao quý, lớn lao.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí 💕 16 Bài Mẫu Văn Bản Hay
Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rồ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian.
Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🍀 15 Bài Mẫu Hay
Bài tóm tắt chi tiết tác phẩm Làng sẽ là tư liệu văn mẫu hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học và ôn tập văn bản.
Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tam chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư.
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu.
Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về.
Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn. Trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Đón đọc tuyển tập 💕 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 15 Bài Mẫu Hay
Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện kể về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.
Ông Hai yêu quê hương mình, yêu làng Dầu của mình vô cùng. Đi bất cứ đâu, ông đều kể về làng của mình, ông khoe làng Dầu, kể cho mọi người nghe những câu chuyện về làng Dầu mà cũng chẳng cần ai nghe, ông kể chỉ để cho sướng miệng, cho vơi nỗi nhớ.
Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình.
Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng.
Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Phong Cách Hồ Chí Minh 💧 12 Bài Mẫu Ngắn Hay
Sau cách mạng tháng Tám, ông khoe làng trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, dân làng tích cực đào hào giao thông, tập quân sự chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Khi buộc phải đi tản cư theo chủ trương của Chính phủ, ông và vợ con vẫn luôn theo dõi tin tức làng Dầu. Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.
Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ. Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🌺 Tóm Tắt Cố Hương Lỗ Tấn 🌺 12 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng … ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.
Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông.
Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình.
Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
Gợi ý cho bạn 🍀 Tóm Tắt Bài Tuyên Bố Thế Giới Về Sự Sống Còn 🍀 10 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến.
Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì làng phản cách mạng.
Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Thuế Máu 🌹 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ.
Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội. Mặc dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Tóm Tắt Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình 🌟 11 Bài Mẫu Hay
Tóm Tắt Truyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn ❤️️10+ Mẫu
Tóm Tắt Truyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn ❤️️ 10+ Mẫu ✅ Tham Khảo Trọn Bộ Tài Liệu Hữu Ích Dưới Đây Để Ôn Tập Hiệu Quả Nhất.
Để tóm tắt truyện “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”, bạn có thể làm theo các bước sau:
Nhận biết nhân vật chính và các nhân vật phụ: Trong câu chuyện này, nhân vật chính là Bạch Tuyết, còn các nhân vật phụ bao gồm bà mẹ kế, Bảy Chú Lùn và hoàng tử.
Nhận diện các sự kiện quan trọng: Trong câu chuyện, có một số sự kiện quan trọng cần nhắc đến, bao gồm: Bà mẹ kế ghen tuông với Bạch Tuyết, bà mẹ kế cố gắng giết Bạch Tuyết, Bạch Tuyết được chăm sóc bởi Bảy Chú Lùn, Bà mẹ kế tìm thấy Bạch Tuyết và cho cô ăn quả táo độc, Bảy Chú Lùn giải cứu Bạch Tuyết, hoàng tử giải thoát Bạch Tuyết và cuối cùng là hoàng tử và Bạch Tuyết kết hôn.
Viết tóm tắt: Khi đã có đủ thông tin, bạn có thể viết tóm tắt câu chuyện, bao gồm những sự kiện chính và kết quả của câu chuyện.
Chia sẻ đến bạn 🌼 Tóm Tắt Truyện Hoàng Tử Hạnh Phúc 🌼 ngắn hay
SCR.VN Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ tư duy truyện Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn chi tiết sau đây.
Tiếp tục bài viết chia sẻ đến bạn mẫu văn tóm tắt truyện Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn hay nhất.
Truyện nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn kể về một nàng công chúa từ khi mới sinh ra đã xinh đẹp tuyệt trần, không ai sánh bằng. Nàng có nước da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như gỗ mun, chính vì thế mà nàng được phụ vương và mẫu hậu đặt tên là Bạch Tuyết.
Sau một thời gian, thì hoàng hậu qua đời, phụ vương của nàng lấy thêm một người vợ mới. Hoàng hậu mới là một người tuy xinh đẹp nhưng kỳ quái, bà ta hay đứng trước một cái gương thần để hỏi về sắc đẹp của mình. Trong lần hỏi gương thần “Gương kia ngự ở trên tường, nước này ai đẹp được dường như ta”. Nhưng lần này gương thần lại đáp “Thưa hoàng hậu, ở đây bà đẹp tuyệt trần. Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”.
Câu trả lời lần này của gương thần đã khiến cho hoàng hậu mới tức giận, phẫn nộ. Từ đó, hoàng hậu mới luôn khó chịu và ghen ghét với Bạch Tuyết. Một hôm, bà ra lệnh cho người thợ săn mang Bạch Tuyết vào rừng và giết chết cô. Thoạt đầu người thợ săn làm theo lời hoàng hậu mới đưa Bạch Tuyết vào rừng để giết nào. Nhưng sau đó, người thợ săn đã không nỡ ra tay và đã tha cho Bạch Tuyết.
Sau khi được tha mạng, nàng Bạch Tuyết đã đi vào rừng sâu và đi lạc vào một ngôi nhà nhỏ trong rừng. Vì kiệt sức cộng thêm mệt mỏi, Bạch Tuyết đã không suy nghĩ gì thêm và nằm lên giường ngủ say sưa. Sau một hồi, Bạch Tuyết tỉnh lại, nàng giật mình khi trước mặt mình xuất hiện 7 chú lùn – đây chính là những chủ nhân của ngôi nhà bé nhỏ này. Sau một hồi trò chuyện với Bạch Tuyết, bảy chú lùn quyết định cho nàng ở lại để nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa.
Nhưng trớ trêu thay, trong một lần hỏi gương thần, hoàng hậu mới đã phát hiện ra nàng Bạch Tuyết vẫn còn sống. Lần này, bà quyết định tự ra tay để trừ khử nàng. Để giết chết nàng Bạch Tuyết, hoàng hậu mới đã biến thành một bà lão bán táo. Bà ta đã cố tình đi ngang qua nhà của bảy chú lùn và dụ Bạch Tuyết ăn trái táo có tẩm thuốc độc. Vì ăn phải táo độc, Bạch Tuyết đã ngã xuống đất và bất tỉnh.
Một lúc sau, bảy chú lùn về nhà, gọi nàng nhưng không tỉnh lại. Thấy vậy, các chú lùn cho rằng Bạch Tuyết đã chết và quyết định đóng quan tài bằng kính cho nàng. Tình cờ thay, một vị hoàng tử đi mang qua và say mê nhan sắc của nàng Bạch Tuyết. Hoàng tử đã thuyết phục các bảy chú lùn để càng chôn cất quan tài của Bạch Tuyết.
Trong quá trình mang quan tài của Bạch Tuyết đi chôn cất, các thị vệ vấp phải rễ cây và khiến cho miếng táo độc trong cổ họng của nàng bắn ra ngoài. Sau đó, Bạch Tuyết tỉnh lại và chấp nhận tình cảm của hoàng tử.
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Truyện Chú Lính Chì Dũng Cảm 🌹 ngắn gọn
Chia sẻ mẫu văn tóm tắt truyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn ngắn gọn sau đây để bạn đọc cùng tham khảo.
“Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng về một cô gái trẻ tên là Bạch Tuyết. Sau khi bị người mẹ kế ghen ghét và muốn giết, Bạch Tuyết trốn vào rừng và tìm đến ngôi nhà của bảy chú lùn.
Ban đầu, Bạch Tuyết sợ hãi và không biết làm gì, nhưng sau đó, cô trở thành bạn thân của các chú lùn và giúp họ quét dọn nhà cửa và nấu ăn. Tuy nhiên, bà hoàng của vương quốc nhận ra rằng Bạch Tuyết còn sống và đã bày mưu để giết cô. Bà đã đến ngôi nhà của bảy chú lùn và đưa cho Bạch Tuyết một quả táo độc, khiến cô rơi vào một giấc ngủ sâu.
Khi các chú lùn phát hiện ra Bạch Tuyết bị ngủ say, họ suy nghĩ cách giúp cô và đem cô đến một lâu đài của hoàng tử. Hoàng tử yêu thích Bạch Tuyết và hôn cô, khiến cô tỉnh dậy. Bà hoàng đã bị trừng phạt và Bạch Tuyết sống hạnh phúc với hoàng tử.
Câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” giảng dạy về tình bạn, lòng nhân ái và sự trung thực, đồng thời cũng cho thấy rằng tình yêu và lòng trắc ẩn sẽ thắng thế hơn tất cả những sự ác ý và thù địch.
SCR.VN giới thiệu thêm 💕 Tóm Tắt Bài Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê 💕 ngắn
Mùa đông, hoàng hậu ngồi thêu bên cửa sổ, bất giác kim đâm vào ngón tay, bà liền ước sinh được mụn con gái “da trắng như tuyết, môi hồng như máu, tóc đen như gỗ khung cửa”. Ít lâu sau, điều ước thành hiện thực. Bà sinh được một cô con gái, đặt là Bạch Tuyết, nhưng bà mất ngay khi vượt cạn.
Qua năm sau, đức vua tái giá với một phu nhân trẻ và phong bà làm hoàng hậu. Bà ta có một cái gương thần và thường hỏi nó xem ai là người đẹp nhất trên đời. Gương thần nói rằng bà là người đẹp nhất. Năm công chúa Bạch Tuyết lên bảy, gương thần nói rằng công chúa Bạch Tuyết đẹp hơn hoàng hậu. Bà ta liền sai một thợ săn dụ công chúa vào rừng giết đi.
Người thợ săn động lòng trước hoàn cảnh của công chúa. Ông ta bảo nàng trốn vào trong rừng, sau đó lại giết một con lợn rừng lấy tim gan về dâng lên hoàng hậu. Công chúa Bạch Tuyết chạy mãi, cuối cùng tới nhà bảy chú lùn bên kia rừng. Cô được họ cho ở nhờ và giữ nhà cho họ lên núi khai mỏ.
Hoàng hậu tin rằng công chúa đã chết. Bà ta bèn hỏi gương thần, nhưng được đáp rằng nàng vẫn sống với bảy chú lùn. Bà ta liền đóng giả lái buôn, đem tặng Bạch Tuyết cái đai lưng. Cái đai thít chặt quá khiến nàng tắt thở mà lịm đi, may sao các chú lùn về cứu kịp.
Lần sau bà ta lại tặng một chiếc lược. Lược vừa chải mái tóc thì Bạch Tuyết lịm đi, lần này các chú lùn lại về giải thoát được. Lần chót, bà ta đóng giả làm một mụ nhà quê. Mụ tặng cho Bạch Tuyết một quả táo đỏ au, nàng vừa cắn miếng đã lịm đi. Các chú lùn về thì không kịp nữa.
Bảy chú lùn bèn táng công chúa trong một cỗ quan tài pha lê. Họ rước lên núi hành lễ khâm liệm, trông nàng vẫn tươi thắm như còn sống. Tình cờ có chàng hoàng tử đi qua, siêu lòng trước nhan sắc Bạch Tuyết, chàng bèn xin các chú lùn cho đoàn tùy tùng của mình rước quan tài về. Đoàn tùy tùng của hoàng tử rước quan tài trong rừng bị vấp khiến thi hài công chúa giật nảy, miếng táo trong miệng hắt ra, nàng choàng tỉnh.
Hoàng tử mừng rỡ, chàng liền đưa nàng về hoàng cung cử hành hôn lễ. Hoàng hậu cũng tới dự, nhìn thấy nhan sắc Bạch Tuyết còn kiêu sa hơn xưa bội phần, bà ta tức tối chửi đổng mấy câu. Đức vua vỡ lẽ ra mọi chuyện, ngài bèn bắt bà ta phải xỏ đôi hài sắt nung đỏ nhảy cho tới chết.
Chia sẻ thêm mẫu 🌿 Tóm Tắt Non Bu Và Heng Bu 🌿 hay nhất
Truyện kể về nàng công chúa xinh đẹp có làn da trắng như tuyết, môi đỏ như son. Nàng phải chạy trốn vào rừng sâu để tránh sự hãm hại của bà hoàng hậu độc ác và được bảy chú lùn tốt bụng đã cưu mang. Hoàng hậu tiếp tục nghĩ ra rất nhiều cách để giết chết nàng và cuối cùng mụ cũng thành công.
Nhưng bất ngờ xảy đến khi có chàng hoàng tử ở nước láng giềng khiến nàng tỉnh dậy. Hoàng hậu độc ác bị trừng phạt, còn nàng công chúa Bạch Tuyết thì sống hạnh phúc với hoàng tử mãi mãi.
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là câu chuyện kể về nàng công chúa được hạ sinh trong một ngày trời đông giá buốt có nước da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun. Chính vì vậy mà quốc vương và hoàng hậu đặt cho nàng cái tên là “Bạch Tuyết”. Bạch Tuyết vừa lọt lòng đã vô cùng xinh đẹp, không ai sánh bằng.
Sau khi hoàng hậu mất, quốc vương lấy vợ mới, là một người tuy đẹp nhưng tính tình kỳ quái, độc ác. Bà ta hay đứng trước một chiếc gương thần để hỏi xem mình có phải người đẹp nhất thế gian. Lần nào gương thần cũng đáp: “Thưa hoàng hậu, người đẹp nhất thế gian”.
Vậy nhưng có một lần gương thần đã trả lời rằng: “Thưa hoàng hậu, xưa kia bà đẹp nhất trần, ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”. Bà ta nghe xong thì vô cùng phẫn nộ và tức giận, ghen ghét với nàng Bạch Tuyết. Hoàng hậu tìm đủ mọi cách giết nàng để trở thành người xinh đẹp nhất nhưng đều thất bại.
Trong một lần may mắn thoát chết, nàng vô tình lạc vào rừng sâu và tìm tới nhà của bảy chú lùn và ở đó với họ. Mụ hoàng hậu biết được liền tìm tới và dụ nàng ăn táo độc. Sau khi Bạch Tuyết bất tỉnh và ngã xuống đất, bảy chú lùn tưởng nàng đã chết nên vô cùng thương tiếc và đóng quan tài bằng kính, đặt nàng ở trong khiêng đi chôn cất.
Thế nhưng một vị hoàng tử vô tình đi ngang đã say đắm trước vẻ đẹp của nàng. Trong lúc mang quan tài đi, những chú lùn vấp phải rễ cây và khiến nàng Bạch Tuyết nôn ra miếng táo độc trong miệng. Nàng tỉnh dậy và sau khi biết tình cảm của hoàng tử thì đồng ý trở thành người yêu của chàng.
Gợi ý mẫu 💚 Tóm Tắt Truyện Cóc Kiện Trời 💚 đặc sắc
Truyện “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” kể về cô gái tên là Bạch Tuyết, bị bà mẹ kế của mình muốn giết. Nhưng cuối cùng, cô đã tìm đến nhà của bảy chú lùn và được chúng giúp đỡ. Tuy nhiên, mụ hoàng hậu biết được Bạch Tuyết còn sống, đã đưa cho cô một quả táo độc khi đến thăm. Khi Bạch Tuyết ăn táo, cô rơi vào một giấc ngủ sâu.
Sau đó, bảy chú lùn đã cùng nhau tìm cách giúp Bạch Tuyết tỉnh dậy, cuối cùng đã đưa cô đến lâu đài của hoàng tử và giúp cô chữa lành. Hoàng tử đã yêu cô và hôn cô, đánh dấu một cuộc tình đẹp giữa hai người.
Cái kết của mụ phù thủy là đã bị phạt vì muốn giết Bạch Tuyết. Sau đó, Bạch Tuyết và hoàng tử sống hạnh phúc với nhau, còn bảy chú lùn đến thăm và chúc phúc cho họ.
Mời bạn tham khảo 🌹 Tóm Tắt Truyện Em Bé Thông Minh 🌹 ngắn gọn
“Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” là một câu chuyện bắt đầu với một người vợ và một cô con gái tên là Bạch Tuyết. Sau khi vợ chết, người cha tái hôn với một người phụ nữ xấu tính và bà ta không thể chịu đựng được sắc đẹp của Bạch Tuyết. Bà ta lên kế hoạch giết cô gái trẻ nhưng người thợ săn đã tha thứ cho cô và để cô chạy trốn.
Bạch Tuyết đã đi xa và tìm đến một căn nhà bị bỏ hoang thuộc về bảy chú lùn. Các chú lùn thấy rất thương cảm với Bạch Tuyết, cho cô ở lại và cho cô ở nhờ.
Tuy nhiên, hoàng hậu phát hiện Bạch Tuyết vẫn còn sống và cô ta muốn giết cô. Bà ta lén lút đến nhà của bảy chú lùn và lừa Bạch Tuyết ăn một quả táo độc. Bạch Tuyết rơi vào một giấc ngủ sâu không thể tỉnh dậy được.
Khi bảy chú lùn quay về nhà, chúng thấy Bạch Tuyết đang nằm ngủ trong trạng thái kì lạ. Họ đã tìm thấy một bức thư của mụ hoàng hậu và nhận ra rằng Bạch Tuyết đã ăn một quả táo độc. Các chú lùn cố gắng giúp Bạch Tuyết tỉnh dậy nhưng không thành công. Cuối cùng, hoàng tử đã đến và đưa một nụ hôn cứu cô khỏi trạng thái ngủ đó.
Sau khi tỉnh dậy, Bạch Tuyết và hoàng tử yêu nhau và chúng đã kết hôn. Các chú lùn rất vui mừng cho cô gái trẻ và đã đến dự đám cưới. Mụ hoàng hậu cuối cùng đã bị trừng phạt và cuộc sống của Bạch Tuyết và hoàng tử trở nên hạnh phúc.
Giới thiệu tuyển tập 🌼 Tóm Tắt Câu Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌼 ngắn
Với bài mẫu tóm tắt truyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn chọn lọc hay nhất sau đây sẽ giúp bạn có thêm tư liệu ôn tập tốt nhất.
“Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Anh Quốc. Câu chuyện bắt đầu với việc một người mẹ sinh ra một cô con gái tên là Bạch Tuyết, nhưng sau đó, người mẹ qua đời và cha của Bạch Tuyết lấy vợ lại. Bà mẹ kế của Bạch Tuyết là một người rất xinh đẹp nhưng tàn ác và ghen tuông với sự xinh đẹp của Bạch Tuyết.
Bà mẹ kế bắt đầu âm mưu giết Bạch Tuyết bằng cách yêu cầu một thợ săn đưa cô vào rừng và giết cô. Thợ săn đã tha thứ cho Bạch Tuyết và để cô trốn vào ngôi nhà của Bảy Chú Lùn, nơi mà cô đã được chào đón và chăm sóc.
Bà mẹ kế cuối cùng đã tìm thấy Bạch Tuyết và cho cô ăn một quả táo độc, khiến cô ngủ say. Tuy nhiên, Bảy Chú Lùn đã tìm thấy cô và giải cứu cô khỏi trạng thái ngủ say bằng cách loại bỏ quả táo độc. Cuối cùng, một hoàng tử đến và giải thoát Bạch Tuyết khỏi bàn tay của bà mẹ kế.
Cuối cùng, hoàng tử và Bạch Tuyết kết hôn và sống hạnh phúc mãi mãi. Còn Bảy Chú Lùn vẫn sống vui vẻ trong ngôi nhà của họ.
Tiếp tục đón đọc 🌳Tóm Tắt Truyện Cây Vú Sữa 🌳 ngắn hay
Câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” bắt đầu với việc một người phụ nữ đẹp độc ác, bà mẹ kế của Bạch Tuyết, không thể chịu đựng được sự xinh đẹp và tình cảm của cô nàng. Bà quyết định giết Bạch Tuyết bằng cách thuê một người thợ săn. Tuy nhiên, thợ săn đã thương cảm cho Bạch Tuyết và để cô trốn vào rừng.
Trong rừng, Bạch Tuyết đã tìm đến một ngôi nhà của bảy chú lùn, mỗi chú lùn có một cá tính riêng. Ban đầu, Bạch Tuyết sợ hãi và bối rối, nhưng các chú lùn đã chào đón cô và cho cô ở lại trong nhà của họ. Bạch Tuyết đã giúp các chú lùn quét dọn nhà cửa và nấu ăn.
Trong khi đó, mụ hoàng hậu đã biết Bạch Tuyết vẫn còn sống, vì vậy bà đã tìm đến ngôi nhà của bảy chú lùn và đưa cho Bạch Tuyết một quả táo độc. Khi cô ăn táo, cô rơi vào một giấc ngủ sâu và không thể tỉnh dậy.
Khi các chú lùn phát hiện ra Bạch Tuyết bị ngủ say, họ suy nghĩ cách giúp cô. Cuối cùng, các chú lùn đã quyết định đưa cô đến một lâu đài của hoàng tử, nơi hoàng tử đã yêu cô và hôn cô. Tình yêu của hoàng tử đã giúp Bạch Tuyết tỉnh dậy.
Trở lại với mụ hoàng hậu, bà đã bị phạt vì đã muốn giết Bạch Tuyết. Cô và hoàng tử sống hạnh phúc với nhau và các chú lùn cũng đến lâu đài của hoàng tử để thăm Bạch Tuyết.
Giới thiệu thêm 🌈 Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau 🌈 hay nhất
Cuối cùng là mẫu tóm tắt truyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn bằng tiếng anh hay nhất sau đây.
Fairy tales about a beautiful princess named Snow White. The stepmother, the queen, is jealous of her beauty and uses many ways to harm her. But all her efforts are futile. However, the queen finally succeeded and Snow White fainted after eating a poisoned apple. Fortunately, thanks to the help of the seven dwarves and the appearance of the prince, she was saved and then both live happily ever after.
Bản dịch:
Câu chuyện cổ tích về một nàng công chúa xinh đẹp tên Bạch Tuyết. Bà mẹ kế, nữ hoàng, ghen tị với vẻ đẹp của cô và sử dụng nhiều cách để làm hại cô. Nhưng tất cả những nỗ lực của cô là vô ích. Tuy nhiên, nữ hoàng cuối cùng đã thành công và Bạch Tuyết ngất đi sau khi ăn một quả táo bị nhiễm độc. May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ của bảy người lùn và sự xuất hiện của hoàng tử, cô đã được cứu và sau đó cả hai sống hạnh phúc mãi mãi sau đó.
Tham khảo 🌏 Tóm Tắt Truyện Tấm Cám 🌏 chọn lọc
5 Bài Soạn Tiểu Sử Tóm Tắt (Ngữ Văn 11) Hay Nhất
Bài soạn tham khảo số 2
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản tiểu sử tóm tắt nhà bác học ″Lương Thế Vinh″ ( SGK-Tr. 54)
– Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:
+ Nhân thân: họ tên, tự, hiệu,quê quán.
+ Các hoạt động chính: các mốc thời gian: từ nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, năm 21 tuổi…
+ Những đóng góp chủ yếu: trong lĩnh vực toán học, văn chương, nghệ thuật,…
+ Đánh giá chung: có tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc (Lê Quý Đôn).
– Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu về thân thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh:
+ Ghi rõ họ tên, quê quán, các mốc thời gian.
+ Dẫn chứng cụ thể: Cuốn “Đại thành toán pháp”, ″Hí phường phả lục″…
– Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan:
+ So sánh với các sĩ phu đương thời.
+ Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Trường hợp viết tiểu sử tóm tắt: c,d
– Các trường hợp còn lại:
a- viết văn bản thuyết minh.
b- viết sơ yếu lí lịch.
e- viết điếu văn.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tóm tắt tiểu sử: Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.
– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.
– Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh từ trần.
– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…
Bài soạn tham khảo số 5Bài soạn tham khảo số 2
Phần II
CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
a. Kể vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Lương Thế Vinh:
– Là nhà thơ, nhà toán học tài ba quê ở tỉnh Nam Định.
– Có nhiều hoạt động xã hội: ngoại giao, biên soạn sách, sáng tác văn chương, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.
– Đóng góp chủ yếu là mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.
– Lương Thế Vinh là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng” tột bậc.
b. Các tài liệu được lựa chọn ở trên đảm bảo cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu.
c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm tài liệu về nhân thân, hoạt động xã hội, thành tựu của người được nói tới. Các tài liệu này phải chính xác, tiêu biểu.
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
– Văn bản “Lương Thế Vinh” gồm nhiều nội dung và được sắp xếp theo thứ tự: nhân thân → hoạt động xã hội → đóng góp chính → đánh giá chung.
– Phần đánh giá cần khái quát, ngắn gọn và đúng với đối tượng.
Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c; d.
So sánh tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
– Điểm giống: đều khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
– Điểm khác của các văn bản nằm ở mục đích và hoàn cảnh sử dụng:
+ Điếu văn dùng để ca ngợi công đức và bày tỏ sự tiếc thương người đã mất, được đọc trong lễ truy điệu nên khác tiểu sử tóm tắt, điếu văn cần thêm nội dung tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến.
+ Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung nhấn mạnh đến các thông tin về nhân thân, do bản thân người khai viết và cần có dấu xác nhận của chính quyền. Trong khi đó, tiểu sử tóm tắt do người khác viết, không cần dấu xác nhận, nội dung chủ yếu tập trung vào hoạt động và đóng góp của người được nói đến.
+ Thuyết minh có đối tượng rộng lớn hơn (người, vật, cảnh,…), nội dung thuyết minh phong phú do tùy đối tượng và hành văn cần có tính biểu cảm, hấp dẫn. Tiểu sử tóm tắt có đối tượng là người, lời văn khách quan, nội dung tiêu biểu.
Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Viết tiểu sử tóm tắt về một nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn 11:
Ví dụ: Viết tiểu sử tóm tắt về nhà thơ Tố Hữu.
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tố Hữu sớm tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, từng bị giam giữ trong nhiều nhà tù nhưng vẫn kiên định con đường cách mạng đến trọn đời. Ông hoạt động tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế trong cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ trách văn hóa nghệ thuật ở cơ quan Trung ương Đảng trên quê hương cách mạng Việt Bắc, Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đường đời, đường cách mạng của Tố Hữu gắn bó và song hành với đường thơ. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ đồ sộ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu không những là phương tiện hiệu quả truyền bá cách mạng sâu rộng vào nhân dân mà còn đưa thơ cách mạng lên đỉnh cao nghệ thuật. Với Tố Hữu, thơ cách mạng đạt đến trình độ thơ trữ tình chính trị, hấp dẫn người đọc bởi tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua thơ Tố Hữu, có thể thấy tinh hoa và giá trị của nền văn học cách mạng, một nền văn học coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.
Bài soạn tham khảo số 5
Bài soạn tham khảo số 1Bài soạn tham khảo số 5
a, Bản tóm tắt kể lại nội dung chính tiểu sử Lương Thế Vinh: nhân thân, hoạt động chính, những đóng góp cho đất nước
b, Bài viết đã chọn nội dung tiêu biểu, chính xác về thân thế, cuộc đời Lương Thế Vinh: thân thế, quê hương, gia đình… tác giả chọn lọc nhấn mạnh nét tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của ông khi làm quan, đóng góp về văn chương, nghệ thuật
– Tài liệu này chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Trường hợp a và e không cần viết tiểu sử tóm tắt, còn lại các trường hợp khác đều phải viết tiểu sử, tóm tắt
Bài 2 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):
– Giống nhau:
Văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh để viết nhân vật nào đó.
– Khác nhau:
+ Tiểu sử tóm tắt điếu văn: khác nhau về mục đích, hoàn cảnh giao tiếp
+ Điếu văn được đọc trong lễ truy điệu bên ngoài nội dung tiểu sử của người mất còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã qua đời…
+ Sơ yếu lí lịch:
+ Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, tiểu sử do người khác viết
+ Văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân, các mối quan hệ
+ Bản lí lịch cần có sự xác nhận của cơ quan thẩm quyền
+ Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: văn bản giới thiệu, thuyết minh, có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…)
Bài 3 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du
– Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao
– Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội
– Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê
Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên
Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn
Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)
Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế
Bài soạn tham khảo số 3Bài soạn tham khảo số 1
I. Mục đích và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
1. Mục đích
– Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
– Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. Ngoài ra, nắm được tiểu sử của nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
2. Yêu cầu
Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
(trang 54 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Đọc văn bản …
a, Bản tóm tắt đã kể lại những nội dung chính của tiểu sử Lương Thế Vinh về: nhân thân, các hoạt động chính và đóng góp của ông cho đất nước.
b, Tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn:
– Những thông tin đưa ra đảm bảo tính khách quan, chính xác: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời, lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.
– Bài viết không rờm rà, những cứ liệu đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lí đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.
2. Viết tiểu sử tóm tắt
(trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Đọc lại văn bản …
– Bài viết gồm những nội dung: Thân thế, phẩm chất con người (trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước…), đánh giá về Lương Thế Vinh.
– Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt:
+ Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.
+ Mức độ đánh giá khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.
Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d.
– Giống nhau: đều có thể viết về một nhân vật nào đó.
+ Tiểu sử tóm tắt gồm bốn phần: nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Văn phong cô đọng, rõ ràng.
+ Điếu văn: Ngoài tiểu sử tóm tắt của người đã khuất, còn có thêm phần tiếc thương người đã khuất và chia buồn cùng gia quyến. Phần đánh giá thường dài hơn và kĩ hơn.
+ Sơ yếu lí lịch: có nhiều phần phải kê khai kĩ hơn so với tiểu sử tóm tắt như gia đình, thành phần giai cấp, quan hệ xã hội. Phần đánh giá ở đây là tự đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm của người viết lí lịch thường đòi hỏi xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Thuyết minh: Sử dụng tiểu sử tóm tắt như một bộ phận, một tài liệu của bản thân thuyết minh, cách diễn đạt mang sắc thái biểu cảm.
Tham khảo tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao:
Nam Cao
(1915 – 1951)
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).
Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 – 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 – 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.
Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.
Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Bài soạn tham khảo số 4Bài soạn tham khảo số 3
Nội dung bài học
– Mục đích của tiểu sử tóm tắt:
+ Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến của người được nhắc đến trong bài học.
+ Việc nắm vững tiểu sử tóm tắt sẽ giúp người học, người đọc hiểu đúng, hiểu sâu hơn về những sáng tác của tác giả bài học.
– Yêu cầu của tiểu sử tóm tắt: Cần sự chính xác cao độ, những nét tiêu biểu, chân thực nhưng phải ngắn gọn nhất về cuộc đời, sự nghiệp của người được nhắc đến.
– Cách viết tiểu sử tóm tắt:
+ Chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt phải đầy đủ, chính xác.
+ Bản tiểu sử tóm tắt gồm các phần:
● Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn, sự nghiệp,… của người được giới thiệu.
● Hoạt động trong xã hội, các mối quan hệ xã hội của người được giới thiệu.
● Đóng góp, cống hiến tiêu biểu của người được giới thiệu.
● Đánh giá chung
Bài 1 (trang 55 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt:
c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể.
d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Bài 2 (trang 55 SGK ngữ văn 11 tập 2)
So sánh văn bản tóm tắt tiểu sử với điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh:
– Giống nhau: Đều cùng viết về cuộc đời của 1 nhân vật nào đó.
+ Tiểu sử tóm tắt:
● Thường gồm 4 phần (sơ lược nhân thân, hoạt động trong xã hội, đóng góp chung cho cộng đồng, đánh giá).
● Lời văn ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, không dùng các biện pháp tu từ để dẫn lời.
+ Điếu văn:
● Có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt
● Nhưng đọc trong lễ truy điệu sẽ còn lời tiếc thương và biết ơn những cống hiến của người đã khuất.
● Viết cho chính bản thân nên có kĩ hơn phần thông tin người thân trong gia đình, thành phần gia đình.
● Đánh giá sẽ là phần bản thân người viết lý lịch đưa ra ưu, nhược điểm của bản thân.
+ Thuyết minh:
● Nội dung thuyết minh sẽ phong phú hơn, hành văn cần có dùng ngôn từ mang sắc thái biểu cảm.
Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Tố Hữu
(1920 – 2002)
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha của Tố Hữu vốn là nhà nho nghèo, chưa từng đỗ đạt, phải bươn chải mưu sinh nhưng rất yêu thích văn thơ. Tố Hữu từ nhỏ đã được cha dạy làm thơ cổ. Mẹ của Tố Hữu là con của một nhà nho. Bà biết rất nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và giàu tình yêu con. Hoàn cảnh gia đình đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn văn thơ của Tố Hữu.
Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và đi theo cách mạng. Đầu năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên và Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu đã vượt ngục Đăk Lay (Kon Tum), ra Thanh Hóa liên lạc với tổ chức để tiếp tục hoạt động.
Năm 1945 khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu giữ chức Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Tại chính quê hương mình, Tố Hữu đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Kháng chiến toàn quốc, Tố Hữu được điều động ra Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc công tác ở Cơ quan Trung ương Đảng.
Tại đây, ông phụ trách mảng đời sống tinh thần về văn hóa, văn nghệ. Liên tục từ đó đến năm 1986, Tố Hữu giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo như Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu cũng nở rộ. Tố Hữu đã đóng góp cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ giá trị: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999).
Tố Hữu vừa là nhà hoạt động cách mạng quả cảm vừa là một nhà thơ tài ba. Sự nghiệp cách mạng gắn chặt với sự nghiệp văn thơ nên Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.
Bài soạn tham khảo số 4
Bài soạn tham khảo số 4
chúng mình đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Tiểu sử tóm tắt dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo. Hy vọng sau bài viết này, việc soạn bài sẽ không còn khó nhằn với các bạn học sinh nữa.
Đăng bởi: Lưu Thị Huỳnh Mai
Từ khoá: 5 Bài soạn Tiểu sử tóm tắt (Ngữ Văn 11) hay nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Tóm Tắt Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Và Hot Nhất trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!