Xu Hướng 12/2023 # Tổng Hợp Những Biểu Tượng Văn Hóa Của Hàn Quốc # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Những Biểu Tượng Văn Hóa Của Hàn Quốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hanbok

Hanbok là trang phục được người Hàn Quốc mặc thường ngày cách đây 100 năm. Đến ngày nay, họ chỉ mặc Hanbok vào các dịp quan trọng như ngày lễ, ngày kỷ niệm và cũng là y phục của cô dâu trong ngày trọng đại của mình. Hanbok được xem là trang phục truyền thống tượng trưng cho nét đẹp quyến rũ và trang trọng của người phụ nữ Hàn Quốc.

Các cô gái Hàn Quốc duyên dáng trong bộ Hanbok truyền thống

Các bộ Hanbok của người Hàn Quốc được may rất đơn giản từ đường may cho đến những hoa văn trang trí. Đối với nam giới thì bộ Hanbok chỉ gồm một chiếc quần được may rất rộng rãi, có viền ở ống và một chiếc áo vest ngắn. Đối với nữ giới thì thì bộ Hanbok gồm một chiếc váy quấn và áo vest may kiểu Bolero.

Chất liệu chính của những bộ Hanbok chính là Satin và vải thô, được trang trí bởi những hình tượng đặc trưng, thêu hoa văn hết sức tỉ mĩ và khéo léo. Năm màu sắc chính của Hanbok là xanh, đỏ, vàng, đẹn, trắng và tùy vào từng phong tục và người mặc thì sẽ có những màu khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi đến Hàn Quốc để được khoác trên người bộ Hanbok truyền thống, quyến rũ và trang nhã này.

Kim chi – linh hồn ẩm thực Hàn Quốc

Trong hành trình khám phá những biểu tượng của Hàn Quốc thì bạn không nên bỏ qua món Kim Chi. Đây không chỉ đơn thuần là một món ăn dân dã mà cũng chính là cái tên chúng ta vẫn thường nghe đến đó là xứ sở Kim Chi.

Đặc sản nổi tiếng nhất Hàn Quốc – món kim chi

Do đặc điểm khí hậu nên món Kim Chi ở Hàn Quốc thường có vị mặn hơn những nơi khác, những nguyên liệu chính vẫn là cải thảo, củ cải thái lát, trộn chung cùng ớt và tỏi, bảo quản trong một thời gian dài. Món Kim chi có đặc điểm là để càng lâu thì hương vị sẽ càng đậm đà và màu sắc cũng rất bắt mắt.

Kim Chi được xem là món ăn truyền thống có trong tất cả những gian bếp của mỗi gia đình và được xem là “linh hồn ẩm thực Hàn Quốc”. Từ kim chi họ có thể chế biến hàng trăm món ăn với những hương vị khác nhau như: Cơm trộn, miến trộn kim chi,… Chính nhờ những nét đặc biệt như thế mà món kim chi được xem là di sản văn văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Bibimbap

Đây được xem là món cơm cuộn truyền thống của người Hàn Quốc, bao gồm 7 món trở lên: Màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của các loại thịt,… tất cả hòa quyện thành một một món ăn vô cùng hấp dẫn và cuốn hút.

Đến với đát nước Hàn Quốc, ngoài việc tận hưỡng những giây phút thú vị của cuộc hành trình khám phá, thì việc nếm thử những món ăn dân gian mang đặc trưng của Hàn Quốc cũng được xem là một thú vui tao nhã. Cơm cuộn Bibimbap chính là món ăn được du khách lựa chọn để thưởng thức nhiều nhất trong những chuyến du lịch dài hạn của mình tại vùng đất này.

Bulgogi

Món Bulgogi quen thuộc của mọi người dân Hàn Quốc

Nghe thì có vẻ không mấy lạ lẫm, bởi Bulgogi đơn thuần chỉ là món thịt bò nướng, những với cách chế biến đặc biệt của các đầu bếp thượng hạng thì món ăn này trở nên vô cùng độc đáo. Không ít người đã từng ăn và thử làm bằng cách riêng của mình nhưng mùi vị lại không được thơm ngon và lạ như vậy. Cũng chính nhờ sự đặc biệt ấy mà Bulgogi được xem là món ăn truyền thống chỉ có ở Hàn Quốc.

Nhạc tế lễ Jongmyo Jeryeak

Đây là một nghi lễ đặc biệt của người Hàn Quốc được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Năm hàng năm. Jongmyo Jeryeak là nhạc tế truyền thống mang ý nghĩa tưởng niệm ông bà và tổ tiên, nhạc âm là sự hòa phối của 19 loại nhạc cụ cổ điền khác nhau, bao gồm: Chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống đặc biệt,… mọi thứ tấu lên tạo thành một âm hưởng đặc trưng của ngày lễ truyền thống này.

Nhân Sâm

Nhân sâm Hàn Quốc là một loại cây thuốc quý hiếm mọc lên từ những dãy núi cao nhất của đất nước, từ 50 năm thế kỳ trước thì nhân sâm được xem là vị thuốc bán ra khắp thế giới và người Việt chúng ta vẫn gọi với cái tên quen thuộc là sâm Cao Ly.

Rượu chế biến từ nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm có rất nhiều công dụng khác nhau như: tăng cường sinh lực, phục hồi sức khỏe, ổn định tim mạch, bảo vệ dạ dày,… Điều đặc biệt nhất đó chính là, không phải nhân sâm ở nơi đâu cũng tốt và chất lượng như Hàn Quốc. Vì thế, loại thuốc quý này cũng được xem là đặc trưng tiêu biểu của Hàn Quốc.

Chùa Bulguksa và Seokguram

Chùa Bulguksa và Seokguram được xem là hai biểu tượng của Hàn Quốc về Phật giáo lớn nhất và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Seokguram chính là một ngôi đền nằm ở bên trong hang đá của chùa Bulguksa, là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo và có tầm cỡ thế giới.

Với quy mô đồ sộ và kiến trúc lạ mắt mà ngôi chùa Bulguksa và Seokguram được xem là điểm tham quan lý tưởng của nhiều du khách thập phương trong nhiều năm qua.

Núi Geumgang

Đây được xem là tên của một trong ba ngọn núi linh thiêng của đất nước Hàn Quốc. Trên núi Geumang có rất nhiều đỉnh núi đuổi theo nhau đến tận chân trời. Đến đây, du khách có thể được chiêm ngưỡng cảnh núi non trùng phùng, mang một vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ. Bên cạnh đó là những dòng chứ Hàn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt được khắc lên núi và đây cũng được xem là tập tục có từ nhiều thế kỷ trước.

Đảo Jeju

Đảo Jeju  được xem là biểu tượng của Hàn Quốc và cũng là nơi thu hút đông đảo du khách đến du lịch hằng năm. Hòn đảo hình thành từ đợt phun trào núi lửa lớn trong lịch sử nên mọi khung cảnh của Jeju thường là đá với đa dạng màu sắc khác nhau như: đen, xanh xám,…

Đảo Jeju đẹp như một thiên đường chốn hạ giới

Đá rải rác, ẩn trong những lớp cỏ xanh non, tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn. Khác với sự nhộn nhịp ở thành phố Seuol, Jeju giữ riêng cho mình một không gian thanh bình, êm ả, nhẹ nhàng,… nơi đây là chốn nghỉ dưỡng và trăng mật lý tưởng của không ít cặp vợ chồng hay những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn.

Thành phố Gyeongju

Thành phố Gyeongju giàu giá trị văn hóa và được xem là biểu tượng của Hàn Quốc. Mỗi khi nhắc đến Gyeonggju người ta sẽ nghĩ ngay đến xứ sở Kim Chi xinh đẹp giàu truyền thống văn hóa.

Chỉ cách thành phố Busan chừng 70km về hướng đông bắc, chúng ta sẽ bắt gặp thành phố Gyeonggju, nơi được xem là “báu vật” của Hàn Quốc với những con đường rợp bóng cây xanh, hàng loạt những ngôi nhà cổ nằm rải rác hai bên đường, cùng với đó là bầu không khí đượm chất cổ điển. Mọi thứ tại Gyeonggju đều nổi bật giữa nền trời xanh khiến cho ai ai đến đây đều choáng ngợp và ngây ngất trước nó.

Nhạc cụ truyền thống

Hàn Quốc cũng được xem là xứ sở của nhạc cụ truyền thống với 50 loại khác nhau, bao gồm: đàn 12 dây và đàn 6 dây, những loại nhạc cụ này đều xuất hiện từ thế kỷ thứ 5. Đến với Hàn Quốc vào các mùa lễ hội, du khách sẽ có dịp được thưởng thức những tiết mục dân gian, truyền thống được tấu lên bằng những loại nhạc cụ đặc sắc này.

Hàn Quốc là đất nước có nhiều nhạc cụ truyền thống

Di sản in trên gỗ truyền thống

Đây là nghệ thuật in trên phiến gỗ bắt đầu từ thế kỹ thứ 8. Từ năm 918 – 1392 một thường dân triều đại Goryeo đã làm ra bộ kinh Phật Koreana và được công nhận là bản chạm khắc lâu đời nhất. Đây cũng được xem là di sản văn hóa thê giới được UNESCO công nhận năm 1995.

Nghệ thuật tranh dân gian

Những bức tranh dân gian về phong cảnh, hoa lá, chim muông, cuộc sống hằng ngày của con người,… được các nghệ sĩ tầng lớp thấp của xã hội cũ sáng tác. Theo thời gian nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật truyền thống độc đáo của Hàn Quốc được trưng bày trong nhà nhằm thể hiện mong muốn và khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, an bình. Nhắc đến nghệ thuật tranh dân gian là phải nhắc đến Hàn Quốc, bởi đây là nơi khởi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nối liền vào những thời đại sau đó.

Sesi – tập quán truyền thống của người Hàn Quốc

Đây là nghi lễ được cử hành vào thời điểm giao mùa trong năm và ngày Tết Nguyên Đán. Vào những đêm ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nghi lễ quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình với mong muốn báo hiếu và chúc thọ cho họ và con cháu được nhận bì lì xì từ người lớn. Đến ngày nay, nghi lễ này vẫn duy trì và được xem là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc.

Sesi là nghi lễ truyền thống được người Hàn Quốc gìn giữ từ bao đời nay

Taekwondo – môn võ truyền thống của người Hàn Quốc

Đây là môn võ được công nhận trên toàn thế giới là có nguồn gốc từ Nhật Bản và được ưa chuộng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn là cách để tự vệ. Đến với Hàn Quốc, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy các võ sĩ biểu diễn võ thuật Taekwondo trong ngày lễ võ thuật truyền thống của đất nước.

Làm sao để đặt vé máy bay đến Hàn Quốc nhanh chóng và tiết kiệm?

Đăng bởi: Hoàng Châu

Từ khoá: Tổng hợp những biểu tượng văn hóa của Hàn Quốc

Tổng Hợp 13 Món Ăn Ngon Nổi Tiếng Của Hàn Quốc

Nội dung chính

1. Cơm trộn Hàn Quốc – Bibimbap

Cơm trộn Hàn Quốc Bibimbap (Nguồn: Internet)

Là một trong những món ăn truyền thống phổ biến cũng như được ưa thích ở xứ Hàn và đã trở thành một món ăn thu hút giới trẻ bỏi không chỉ đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn có hương vị độc đáo, ngon miệng. Món ăn này được Người Hàn Quốc gọi là món ngũ sắc chứa năm sắc màu truyền thống trong ẩm thực của xứ sở nơi này.

Món cơm trộn này thường được kết hợp từ 6 đến 7 nguyên liệu như: cơm, trứng, kim chi, cà rốt, rong biển… Các nguyên liệu mang nhiều màu sắc bắt mắt hoà quyện cùng nhau rất hấp dẫn du khách. Các loại rau ăn trong cơm trộn thường rất phong phú như dưa chuột, cà rốt, rau bina, giá,… Trước khi ăn tất cả nguyên liệu sẽ được trộn đều với nước sốt làm từ ớt tạo nên một hương vị ngon khó cưỡng.

2. Cơm cuộn Hàn Quốc – Kimbap

Cơm cuộn Hàn Quốc (Nguồn: Internet)

Được xem là món ăn Hàn Quốc quen thuộc của các tín đồ đam mê ẩm thực Hàn với đầy đủ chất dinh dưỡng và rất thích hợp cho những buổi dã ngoại hay mang đi xa. Kimbap là những cuộn rong biển cắt thành từng khoanh tròn vừa ăn với phần nhân bên trong như cơm, rau, thịt bò, trứng, xúc xích,… mang đến một màu sắc sống động và kết hợp hài hoà với nhau tạo nên một hương vị đậm đà hấp dẫn thực khách.

Đây là món ăn rất dân dã dễ thực hiện được nhiều người ưa thích từ học sinh, nhân viên hay xuất hiện trong những nhà hàng sang trọng và có thể chinh phục mọi khẩu vị kể cả những người khó tính nhất.

3. Kim chi

Kim chi ( Nguồn: Internet)

Nhắc đến Hàn Quốc hay còn được gọi là “Xứ sở kim chi” thì không thể không nhắc đến món kim chi nổi tiếng được xem là biểu tượng của đất nước này.

Kim chi được làm chủ yếu từ các loại rau củ và ớt được để lên men. Ớt bột Hàn Quốc đem đến cho món ăn một vị chua cay rất hấp dẫn đặc trưng cùng với sắc đỏ siêu bắt mắt nên rất hợp khẩu vị của đa số khách du lịch. Rau cải thảo là loại rau chủ yếu được dùng để làm món ăn này. Kim chi giúp giữ ấm tốt cũng như giảm bớt được cái lạnh nhờ có vị cay nóng nên rất được ưa chuộng vào mùa đông, đặc biệt mỗi dịp Tết đến. Ngoài ăn sống thì kim chi có thể được chế biến thành những món ăn khác như canh kim chi cải thảo, cơm rang kim chi,…

4. Bánh gạo cay – Tokbokki

Bánh gạo cay (Nguồn: Internet)

Là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng và đặc trưng ở Hàn Quốc. Tokbokki có nguồn gốc là một món ăn cung đình truyền thống của Hàn Quốc tên là tteok jjim.

Món ăn này được làm từ được làm từ bột gạo, nặn thành những thanh tròn dài nấu cùng với thịt, trứng, rau cùng với nước sốt cay tạo nên mùi vị đặc trưng chua cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn sau đó một chút vừng rang sẽ được rắc lên trên món ăn khiến các du khách không thể cưỡng lại được. Vị cay cay của nước sốt đỏ cam đẹp mắt được làm từ bột ớt, mùi thơm của bánh gạo, đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của món ăn này và đôi khi Tokbokki cũng được nấu chung cùng chả cá, trứng,… Từ một món ăn chỉ được phục vụ giành riêng cho hoàng tộc nhưng trải qua từng thời kì bánh gạo cay tteokbokki dần dần đã trở thành một món ăn đường phố phổ biến quen thuộc với nhiều người và hiện nay để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách đã có thêm nhiều loại bánh nếp khác nhau để có thể đáp ứng.

5. Mỳ tương đen – Jjangmyeon

Mỳ tương đen (Nguồn: Internet)

Mì tương đen Hàn Quốc hay còn gọi là mì Jajangmyeon là một món ăn độc đáo của Hàn Quốc và với màu sắc độc đáo rất riêng của mình, món ăn này đã thu hút một lượng lớn các tín đồ ẩm thực trong và ngoài nước. Ở Hàn Quốc món ăn này mang ý nghĩa về sự cường thịnh vượng, sức khỏe, trường sinh và là biểu tượng của văn hoá ẩm thực.

Mì tương đen được làm thủ công hoàn toàn từ bột lúa mì trắng và điều làm nên thành công của món ăn này chính là nước sốt được làm từ caramel, đậu nành rang với các phụ liệu như bí, tỏi, thịt hoặc hải sản,… được băm nhỏ. Sợi mì tương đen có đặc điểm to, dai và béo như mì sợi mì Ý. Sợi mì sau khi được làm chín sẽ được trộn cùng nước sốt tương đen sánh mịn và ăn kèm với trứng, rau củ và thịt heo mềm. Vị ngon ngọt của món ăn khiến bạn xao lòng từ khi thưởng thức lần đầu tiên.

6. Mỳ hải sản cay – Jjambong

Mỳ hải sản cay (Nguồn: Internet)

Mì hải sản cay là một món ăn đặc trưng được kết hợp nền ẩm thực theo phong cách Hàn – Trung tuy nhiên vẫn mang nét đặc trưng của đồ ăn cay Hàn Quốc truyền thống. Món ăn này nổi tiếng bởi độ ngon miệng, vị cay đậm đà khó quên với nước soup hải sản cay hòa trộn với những sợi mì dai ngon.

Giống với sợi mỳ tương đen nhưng mỳ hải sản có phần nước dùng cay được ninh từ xương gà hoặc xương lợn, trong đó vị cay được tạo nên từ bột ớt gojuchang nổi tiếng của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, món mì cay hải sản này còn chứa nhiều nguyên liệu hải sản phong phú, đa dạng, tươi ngon như tôm, ghẹ, mực, ngao,… làm món ăn thêm hấp dẫn với hương thơm đặc trưng, kết hợp với vị ngọt thanh của nhiều loại hải sản và rau củ cùng với mùi vị nước dùng đậm đà.

7. Mỳ lạnh – Naengmyeon

Mỳ lạnh (Nguồn: Internet)

Mỳ lạnh là món ăn không thể thiếu trong mùa hè và là một trong những món ăn được người Hàn yêu thích nhất. Món ăn này với đặc trưng sợi mỳ mỏng, dai, ngon cùng với hương vị độc đáo đã tạo cho du khách một ấn tượng khó quên.

Sợi mì được làm từ bột và tinh bột của khoai tây, khoai lang, bột sắn dây, kiều mạch, bột cây dong… Theo đó sợi mì có độ dai, vị béo hòa cùng nước dùng đậm đà được chế biến từ xương bò được ninh trong nhiều giờ cùng với vị thanh ngọt của lê rồi được dùng cùng với dưa leo thái nhỏ, lê, rau sống, thịt, trứng gà luộc và cuối cùng không thể thiếu một chút giấm táo thơm thơm. Tất cả hoà cùng với nhau đã mang đến một hương vị mới lạ đồng thời tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo lại cực kỳ ngon miệng.

8. Thịt heo chiên giòn – Tangsuyuk

Thịt heo chiên giòn (Nguồn: Internet)

Đây được xem là một trong những món ăn mang đậm chất Hàn Quốc và mang một hương vị rất đặc trưng. Thịt sẽ được thái thành những miếng có độ dài như ngón tay và được tẩm ướp gia vị sau đó được phủ một lớp bột, thường được làm bằng cách ngâm hỗn hợp khoai tây hoặc tinh bột khoai lang và tinh bột ngô trong nước trong vài giờ và xả hết nước thừa. Sau đó sẽ được đem chiên vàng giòn hai lần, rồi rưới nước sốt chua ngọt thường được làm bằng giấm, đường và nước đun sôi, với nhiều loại trái cây và rau quả như cà rốt, dưa chuột, hành tây, hạt dẻ, mộc nhĩ và dứa. Có thể ăn kèm với salad, nấm hoặc rau xanh. Hương vị chua cay mặn ngọt cùng hương thơm khó cưỡng sẽ khiến bạn nhớ mãi.

9. Miến trộn Hàn Quốc – Japchae

Miến trộn Hàn Quốc (Nguồn: Internet)

Miến trộn Hàn Quốc là món khá dễ ăn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng bởi các nguyên liệu đa dạng: các loại rau củ theo mùa đa dạng như cà rốt, hành tây, nấm kim châm, hành tây, mộc nhĩ, dưa chuột, cải bó xôi hoặc rau cải ngọt,… cùng với trứng gà, thịt thăn bò và đặc biệt là những sợi miến được làm từ khoai lang tạo nên hương vị khác biệt. Miến sẽ được chần chín qua nước sôi rồi trộn với ít dầu cho các sợi miến rời nhau. Sau khi các nguyên liệu khác như thịt, rau cải, giá đỗ, nấm đã được xào chín thì miến sẽ được cho vào xào cùng. Sau đó, dầu mè cùng với các loại gia vị khác như nước tương, ớt cùng hạt vừng sẽ được trộn cùng với các nguyên liệu. Sợi miến mềm cùng với chút dai dai kèm với độ giòn của rau củ sẽ mang đến cho bạn một hương vị ngọt dịu, thơm mát và món ăn này có thể ăn nóng hoặc nguội tùy theo sở thích.

10. Gà rán – Yangnyeom

Gà rán (Nguồn: Internet)

Gà rán Hàn Quốc vốn nổi tiếng với nhiều cách chế biến khác nhau. Mỗi một cách chế biến đều mang đến cho món ăn những hương vị đặc trưng thơm ngon khác nhau.

Gà rán Yangnyeom là một loại gà rán truyền thống của Hàn Quốc mang hương vị vô cùng đặc trưng. Bạn sẽ không thể cưỡng lại được sự kết hợp của vị chua cay mặn ngọt vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn của món ăn này. Đặc biệt, món ăn này không thể thiếu nước sốt cay và ngọt được làm từ gochujang, tỏi, đường cùng các gia vị khác. Nước sốt này sẽ được ướp vào thịt gà sau đó được phủ một lớp bột nhão làm từ trứng và tinh bột rồi chiên ngập dầu hai lần. Gà sau đó được phủ một lớp nước sốt cay và ngọt được làm từ xi-rô tinh bột hoặc mứt dâu tây, tương cà, gochujang, nước tương đen, tỏi băm, ớt đỏ xay, đường nâu và đôi khi là các gia vị khác rồi đun sôi một thời gian ngắn để trở nên đặc.Vị giòn của lớp bột bên ngoài cùng với thịt gà dai ngọt tự nhiên đã tạo ra một hương vị đặc trưng rất Hàn Quốc.

11. Bánh rán ngọt – Hotteok

Bánh rán ngọt (Nguồn: Internet)

Bánh Hotteok là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Hàn Quốc rất được ưa chuộng trong mùa đông và được xem là những biến thể từ những chiếc bánh pancake phương Tây. Món ăn này hấp dẫn bởi vị ngọt của đường nâu bọc ngoài là lớp vỏ bánh vừa giòn tan lại vừa mềm, ngậy mùi và so với bánh pancake của phương Tây thì có phần ngọt hơn.

Bột mì, nước, sữa, đường là hỗn hợp được dùng để ủ phần bột của hotteok. Phần bột sau đó sẽ được ủ vài giờ trong hỗn hợp và men sau đó được tạo hình thành những hình tròn dẹt nhỏ nhắn bằng dụng cụ đặc biệt. Nhân bánh là caramel sánh được làm từ hỗn hợp của quế, đường nâu, mật ong và các loại hạt băm nhỏ như đậu phộng, hạt óc chó, hạt dẻ,… Với phần vỏ bánh bên ngoài giòn cùng với phần nhân mềm ngọt bên trong hoà cùng với nước đường mật ong sóng sánh nhờ được nướng trên vỉ, Hotteok đã tạo nên một hương vị khó quên đối với thực khách.

12. Thịt bò nướng – Bulgogi

Thịt bò nướng (Nguồn: Internet)

Món ăn này là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Hàn Quốc trên thế giới và nổi bật bởi màu sắc bắt mắt, hấp dẫn dễ dàng thu hút ánh nhìn của thực khách.

Thịt bò sẽ được đem ướp ít nhất 4 tiếng trong hỗn hợp được làm từ nước tương, dầu mè, tiêu, tỏi, hành tây, gừng sau khi được thái lát mỏng và sau đó đem nướng trên than hồng hoặc có thể chiên với dầu nóng. Nước tương chuyên biệt và đường là những yếu tố làm cho thịt bò mềm và thơm ngon hơn. Đặc biệt thịt được dùng để nướng là loại thịt bò thượng hạng được lựa chon kỹ càng. Khi ăn, thịt sẽ được nướng chín trực tiếp trên vỉ và người ăn có thể gói vào rau diếp cá, lá vừng giúp cho món ăn tăng thêm hương vị đậm đà, hấp dẫn.

13. Đậu phụ hầm cay – Sundubu Jjigae

Đậu phụ hầm cay (Nguồn: Internet)

Món ăn này được mệnh danh là món ăn đường phố cay nhất ở Hàn Quốc và là một trong những món hầm cay cực phổ biến của Hàn Quốc vào mùa đông.

Món ăn là sự kết hợp phong phú của các nguyên liệu như đậu phụ được làm bằng đậu nành ngâm nước, rau, nấm, hải sản (thường là hàu, vẹm, nghêu, tôm), thịt bò hoặc thịt lợn và tương ớt. Món ăn này có thể thêm vào hoặc thay thế một số nguyên liệu tùy thuộc vào vùng miền và người nấu. Món súp đậu được nấu trực tiếp vào trong các nồi bằng sứ truyền thống và đựng trong thố đá. Sau khi được múc ra bát, người ta sẽ đập một quả trứng sống lên cùng để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Khi ăn, phần trứng này sẽ được trộn đều với nước hầm để tạo nên hương vị hoàn hảo cho món ăn.

Đăng bởi: Thủy Hoàng

Từ khoá: Tổng hợp 13 món ăn ngon nổi tiếng của Hàn Quốc

Chùa Hạnh Phúc Tăng – Biểu Tượng Văn Hóa Của Đồng Bào Khmer Ở Vĩnh Long

Chùa Hạnh Phúc Tăng theo tiếng Khmer gọi là Sanghamangala tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Hạnh Phúc Tăng được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer tại Vĩnh Long bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo.

Truyền thuyết xưa kể lại, nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo…không ai dám bén bảng tới đây. Một ngày kia có một vị tu sỹ đến đây thuần phục các loại thú trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Vì vậy vị sư này đặt tên chùa là Hạnh Phúc, và cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Cổng chùa

Theo các nhà sư và một số tín đồ cao niên kể lại thì chùa này có niên đại cao nhất so với các chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh.  Chùa Hạnh Phúc Tăng được xây dựng vào năm 632 dương lịch, tức vào thế kỷ thứ VII, điều này có thể chứng minh qua số năm thành lập chùa được khắc trên vách của chánh điện. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng bằng cây lá đơn sơ. Đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, gần nhất là vào năm 2009, 2011 và 2023.

Dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm theo dòng thời gian, nhưng những ai đã đến đây đều bắt gặp không gian yên tĩnh, trầm mặc, thư thái bởi những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là nơi trú ẩn của hàng ngàn con chim làm tổ luôn ríu rít tiếng líu lo.

Không gian yên tĩnh, trầm mặc

Phía trước gian chánh điện có tượng Phật ban phước lành cao 12m thần thái uy nghiêm.

Tượng Phật phía trước Chánh Điện

Chánh điện được xây trên nền cao, lát gạch, tường bê tông kiên cố. Mái ngói lợp thành ba cấp và cấp trên cùng tạo ra độ dốc 45 độ.

Chánh điện

Trên mỗi đầu cột đều có hình nữ thần (Kayno) làm gờ đỡ mái chạm khắc khá tỉ mỉ. Giữa nóc chánh điện có đỉnh tháp nhọn cao vút với 4 mặt được trang trí nhiều họa tiết rất công phu.

Kiến trúc độc đáo mang đậm văn hóa của đồng bào Khmer

Bên trong chánh điện bài trí tượng Phật lớn là tượng đức Phật cảm thắng Ma Vương, tượng Phật đi khất thực, tượng Phật thiền định, tượng Phật nhập Niết bàn.

Trong khuôn viên chùa có các sima xây trên sân gạch, giống như các am nhỏ là nơi chôn các “hòn đá kiết giới” thiết lập ranh giới của sự tu hành.

Phía sau chánh điện là cây sala, hậu điện xây theo kiểu nhà ngang, tường gạch mái ngói. Gian giữa có bàn thờ Phật quay về hướng Đông, đây là nơi các sư sãi, phật tử hội họp, tiếp khách và là nơi tiến hành những nghi lễ khác.

Hàng năm tại chùa diễn ra nhiều hoạt động lễ hội quan trọng của đồng bào Khmer, trong đó có 3 lễ chính là: tết Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới), lễ Sen Đôn Ta (lễ cúng ông bà) và lễ Ok – Om – Bôk (lễ hội đút cốm dẹp hay còn gọi là lễ hội cúng trăng rằm tháng Mười) thu hút rất đông đồng bào phật tử trong vùng và khách du lịch Vĩnh Long đến tham quan, chiêm bái và dự lễ hội.

Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, Chùa Hạnh Phúc Tăng luôn ẩn chứa một nét đẹp độc đáo pha lẫn nhiều giai thoại ly kỳ đã và đang mời gọi du khách gần xa đến tìm hiểu, khám phá.

Đăng bởi: Hồ Lê Tín Nghĩa

Từ khoá: Chùa Hạnh Phúc Tăng – Biểu tượng văn hóa của đồng bào Khmer ở Vĩnh Long

Top 10 Địa Điểm Là Biểu Tượng Văn Hóa, Lịch Sử Của Thành Phố Hải Phòng

Contents

Tượng đài nữ tướng Lê Chân

Uy nghiêm trước trung tâm triển lãm thành phố là tượng đài nữ tướng Lê Chân. Người Hải Phòng luôn nhớ đến công ơn của nữ tướng đã lập ra trang An Biên – mảnh đất là tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

Tuy Bà đã mất, nhưng từ những thành quả ban đầu Lê Chân để lại, trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm mở mang, ban đầu chỉ là một làng chài nhỏ bé, An Biên đã vươn mình thành một Hải Phòng không chỉ tỏa sáng về lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực văn hóa xã hội. Mỗi người dân Hải Phòng dù ở bất cứ nơi đâu khi nhắc đến thành phố quê hương mình cũng đều có một niềm tự hào là con cháu của vị nữ tướng tài ba, kiên trung này.

Tượng đài nữ tướng Lê Chân được khởi công xây dựng vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, khánh thành ngày 31 tháng 12 năm 2000, tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 met, nặng 19 tấn.

Đền Nghè

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, là nơi thờ nữ tuớng Lê Chân, cách Nhà hát lớn khoảng 500m.

Di tích Đền Nghè, một ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hải Phòng. Tương truyền rằng bà sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà. Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay.

Đến thăm Đền Nghè, quí khách sẽ bắt gặp 2 vật tích độc đáo đó là chiếc Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên khối dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Khi gõ vào thì tiếng ngân vang êm dịu. Hàng năm tại đền còn diễn ra lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân vào ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm

Nhà hát lớn Hải Phòng

Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây dựng năm 1904, là 1 trong ba nhà hát Lớn được xây dựng theo kiến trúc Pháp tại Việt Nam.

Nằm ở trung tâm thành phố, nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh,… có sân khấu với khán phòng 400 ghế. Trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòm trần trang trí lộng lẫy với những lẵng hoa và ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven, Moliere…

Nét đẹp bên trong Nhà hát được tôn lên nhờ phong cách kiến trúc của nền văn minh Pháp thế kỷ XIX. Nét đẹp bên ngoài Nhà hát thể hiện sự phát triển của một xã hội hiện đại: có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, có đài phun nước màu nghệ thuật, những đèn hoa lung linh sắc màu trải dài trên cành phượng vĩ. Sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và cổ kính tạo nên một Nhà hát đẹp, ấn tượng, quyến rũ với du khách tham quan.

Nhà hát thành phố Hải Phòng cũng là một chứng nhân của giai đoạn lịch sử kháng chiến chống Pháp. Ngày 23-8-1945, hàng vạn nhân dân Hải Phòng mít tinh, biểu tình tại Nhà hát thành phố, thành lập chính quyền cách mạng, đánh dấu một mốc son trong lịch sử cách mạng Hải Phòng. Cũng nơi đây, ngày 20-11-1946, diễn ra trận chiến đấu oanh liệt bảo vệ thành phố, bảo vệ Nhà hát của bộ đội ta trước sự gây hấn của quân Pháp. Đây là cuộc tập dượt bước đầu quan trọng cho quân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-11-1946).

Quán Hoa

Đến Hải Phòng, một trong những điểm được nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài dừng chân chính là quán hoa ở trung tâm thành phố. Quán hoa mang những giá trị độc đáo về kiến trúc, lớnlịch sử và vai trò của nó trong cuộc sống tinh thần của người dân thành phố Cảng. Có nhiều người đặt câu hỏi khi đến địa danh du lịch nổi tiếng này, rằng vì sao gọi đây là quán hoa mà không phải là điểm bán hoa hay chợ hoa. Một trong những lý giải gắn với suy nghĩ lâu nay của người Hải Phòng, quán hoa không chỉ đơn thuần là nơi để bán hoa mà còn là nét đẹp về văn hoá, về phong tục, về con người Hải Phòng. Ngay từ những ngày đầu xây dựng, quán hoa được sử dụng với mục đích là để bán hoa phục vụ những ngày hội, ngày lễ, những buổi biểu diễn văn nghệ tại Nhà hát lớn (bây giờ là Nhà hát thành phố).

Quán hoa là công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1944. Trong thời gian thực dân Pháp vẫn thống trị nước ta, đốc lý Luyxiani là người chủ trì việc thiết kế chung và chánh lộ Gôchiê phụ trách thiết kế mỹ thuật của quán hoa. Mặc dù vậy, quán hoa vẫn mang kiến trúc cổ theo hình thức phương đình truyền thống của Việt Nam. Trong đó, dấu ấn rõ nét nhất của lối kiến trúc này chính là 4 trụ cột to tạo thế cân đối. Hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”. Hệ thống mái của quán hoa với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía đông, tây, nam, bắc. Bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Toàn bộ mái được lợp bằng ngói vẩy rồng. 5 quán hoa, mỗi quán có diện tích rộng gần 20m2, cao gần 4m, các quán cách nhau 6m, toàn bộ trải đều trên diện tích 300m2. Nguyên liệu chính của quán hoa là gỗ lim, có khả năng chống mối mọt, qua gần 60 năm quán vẫn nguyên vẹn.

Quán hoa hiện là nơi bán rất nhiều loại hoa màu sắc phong phú và đa dạng. Có thể hoa được lấy từ Lũng- Một làng hoa nổi tiếng ở ngoại thành Hải Phòng, hoặc được mang về từ Đà Lạt hay các loài hoa gần đây được nhập về từ Trung Quốc, Hà Lan… Nhưng có một điều không thay đổi, đó là 5 quán hoa vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất cho những người yêu hoa, yêu cái đẹp.

Nhà kèn

Những người từng sinh ra và lớn lên ở thành phố Cảng, có lẽ ít ai không biết tới công trình nhà Kèn nằm trong dải vườn hoa Nguyễn Du. Sau khi được người Pháp xây dựng, nhà Kèn của Hải Phòng được xếp hạng vào một trong mười kiến trúc “bát quái” nổi danh nhất đất Việt, cùng với Lầu Bát Giác trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám, với chùa Láng, Bảo tàng quân sự Việt Nam, với chùa Thiên Mụ, Tháp nước (Phan Thiết)…

Nhà Kèn được thiết kế hình tròn với 8 cột mở rộng ra 8 hướng, mái ngói đỏ tươi dưới bóng cây tựa hình dáng ngôi đình làng của người Việt, có vườn cỏ nhỏ bao xung quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng và thanh bình. Kiến trúc hình chóp 2 tầng gợi mở thế phát triển liên tục đi lên. Mặc dù không có cửa, nhưng do kiến trúc đặc biệt của Nhà Kèn, trần và sàn bằng phẳng nên âm thanh phát ra từ nhà Kèn truyền đi rất xa.

Vào năm 1960, công trình nhà Kèn đã bị phá bỏ, nhường chỗ cho công trình Quảng trường Nhà hát Lớn bây giờ. Kể từ đó, cái tên nhà Kèn cũng ít được nhắc đến. Đến nay, nhà Kèn được hòa nhịp trở lại, nó đã trở thành một điểm hẹn văn hóa công cộng đặc biệt vào mỗi cuối tuần của thành phố. Tuy rằng, nhà Kèn giờ không chỉ danh riêng cho những nghệ sỹ Kèn mà nó đã và đang được Sở văn hóa Thể thao và Du lịch mở rộng đa loại hình nghệ thuật như hát xẩm, hát chèo, múa…

Vào mỗi ngày cuối tuần, cho dù thời gian hoạt động nghệ thuật chỉ ngắn ngủi (1 tiếng.buổi) song như đã thành quen, cứ vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, người dân yêu nhạc lại đổ về phía nhà Kèn để thuởng thức với niềm yêu thích riêng.

Bảo tàng thành phố Hải Phòng

Bảo tàng Hải Phòng được xây dựng vào năm 1919, có kiến trúc đẹp, thiết kế theo kiểu Gotich. Bảo tàng Hải Phòng được khánh thành chính thức ngày 20/12/1959. Thông qua hơn 3 vạn tài liệu, hiện vật được trưng bày trong 15 phòng, với diện tích trên 120m2, Bảo tàng thành phố thể hiện một cách khái quát, có hệ thống những chặng đường phát triển của lịch sử Hải Phòng.

Bảo tàng Hải Phòng được biết đến chính là nơi giới thiệu về truyền thống lịch sử – cách mạng, giới thiệu về những nét bản sắc văn hoá của vùng đất và người Hải Phòng. Ngoài ra nơi đây cũng là một nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tổ chức nghiên cứu về vùng khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử văn hoá. Đáng ghi nhận nhất đó chính là các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hải Phòng đã tận tụy và đã sưu tầm gần 20.000 hiện vật. Trong đó có thể thấy được ngoài những hiện vật về lịch sử thì lại còn có cả những di vật khảo cổ chứng minh nền văn hoá lâu đời của Hải Phòng. Chính những đóng góp này đã giúp việc nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học có hiệu quả.

Bưu điện thành phố

Tọa lạc trên con phố trung tâm Nguyễn Tri Phương, Bưu điện Hải Phòng nằm trong quần thể những công trình kiến trúc độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa, góp phần làm nên nét đẹp đô thị đã từ lâu nổi tiếng với sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại của thành phố Hải Phòng. Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc công sở hành chính vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cũng như giữ nguyên chức năng như khi được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Tòa nhà Bưu điện Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm 1905. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Mặt tiền được trang trí ấn tượng bằng hệ mái dốc lợp ngói, hình đồng hồ lớn đơn giản mà không kém phần tinh tế với hai bên là ô cửa sổ cao. Phong cách kiến trúc tân cổ điển đơn giản được sử dụng khai thác đặc điểm của bố cục đối xứng, thể hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính có hình khối kiến trúc vuông vức, tập trung vào việc trang trí qua những đường viền và những mảng tường gạch xen kẽ . Vị trí của tòa nhà cũng là điểm nhấn trong tổng thể không gian qui hoạch. Hai mặt bên của tòa nhà hướng ra hai bên với cửa sổ và cửa đi rộng có đầu cong kết hợp với hệ thống các cột trụ, họa tiết đắp nổi làm tăng thêm sự đồ sộ, trang trọng cho kiến trúc của tòa nhà.

Không chỉ mang nét đẹp văn hóa kiến trúc đặc sắc, bưu điện Hải phòng còn mang giá trị lịch sử quý báu. Năm 1876, người Pháp mở Bưu cục Hải Phòng và Qui Nhơn, sau khi các cơ sở tương tự đã được mở tại Sài Gòn, Hà Nội. Những con tem đầu tiên ở nước ta được phát hành vào năm 1864, hình vuông có hình chim đại bàng với đủ cỡ, loại. Ngày chuyển thư và đón thư thường được tiến hành khá nghiêm trang. Điện thoại liên tỉnh Hải Phòng – Hà Nội chính thức có từ ngày 19/04/1906. Bưu điện Hải Phòng ra đời sớm đã góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nối liền Hải Phòng với các tỉnh thành quan trọng khác trong cả nước.Có thể nói Bưu điện Hải Phòng là một trong bốn bưu cục hiện đại nhất của nước ta lúc bấy giờ.

Cùng với Nhà hát thành phố, Quán hoa, Bảo tàng thành phố,… Bưu điện Trung tâm đã làm nên một quần thể di tích đặc biệt, trở thành biểu tượng không thể nào thay thế được trong lòng người Hải Phòng.

Tòa nhà ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Phòng

Một công trình kiến trúc độc đáo nữa ở Hải Phòng là Tòa nhà ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Phòng. Đây là công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên.

Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) là cơ sở tài chính được Pháp thành lập ngày 21/1/1875 tại thủ đô Paris với mục đích phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á… Sau khi đến Việt Nam, người Pháp xây dưng trụ sở 2 chi nhánh đặt tại Sài Gòn và Hải Phòng, trong đó Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng được khai trương vào năm 1885, có trụ sở bên bờ sông Tam Bạc.

Trụ sở ngân hàng này được người Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối, khai thác tại núi đá Thủy Nguyên (Hải Phòng) và các mỏ đá Thanh Hóa. Tòa nhà được thiết kế 3 tầng, bao gồm một tầng hầm dùng làm kho, 2 tầng trên dùng làm việc và giao dịch.

Ngoài 4 cột trụ lớn có đường kính khoảng 0,8 m được lắp ghép bằng 5 khối đá xanh nguyên khối tại tiền sảnh, mặt sau cũng có các cột trụ đỡ để tăng độ vững của mái và tường.

Bên trong các phòng làm việc tại tầng 2 cũng như tầng 3, chân tường, sàn nhà, hành lang đều được ốp, lát bằng gỗ lim Thanh Hóa. Hành lang tại tầng 3 rộng khoảng 2,5 m, hai bên được bố trí rất nhiều cửa. Cửa mở ra ngoài đón gió và nắng, cửa mở vào các phòng làm việc, góp phần tạo nên độ thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.

Từ năm 1955, Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Việt Nam sử dụng làm Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại Hải Phòng, có địa chỉ số 4 Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng.

Ga Hải Phòng

Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài 102 km nối liền hai thành phố này. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng.

Ngày 21-10-1946, sau khi dự hội nghị Fontainebleau trở về đến Cảng Hải Phòng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ga Hải Phòng và khởi hành về thủ đô Hà Nội.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp đồng ý rút hết quân về nước. Hải Phòng là điểm sau cùng của đường sắt miền Bắc còn bị chiếm đóng. Cùng với nhân dân, công nhân khu đường sắt Hải Phòng, công nhân nhà ga đã có 12 cuộc đấu tranh bảo vệ máy móc, vật liệu. Ngày 13-5, bộ đội Việt Nam tiếp quản ga Hải Phòng. Sáng ngày 15-5-1955, nhà ga hoạt động bình thường, đón tiếp tàu chở bộ đội và cán bộ tiếp quản vào thành phố; tuyến Hà Nội – Hải Phòng hoạt động trở lại như thường lệ.

Ga Hải Phòng (có cổng chính ở đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền), là một trong những công trình đẹp nhất Hải Phòng, và cũng là một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất mà người Pháp để lại ở Việt Nam.

Ga Hải Phòng hiện là ga tàu hỏa chính tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Ngoài ra, ga Hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng chở hàng hóa từ cảng đến các vùng sâu trong nội địa bằng đường sắt.

Nhà thờ chính tòa Hải Phòng

Nhà thờ chính tòa Hải Phòng với tước hiệu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hải Phòng nằm tại số 46 phố Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Mặc dù công giáo đã có mặt từ rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ XIX, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Nhà thờ được xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m. Tháp chuông hình vuông nhà thờ cao 28m[1].

Sau khi được khánh thành, trải qua nhiều thời gian biến động, nhà thờ xuống cấp, hư hỏng. Năm 2000, linh mục chính xứ đã làm đơn xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toàn bộ nội thất nhà thờ và giữ nguyên kiến trúc như xưa.

Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang, sửa chữa đồng bộ, là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của thành phố Hải Phòng.

Những năm gần đây, Hải Phòng mọc lên nhiều công trình lớn nguy nga lộng lẫy, tuy nhiên vẫn tồn tại trong lòng thành phố những kiến trúc đã trở thành biểu tượng của Hải Phòng mà không gì có thể thay thế được. Cổ kính đi với hiện đại, cái mới song song cùng cái cũ sẽ là điểm thu hút độc đáo của văn hóa, du lịch của Hải Phòng trong lòng du khách muôn phương

Đăng bởi: Mỹ Phẩm Seacret

Từ khoá: Top 10 địa điểm là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thành phố Hải Phòng

Làng Hanok, Nơi Lưu Giữ Nét Văn Hóa Truyền Thống Của Người Hàn Quốc

Hàn Quốc có một Seoul hối hả, tấp nập với những toàn nhà cao chọc trời và một Seoul lắng đọng, mang nét hoài cổ với làng dân tộc Hanok, nơi đây bảo tồn lối kiến trúc cổ từ thời Joseon. Đây là một điểm du lịch mà bạn không thể nào bỏ qua khi tới Hàn Quốc. Ngôi làng cổ này nằm ở chân núi Namsan và chỉ cần bước qua cánh cổng làng thôi là bạn đã có cảm giác hoàn toàn khác lạ, ra khỏi sự ồn ào và xô bồ bên ngoài.

Ngôi làng Hanok tuyệt đẹp

Không khí thiên nhiên trong lành khiến bạn như được hòa mình vào với thế giới cổ xưa của những ngôi nhà truyền thống từ thời Joseon. Hanok nằm nghiêng về hướng Bắc của núi Namsan có dòng suối chảy qua ngôi làng mát lành, có phong cảnh đẹp bao quanh và một ao sen nên thơ. Ngôi làng có tới 900 ngôi nhà gỗ được thiết kế xây dựng theo kiểu truyền thống với diện tích khoảng 113 hecta vốn là sinh sống của các gia đình quý tộc.

Vẻ đẹp bình dị ít nơi có được

Vẻ đẹp bình dị của ngôi làng Hanok

Vẻ đẹp bình dị của ngôi làng Hanok

Cho dù Hanok đã được tu sửa ở bên trong theo phong cách Tây Âu để dành riêng cho người giàu ở Seoul, du khách đến với Hàn Quốc sẽ dễ dàng cảm nhận được cuộc sống bình dị của người dân Hàn Quốc thời xưa. Cửa của những ngôi nhà cổ nơi đây rất rộng và được làm bằng nguyên liệu gỗ với các họa tiết cầu kỳ. Các ngôi làng trong làng đều được đánh số. Những ngõ phố ngang dọc với các mái ngói màu tro nối dài theo triền dốc, con đường lát đầy đá xanh và các hũ sành muối kim chi làm đậu tương ngoài hiên nhà mang nét hoài cổ đậm đà. Nếu có dịp đi du lịch Hàn Quốc bạn có thể thả bộ để cảm nhận không khí cổ xưa ở nơi này. Những ngôi nhà ở trong làng Hanok được xây dựng từ những chất liệu thiên nhiên được chọn lọc một các kĩ càng và cho đến bây giờ vẫn có rất nhiều ngôi nhà giữ được dáng vẻ cổ xưa, nằm nép mình dưới  hàng ngân hạnh thơ mộng.

Văn hóa lâu đời và phong tục tập quán nơi đây

Vẻ đẹp cổ xưa ở Hanok, Hàn Quốc

Trong ngôi làng Hanok có tới 900 ngôi nhà nhưng đã có hơn 300 nhà được tôn tạo lại và khiến Hanok trở thành một trung tâm văn hóa nghệ thuật, đến với Hanok bạn còn dễ dàng gặp được các quán trà hay café, nhà nghỉ, nhà hàng khiến du khách đến đây có thể đắm mình trong văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc. Đồng thời đến nơi đây du khách cũng sẽ có dịp được tìm hiểu nền văn hóa lâu đời của mảnh đất hoài cổ này qua các khóa học làm những loại đồ thủ công mỹ nghệ bởi chính các nghệ nhân ở trong làng hướng dẫn như: cách làm đồ thủ công bằng giấy Hanji- một loại giấy truyền thống của Hàn Quốc và tự tay làm ra các bộ Hanbok bằng chất liệu giấy cho búp bê. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia các buổi trà đạo theo phong cách truyền thống của Hàn Quốc, không chỉ có vậy nơi đây còn có một số góc dạy chơi các nhạc cụ truyền thống của Hàn hay viết thư pháp đều rất thú vị và thu hút được nhiều du khách tham quan.

Góc nhỏ ở làng Hanok

Ngôi làng Hanok Namsan với sự hài hòa giữa người và cảnh thiên nhiên nên thơ trữ tình cùng với khung ảnh yên bình mang đến sự thư thái trong lòng người. Đến ngôi làng này sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo, thú vị trên chả chặng đường du lịch ở xứ sở kim chi.

Đăng bởi: Hưng Nguyễn

Từ khoá: Làng Hanok, nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc

Thăm Chùa Bà Thiên Hậu: Biểu Tượng Đẹp Trong Văn Hóa Tâm Linh Sài Thành

Một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn không thể bỏ qua chính là chùa Bà Thiên Hậu. Đây là nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn và chất chứa nhiều câu chuyện tâm linh đặc biệt. Hơn hết, du khách còn ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo và nhiều cổ vật của địa danh này.

1. Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu? 

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung. Cách đó khoảng 7km là phố đi bộ Nguyễn Huệ với con đường rộng cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.

Nếu chưa biết chùa Bà Thiên Hậu ở đâu, bạn chỉ cần đi thẳng hướng Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Hồng Bàng rồi rẽ trái ở đường Lương Nhữ Học là tới. Đồng thời, bạn nên nhớ giờ mở/đóng cửa của chùa từ 6h30 đến 16h30 để chủ động trong chuyến đi của mình.

2. Khám phá chùa Bà Thiên Hậu ở quận 5 có gì? 

Du lịch Sài Gòn không chỉ có những tòa nhà chọc trời, nơi ăn uống vui chơi sầm uất. Ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu quận 5, bạn sẽ cảm nhận được một không gian rất khác. Đó chính là sự trầm tĩnh, uy nghiêm, tĩnh lặng giúp chúng ta như sống chậm lại giữa dòng đời đầy hối hả.

2.1. Nguồn gốc chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh 

Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Ngôi miếu này còn trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.

2.1.1. Sự tích Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Bà Thiên Hậu sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, tên thật là Lâm Mặc Nương. Ngay từ những ngày đầu, bà đã khiến những người xung quanh chú ý bởi 14 tháng mới ra đời. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông, Trung Quốc đến với Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Đồng thời, tin rằng với sự hiển linh của bà nên họ mới có thể vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp.

Khi người Hoa di dân đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập và nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…

2.1.2. Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau 261 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

2.2. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu đậm chất người Hoa ở quận 5

Đến với chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh, du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.

2.2.1. Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải. Đồng thời, bàn thờ Môn Quan Vương Tả được bố trí ở bên trái. Tới đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước.

2.2.2. Trung điện chùa Bà Thiên Hậu

Trung điện của chùa Bà Thiên Hậu có bộ lư “Phát lan” gồm 5 món được điêu khắc tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng. Những vật dụng này dùng để rước Bà vào ngày vía Bà.

2.2.3. Hậu điện (chính điện) chùa Bà Thiên Hậu

Di chuyển tới chính điện cũng chính là lúc bạn đặt chân đến Thiên Hậu Cung gồm 3 gian:

Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tạc từ khối gỗ cổ cao 1m. Kim Hoa Nương Nương được thờ bên phải. Long Mẫu Nương Nương được thờ bên trái

Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.

Tất cả các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy.

2.2.4. Những bảo vật quý được lưu giữ ở chùa Bà Thiên Hậu

Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.

Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Đồng thời, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,… Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ với những đường nét vô cùng tinh tế.

2.3.  Có gì thú vị ở chùa Bà Thiên Hậu quận 5?

Tên gọi khác của chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh là chùa Bà Chợ Lớn vì nằm cạnh Chợ Lớn. Tới đây, bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ huyền bí, trầm mặc của ngôi chùa.

2.3.1. Tọa độ chụp hình “hoài cổ” cực lý tưởng

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi sự chắc chắn, uy nghiêm. Hơn thế nữa, mỗi góc của ngôi chùa đều mang nét đẹp riêng “thôi miên” mọi du khách. Điển hình như bảng sớ màu hồng, hàng rào xanh vững chãi, hai bức tường gạch.

2.3.2. Nơi cầu nguyện và xin xăm linh thiêng

Nếu muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, bạn hãy học văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc có thể ghi lại mong ước của mình lên giấy, treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà.

Đặc biệt, giới trẻ còn truyền tai nhau việc xin xăm chùa Bà Thiên Hậu. Đây chính là cách xin quẻ, hi vọng đoán biết được những vấn đề trong tương lai. Đồng thời, bạn cũng chủ động hơn khi gặp phải khúc mắc, thêm tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

2.3.3. Lễ hội “vía Bà” lớn nhất Sài Gòn

Bạn có thể đến với chùa Bà Thiên Hậu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, sẽ náo nhiệt hơn cả nếu bạn tham quan vào ngày 22 đến 24/3 âm lịch. Đây chính là lễ vía Bà Thiên Hậu hàng năm thu hút đông đảo người Hoa và người Việt đến cúng bái.

Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và rước xung quanh chùa. Cùng với đó là các hoạt động náo nhiệt như múa lân, múa sư tử, múa rồng… và biểu diễn nghệ thuật do các đội nhạc dân tộc thực hiện càng thêm náo nhiệt.

Ngoài chùa Bà Thiên Hậu, Sài Gòn còn nhiều điểm văn hóa, du lịch tâm linh khác rất thú vị dành cho du khách. Vì thế, bạn nên lựa chọn nơi lưu trú an toàn, tiện nghi để không bỏ lỡ kế hoạch tham quan. Một trong số đó phải kể đến khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 với những ưu thế nổi trội sau:

Nằm ở vị trí trung tâm Sài Gòn, cực kỳ tiện lợi trong việc di chuyển và bắt xe đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như: chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, phố Tây Bùi Viện, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Áo Dài…

Phòng nghỉ sang trọng bậc nhất, nội thất tinh mỹ cùng tầm nhìn tuyệt đẹp.

Tiện ích về hồ bơi, bar, nhà hàng, spa đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo, nhiều hiện vật cổ mà còn giúp bạn hiểu thêm về giá trị tâm linh, tìm thấy phút an yên giữa lòng Sài thành.

Đăng bởi: Phương Nguyễn

Từ khoá: Thăm chùa Bà Thiên Hậu: Biểu tượng ĐẸP trong văn hóa tâm linh Sài thành

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Những Biểu Tượng Văn Hóa Của Hàn Quốc trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!