Bạn đang xem bài viết Top 5 Ngôi Chùa Lớn Nổi Tiếng Nhất Miền Tây được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Miền Tây là khu vực nhiều chùa nhất miền Nam Việt Nam. Trong đó có cả chùa của người Việt, người Khmer và người Hoa. Mỗi chùa đều có văn hóa và nét đặc trưng khác nhau theo từng địa phương. chúng tôi tổng hợp Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây bạn không nên bỏ lỡ vào dịp Tết 2023 này.
1. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
2. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
3. Chùa Phật Lớn – An Giang
4. Chùa Dơi – Sóc Trăng
5. Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng
1. Chùa Xiêm Cán – Bạc LiêuChùa Xiêm Cán khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 năm 1887 tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, Bạc Liêu. Tổng diện tích của ngôi chùa là 4.500 mét vuông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7 km.
Hằng ngày chùa được mở cửa vào lúc 7h sáng và đóng cửa vào lúc 18h. Du khách có thể đến tham quan mà không cần mua vé vào cổng. Ngôi chùa xây dựng rất nhiều tòa tháp khác nhau. Đây được xem là nơi tâm linh phật giáo của đồng bào người Khmer tại Bạc Liêu.
Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa nổi tiếng tại miền Tây
Khác với những ngôi chùa của người Việt và người Hoa, chùa của người dân Khmer mang một kiến trúc angkor rất độc đáo. Chùa Xiêm Cán là một đại diện tiêu biểu của loại hình kiến trúc này. Chùa gồm có cổng tam quan, chánh điện, tháp chuông, giảng đường, khu mộ tháp,… Bên trong khu chánh điện được bày trí khá đơn giản và có rất nhiều cột được điêu khắc hoa văn cầu kỳ, đa sắc màu.
Du khách đến đây tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Ngoài ra có thể thấy rõ được nét văn hóa, đời sống của đồng bào người Khmer. Chùa Xiêm Cán nổi tiếng với kiến trúc đẹp, không gian yên tĩnh, tâm linh. Đây cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời ở khu vực miền Tây. Chắc chắn nó sẽ tạo cho bạn những ấn tượng khó quên trong ngày đầu năm 2023.
2. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền GiangVĩnh Tràng là một ngôi chùa cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Nó được xây dựng bởi một vị quan vào đầu thế kỷ 19 tại trung tâm thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang. Vào thời điểm này chùa chỉ là một cái am nhỏ. Sau này đã được tu sửa lại thành ngôi chùa lớn với tổng diện tích rộng 14.000 mét vuông. Ngôi chùa sử dụng vật liệu chủ yếu là xi măng và gỗ quý.
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang với thiết kế độc đáo, bắt mắt
Chùa Vĩnh Tràng gồm 4 gian nhà chính trong đó có: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Phía bên trong khu chánh điện có xây dựng một hòn non nước khá lớn bằng đá. Nơi đây có đến 60 tượng Phật lớn nhỏ được đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: xi măng, gỗ, đồng,…
Chùa Vĩnh Tràng ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Tiền Giang
3. Chùa Phật Lớn – An GiangChùa Phật Lớn là ngôi chùa nổi tiếng về tâm linh nằm trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Được xây dựng vào năm 1912 ở độ cao 256m so với mực nước biển với diện tích 13,6 ha. Ngồi chùa gồm có: khu chánh điện, khu nhà nghỉ, nhà chuông,…
Chùa Phật Lớn – ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch
Để đến được chùa Phật Lớn du khách có thể đi cáp treo hoặc lội núi. Nơi đây có thờ một tượng phật Di Lặc khổng lồ nặng 400 tấn được đúc bằng bê tông cốt thép. Vào năm 2003 được xem là công trình cao nhất vùng Đông Nam Á.
Chùa Phật Lớn không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn gắn liền với nhiều di tích văn hóa, truyền thuyết về núi Cấm. Ngày nay có rất nhiều du khách trong ngoài nước đến tham quan và cúng viếng bởi sự tín ngưỡng, linh thiêng của vùng núi An Giang.
4. Chùa Dơi – Sóc TrăngChùa Dơi Sóc Trăng được công nhận di tích văn hóa cấp Quốc gia
Được xây dựng theo kiến trúc của người Khmer mái lợp ngói xung quanh chạm khắc hình rắn Naga. Bên trong chánh điện có thờ tượng phật Thích Ca đúc bằng đá nguyên khối đặt trên tòa sen. Phía trên các bức tường là những bức tranh miêu tả về cuộc đời Đức Phật từ lúc từ lúc ra đời đến lúc nhập Niết bàn. Chùa Dơi không chỉ là nơi du khách có thể viếng Phật mà còn là điểm tham quan các công trình kiến trúc Khmer độc đáo tại miền Tây.
5. Chùa Phật Học 2 – Sóc TrăngChùa Phật Học 2 được khởi công xây dựng vào năm 2011 với tổng diện tích rộng 8,5 ha. Nó nằm tại thành phố Sóc Trăng, cách trung tâm khoảng 4 km. Tuy công trình xây dựng chưa hoàn thiện nhưng đã được rất nhiều du khách thập phương biết đến.
Chùa Phật Học 2 tại miền Tây với thiết kế độc đáo, mới lạ
Tính đến thời điểm hiện tại chùa Phật Học 2 là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng. Đến nơi đây du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Xung quanh có rất nhiều tượng phật lớn nhỏ, những bức tranh nói về luật nhân quả, lòng hiếu đạo, … Ở giữa khuôn viên chùa còn có thuyền Bát Nhã chở 8 vị phật được đặt giữa ao cá lớn. Cạnh bên hồ là khu thờ phật Dược Sư, Địa Tạng,… Nơi đây không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng mà còn là trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn …
Đây là Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây mà chúng tôi đưa đến cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn trong ngày đầu năm mới về nơi đất hành hương.
Đăng bởi: Vũ Tiến Đạt
Từ khoá: Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây
15 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Miền Tây Nam Bộ
Chùa Dơi
Chùa Dơi
Chùa Dơi
Chùa Vĩnh TràngNằm trên đường Nguyễn Trung Trực của phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng được xem là một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu có kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đặc biệt, chùa là đại diện xứng đáng với nhiều danh hiệu gắn liền với hai chữ “bề thế”, “tuyệt hảo”, “đặc biệt” và “tuyệt vời”. Trước khi trở thành một ngôi đại tự có quy mô cỡ lớn ở Tiền Giang nói riêng và miền Tây nói chung. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (thời vua Gia Long) để tu tập tại gia.
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Kh’ LeangĐược xây dựng vào năm 1533 trên một khuôn viên rộng 3.825 mét vuông Chùa Kh’ leang là một trong những chùa Khmer cổ kính và đẹp nổi tiếng ở Sóc Trăng. Cũng như chùa Dơi và chùa Chén Kiểu, chùa Kh’ leang ban đầu cũng được xây dựng bằng gỗ, tre, gạch, đất, đá và lá cây là chính. Tuy nhiên, sau nhiều lần trùng tu mở rộng, của được xây cất bằng gạch ngói và tạo tác kiến trúc theo kiểu Angkor truyền thống như hiện nay.
Chùa Kh’ leang
Chùa Kh’ leang
Chùa Chén KiểuChùa Chén Kiểu hay còn gọi được là chùa Sà Lôn tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu tại địa phận xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Chùa Chén Kiểu được khởi công xây dựng vào năm 1815 với với tên theo tiếng Khmer là Wath Sro Loun, từ Wath Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa. Do phiên âm tiếng Khmer khó đọc nên người Việt đã độc từ Sro Loun thành tư Sà Lôn.Cũng như những ngôi chùa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, chùa lúc đầu được xây dựng bằng vách đất, gỗ, lá cây và dừa nước. Trong thời gian chiến tranh, dưới sự tàn phá của bom đạn, ngôi chùa bị hư hại hàng nặng, nhất là ngôi chánh điện. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh…
Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu
Chùa Xiêm CánChùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán
Chùa ÂngĐây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990… Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng lá tre. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa.
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd). Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn… Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt…
Địa chỉ: Khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Chùa Âng
Chùa Âng
Chùa Phật Lớn Núi Cấm, An GiangChùa Phật Lớn (tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn) là một ngôi chùa danh tiếng ở vùng Châu Đốc – An Giang được ông Cao Văn Long (Bảy Do) xây dựng vào năm 1912 trên độ cao 562 mét. Sở dĩ chùa có tên là Phật Lớn vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 mét. Tượng phật này vào thời điểm ấy có kích thước to lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng nên người ta gọi để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông trên ngọn núi này.
Chùa Phật Lớn Núi Cấm, An Giang
Chùa Phật Lớn
Chùa Đất SétChùa Đất Sét (tên chữ là Bửu Sơn Tự), tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Một ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây với công trình nghệ thuật vĩ đại của dòng họ Ngô mà tiêu biểu là ông Ngô Kim Tòng (1909 – 1970). Hiện tại, chùa Đất Sét đang lưu giữ khoảng hơn 208 pho tượng Phật được nặn bằng đất, 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp.
Ngôi chùa này đã có hơn 100 năm tuổi, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, với sự sáng tạo bền bỉ. Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến khổng lồ gồm 6 cây lớn vẫn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn thì đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn nặng khoảng 200 kg, cao tới 1,6 m, ước tính cháy liên tục trong khoảng 70 năm. Ngoài ra, chùa còn nổi bật về không gian bài trí tượng thờ hài hòa tư tưởng trong “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão). Từ tượng A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử… cho đến tượng Diêu Trì Kim Mẫu. Tất cả đều nói lên ý thâm sâu về một xã hội tiếp biến nhiều đạo lý của xã hội ngày ấy.Địa chỉ: Số 186 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét
Chùa Kỳ SonChùa Kỳ Son
Chùa Kỳ Son
Thiền viện Trúc Lâm Phương NamNổi tiếng là ngôi chùa có quy mô nhất lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ được đề xuất xây dựng bởi Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng (nhiệm kỳ 1997 – 2001). Việc đề xuất xây dựng hoàn toàn dựa trên mong muốn, nguyện vọng của tăng ni và bà con Phật tử tại thành phố Cần Thơ trong việc khôi phục phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau quá trình hoàn thiện hồ sơ cũng như nhận quyên góp từ quý Phật tử, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ chính thức khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 trên diện tích 38.016 m² và khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2023. Tổng mức chi phí xây dựng cho tất cả các hạng mục tại Thiền viện là 145 tỷ đồng.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Chùa Viên Giác Bến TreTọa lạc tại số 7C đường Hoàng Lam, phường 5, thành phố Bến Tre trên một diện tích hơn 3.500 mét vuông. Chùa Viên Giác là ngôi chùa cổ có phong cách kiến phúc truyền thống đẹp được xây dựng vào khoảng năm Canh Ngọ 1870. Nguyên thủy, chùa là do người Khmer xây dựng lên, tuy nhiên các nhà sư Khmer trù trì không được lâu thì bỏ đi, dẫn đến việc ngôi chùa lần hồi bị xuống cấp và đổ nát. Đến năm Canh Tý (1900), Hòa thượng Viên Giác (1876 -1947) thấy ngôi chùa bị hư hỏng quá nhiều nên đứng ra kêu gọi các Phật tử đóng góp tiền công để xây lại ngôi tam bảo. Việc trái thiết chế được khởi công vào ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), nhưng do chiến tranh nên đến năm 1921 mới hoàn thành với kiến trúc như bây giờ.
Chùa Viên Giác
Chùa Viên Giác
Chùa Huỳnh Đạo, An GiangChùa Huỳnh Đạo
Chùa Huỳnh Đạo
Chùa Hang, An GiangChùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, một ngôi chùa đẹp có lịch sử hơn 100 năm do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện thành lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao…Từ năm 1937 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu, xây dựng và hoàn thiện như bây giờ.
Chùa Hang
Chùa Hang
Chùa Ghositaram, Bạc LiêuĐịa chỉ: Xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, thành phố Bạc Liêu.
Chùa Ghositaram
Chùa Ghositaram
Chùa Tiên Châu, Vĩnh LongChùa Tiên Châu tọa lạc ở cù lao An Bình thuộc xã An Bình, Long Hồ, Vĩnh Long. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Di Đà hay Tô Châu và mọi người thường truyền miệng nhau rằng đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở đất Vĩnh Long đồng thời thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh hằng năm.
Kiến trúc Chùa Tiên Châu được xây dựng theo hình chữ tam, 3 gian nối liền nhau, gồm có chánh điện, hậu tổ, hậu liêu. Chùa Tiên Châu có tất cả 96 cột gỗ tròn, các kèo, xuyên, trính đều được chạm trổ khéo léo qua bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân, nhất là có sự hỗ trợ của những người thợ tài hoa từ kinh đô Huế vào. Toàn bộ gỗ xây dựng Chùa đều là danh mộc được thả bè từ Campuchia về đây.
Nằm trên vùng đất của Cù lao An Bình nên xung quanh chùa là những vườn cây trái sum suê chín thơm tươi mát. Nơi đây sẽ cho du khách một cảm giác trải nghiệm thật tĩnh lặng và tâm hồn thư thái nhất khi đặt chân đến. Đời sống tâm linh là liều thuốc tinh thần rất hiệu quả cho nhiều người trong cuộc sống bồn bề hiện nay. Tuy không biết rằng, những điều ta cầu nguyện khấn vái có thành sự thật nhưng phần nào giúp con người được nhẹ nhàng hơn khi có một chỗ để tin để dựa dẫm vào. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi chùa cũng là điều mà thế hệ ngày này cần tìm hiểu.
Địa chỉ: Xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Chùa Tiên Châu
Chùa Tiên Châu
Đăng bởi: Hằng Hằng
Từ khoá: 15 Ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ
Top 5 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở Nam sông Hậu, một trong những tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc sắc ở Sóc Trăng chính là sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo. Nơi đây là địa bàn cư trú của người Kinh, Khmer và người Chăm. Chính sự đa dạng ấy nên Sóc Trăng rất nổi tiếng với những phong tục, món ăn đặc sắc. Đặc biệt nhất là những ngôi chùa với phong cách đẹp và độc đáo nhất miền Tây. chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng.
1/. Chùa Som Rong- lối kiến trúc độc đáo ngay tại Sóc Trăng
2/. Chùa Chén Kiểu – ngôi chùa chén độc đáo chỉ có ở Sóc Trăng
3/. Chùa Dơi – di tích lịch sử văn hóa tại Sóc Trăng
4/. Chùa Kh’leang- ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng
5/. Chùa Quan Âm Linh Ứng – chùa Phật học lớn tại Sóc Trăng
1/. Chùa Som Rong- lối kiến trúc độc đáo ngay tại Sóc TrăngNgôi chùa này tọa lạc tại số 367, đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP. Sóc Trăng. Khi vừa đặt chân đến Sóc Trăng, ấn tượng đầu tiên chính là những đỉnh tháp kỳ vĩ hiện lên trước mắt bạn. Đó chính là hình ảnh đầu tiên của ngôi chùa Som Rong. Ngôi chùa được xây dựng bởi người Khmer. Kiến trúc của nó khá độc đáo, mang hơi hướng tôn giáo đặc trưng.
Chùa Som Rong mang hơi hướng tôn giáo đặc trưng
Nơi đây được khởi công xây dựng vào năm 2013, trải qua bốn năm đến năm 2023 ngôi chùa được hoàn thành. Nét độc đáo của Som Rong nằm ở kiến trúc có sự pha lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Chùa được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con phật tử địa phương đến cúng bái. Thời gian gần đây, ngôi chùa này thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham quan.
2/. Chùa Chén Kiểu – ngôi chùa chén độc đáo chỉ có ở Sóc TrăngChùa Chén Kiểu cũng là một trong những ngôi chùa do người Khmer xây dựng. Chùa chén kiểu còn có tên Khmer là Wath Sro Loun. Ngôi chùa nằm trên Quốc lộ 1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Với lối kiến trúc và phong cách giống với nhiều ngôi chùa khác của người Khmer. Thế nhưng, chùa chén kiểu lại có đặc điểm riêng khác độc đáo. Đó chính là sự hiện diện của hàng nghìn chiếc chén trang trí xung quanh tòa thất.
Chùa Chén Kiểu – ngôi chùa chén độc đáo chỉ có ở Sóc Trăng
Năm 1815, ngôi chùa được dựng lên ban đầu rất đơn sơ bằng cây lá. Đến năm 1969 chùa chén kiểu được khởi công xây dựng lại với kiến trúc như hôm nay. Các khu vực trong chùa bao gồm: chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh thánh… Ngoài kiến trúc độc đáo, ngôi chùa này còn sở hữu khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Chính vì thế nơi đây rất thích hợp cho những ai muốn tìm đến sự bình yên, thanh tịnh.
3/. Chùa Dơi – di tích lịch sử văn hóa tại Sóc TrăngChùa Dơi có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup. Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, TP. Sóc Trăng. Không phải ngẫu nhiên mà có tên gọi chùa Dơi, nguyên do là nơi đây có rất nhiều dơi sinh sống. Theo nhiều sử sách ghi nhận, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1569. Sau nhiều năm trải qua biến cố, chùa được trùng tu và có kiến trúc như bây giờ.
Chùa Dơi Sóc Trăng với kiến trức độc đáo, lạ mắt
Ngôi chùa được trang trí theo phong cách đặc trưng của người Khmer. Màu sắc bên ngoài chánh điện rất nổi bật. Họ dùng cách tone màu sáng như: vàng, xanh, cam, đỏ. Hằng năm, ngôi chùa thu hút rất nhiều người con tôn giáo đến viếng và thờ cúng.
4/. Chùa Kh’leang- ngôi chùa cổ nhất Sóc TrăngChùa Kh’leang có diện tích hơn 4000 ha, ngoài các điện, sala, chùa còn có khuôn viên xanh mát với nhiều cây xanh. Chùa Kh’leang nằm ngay tại trung tâm thành phố Sóc Trăng. Địa chỉ cụ thể của chùa ở số đường Tôn Đức Thắng, Phường 6, TP. Sóc Trăng. Ngôi chùa có kiến trúc kiêng cố khi được dựng bằng nhiều trụ cột to. Khu vực bên trong chùa được trang trí tinh xảo bằng nhiều họa tiết đẹp mắt.
Chùa Kh’leang – ngôi chùa nổi tiếng của người Khmer
Mặc dù ngôi chùa được xây dựng cách đây rất nhiều năm và trải qua nhiều lần sữa chửa. Thế nhưng chùa vẫn giữ được cái hồn và sự linh thiêng vốn có. Chùa Kh’leang được xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của người Khmer. Đồng thời ngôi chùa này cũng là niềm tự hào về du lịch tâm linh tại Sóc Trăng.
5/. Chùa Quan Âm Linh Ứng – chùa Phật học lớn tại Sóc TrăngChùa Quan Âm Linh Ứng nằm trong top những ngôi chùa nổi tiếng và rộng lớn bậc nhất Sóc Trăng. Với khuôn viên rộng lớn và thoáng đãng, hằng năm ngôi chùa thu hút đông đảo du khách đến viếng. Ngôi chùa này được thành lập bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa nằm tại đường Kinh Thị Đội, khóm 1, phường 5, TP. Sóc Trăng.
Chùa Quan Âm Linh Ứng được thành lập bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Hy vọng chúng tôi đã mang đến bạn những thông tin bổ ích.
Đăng bởi: Xuân Bảo Nguyễn
Từ khoá: Top 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng
Top 6 Chợ Nổi Miền Tây Nổi Tiếng Khắp Gần Xa
Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Nằm trên sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6 km, chợ nổi Cái Răng là một điểm nhấn du lịch của thành phố Cần Thơ mơ mộng. Đây là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tour Cần Thơ của bất kỳ công ty du lịch nào. Từ bến Ninh Kiều đến trung tâm chợ chỉ mất 30 phút. Từ tờ mờ sáng, từng đoàn khách du lịch Cần Thơ đã vội vã bước xuống thuyền để thăm chợ nổi, mọi người kháo nhau, đi chợ phải đi lúc sáng sớm, bởi khi sương tan, ánh nắng lên thì chợ cũng. Quả đúng vậy, khi chiếc thuyền chở khách tiến gần tới cây cầu gắn biển Chợ nổi Cái Răng, khi ánh sáng lờ mờ thì đã nghe tiếng xuống máy, tiếng động cơ, tiếng người rao bán.
Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Cái Răng tấp nập người mua kẻ bán cùng hàng trăm thuyền, ghe lớn bé đậu san sát ngay từ sáng sớm. Ngày thường, chợ họp từ 3h sáng đến 9h, đến cận Tết chợ họp gần như suốt ngày. Bạn có thể đi chợ nổi Cái Răng bằng cách mua tour hoặc tự thuê thuyền Cần Thơ từ Bến Ninh Kiều. Ở chợ nổi Cái Răng, ngoài ngắm nhìn những ghe thuyền đầy ắp trái cây, nông sản phẩm, du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi. Đặc biệt, du khách sẽ thích thú khi nhìn thấy những chiếc sào cao có treo các loại đồ như rau củ để thu hút sự chú ý từ xa. Nhìn thấy treo củ quả gì tức là ghe, thuyền bán loại củ quả đó, cây sào đó còn được gọi là “cây bẹo”. Tạp chí Rough Guide của Anh đã từng miêu tả chợ nổi Cái Răng là một trong những khu chợ tuyệt vời nhất thế giới vì nét độc đáo và sự thân thiện.
Chợ Nổi Phong Điền – Cần Thơ
Cùng với chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền là điểm đến của nhiều du khách khi về Cần Thơ. Tại chợ nổi Phong Điền (huyện Phong Điền, T.P Cần Thơ) mới hơn 3 giờ sáng, sương sớm hãy còn lạnh buốt mà thuyền, ghe đã tấp nập từ các nhánh kênh đổ về Cái Răng vui như ngày hội. Tiếng tành tạch của ghe xuồng đang rẽ sóng, tiếng mặc cả, tiếng mời chào, í ới gọi nhau hối hả tạo nên một bầu âm thanh sống động cả vùng sông nước, xuồng ghe chòng chành theo nhịp sóng vỗ dập dềnh hòa cùng với tiếng dầm khua nước lanh tanh, tạo nên một âm vang nhịp nhàng và sâu lắng. Trên bến người khuân kẻ vác, dưới ghe rộn rã tiếng cười, tiếng nói huyên thuyên của người mua kẻ bán khiến cho chợ nổi trở nên rộn ràng, tất bật không thua gì chợ họp trên bờ.
Chợ Nổi Cái Bè – Tiền Giang
Được hình thành từ thế kỉ thứ 18, chợ nổi Cái Bè là nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Ngoài cảnh ghe thuyền đi lại như mắc cửi, chợ nổi lâu đời bậc nhất Tiền Giang này còn thu hút du khách bởi bức tranh thủy mặc của thị trấn với những khu vườn nối tiếp vườn, những dãy phố nằm dọc bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước, khung cảnh đặc trưng miền Tây. Ở đây có nhiều sản vật phong phú, đa dạng từ trái cây tới gia cầm, thủy hải sản, thậm chí cả đồ gia dụng, vải vóc. Đặc sản nơi đây có quít đường, kẹo dừa hoặc độc đáo hơn là xà bông từ dừa.
Khác với nhiều phiên chợ nổi miền Tây, chợ nổi Cái Bè họp từ buổi sáng tinh mơ và tan vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu sắc. Du lịch Tiền Giang, bạn nên ghé khu chợ vào buổi sáng trải nghiệm quang cảnh mua bán nhộn nhịp hoặc lúc chiều muộn để ngắm nhìn hoàng hồn lãng mạn và cảnh sắc lung linh trên sông.
Chợ Nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp – Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hậu Giang. Chợ cách thành phố Vị Thanh, Hậu Giang 75km và trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30km về phía Nam. Phụng Hiệp hơn hẳn các chợ nổi khác vì thuận lợi giao thông, bề dày lịch sử và cả quy mô hoạt động. Chợ hình thành từ 1915, sau 10 năm đào kênh Xáng, nối các kênh rạch còn lại, tạo thành Ngã Bảy Phụng Hiệp, trung tâm đầu mối giao thông đường thủy lớn nhất trong vùng. Thời hưng thịnh, có ngày gần cả ngàn ghe thuyền về Ngã Bảy họp chợ. Chợ như một cửa hàng bách hóa tổng hợp khổng lồ, sống động, có thể mua sỉ, bán lẻ, cực kỳ đa dạng.
Cuộc sống trên sông ở đây đôi khi phong phú hơn trên cạn. Ở đây, do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Có nhữn gia đình quanh năm sống trên những chiếc ghe thuyền, nhà nổi phục vụ đồ ăn cho khách đi chợ và cả khách tham quan. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “căn hộ di động” trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như tivi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh… hay thậm chí cả xe gắn máy.
Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.
Chợ Nổi Long Xuyên – An Giang
Du lịch An Giang, ghé thành phố Long Xuyên bạn không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đây là khu chợ được đánh giá còn nguyên vẻ hoang sơ chưa bị thương mại hóa như các khu chợ nổi khác. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm các món ăn mộc mạc, đậm vị miền Tây như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn.
Còn gì thư thái và thoải mái hơn khi giữa tinh sương ngày mới được dập dềnh trên chiếc xuồng ba lá len lỏi giữa chợ họp trên sông đông vui, tấp nập để hưởng trọn cái không khí trong lành của gió mang hương cây trái và sông nước miền Tây.
Ngồi trên chiếc xuồng ba lá chòng chành sóng nước, ăn một món ăn dân dã miền Tây, nghe một câu hò vọng cổ, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây, cảm nhận rõ hơn nét đẹp văn hóa mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất chín rồng. Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp, nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn. Trong tương lai có thể có thêm nhiều tàu thuyền buôn được trang bị hiện đại hơn, to đẹp hơn, nhưng chắc chắn vẫn là phương tiện không thể thiếu được ở các chợ nổi, nét văn hóa độc đáo ở vùng sông nước Miền Tây ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đăng bởi: Hạnh Nguyễn
Từ khoá: Top 6 chợ nổi miền Tây nổi tiếng khắp gần xa
Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới Tại Việt Nam
Chùa Tam Chúc với tổng diện tích xây dựng lên tới 5.100ha là tổ hợp các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, di tích lịch sử, địa điểm tổ chức sự kiện Phật Giáo và thể thao lớn. Đặc biệt, công trình này được hoàn thiện với sự góp mặt của nhiều thợ thủ công lành nghề nên dù mới khánh thành năm 2023 (khánh thành GĐ1 – dự kiến chính thức hoàn thiện năm 2048) nhưng công trình vẫn toát lên được vẻ đẹp cổ kính đặc trưng giống với nhiều ngôi chùa khác ở Bắc Bộ
Chùa Tam Chúc ở đâu?Chùa được xây dựng trên địa phận thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 65km và cách thành phố Phủ Lý chỉ khoảng 16km. Nhìn chung việc di chuyển từ Hà Nội đến chùa tương đối dễ dàng.
Hướng dẫn đường đi chùa Tam Chúc từ Hà NộiNhờ sở hữu vị trí đặc địa ngay cạnh hồ Tam Chúc nên gần như toàn bộ kiến trúc trong chùa đều sở hữu “view” hồ cực đỉnh mang lại cảm giác thanh tĩnh – đặc trưng của những công trình Phật Giáo. Nơi đây cách chùa Hương 8km, cách Khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long 45km, cách Tam Cốc – Bích Động khoảng 60km nên được ví như “gạch nối” quan trọng tạo thành một quần thể du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh.
Ảnh: Tamchuc
Hướng dẫn di chuyển tới chùa:
Phương tiện cá nhân (xe máy hoặc ô tô):
Du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân có thể tham khảo cung đường sau: Trung tâm thành phố → đường Giải Phóng → đường QL1A → đường cao tốc Bắc Nam → ĐT 711 → ĐT 977 → QL21A → tiếp tục đi thẳng đến Thị trấn Ba Sao → khu du lịch chùa Tam Chúc. Quãng đường dài khoảng 65km tương đương với 1h30p di chuyển bằng ô tô.
Lưu ý: Với phương tiện cá nhân du khách có thể gửi xe tại bãi trông giữ cách chùa khoảng 5km. Sau đó đi thuyền hoặc xe điện tới cổng chùa.
Xe buýt:
Bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt Hà Nội – Phủ Lý ( điểm xuất phát: bến xe Giáp Bát; giá vé: 30.000đ/người/lượt; tần suất: 15p/chuyến)
Từ thành phố Phủ Lý, bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt taxi, xe ôm để di chuyển đến chùa
Cát Bà Express:
Điểm đón: Số 43, đường Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm
Thời gian xuất phát: 7h15
Giá vé: 150.000đ/người/lượt
Số điện thoại đặt vé: 1900 6772
Ninh Bình Excursion Transport đi chùa Tam Chúc Hà Nam:
Điểm đón: Số 01, đường Tràng Tiền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm; Số 67 – 69, đường Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng; Số 134, đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân
Thời gian xuất phát: 7h15p
Giá vé: 80.000đ/người/lượt
Số điện thoại: 1900 8021
Phương tiện di chuyển trong chùa Tam Chúc
Xe điện chùa Tam Chúc (7 – 9 chỗ ngồi): Chi phí 90.000đ/người/lượt cho hành trình di chuyển khứ hồi từ Bến xe điện → cổng Tam Quan Nội và ngược lại.
Ảnh: Vivutour
Thuyền (Thường – Vip): Chi phí 200.000đ/người/thuyền thường và 240.000đ/người/thuyền vip cho hành trình từ bến tuyền → cổng tam quan Nội và ngược lại.
Giá vé chùa Tam Chúc 2023 chi tiết:Dịch vụ/Thăm quan Người lớn)
Vé tham quan chùa Tam Chúc 2023 Miễn phí Miễn phí
Vé thuyền (8 – 10 khách) 200.000đ 100.000đ
Vé du thuyền (40 khách) 270.000đ 135.000đ
Vé du thuyền trọn gói 400.000đ 200.000đ
Thuyền + xe điện Ba Sao 240.000đ 120.000đ
Du thuyền + xe điện Ba Sao 290.000đ 145.000đ
Xe điện Khách Xá + chùa Ba Sao 50.000đ 25.000đ
Du thuyền + Buffet 420.000đ 210.000đ
Du thuyền + Buffet + Xe điện Ba Sao 450.000đ 225.000đ
Buffet 200.000đ 100.000đ
Set Menu >150.000đ >75.000đ
Tour chùa Tam Chúc về đêm 250.000đ 125.000đ
Lưu ý: Để có một chuyến đi hoàn hảo nhất, tránh hết chỗ xe điện, du thuyền hay nhà hàng dùng bữa thì du khách nên liên hệ BQL Khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam để đặt vé dịch vụ trước:
Ban quản lý chùa: 0976 351 999
Lan Hạ Xanh Travel (đơn vị được ủy quyền bán vé): 035 432 1737
Khám phá kiến trúc chùa Tam Chúc Hà NamẢnh: Cattour
Chùa Tam Chúc được xây dựng theo thứ tự trục thần đạo gồm: Chùa Ngọc → Điện Tam Thế → Điện Pháp Chủ → Điện Quan Âm → Vườn Cột Kinh → Cổng Tam Quan → Hồ Tam Chúc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì đến du lịch nơi đây, du khách nhất định phải check-in những kiến trúc đặc trưng nhất gồm:
Khu vực chùa NgọcChùa Ngọc còn được biết đến với cái tên đầy đủ là Đàn Tế Trời Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh vối 2.000 tấn đá nguyên khối. Để tới được chùa Ngọc du khách phải vượt qua 299 bậc thang đá và lên tới đỉnh núi ở độ cao 468m.
Chùa Ngọc – Ảnh: Checkin Travel
Mặc dù là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình tham quan chùa Tam Chúc nhưng đây lại là điểm đầu tiên được xây dựng trong trục thần đạo. Đặc biệt, khung cảnh chùa Ngọc về đêm càng thêm phần hấp dẫn với hệ thống ánh sáng vàng tựa như toàn ngôi chùa đều được làm bằng ngọc quý tự mình phát sáng giữa màn đêm. Đứng trên đỉnh núi Thất Tinh cũng là dịp du khách cảm nhận không khí bình yên và ngắm toàn cảnh chùa Tam Chúc từ trên cao.
Khu vực Điện Tam ThếĐiện Tam Thế là nơi thờ phật Tam Thế với tổng diện tích xây dựng 5.400m2, chính điện có 3 bức tượng phật Tam Thế bằng đá nặng 80 tấn. 3 pho tượng Phật chùa Tam Chúc đặt ở điện đều có bức phù điêu lá bồ đề màu vàng sáng được điêu khắc hình lá bồ đề, phía trên là ba bức hoành phi lớn bằng chữ Hán. Phía trước án thờ là đồ thờ bằng sứ màu xanh, 6 cột trống điện đều được sơn son thếp vàng và đề những câu đối chữ Hán Nôm chuẩn phong cách chùa Phật Cổ.
Ba pho tượng trong điện Tam Thế – Ảnh: Phi Doan
Đặc biệt, phía trước điện Tam Thế chùa Tam Chúc có gốc bồ đề được chiết từ cây Bồ Đề 2121 tuổi tại Sri Lanka – vùng đất Phật. Chính giữa sân điện có một vạc lớn cao 4m được làm từ chất liệu quý đồng đen, mặt ngoài được điêu khắc nổi bài kinh, tượng phật và một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Xung quanh sân điện là những gốc hoa sứ khẳng khiu, giữa nền trời xanh biếc mây trắng lững lờ bay càng thêm phần cuốn hút, nổi bật hơn.
Khu vực điện Pháp Chủ chùa Tam ChúcĐiểm đến tiếp theo là điện Pháp Chủ – nơi thờ Phật Thích Ca. Trong khuôn viên điện có đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng với tổng trọng lượng khoảng 200 tấn. Bức tượng Phật chùa Tam Chúc này được đánh giá là pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Tổng diện tích điện khoảng 3.000m2 và phần mái cong được thiết kế 3 tầng độc đáo với nhiều hệ thống cột gỗ chống đỡ tới tổng chiều cao 31m. Điện Pháp Chủ vẫn sử dụng chất liệu gỗ và cách chế tác sơn sơn thếp vàng với hệ thống hoành phi và câu đối bằng chữ Nôm đặc trưng như nhiều công trình khác trong chùa.
Tượng Phật trong điện Pháp Chủ – Ảnh: Sưu tầm
Trong điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc Hà Nam còn có chiếc đèn lớn với phần bao ở ngoài được chế tác tựa như chiếc nón lá khổng lồ và hai dây hoa đăng nối liền sang hai bên cánh tả cánh hữu mang lại cảm giác ấm cúng. Phần tường hai bên và phía sau tượng là hàng loạt những bức phù điêu nổi được chế tác vô cùng tỉ mỉ bởi những người thợ lành nghề nhất. Phía trước bảo điện là lư hương lớn, đôi hạc chầu bằng đồng và bậc tam cấp, hai bên bậc tam cấp được trang trí bằng chi tiết rồng uốn lượn mềm mại.
Khu vực điện Quan Âm chùa Tam ChúcĐiện Quân Âm là công trình tiếp nối vời vườn Cột Kinh được xây dựng với diện tích 3.000m2 với thiết kế mái hai tầng và tầng hầm rộng 1.800m2. Phía trong điện có đặt tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 30,5m bằng đồng điện năng khoảng 100 tấn 100% do nghệ nhân Việt chế tác.
Tượng Phật trong điện Quan Âm – Ảnh: Nucuoimekong
Cùng với đó là khoảng 8.500 bức phù điêu nổi bằng chất liệu đá núi lửa Indonesia được đặt tại các bức tường xung quanh điện do nghệ nhân người Indonesia. Những bức phù điêu nổi bật nhất phải kể đến: Quan Thế Âm phổ độ chúng sanh, Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm Tọa Sơn và 4 bức phù điêu tái hiện lại khung cảnh thanh tịnh của Tràng An và chùa Tam Chúc Hà Nam.
Phía trước điện Quan Âm là bậc tam cấp dẫn tới chùa, hai bên có chi tiết rồng trang trí ở giữa là bức phù điêu bằng đá nổi bật. Đứng từ cửa điện Quan Thế Âm bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn cảnh vườn Cột Kinh với sắc đỏ cực cuốn hút. Phía trước điện có vạc phổ Minh bằng đồng đen, phía ngoài vạc được trang trí bằng nhiều bức phù điêu nổi đầy sống động như tái hiện lại khung cảnh chùa, 4 bức Tùng – Cúc – Trúc – Mai,… Đứng giữa sân điện Quan Âm bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí yên bình, thanh tịnh vốn có.
Khu vực vườn Cột Kinh chùa Tam ChúcĐúng như tên gọi vườn Cột Kinh đây là nơi đặt 32 cột đá xanh hình lục giác nặng khoảng 200 tấn, mỗi mặt đều chép lại những lời răn dạy của Đức Phật với chúng sanh. Phần chân và đỉnh các cột đá tại khu du lịch chùa Tam Chúc được trang trí bằng chi tiết hoa sen và nụ sen khiến tổng thể càng trở nên hài hòa hơn với không gian xung quanh.
Khu vực vườn cột kinh – Ảnh: Loan Truong
Phần kinh Phật được viết bằng chữ vàng trên nền đỏ tại 6 mặt của mỗi cột – đây là thiết kế được lấy ý tưởng từ cột kinh chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Ninh Bình (một trong những bảo vật quốc gia). Giữa mỗi cột kinh đều có lối đi rộng rãi cho du khách thoải mái thăm quan, đọc và thấm nhuần từng lời dạy của Đức Phật.
Khu vực cổng tam quan tại chùa Tam ChúcGiống như nhiều công trình Phật Giáo khác, Tam Chúc cũng sở hữu thiết kế cổng Tam Quan đặc trưng với ý niệm thể hiện “ba cách nhìn” của Nhà Phật gồm: hữu quan, không quan và trung quan thể hiện rõ cái sắc (giả), cái không (vô thường) và dung dị giữa cả hai.
Cổng Tam Quan ngoại: Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc Hà Nam này được xây dựng theo phong cách 3 tầng 9 mái với tổng chiều cao 28,8m, diện tích sàn là 3.588m2. Trong đó, phần mái được làm theo dáng cong vút mũi hài, đỉnh được trang trí bằng chi tiết “lưỡng long chầu nguyệt” cách điệu.
Khu vực cổng Tam Quan ngoại – Ảnh: Tamchuc
Cổng tam quan nội: Tương tự cổng tam quan ngoại, cổng tam quan nội cũng được dựng theo lối kết cấu khung cột 3 tầng 9 mái. Toàn bộ cột đỡ ở phía dưới là cột bê tông được sơn giả gỗ với chiều cao 28,8m gồm 3 mặt sàn với mặt sàn rộng: tầng 1 – 1.958m2, tầng 2 – 1.200m2, tầng 3 – 400m2. Đặc biệt, về đêm toàn bộ phần mái của cổng chùa Tam Chúc này sẽ được thắp sáng bằng hệ thống đèn LED hiện đại khiến khung cảnh càng thêm phần lung linh huyền ảo tựa chốn Tây Phương cực lạc.
Khu vực hồ Tam Chúc – Nhà khách Thủy ĐìnhHồ Tam Chúc là hồ nước tự nhiên với tổng diện tích mặt nước đạt 545ha, là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi cao dựng đứng, quanh năm một màu xanh mát. Đặc biệt, giữa hồ có 6 ngọn núi lớn được ví như 6 quả chuông trời gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc” của chùa Tam Chúc Kim Bảng Hà Nam. Đặc biệt, đến đây vào khoảng tháng 3 – tháng 9 hàng năm du khách có thể dễ dàng cảm nhận được hương sen thơm thoang thoảng trong gió, đóa sen trắng – hồng đua nhau đung đưa trên mặt nước tĩnh lặng đầy thi vị.
Khu vực bến thuyền – Ảnh: Báo Vnexpress
Không chỉ có vậy, khu vực hồ Tam Chúc cũng là nơi đặt nhà khách Thủy Đình với 3 tầng được thiết kế tựa như đóa sen khổng lồ trên mặt hồ lục nhạc. Không chỉ là nơi dừng chân thưởng thức ẩm thực hấp dẫn mà nhà khách Thủy Đình chùa Tam Chúc còn là nơi tiếp đón hàng trăm nguyên thủ quốc gia trên thế giới tới tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak năm 2023.
Nhà khách Thủy Tạ khi đêm về – Ảnh: Tamchuc
Toàn bộ không gian nhà khách được thiết kế với vật liệu chính là gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, yên bình. Tầng 3 là khu vực nhà hàng với sức chứa 450 khách đảm bảo mang tới cho bạn những dịch vụ tốt nhất.Ngoài những món ăn chay nhà khách cũng phục vụ nhiều món ngon Á, Âu khác nhau đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách thập phương. Liên hệ đặt bàn: 0226 221 9999.
Khu vực đình Tam Chúc trên hồĐình chùa Tam Chúc thực tế là ngôi đình cổ được dựng trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ Tam Chúc vẫn được giữ nguyên trạng kiến trúc cho đến hiện tại. Do đó, bước chân đến đây du khách có thể dễ dàng cảm nhận được không gian cổ kính vốn của của những ngôi đình Bắc Bộ. Đình được nối liền với hòn đảo nhỏ bên cạnh bằng một cây cầu nhỏ – đây cùng là điểm check-in, tản bộ và hít thở không khí hồ Tam Chúc trong lành được lòng nhiều du khách gần xa.
Khu vực đền Tam Chúc – Ảnh: Báo Vnexpress
Theo tích xưa kể lại thì đình tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam này từng là nơi thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt (thời nhà Đinh). Đây cũng là nơi Đinh Bộ Lĩnh tổ chức chiêu binh mãi mã trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân. Lưu ý: Phương tiện duy nhất để di chuyển đến đình Tam Chúc là du thuyền.
Khám phá lễ hội Chùa Tam ChúcLễ hội chùa Tam Chúc bắt đầu từ ngày 12/01 âm lịch với sự góp mặt của nhiều lãnh đạo nhà nước cấp cao và nhiều nghi thức trang trọng. Đây cũng là lễ hội truyền thống mới được khôi phục thời gian gần đây.
Những nghi thức quan trong trong lễ hội tại chùa có thể kể đến như: Lễ rước nước, nghi thức cầu Quốc thái dân an, múa rồng trên mặt hồ Tam Chúc,… Song song với đó là hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian, gian hàng đổ cổ hay làng nghề cổ truyền cũng được tái hiện đầy sinh động.
Những câu chuyện thú vị về chùa Tam Chúc Hà NamNhững thông tin thú vị khác về chùa mà du khách có thể tìm hiểu trước khi lên lịch khám phá địa điểm du lịch tâm linh này.
Sự tích chùa Tam ChúcNhư đã nói ở trên tại khu vực ngôi chùa này có nhiều hiện vật và dấu tích cho thấy niên đại tồn tại trên 1000 năm tuổi. Bên cạnh đó đây cũng là địa danh gắn liền với sự tích Ba Sao. Theo đó, khi xưa trên trời có 7 ngôi sao sáng nằm trên đỉnh núi ở vùng Tam Chúc hay còn gọi là Thất Tinh – là hiện thân của 7 nàng tiên trời. Vì quá si mê cảnh sắc tại hồ Tam Chúc mà mải chơi quên đường về nên bị trời phát mang 6 quả chuông trời về gọi các nàng về nhưng vẫn vô ích.
Sau này một số người đã đến núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa,… nhằm lấy đi 7 ngôi sao ấy khiến 4 ngôi sao mờ dần đi chỉ còn lại ba ngôi sao. Vì thế chùa Thất Tinh đặt tại làng Tam Chúc được đổi tên thành chùa Ba Sao. Sau này thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo sự tích này.
Chùa Tam Chúc thờ ai?Ảnh: Báo Thanh niên
Chùa với nhiều công trình văn hóa tâm linh khác nhau là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát. Cùng với đó là nơi thờ tự những vị quốc sư từng có công lớn trong việc phát triển truyền bá Phật Giáo như: Tổ sư Đạt Ma, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ,…
Thơ về chùa Tam ChúcSông dài vượt sóng cánh buồm reo
Núi Quyển phương nam nhẹ lướt chèo
Vách đá chen mây xòe cánh phượng
Rồng nằm uốn khúc ngậm trăng treo
Tác giả: Chúa Trịnh Sâm
Cảnh đẹp nhất từ đất Thi Sơn
Núi đền vẫn đó còn vương vấn người
Núi cao hang rộng ngời ngời
Mái đền cổ kính ngất trời trúc xanh
Dòng sông uốn lượn quanh
Tác giả: Anh Quanh – Cán bộ tỉnh đoàn Hà Nam
Định chốn Long – Xà ta trú ngụ
Thác reo vượn hót suốt ngày vui
Chợt lúc trèo đầu non đỉnh núi
Hét lên một tiếng lạnh thấu trời
Tác giả: Ngôn Hoài – Khổng Lộ thiền sư
Kinh nghiệm đi chùa Tam ChúcMột số kinh nghiệm du lịch chùa mà Du Lịch 3 Miền muốn chia sẻ đến du khách:
Trang phục đi chùa Tam Chúc: Bạn nên chọn những trang phục kín đáo, thoáng mát nhẹ nhàng. Bởi với diện tích hơn 5100 ha nên bạn sẽ di chuyển, đi bộ và leo bậc thang khá nhiều. Hơn nữa, đây còn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nên bạn cần tránh những trang phục quá mỏng hoặc quá bó sát. Nên chọn giày thể thao thay vì dép lê hoặc cao gót để đảm bảo có một chuyến đi thoải mái nhất.
Nên liên hệ đặt trước các dịch vụ: xe điện, du thuyền, bữa trưa để tránh tình trạng quá tải không thể tiếp nhận toàn bộ yêu cầu của du khách.
Khi bước vào trong điện thờ thì bên nên bước vào từ hai bên cửa phụ không được đi vào từ cửa chính. Đặc biệt, không được dẫm chân lên bậu cửa.
Khi thắp hương dâng phật thì bạn cũng chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén tại lư hương, đỉnh hương lớn được đặt trước cửa điện để đảm bảo an toàn cũng như không gây ngột ngạt không khí.
Tour chùa Hương → Tam Chúc → chùa Bái Đính Ninh Bình
Tour Hoàng Thành Thăng Long → Tam Chúc → Di sản Tràng An Ninh Bình → chùa Bái Đính Ninh Bình
Hy vọng những kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có một chuyến du xuân đầu năm tuyệt vời. Mong rằng những nguyện ước tốt đẹp trong năm mới 2023 của bạn cũng có thể dễ dàng đạt được và địa điểm này sẽ trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh – nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Chủ đầu tư chùa Tam Chúc là ai?
Chủ đầu tư của chùa là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 25.000 tỷ đồng và thời gian xây dựng dự kiến 50 năm.
Trụ trì chùa Tam Chúc là ai?
Trụ trì hiện tại chính là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu
Chùa Tam Chúc có mở cửa không?
Chùa chính thức mở cửa đón du khách trở lại thăm quan sau đại dịch Covid-19 từ ngày 20/11/2023.
Chùa Tam Chúc cách Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa cách Hà Nội 65km
Diện tích Chùa Tam Chúc?
Chùa rộng khoảng 5.100ha
Chùa Tam Chúc xây năm nào?
Chùa được khởi công xây dựng từ năm 2006 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 11.000 tỷ đồng.
Điểm Danh 10 Ngôi Chùa Nha Trang Nổi Tiếng Linh Thiêng
Chiêm bái những ngôi chùa Nha Trang linh thiêng là hoạt động đầy cảm hứng, thu hút đông đảo Phật Tử đến với xứ biển.
1. Chùa Phật Trắng (Chùa Long Sơn)Chùa Phật Trắng tọa lạc ở chân núi Trại Thủy, cách ga Nha Trang khoảng 1km. Đây có thể được xem là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trong các chùa Nha Trang, và là một trong những danh lam thắng cảnh nổi bật nhất của thành phố. Năm 1886, chùa được Hòa thượng Thích Ngộ Chí dựng nên trên đỉnh núi với tên là Đăng Long Tự. Sau cơn bão lớn năm 1900, chùa bị hư hỏng nặng nên đã dời xuống địa điểm như hiện nay, và đổi tên thành chùa Long Sơn, hay còn được gọi với tên thân thuộc là chùa Phật Trắng.
Điểm nổi bật nhất ở ngôi chùa nổi tiếng này chính là bức tượng Kim Thân Phật Tổ trắng muốt, sừng sững trên đỉnh núi Trại Thủy. Tượng được đặt trên Phật đài với tư thế tọa thiền, uy nghi giữa bầu trời, và trở thành biểu tượng tâm linh đối với người dân thành phố Nha Trang. Điều thú vị là phần thân tượng được thực hiện tại đỉnh núi, còn phần đầu tượng được chế tác tại Chợ Lớn, Sài Gòn bởi bày tay điêu khắc gia Phúc Điền. Xung quanh đế Phật đài khắc chân dung 7 vị Thánh tử đạo, còn phía trước là cặp rồng dài hai bên thành bậc cấp dẫn lên Phật Đài.
Nguồn ảnh: Unsplash
Con đường lên viếng Kim Thân Phật Tổ có tất cả 193 bậc cấp bên hông trái của chùa. Ở bậc thứ 44, chùa đặt pho tượng lộ thiên Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, phía sau là bức phù điêu mô tả chư vị tỳ kheo đang niệm Phật. Lên vài bậc cấp nữa là tháp chuông với quả đại hồng chung do các Phật Tử ở Huế cúng dường cho chùa.
Chánh điện chùa Long Sơn là tượng Đức Phật Thích Ca thuyết pháp bằng đồng; hai bên là phù điêu Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Đặc biệt, trong điện có đặt cặp nến lớn do nghệ nhân Thượng tọa Thích Hiển Chơn thực hiện tại chùa An Phú, Sài Gòn.
Chùa Phật Trắng (Chùa Long Sơn)Địa chỉ: 22 đường 23/10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2. Chùa Đa Bảo Nha TrangTương truyền rằng, khi xưa, có một ngọn tháp Đa Bảo đã tự trồi lên từ lòng đất trong khi Đức Thế Tôn thuyết pháp. Từ đó, chùa Đa Bảo được xây dựng nhờ vào công sức, tâm huyết của những người tu hành và trở thành ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở xứ Trầm Hương. Chùa không lớn lắm, nhưng lúc nào cũng đông người đến vãn cảnh, cầu nguyện. Đặc biệt, vào những dịp trăng tròn, hay các dịp lễ lớn của Phật Giáo như: Phật Đản, Vu Lan, v.v. nơi đây có rất nhiều Phật tử tề tựu về dâng lễ chùa.
Chùa Đa Bảo có nhiều khu vực khác nhau gồm: khu Tuệ Giác Viên, khu chánh điện, vườn Lâm Tỳ Ni, nhà chuông v.v. Đặc biệt, khu Tuệ Giác Viên thu hút nhiều người với hồ nước lớn, hệ thống đài phun nước, cá cảnh, hoa súng. Giữa hồ là nhà lục giác, nơi bạn có thể ngắm cảnh, chụp hình, ngồi thiền, hay tập Yoga. Bên cạnh đó, chùa Đa Bảo Nha Trang còn sở hữu nhiều pho tượng đẹp mắt như tượng thầy trò Đường Tăng, Phật Tổ, Phật Quan Âm, Di Lặc. Các tảng đá, câu đối, câu châm ngôn, cây cảnh, thảm cỏ ở đây cũng được chăm chút cẩn thận và tỉ mỉ.
Chùa Đa Bảo Nha TrangĐịa chỉ: Tổ 14 đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
3. Chùa Ốc Nha Trang (Chùa Từ Vân)Nguồn ảnh: chúng tôi thành phố Cam Ranh có một ngôi chùa thu hút sự quan tâm truyền thông trong nước lẫn quốc tế, đó chính là chùa Ốc, hay chùa Từ Vân. Cái tên nói lên tất cả: nguyên vật liệu chính để xây dựng chùa chính là vỏ ốc. Ngoài kiến trúc quá độc đáo, chùa Ốc còn sở hữu nhiều công trình đẹp như thuyền Bát Nhã, Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật nhập niết bàn, Điện Quan Âm, v.v.
Đặc biệt, phải kể đến tháp Bảo Tích cao nhất Việt Nam. Từ xa, kết cấu tòa tháp trông như được xây bằng những viên đá thông thường, nhưng khi đến gần quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra rất nhiều loại vỏ ốc và san hô được sắp xếp tỉ mỉ với nhau. Từng rạn san hô và vỏ ốc được các nhà sư thu nhặt dọc bờ biển Cam Ranh và xây dựng theo phương pháp thủ công; vì thế, phải mất đến 5 năm để hoàn thành tuyệt tác độc nhất vô nhị này. Trải qua bao nắng mưa, bề mặt sần sùi của tòa tháp nhuốm màu thời gian, tạo ra vẻ cổ kính, uy nghiêm mà độc đáo, khác lạ.
Tháp Bảo Tích có 49 tiểu tháp bên ngoài, mỗi tiểu tháp có thờ tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Tháp này có 2 tầng, 8 cửa tượng trưng cho Bát chánh đạo, bên trong và bên ngoài đều được trang trí bằng vỏ ốc, trai, sò rất lạ mắt.
Bên cạnh đó, chùa Ốc còn có cầu Nại Hà, Bát Nhã hoa viên, động San Hô, Thủy Long cung, vườn Thượng Uyển, đặc biệt là “con đường địa ngục” dài đến 500m. Công trình này là nơi khắc họa các hình phạt đối với những tội lỗi của người phàm, nhằm răn dạy con người phải biết sống hướng thiện, và phải mất khoảng một giờ để đi hết “18 tầng địa ngục”. Lối đi được xây rất hẹp, tối và quanh co, bạn phải dùng đèn cầy hoặc đèn pin để soi dẫn – chắc chắn sẽ mang lại cảm giác hồi hộp, thú vị cho những bạn thích khám phá.
Chùa Ốc Nha Trang (Chùa Từ Vân)Địa chỉ: Đường 3/4, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
4. Chùa Suối Đổ Nha TrangNguồn ảnh: chúng tôi địa điểm tham quan nổi tiếng khác mà bạn có thể đưa vào danh sách đó là chùa Suối Đổ, tọa lạc ở núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Gọi là Suối Đổ bởi vì ngôi chùa này luôn có tiếng suối chảy róc rách, hòa với tiếng chim lảnh lót không ngừng, tạo cho bạn cảm giác cực kỳ thư giãn và bình yên. Từ khuôn viên chùa, bạn còn có thể nhìn ngắm quang cảnh núi rừng với cánh đồng bao la.
Để đến được chùa Suối Đổ, bạn sẽ phải trải qua hơn trăm bậc thang cheo leo men theo sườn núi. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tốt cho bạn thử tài leo núi, đồng thời thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp trải dọc đường đi. Khi đi được 200m sẽ một ngã ba với hai con đường: bên trái là Quan Âm sơn tự và bên phải là Phổ Đà sơn tự.
Trong chánh điện chùa Suối Đổ có thờ Phật Bà Quan Âm và Thánh Mẫu Thiên Y A Na (nữ thần Poh Nagar); ngoài ra còn có thờ Ngũ Mẫu. Đến đây, bạn có thể tịnh tâm, cầu an, hoặc thưởng thức các món cơm chay miễn phí, hoặc đi men theo bậc thang để ngắm suối chảy, khám phá giếng Tiên, động MaHa linh thiêng.
Chùa Suối Đổ Nha TrangĐịa chỉ: Xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
5. Chùa Đất Sét Nha Trang (Pháp Viện Thánh Sơn)Nghe tên chùa, bạn có thể đoán được phần nào chất liệu chính để xây dựng công trình đặc biệt này. Quả thật, khi bước vào khuôn viên chùa Đất Sét, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán khổng lồ được làm từ chất liệu đất sét và đồng, được nạm vàng, và chạm trổ công phu. Đặc biệt, các tượng Phật ở đây đều có bốn mặt và được đặt khắp nơi.
Chánh điện của chùa Đất Sét được xây dựng trên đỉnh đồi. Khu vực này bài trí nhiều bàn ghế gỗ, ghế đá thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi, và ngắm nhìn toàn cảnh đồng lúa bên dưới.
Ngoài hang động nhân tạo, Pháp Viện Thánh Sơn còn có nhiều công trình đặc biệt khác đang được xây dựng, hứa hẹn trở thành nơi tham quan nổi tiếng tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Chùa Đất Sét Nha Trang (Pháp Viện Thánh Sơn)Địa chỉ: Thôn Khánh Xuân, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
6. Chùa Hải Đức Nha TrangNguồn ảnh: chúng tôi Hải Đức là một trong ba ngôi chùa ở Nha Trang tọa lạc trên núi Trại Thủy, bên cạnh chùa Long Sơn và chùa Linh Phong. Chùa Hải Đức ban đầu có tên là Duyên Sanh Tự, nhưng sau được đổi tên thành Hải Đức Tự. Tọa lạc trên đỉnh dốc dài, chùa Hải Đức nổi tiếng với con đường dẫn vào chùa đẹp nhất trong số các chùa ở Nha Trang. Đây cũng chính là Phật Học Viện lớn nhất miền Trung.
Khác với vẻ đồ sộ, hoành tráng thường thấy của những ngôi chùa, chùa Hải Đức được biết đến với lối kiến trúc cổ, mang vẻ thanh tịnh trầm mặc, và tồn tại với thời gian. Bên đường còn có đặt ghế đá để khách có chỗ nghỉ ngơi. Mặc dù có lối đi khác dễ dàng hơn, nhưng khách hành hương vẫn hay chọn con đường này vì tin tưởng rằng, nó sẽ phần nào thể hiện lòng thành khẩn của mình đối với Phật.
Đến tham quan chùa Hải Đức, ngài việc cầu an, thưởng cảnh, bạn còn được nghe câu chuyện tiền kiếp kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. Chuyện là, vị Sư Thích Phước Huệ và một kỹ sư người Mỹ tên Blank M là hai cha con tiền kiếp với nhau. Họ có nét mặt giống hệt nhau mặc dù hoàn toàn khác nhau về quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Anh kỹ sư này đã quyết định sang Việt Nam để gặp vị sư Thích Phước Huệ do liên tục được báo mộng và thôi thúc anh lên đường để tìm người cha kiếp trước của mình.
Chùa Hải Đức Nha TrangĐịa chỉ: 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
7. Chùa Linh Phong Nha Trang (Chùa Bửu Phong)Nguồn ảnh: chúng tôi Linh Phong Nha Trang, hay còn có tên khác là chùa Bửu Phong, do Thượng tọa Trừng Giác khai sơn vào năm 1974 với khuôn viên rộng nằm bên bờ suối Tiên Du. Giữa sân chùa có đặt những gốc cây, tảng đá nhiều kích cỡ, được khắc họa tỉ mỉ. Cùng tọa lạc trên núi Trại Thủy giữa lòng thành phố Nha Trang, ba ngôi chùa nổi tiếng: Long Sơn, Hải Đức, và Linh Phong đã lập nên một thế tam giác vững chãi, đầy vẻ tôn nghiêm và thanh tịnh.
Toàn bộ kiến trúc chùa được chia làm 5 cảnh theo “Ngũ cảnh thiền môn”, bao gồm: cảnh thứ nhất – Cổng Ta Quan, cảnh thứ hai – Vườn Lộc Uyển, cảnh thứ ba – Chánh điện Chùa, cảnh thứ tư – Quan Âm Các, và cảnh thứ năm – Điện Quan Thánh. Đặc biệt là, tất cả trụ cột bên trong chùa đều nối với nhau bằng con mộng, không sử dụng một cây đinh nào. Nội thất của chùa làm từ vật liệu gỗ, chạm đục rất tỉ mỉ, trau chuốt công phu với những họa tiết hoa văn, linh vật rất độc đáo.
Chùa Linh Phong Nha Trang ngự bên dòng suối Tiên Du, trải dài đến chân nuối Hòn Hèo. Con suối lại chảy qua vườn đào rồi mới đổ ra vịnh Nha Phu, tạo thành bức tranh thiền môn sơn thủy hữu tình đặc sắc.
Chùa Linh Phong Nha Trang (Chùa Bửu Phong)Địa chỉ: 20 đường 23/10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
8. Chùa Kỳ Viên Nha Trang (Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa)Nguồn ảnh: chúng tôi bạn không có thời gian đi vãn cảnh chùa ở xa, thì có thể tìm đến Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, hay thường gọi tắt là chùa Kỳ Viên. Ngôi chùa này tọa lạc trên đỉnh núi Bạch Tượng, một trong bốn ngọn đồi Tứ Linh nằm giữa lòng thành phố Nha Trang. Kỳ Viên là một ngôi chùa đẹp có từ lâu đời, cũng là nơi tổ chức các khóa tu hè cho thanh thiếu niên và các khóa thi Phật pháp.
Theo văn bia đặt tại chùa thì Kỳ Viên nguyên là miếu Trung Nghĩa, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, và được Đức Bà Từ Cung cùng một số vị lão làng Vạn Thạnh vận động hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa. Sau đợt trùng tu năm 1990, chùa chính thức đổi tên thành Kỳ Viên Trung Nghĩa. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm, là nơi thờ đức Phật Thích Ca, hai tôn giả Ca Diếp, A Nan và hai vị Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng.
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa không chỉ là nơi tăng chúng tu học, nơi sinh hoạt và tu tập của các đạo tràng, nơi các Phật tử tụng kinh, niệm Phật, còn là điểm đến của nhiều đoàn du khách khi có dịp đến với xứ trầm hương.
Chùa Kỳ Viên Nha Trang (Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa)Địa chỉ: 160 Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
9. Chùa Linh Sơn Nha Trang (Tổ Đình Linh Sơn)Nguồn ảnh: chúng tôi ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc tông tọa lạc tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, là chùa Linh Sơn, hay còn gọi là Tổ Đình Linh Sơn. Đây là một ngôi chùa đã tồn tại từ rất lâu đời ở vùng đất này, được khai sơn bởi Ngài Đại Bửu – Kim Cang đắc đạo dưới cây Kén đại thụ. Hiện nay, cây đại thụ này đã trên 300 tuổi và vẫn còn trong sân chùa khuôn viên như một biểu tượng oai phong trường tồn của chùa.
Chùa Linh Sơn Nha Trang (Tổ Đình Linh Sơn)Địa chỉ: Thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
10. Chùa Kim Sơn Nha Trang (Chùa Sắc Tứ Kim Sơn)Nguồn ảnh: chúng tôi ngôi cổ tự nổi tiếng khác ở thành phố Nha Trang mà bạn có thể ghé qua là chùa Sắc Tứ Kim Sơn. Tương truyền, ngôi chùa này đã tồn tại từ thế kỷ 13, và được vị thiền sư Thiệt Địa – Pháp Ấn cho xây dựng hoàn chỉnh.
Chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi tên một lần là Sắc Tứ Quy Tông, và được vua Thiệu Trị sắc hạ lấy lại tên cũ là Sắc Tứ Kim Sơn. Ngoài ra, chùa còn được gọi là chùa Bà Nghè – đặt theo tên của phu nhân một vị quan triều vua Khải Định, để tưởng nhớ công trùng tu chùa của bà.
Trải qua mấy trăm năm chùa vẫn tiếp tục được tu bổ, phát triển ngày một rộng rãi, khang trang hơn, và trở thành một thắng tích lịch sử văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.
Chùa Kim Sơn Nha Trang (Chùa Sắc Tứ Kim Sơn)Địa chỉ: Thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Nha Trang không chỉ thu hút du khách bốn phương bởi vẻ đẹp của biển đảo, hay sự sang trọng xa hoa của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, mà còn gây ấn tượng bởi nét trầm mặc, tĩnh lặng của những ngôi chùa cổ kính nơi đây. Để chuyến du lịch thêm thú vị và đáng nhớ, đừng quên trải nghiệm những lịch trình tự chọn hấp dẫn từ Klook, tham khảo dịch vụ thuê xe máy để thoải mái rong chơi khắp nơi, hoặc thuê xe hơi kèm tài xế riêng ở Nha Trang. #teamKlook có thể tiết kiệm đến 30% và tận hưởng thêm nhiều đặc quyền hấp dẫn nữa đấy.
Bạn còn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Nha Trang tự túc, danh sách món ngon Nha Trang, cẩm nang du lịch Nha Trang, lịch trình du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm, kinh nghiệm du lịch Nha Trang 3 ngày 2 đêm trên Blog của Klook Việt Nam nữa.
Đi chùa Nha Trang để nguyện cầu cho một năm an yên, tại sao không?
Đăng bởi: Hưng Nguyễn
Từ khoá: Điểm Danh 10 Ngôi Chùa Nha Trang Nổi Tiếng Linh Thiêng
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Ngôi Chùa Lớn Nổi Tiếng Nhất Miền Tây trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!