Xu Hướng 12/2023 # Trường Phái Ẩm Thực Cổ Truyền Tứ Xuyên # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trường Phái Ẩm Thực Cổ Truyền Tứ Xuyên được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì các món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Đây là trường phái ẩm thực nổi danh và có một nền lịch sử lâu đời ở Trung Hoa.

Trường phái này nổi tiếng ở các vương triều Trung Hoa cổ đại với việc chế biến các món cá, chè, mật ong và hoa quả. Nếu du khách yêu thích hương vị mặn mà, cay nồng thì không thể bỏ qua các món ngon trứ danh ở Tứ Xuyên.

Tứ Xuyên ẩm thực gồm hai trường phái: Thành Đô và Trùng Khánh. Khẩu vị chính của bếp là mặn cay. các phương thức chế biến và đưa ẩm thực nơi đây trở thành một nghệ thuật. Món ăn Tứ Xuyên đặc biệt coi trọng sắc, hương, vị hình với khá nhiều vị tê, cay, ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, với  nền ẩm thực dồi dào nguyên liệu và thực phẩm thuộc loại tươi ngon bậc nhất.

Lẩu Tứ Xuyên (Ma La Huo Guo)

Đây là một món ăn tối phổ biến. Thực khách sẽ ngồi xung quanh một nồi lẩu cay và nấu thức ăn của riêng mình bằng nước dùng.

Thành phần lẩu ưa thích ở địa phương bao gồm thịt bò miếng và các phụ phẩm khác, nhưng du khách có thể lựa chọn thêm rất nhiều loại thịt, rau và đậu hũ khác.

Đến du lịch Tứ Xuyên, du khách sẽ thấy nhiều nhà hàng phục vụ món lẩu nổi tiếng này, họ chia ra làm 2 phần, một bên cay, một bên không, để thực khách thoải mái lựa chọn.

Đậu phụ Mapo (Mapo Doufu)

Đây là một món ăn hấp dẫn làm từ đậu hũ non, thịt bò hoặc thịt heo bằm, sốt đậu cay Tứ Xuyên và hạt tiêu Tứ Xuyên. Tất cả sẽ làm ấm trái tim của du khách và làm cho đôi môi của du khách “tê rần”.

Gà xào ớt đậu phộng (Gongbao Jiding)

Là một món ăn yêu thích gồm gà chặt thành miếng nhỏ nấu với ớt, đậu phộng nên có vị cay đặc trưng. Thêm một chút nước sốt vị ngọt và chua nhẹ, chút tiêu, món ăn này sẽ làm hài lòng hầu hết các khẩu vị.

Món Gongbao Jiding rất được ưa chuộng tại các nhà hàng của người Hoa trên thế giới. Hiện nay ngoài thịt gà, còn có thể thay bằng các loại thịt khác như thịt heo, thịt bò và thậm chí cả các loại hải sản; tuy nhiên món ăn với nguyên liệu thịt gà vẫn luôn được nhiều người yêu thích nhất.

Gà nguội cùng nước sốt cay (Liang Ban Ji)

Liang Ban Ji là một món ăn hòa quyện giữa lạnh và nóng. Món ăn nổi tiếng này được chế biến từ thịt gà luộc được tẩm gia vị cay, rất đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn.

Gà sẽ thường được chặt nhỏ và một loại nước sốt đặc biệt gồm giấm, đường, nước tương, dầu ớt, dầu vừng và rắc lên tiêu Tứ Xuyên. Đậu phộng rang hoặc hạt vừng và hành lá cắt lát được thêm vào như là bước trang trí cuối cùng.

Thịt heo nấu hai lần (Hui Guo Rou)

Tên gọi được đặt theo hình ảnh những miếng thịt ba chỉ béo ngậy được luộc lên, sau đó đem chiên trong chảo với các loại gia vị và tỏi tây. Đây là một món ăn Tứ Xuyên ít cay và khiến cho thịt có hương vị ngon ngọt.

Không còn gì tuyệt vời bằng khi thưởng thức những miếng thịt thơm ngon này kèm với cơm trắng và có lẽ là thêm một ít nước soup, một bữa ăn hấp dẫn đã hoàn tất.

Vịt hun khói trà (Zhang Cha Ya)

Người đầu bếp Tứ Xuyên cần thời gian vài ngày để hoàn thành món này. Con vịt sẽ được ướp và hun khói bằng lá trà để hấp thụ những hương vị tươi mới. Sau đó là công đoạn hấp và chiên giòn nhưng không quá lâu. Nếu du khách muốn đổi khẩu vị các món ăn Tứ Xuyên cay nồng sang đồ ít gia vị hơn thì Zhang Cha Ya là một lựa chọn tuyệt vời.

Lưỡi và lòng bò (Fu Qi Fei Pian)

Đây là một món ăn lạnh với thịt bò, lòng, gân, sách bò trộn với nước sốt cay. Món ăn này kèm rau mùi, lạc, vừng ở trên. Cặp vợ chồng phát minh ra món ăn này được cho rằng đã có được một cuộc hôn nhân hài hòa nên món ăn còn được đặt tên là “miếng phổi vợ chồng” dịch đúng nghĩa theo tiếng Trung Quốc.

Cá nhúng trong dầu ớt (Shui zhu yu)

Khi cơn sốt các món ăn Tứ Xuyên làm mưa làm gió vào cuối những năm 1990, Shui zhu yu đã trở thành trung tâm của mọi loại ẩm thực.

Món ăn này đặc biệt ở chỗ là cá đã chần qua nước sôi được nhúng vào chảo dầu nóng, với ớt khô và hạt tiêu Tứ Xuyên. Nên dùng đũa vớt cá ra khỏi dầu bởi vì loại dầu này không nên dùng. Đó là một món ăn địa phương đã được hoàn tất bằng dầu sôi và hương liệu.

Mỳ Dan Dan (Dan Dan Mian)

Hương vị thơm ngon của nó không chỉ thu hút dân địa phương mà những người ở các vùng lân cận cũng ghé Tứ Xuyên để ăn thử.

Gồm có thịt heo hoặc thịt bò băm nhỏ, cải thìa luộc, hạt tiêu, sa tế, bột mè, hành lá, lá hẹ nước tương và tất nhiên không thể thiếu ớt. Ở một số nơi, các gia vị có thể được cho vào phía dưới do đó hãy khuấy tô mì để thưởng thức hương vị đầy đủ của món mỳ Dan Dan.

Trên các bàn tiệc ở Tứ Xuyên, mỳ Dan Dan thường được phục vụ như một món ăn khai vị. Bảo đảm món ăn đặc trưng của ẩm thực Tứ Xuyên này phải khiến du khách “ngây ngất” khi thưởng thức.

Há cảo

Thủ phủ Tứ Xuyên, Thành Đô, nổi tiếng với “món ăn vặt”. Há cảo Zhong là há cảo thịt lợn nhỏ ngập trong nước tương ngọt, tỏi nghiền và dầu ớt. Được đặt tên theo một quầy ăn vỉa hè địa phương, món há cảo này đã trở thành một trong những món ăn vặt nổi tiếng nhất Thành Đô.

Đăng bởi: Hồ Trần Huỳnh Sỹ

Từ khoá: Trường phái ẩm thực cổ truyền Tứ Xuyên

Độc Đáo Ẩm Thực Singapore

Sự giao thoa văn hóa trong đất nước Singapore không chỉ được thể hiện qua lối kiến trúc vừa mang nét hiện đại của phương Tây lại vừa mang hơi hướng truyền thống phương Đông, không chỉ thể hiện qua những lễ hội văn hóa đa sắc tôn vinh tinh hoa của nhiều sắc tộc mà sự giao thoa ấy còn được thể hiện trong nét tinh tế của ẩm thực Singapore. Không ở một đất nước nào mà bạn lại có thể cảm nhận được nhiều phong vị ẩm thực của nhiều quốc gia với những nét tinh hoa được giữ lại nguyên vẹn như vậy, và không ở một đất nước nào mà sự pha trộn ẩm thực lại kỳ lạ đến vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà Singapore được gọi là thiên đường ăn uống. Cho dù là bữa ăn Pháp sang trọng, những bữa ăn Nhật tinh tế hay những món Ý thịnh soạn, bạn đều có thể thưởng thức tại đất nước này. Nhưng trước hết, bạn hãy thưởng thức những món ăn đặc trưng của các sắc tộc nơi đây để cảm nhận nét ẩm thực độc đáo của quốc đảo xinh đẹp này.

Ẩm thực Trung Hoa– Độc đáo với hơn 80 cách nấu nướng

Đến với thị trấn người Hoa ở Singapore, bạn sẽ được thưởng thức nền ẩm thực  được coi là cầu kỳ nhất trên thế giới này với hơn 80 cách nấu nướng và được chia ra thành 4 nhóm chính:

Món ăn Quảng Đông: Hương vị tinh tế, ít dầu mỡ

Món ăn Quảng Đông

Các món ăn Quảng Đông là những món ăn có cách nấu nướng sáng tạo về cách thức chế biến cũng như về nguyên liệu và gia vị. Món ăn Quảng Đông ít dầu mỡ, nhẹ, đạm giữ được hương vị đặc trưng của món ăn. Các món ăn nổi tiếng phải kể đến:  món súp vi cá mập, gà chiên giòn, súp hoành thánh và heo sữa quay. Một trong những món ăn được ưa chuộng nhất là dim sum (các loại bánh bao hấp hoặc chiên, sủi cảo, bánh nhân thịt, tôm, nước xốt và rau thơm).

Món ăn Phúc Kiến: Chú trọng những phụ gia đi kèm và trình bày

Mỳ xào Phúc Kiến

Nổi bật nhất trong món ăn Phúc Kiến là mỳ xào Phúc Kiến, nguyên liệu đi kèm món mỳ này khá đa dạng từ thành phần nguyên liệu, phụ gia cho đến vật phẩm trình bày. Món mỳ là hỗn hợp giữa mỳ sợi và bún gạo cùng những thành phần như: tôm bóc vỏ, thịt lợn, mực ống thái lát, tỏi, giá, trứng và hành và món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn khi bày trên lá opeh (một loại lá cọ) và được ăn kèm với một lát chanh và ớt.

Món ăn Tứ Xuyên: Cay nồng làm lên đặc trưng món ăn

Món ăn Tứ Xuyên với hương vị cay nồng đặc trưng

Người dân Tứ Xuyên nổi tiếng ăn cay và các món ăn theo phong cách Tứ Xuyên thường cho nhiều ớt và tiêu. Nếu không ăn được cay, bạn nên nhắc các đầu bếp cho ít ớt khi chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu làm như vậy, bạn không thể cảm nhận hết được nét độc đáo của các món này.

Món ăn Triều Châu: Món ăn thanh đạm bảo đảm sức khỏe

Hải sản Triều Trâu với hương vị thanh đạm

Những món ăn Triều Châu luôn chú trọng đến việc đảm bảo sức khỏe với những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ và gia vị. Những món ăn Triều Châu đặc trưng như các món hải sản hấp, súp nước trong và cháo.

Tất cả những món ăn của dân tộc người Hoa trên đất nước Singapore dù đem theo những hương vị và cách chế biến khác nhau nhưng đều chú ý đến sự hòa hợp âm dương trong việc

Ẩm thực Ấn Độ – Lôi cuốn với những hương vị thảo mộc

Các món ăn Ấn Độ được kết hợp giữa nhiều phụ gia và đặc biệt là các phụ gia thảo mộc. Tại Singapore, bạn có thể thưởng các món ăn của cả Bắc Ấn và Nam Ấn.

Món ăn Bắc Ấn: Ít cay và sử dụng sữa chua trong nấu nướng

Tandoori

Thực đơn vùng Bắc Ấn thường đặc trưng với các món như cà ri ít cay và nhiều kem sữa chua, các món tandoori nướng trên bếp than hay bếp củi, bánh mì naan mềm mịn, đậu lăng, món tráng miệng và các loại mứt kẹo nhiều sữa…

Món ăn Nam Ấn: Cay nồng cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa

Thưởng thức món ăn Nam Ấn

Các món Nam Ấn thường sử dụng nước cốt dừa để làm dịu độ cay của món ăn. Các nhà hàng kiểu Nam Ấn mang đến cho bạn món bánh gạo thosai dành cho người ăn chay và cà ri cay nồng với nhiều nước cốt dừa béo ngậy. Thường được đặt trên lá chuối hay khay ăn thali, thức ăn chay thường có rau xanh, dưa chua, tương ớt và bánh mì. Món ăn Nam Ấn còn có cả những món hải sản tươi ngon được du nhập từ bang Kerala miền Nam Ấn Độ.

Hãy đi dạo qua quầy bán hàng ăn tại các trung tâm ẩm thực quanh thành phố và bạn sẽ nhận thấy một kiểu đồ ăn pha trộn đậm chất Hồi giáo Ấn Độ hơn. Hãy nếm thử bánh kếp giòn roti prata, một loại bánh mì nướng giòn tan ăn với sốt cà ri hoặc thử món murtabak – một loại bánh mì chiên nhồi thịt gà hoặc thịt cừu, hành và trứng. Một trong những món ăn Ấn Độ nổi tiếng nhất mà bạn có thể thử tại Singapore là món cà ri đầu cá.

Ẩm thực Malaysia: Thơm ngon với gia vị tẩm ướp và nước sốt đi kèm

Ẩm thực đặc trưng của Malaysia

Ẩm thực Prenanka: Sự hòa trộn ẩm thực Trung Hoa, Ấn Độ và Malaysia

Otak Otak- đặc sản của Prenanka

Ẩm thực Prenanka hay còn gọi là ẩm thực “Nonya”, cái tên Nonya được xuất phát từ một từ tiếng Ma Lai cổ với ý nghĩa về sự tôn trọng đối với người phụ nữ xưa. Chiếc chìa khóa làm nên điều đặc biệt của các món ăn trong nền ẩm thực Prenanka chính là “rempah” – hỗn hợp gia vị được pha trộn theo một tỉ lệ riêng, được nghiền thành bột nhuyễn bằng chày và cối giã. Các món ăn Prenanka đòi hỏi một quá trình chuẩn bị công phu, kỹ càng và được truyền từ đời này sang đời khác.  Thậm chí theo quan điểm của người Nonya xưa, người phụ nữ còn có thể đánh giá tài nấu nướng của cô con dâu mới qua tiếng giã “rempah”. Các món ăn đặc trưng của nền ẩm thực này phải kể đến các món đặc sản như otak-otak, một món ăn pha trộn giữa cá, nước cốt dừa, tương ớt, riềng và thảo mộc bọc trong lá chuối; món ayam buah keluak, món gà nấu với hạt buah keluak và nước sốt đặc và itek tim, một món canh cổ truyền làm từ thịt vịt, cà chua, tiêu xanh, rau trộn và xí muội hầm chung với nhau. Các món tráng miệng Nonya có bánh kuek, một loại bánh ngọt nhiều lớp gồm dừa, kẹo và bột gạo nếp dẻo ngọt.

Đăng bởi: Thảo Nguyễn Phương

Từ khoá: Độc đáo ẩm thực Singapore

Đặc Sắc Ẩm Thực Đồng Quê

Nhà hàng cơm mang đến cho bạn cảm giác như đang thưởng thức những món ăn ngon, đặc sắc ở trong chính ngôi nhà của mình

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 115A Phan Đình Phùng, Phường Thị Nại, Quy Nhơn

View đối diện hồ sinh thái Đống Đa, cực mát

Vị trí thuận lợi

Đến với Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên, bạn sẽ được trải nghiệm không gian ấm áp, thân quen như đang ngồi trong chính ngôi nhà của mình. Với địa chỉ tại 115A Phan Đình Phùng, đối điện với hồ sinh thái Đống Đa – Với view đẹp, thoáng mát, Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên mang đến cho khách hàng một không gian tuyệt vời để họ thưởng thức các món ăn đặc sản của Xứ Nẫu

Nhà hàng cơm ngon nhất nhì Quy Nhơn

Không gian của nhà hàng

Với phong cách trang trí cổ điển, Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên mang lại cảm giác ấm áp và thoải mái Điểm nhấn của nhà hàng là không gian rộng rãi, với 3 tầng, phù hợp cho các buổi tiệc, họp mặt, gia đình hay đơn giản chỉ là những người bạn cùng tìm về với hương vị đồng quê.

Không gian rộng rãi

Bên trong nhà hàng không quá cầu kỳ về bàn ghế, chỉ đơn thuần là một không gian để ngồi lại bên nhau, cùng nhau thưởng thức bữa ăn gia đình.

Cả nhà quay quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon

Thực đơn phong phú, ẩm thực đặc trưng

Điểm cộng lớn nhất của Nhà hàng An Nhiên chính là menu đa dạng, phong phú và với giá phải chăng. Mỗi món ăn giá chỉ từ 45K, bạn có thể thưởng thức các món ăn ngon, đậm đà nhất của vùng đất Quy Nhơn như các món ăn thường nhật, cá bống kho tộ, bông bí xào tỏi, tôm kho keo, cua đồng nấu rau tập tàng, canh chua cá lóc,…

Với mức giá hợp lý và chất lượng ổn định, Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên luôn được đánh giá cao bởi khách hàng địa phương và khách du lịch.

Menu đa dạng, phong phú, giá thành bình dân

Các món ăn bình dân, thân quen

Sự phục vụ nhiệt tình

Không chỉ là một địa điểm để thưởng thức những món ăn ngon, Cơm Quê An Nhiên còn được khách hàng đánh giá cao bởi phong cách phục vụ nhiệt tình, thân thiện. Các nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cơm Quê An Nhiên – món ngon, view đẹp

Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên là địa điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn ngon, đậm chất của vùng đất Quy Nhơn và tận hưởng không gian, thân mật, ấm áp, thoải mái cùng bạn bè, người thân. Với thực đơn đa dạng, giá cả phải chăng, không gian đẹp mắt và phong cách phục vụ tận tình, Nhà hàng Cơm Quê An Nhiên là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn.

Nhạc Cụ Cổ Truyền Vn – Lục Huyền Cầm

Chào các bạn,

Tiếp theo Đàn Hồ/Gáo, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn cây Lục Huyền Cầm của Việt Nam.

Lục Huyền Cầm là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên cây đàn Guitar (Guitare Espagnole Moderne) của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình Âm Nhạc Tài Tử và Cải lương ở Miền Nam – Việt Nam. Nó còn có tên là Ghita Phím Lõm, Ghita Việt Nam, Ghita Vọng Cổ.

Lục Huyền Cầm là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau, điều chỉnh, cải biến để phù hợp với loại hình âm nhạc đòi hỏi những khả năng biểu hiện tình cảm, kỹ thuật đa dạng và phong phú.

Lục Huyền Cầm ra đời với cái tên đặc biệt này tuy nó chỉ có 4 dây. Cho đến ngày nay, nó được sử dụng phổ biến với hệ thống gồm 5 dây, đó là cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều nghệ nhân danh tiếng trong làng nhạc Cải lương, Tài tử.

Từ cây đàn Ghita 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.

* Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36 cm.

* Mặt đàn: mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ, xốp, thành đàn thấp khoảng 8,5 cm làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn và một ngựa đàn.

* Dọc đàn (cần đàn): dài 62 cm làm bằng gỗ cứng, thường dùng gỗ trắc, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn. Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung… thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.

* Dây đàn: là loại dây kim khí thường là bằng inox, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đặt trên mặt cần đàn. Qua quá trình hình thành và phát triển, có nhiều hệ thống lên dây như:

7. Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế

Hiện nay hệ thống dây Lai: Rê, Sol, Rê, La, Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số 2 có tiết diện nhỏ hơn dây Ghita bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh thoát hơn.

* Bộ phận lên dây: có 6 trục để lên dây, mỗi trục xuyên ngang thành đàn (ở đầu đàn) để mắc dây và lên dây.

* Miếng gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê, khảy, móc…

Khi dùng chơi nhạc cổ, Lục Huyền Cầm không dùng dây 6. Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (pentatonic).

Tư thế đàn:

2. Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay:

Kỹ thuật tay trái: có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì dọc (cần đàn). Ghita Việt Nam có bàn phím lõm, ngón này thường kết hợp với ngón vê của tay phải.

Ngón rung ngang: còn gọi là rung gân trong, là cách rung theo chiều ngang của dây, đối với những âm rung có tính chất bắt buộc và thường xuyên như Xự và Cống trong Hơi Bắc, Xang và Oan trong Hơi Nam thì có thể đặt dấu rung ở hoá biểu nơi thích hợp trên dòng hoặc khe nhạc. Tùy theo trình độ và thói quen, người ta có thể xử lý chữ nhạc theo mức độ khác nhau: rung nhanh và đều đặn gọi là rung mượt, rung nhanh và gợn sóng gọi là rung hột.

Ngón nhấn: là dùng ngón bấm tay trái nhấn dây xuống để tạo hiệu quả tiếng đàn cao hơn cung bậc bình thường, ký hiệu dấu nhấn ghi trên nốt.

Ngón nhấn luyến: là ngón nhấn một âm này đến một hoặc nhiều âm khác có cao độ cao hoặc thấp hơn âm khởi đầu, tất cả đều thực hiện trên cùng một ô phím. Hiệu quả nhấn luyến tạo cho âm thanh nghe liền lạc, mềm mại và mang đậm tính dân tộc.

Ngón nhấn rung: là kết hợp giữa ngón nhấn và rung, ví dụ như Xang và Oan trong Hơi Nam.

Ngón nhấn mượn cung: là tạo một âm nào đó bằng cách nhấn trước trên cung phím của một bậc âm trước nó, hiệu quả âm thanh nghe tình cảm hơn so với bấm ngay trên cung phím chính của âm này.

Ngón nhấn láy: là kết hợp giữa nhấn và láy, tùy theo hình thức láy nó có thể là nhấn láy dài, nhấn láy ngắn, nhấn láy vỗ, nhấn láy chùm…

Ngón vuốt: là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi.

Bồi âm: là cách sử dụng ngón tay trái chạm nhẹ vào giữa các phím ở các ngăn V, VII, IX, XII, XVII trong khi tay phải gảy dây đó ở sát ngựa đàn. Cũng có thể dùng đầu ngón trỏ của tay mặt chạm vào dây cũng trên các ngăn trên trong khi ngón áp út của tay mặt gảy ngay dây đó. Âm bồi có hiệu quả nghe như tiếng chuông.

Lục Huyền Cầm được chủ yếu chơi trong dàn nhạc của Cải Lương, Đờn Ca Tài Tử Miền Nam.

– Đệ nhất danh cầm Ghita Phím Lõm

Cùng với 13 clips tổng hợp độc tấu, hòa tấu Lục Huyền Cầm trong các sinh hoạt Đờn Ca Tài Tử và trích đoạn tuồng Cải Lương, và 1 clip song tấu Guitar & T’rưng bài Malaguena, do các nghệ nhân ưu tú trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Đặc biệt hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Đệ Nhất Danh Cầm (Lục Huyền Cầm) Cổ Nhạc VN”, cố nhạc sĩ Văn Vĩ, người thầy kính yêu của mình trong bộ môn Dân Ca Cổ Nhạc Miền Nam, và Danh cầm Văn Hải, người đệ tử tài năng nhất của thầy với ngón đàn cực tốc tuyệt kỷ.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Đàn Guitar có nguồn gốc từ Tây Ban Nha?

Đàn Guitar không phải xuất hiện đầu tiên ở Tây Ban Nha

Đúng vậy, Đàn Guitar hay Tây Ban Cầm là nhạc cụ có gốc gác từ phương đông và rất thông dụng ở Persia và nhiều xứ khác của Trung Đông. Sau này người Á Rập mới đưa nhạc cụ này vào Tây Ban Nha. Vì lẽ đó mà không ít người lầm tưởng nhạc cụ này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha.

Cách gọi là Tây Ban Cầm là để phân biệt với “Hạ Uy Cầm” (Guitar Hawaienne) hoặc là Lục Huyền Cầm (Guitar lõm phím trong đờn ca tài tử Nam Bộ)

Lịch sử phát triển của đàn Guitar

Đàn ghita có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những người thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên được phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạc và đàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùa và gân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).

Từ “ghita” (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.

Các loại đàn guitar ngày nay hay sử dụng

Theo thời gian cũng như tập quán sinh hoạt ở mỗi vùng miền, khu vực và tầng lớp khác nhau mà ngày nay có rất nhiều biến thể từ chiếc guitar cổ:

Guitar bass không phím

Lịch sử phát triển Ghita ở Việt Nam

Đàn ghita xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ là một câu trả lời khó. Giả thuyết hiện nay được nhiều người đồng ý là đàn ghita đã theo chân các cố đạo Tây Ban Nha du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Nhưng phải đến năm 1920 mới bắt đầu xuất hiện những người Việt Nam chơi ghita.

Quá trình hình thành

Những người chơi ghita đầu tiên ở Việt Nam chính là các nghệ sỹ cải lương. Ghita phím lõm là guitar du nhập từ nước ngoài được các Nghệ nhân đờn ca tài tử khoét lõm phím đàn và lên dây theo âm giai ngũ cung (pentatonic) “Líu, Xề, Líu Hò, Lìu” để đàn các bài bản cải lương.

Vào thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam phát triển cùng với số lượng người chơi ghita theo lối mới tăng lên. Bên cạnh những người diễn tấu người nước ngoài đã xuất hiện những tên tuổi Việt Nam như Phan Văn Trường, Canh Thân, Đỗ Chí Khang, Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước. Tuy nhiên, họ đều tự học là chính chứ không được đào tạo một cách bài bản.

Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ghita, các hình thức biểu diễn và diễn tấu đều mang tính tự phát. Phổ biến nhất là dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: ghita Hawaii, guitar 6 dây, Đại hồ cầm và ghita 4 dây Hawaii (ukulele), chơi hòa tấu trong các phòng trà hoặc quán bar. Các hình thức khác như song tấu hay độc tấu mãi tới thập niên 1940 về sau này mới phát triển.

Năm 1932, xuất hiện cây đàn ghita đầu tiên do người Việt Nam làm là cây đàn do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) chế tác. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều cửa hiệu làm đàn nổi tiếng như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ Tấn.

Quá trình phát triển

Giữa thập niên 1940, cây ghita đã giành được vị thế quan trọng trong giới mộ điệu của Việt Nam. Với tính chất dễ chơi, dễ học, gọn nhẹ, ghita đã trở thành bạn đường thân thiết của các nhạc sỹ kháng chiến, giới học sinh sinh viên và nhiều người yêu nhạc.

Thời kỳ trước 1975 vì yếu tố chiến tranh mà nghệ thuật ghita cũng vì thế trở nên thăng trầm. Dần dần có sự phân hoá rõ rệt tại hai vùng Nam – Bắc của đất nước. Tại mỗi nơi, ghita có những đặc thù nhất định.

Tại miền Bắc, cùng với sự ra đời của bộ môn ghita trong khoá giảng dạy đầu tiên của trường Âm nhạc Việt Nam (1956) do Phạm Ngữ làm chủ nhiệm đã đánh dấu bước đi quan trọng cho thấy ghita được chính thức chấp nhận.

Nhạc phẩm và sách giáo khoa được biên soạn cho ghita được xuất bản một cách rộng rãi . Các nhạc phẩm của thời kỳ này hầu hết là được chuyển soạn (arrangement) từ các ca khúc Việt Nam nổi tiếng hay biến tấu (variation) trên các làn điệu dân ca. Hầu hết các trung tâm nghệ thuật đều có các lớp dạy đàn ghita.

Song, do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu bài bản và điều kiện tổ chức, thiếu cả sự liên hệ với nền nghệ thuật ghita thế giới, và thiếu cả nghệ sĩ ghita bậc thầy được đào tạo chính quy nên nghệ thuật ghita ở miền Bắc lúc đó phát triển chậm và không đều.

Ở miền Nam, sự phát triển của guitar có phần thuận lợi hơn. Đàn ghita được đưa vào chương trình giảng dạy của trường Quốc gia Âm nhạc Huế và trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn từ 1956. Thêm vào đó, giới mộ điệu ở Sài Gòn được tiếp xúc nhiều hơn với ghita cổ điển thế giới thông qua những buổi trình diễn của các bậc thầy như Siegfried Behrend, Julian Bream, Alice Artzt,… Ghita từ chỗ phổ biến ở phòng trà, dần dần đã đi vào đời sống thường nhật. Có rất nhiều dòng ghita cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau rất tốt như ghita cổ điển, ghita flamenco, ghita jazz……

Thời kỳ sau 1975 nghệ sỹ ghita ở hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật. Từ đó tạo cơ sở cho nền nghệ thuật ghita non trẻ của Việt Nam có dịp phát triển lên một trình độ mới.

Kể từ sau năm 1990, ghita cổ điển cũng như nghệ thuật ghita nói chung dường như bước vào thoái trào. Giới ghita cổ điển chỉ còn gói gọn trong các nhạc viện. Những nghệ sỹ lớn hầu hết đều chuyển sang chơi nhạc nhẹ hoặc rời ra nước ngoài. Nghề làm đàn ghi-ta, vĩ cầm, mandoline…..cũng theo đó mà bị mai một.

Nhưng hiện nay thì Guitar tại Việt Nam đã được công chúng hóa và lan tràn khắp nơi trong lòng người yêu nhạc, từ quán bar đến phòng trà, công viên, vỉa hè…

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet, sự giao lưu của những người yêu ghi-ta đã không bị giới hạn trong một vùng cụ thể mà có thể thường xuyên tìm hiểu trao đổi học hỏi với bên ngoài….

Các quán coffe Acoustic mọc lên như nấm sau mưa, các trung tâm dạy đàn thì nườm nượp già trẻ lớn bé kéo nhau đi học…

Tại BMT có thể kể đến Nhà Văn Hóa Thanh Thiếu Nhi Daklak, số 03 Lê Duẩn, một điểm dạy Guitar tương đối lớn và uy tín nhất, mỗi năm thu hút hàng ngàn người đến đăng ký học.

Nét độc đáo của đàn Guitar phím lõm trong dàn nhạc Tài Tử Cải Lương

(Băng Huyền)

Nhạc Tài Tử Cải Lương ra đời khi các nhạc cụ dân tộc đã định hình, trước nhu cầu muốn tìm một nhạc cụ phù hợp với nghệ thuật Tài Tử Cải Lương, các nghệ nhân nhạc Tài Tử Cải Lương giàu sáng tạo đã thử nghiệm trên nhiều nhạc cụ, cả nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ Tây phương du nhập vào Việt Nam, và đã cho ra đời cây guitare phím lõm thật độc đáo.

Cận cảnh cây đàn guitar phím lõm điện tử, bên dưới là Song Loan và dụng cụ Effect guitare kèm theo đàn guitar phím lõm điện tử để tăng hiệu quả âm thanh cho nhạc cụ. (Băng Huyền-Viễn Đông)

Kể từ những năm đầu thập niên 1930 đến nay, từ một cây đàn guitare của Tây phương, các nghệ nhân của Tài Tử Cải Lương đã “Việt Nam hóa” bằng cách khoét lõm phím thành guitar phím lõm để có thể nhấn nhá ra những chữ nhạc cổ truyền dân tộc, lên dây theo nhiều cung bậc khác nhau của đàn Tài Tử. (Chẳng hạn như các loại dây Xề Bóp; Dây Sài Gòn; Dây Rạch Giá; Dây Tứ Nguyệt; Dây Lai; Dây Ngân Giang; Dây bán Ngân Giang; Dây Mỹ Châu, v.v..) Họ vận dụng kiến thức về hệ thống bài bản âm nhạc tài tử để diễn tấu nhạc cụ mới này, tùy bài người ta lên các dây khác nhau để có thể nhấn được các điệu buồn đặc trưng, điệu Nam, Nam Ai, Nam Xuân, Ngũ cung đảo hay Tứ đại oán… trong bài vọng cổ.

Dù là một nhạc cụ Tây Phương nhưng guitare phím lõm hội đủ những yếu tố sáng tạo độc đáo để trở thành nhạc cụ mang âm sắc Việt Nam, là một điều rất đáng để tự hào. Để rồi theo thời gian, cây guitare phím lõm đã khẳng định vai trò của mình trong dàn nhạc cải lương, bất kỳ cuộc hòa đàm nào cũng không thể vắng mặt cây đàn này. Dù là một nhạc cụ “trẻ nhất” trong dàn nhạc truyền thống Việt Nam, nhưng nó đã chiếm vị trí cây đàn chủ lực trong dàn nhạc cải lương, mà khi xưa vị trí đó thuộc về đàn Kìm.

Theo lời của nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng thì trước khi đàn guitare phím lõm giữ vai trò chủ lực, giữ nhịp Song Loan trong dàn nhạc cải lương, thì đa số người ca bài bản nhạc tài tử giỏi có xuất thân từ những lớp nhạc tài tử, các thầy đờn thường dùng đờn Kìm để dẫn dắt người học. Âm sắc và lòng bản của đờn Kìm đã trở thành nền tảng. Chính vì vậy vai trò chủ lực, giữ nhịp Song Loan trong dàn nhạc, giữ một vai trò giềng mối cho cả đêm diễn luôn là tiếng đờn Kìm.

“Nhưng từ những năm 1930, khi đàn guitare được đưa vào dàn nhạc tài tử, mang lại một âm sắc mới, hấp dẫn trong ca nhạc tài tử, nên sân khấu cải lương cũng bắt đầu sử dụng guitare vào dàn nhạc của sân khấu cải lương. Nhiều nhạc sĩ đờn Kìm đã chuyển sang luyện tập đàn guitare phím lõm.”

Vì sao đàn guitare phím lõm trở thành một nhạc cụ không thể thiếu đối với ban nhạc Tài Tử, Cải Lương, và đôi khi trong một buổi diễn trích đoạn cải lương hoặc ca vọng cổ, tân cổ giao duyên hiện nay tại hải ngoại, bầu show muốn tiết kiệm tiền, nhưng tránh việc để nghệ sĩ hát trên nền nhạc thu sẵn CD phát ra, chỉ cần mời một nhạc sĩ guitare phím lõm để đệm đàn mà vẫn bảo đảm được buổi diễn sống động.

Giải thích điều này, nhạc sĩ Văn Hoàng cho rằng, “Bởi do cấu tạo khá hoàn hảo và khả năng biểu hiện đa dạng của guitare phím lõm. Đặc biệt là ngày nay với hệ thống dây Lai [Rê, Sol, Rê, La, Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số 2 có tiết diện nhỏ hơn dây Guitare bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh thoát hơn.], dây này đang thống trị do tính đa năng, đàn thoải mái ba hơi cũng như các giọng nam nữ khác nhau, khỏi phải chỉnh lại dây đàn nếu chuyển sang các điệu khác, nên guitare phím lõm đàn được tất cả các loại bài bản tài tử, cải lương và cả nhạc mới, việc khoét lõm các phím đàn giúp cho guitare phím lõm có những nét nhấn, rung… thể hiện được những sắc thái tinh tế của âm nhạc tài tử. Với hệ thống phím bán cung và số lượng dây tương đối nhiều, guitare phím lõm có những nét lướt nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đàn một số lượng nốt khá nhiều và có thể biến âm nhiều kiểu mà không bị hạn chế. Guitar phím lõm là một nhạc cụ có khả năng tạo nên những cái mới vì vậy riêng đối với cải lương, nó là nhạc cụ không thể thiếu.

Cấu tạo của Guitare phím lõm gỗ và điện

Guitare phím lõm có 2 loại là đàn gỗ và đàn điện:

Cần đàn làm bằng gỗ cứng, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn. Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung… thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.

Còn guiatare điện thì thùng đàn có hình vẹt vai, là một khối đặc hoặc có hộp cộng hưởng, dọc theo mặt đàn, ngay dưới các dây đàn, có gắn 1 đến 4 cuộn dây điện tử. Mặt đàn gắn một miếng nhựa để bảo vệ không bị trầy sướt do miếng gảy đàn chạm vào. Có 3 hoặc 4 nút điều chỉnh âm sắc và âm lượng của âm thanh phát ra. Cần đàn Guitare phím lõm điện dài và dẹp hơn cần đàn Guitare phím lõm bằng gỗ, giữa khoảng cách của hai phím đàn, cần đàn cũng được khoét sâu tương tự Guitare phím lõm bằng gỗ.

Tính năng đa dạng của Guitare phím lõm điện tử

Khi người viết hỏi vì sao hiện nay hầu hết các nhạc sĩ Guitare phím lõm đều sử dụng đàn điện mà không còn dùng đàn gỗ. Nhạc sĩ Văn Hoàng giải thích: “Ban đầu guitare phím lõm thường thấy là thuộc loại guitare gỗ có hộp cộng hưởng là thùng đàn. Tiếng của guitar gỗ rất hay và ấm nhưng độ vang kém. Ngày nay trong những buổi sinh hoạt đàn ca tài tử nhỏ, người ta vẫn dùng guitare gỗ. Thời trước, muốn chơi trong dàn nhạc trên sân khấu, người ta phải dùng tới guitare điện không còn thùng đàn nhưng tiếng được khuếch đại lên nhiều lần nhờ hệ thống tăng âm điện tử. Lúc đó, chưa có việc để điện vào.

Khoảng những năm cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950, mới gắn điện vào. Guitare điện tiếng đàn chạy lả lướt, đánh rất mau. Ngoài ra ngày nay khi sử dụng guitare điện phím lõm, người ta còn kèm thêm một dụng cụ gọi là Effect Guitare là một trong những thiết bị để biến đổi âm thanh dành cho Guitar điện, tạo ra những sound khác nhau, những effect khác nhau cho Guitare. Giúp âm sắc biến hóa khôn lường, cũng từ một cây đàn nhưng lại có thể cho ra nhiều âm khác nhau. Chính vì thế có thể dễ dàng hiểu được vì sao Guiatare phím lõm đã chiếm vị trí giữ nhịp Song Loan thay cho đờn Kìm trong dàn nhạc Cải Lương.”

Song Loan là gì?

Song Loan, là một trong những nhạc cụ nằm trong bộ gõ. Song Loan chỉ là một nhạc cụ thứ yếu trong hệ thống nhạc lễ, vì ngoài Song Loan còn có các nhạc cụ như: Trống, thanh tre, đấu chập cha… Trống lễ mới giữ vai trò chủ yếu và giữ giềng mối trong tổng thể của dàn nhạc lễ. Từ khi nhạc Tài Tử Cải Lương xuất hiện, thì Song Loan được đưa vào dàn nhạc và trở thành một nhạc cụ giữ vai trò rất quan trọng để giữ nhịp.

Có một điều độc đáo là mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc là do một nhạc công đảm nhận, nhưng Song Loan thì không cố định, bất cứ nhạc công nào cũng có thể sử dụng nó, nhưng phải là người có năng lực chỉ huy trong dàn nhạc như nhạc trưởng. Mà trước đây là người đờn Kìm, nay thay thế là người đàn Guitare.

“Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, Song Loan có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm. Có một cần gõ bằng sừng trâu uốn mỏng hoặc lá thép có độ đàn hồi cao, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh đều đặn “Cốp. Cốp.”

Âm thanh của Song Loan có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại âm thanh mà từ xa khan giả vẫn có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc Tài Tử Cải lương.” (Trích nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng cho biết, “Song Loan có vai trò rất quan trọng trong việc giữ trường canh cho các nhạc cụ khác theo đó mà giữ tiết tấu nhịp điệu của mình trong hòa tấu. Người giữ Song Loan ngày xưa là thầy đờn Kìm), sau này thì người giữ Song Loan là Guitare phím lõm, tuy nhiên trong đờn ca tài tử thì đờn Kìm luôn giữ Song Loan.

“Tất cả các nhạc công phải hướng theo tín hiệu Song Loan mà giữ trường canh tiết tấu theo người giữ Song loan và báo hiệu để kết thúc một giai điệu. Trong sân khấu cải lương, không sử dụng hết bài bản mà chỉ một số câu một số lớp nhất định, nên khi gần chấm dứt, người đàn chánh giữ Song Loan sẽ báo hiệu bằng cách đạp lên Song Loan gõ đúp hai cái “Cốp, cốp” liên tục và hai nhịp sau đó ca đờn ngưng một lượt.

“Nhờ vào đó, người đờn diễn tấu tự tin một cách độc lập, phóng túng ngón đờn chữ nhạc một cách bay bướm, người ca thể hiện cảm xúc qua lời ca hoặc sử dụng kỹ thuật luyến láy, lạng lánh mà không lo ngại chênh nhịp… Vì vậy Song Loan là nền tảng của nhịp điệu cho cả nhạc và ca, trong các bản ngắn của Cải Lương, người nghệ sĩ đạt yêu cầu là nhờ có tính hiệu của Song Loan.” (bh)

Đàn Ghi-Ta Việt Nam

(Võ Thanh Tùng)

I. Giới thiệu sơ lược:

Đàn Ghi-Ta Việt- Nam còn được gọi là Ghi-Ta phím lõm hay Ghi-Ta Vọng Cổ, Ðàn Lục Huyền Cầm hoặc Ghi-Ta Cải lương rất thịnh hành tại Việt Nam. Ghi-Ta Việt- Nam là cây đàn được cải biến từ Ðàn Guitare cổ điển, phát sinh từ vùng đất Nam Bộ Việt Nam.

II. Xếp loại:

Đàn Ghi-Ta là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), có nguồn gốc từ Tây Ban Nha nhập vào Việt Nam, được người Việt cải tạo và trở thành nhạc khí Việt Nam.

III. Hình thức cấu tạo:

Ghi-ta Việt Nam là nhạc khí dây gảy, giống như loại Guitare phối hợp tức là Guitare cổ điển nhưng thùng đàn dẹp và cần đàn hẹp hơn, Ghi-ta Việt Nam có bàn phím lõm khoét sâu vào dọc (cần đàn).

1. Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36cm.

2. Mặt đàn: mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ, xốp, thành đàn thấp khoảng 8,5cm làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn và một ngựa đàn.

3. Dọc đàn (cần đàn): dài 62cm làm bằng gỗ cứng, thường dùng gỗ trắc, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn. Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung…thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.

4. Dây đàn: là loại dây kim khí thường là Inox, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đặt trên mặt cần đàn. Qua quá trình hình thành và phát triển, có nhiều hệ thống lên dây như:

* Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế

Hiện nay hệ thống dây Lai: Rê, Sol, Rê, La, Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số 2 có tiết diện nhỏ hơn dây Ghi-Ta bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh thoát hơn.

5. Bộ phận lên dây: có 6 trục để lên dây, mỗi trục xuyên ngang thành đàn (ở đầu đàn) để mắc dây và lên dây.

6. Miếng gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê, khảy, móc…

Ví dụ: (190-20)

7-Ghi-Ta Việt Nam (điện): thùng có hình vẹt vai, là một khối đặc hoặc có hộp cộng hưởng, dọc theo mặt đàn, ngay dưới các dây đàn, có gắn 1 đến 4 cuộn dây điện tử (bobine). Mặt đàn gắn một miếng nhựa để bảo vệ không bị trầy sướt do miếng gảy đàn chạm vào. Có 3 hoặc 4 nút điều chỉnh âm sắc và âm lượng của âm thanh phát ra. Cần đàn Ghi-Ta Việt Nam điện dài và dẹp hơn cần đàn Ghi-Ta thùng, giữa khoảng cách của hai phím đàn, cần đàn cũng được khoét sâu tương tự Ghi-Ta thùng.

IV. Màu âm, Tầm âm:

Màu âm Ðàn Ghi-ta Việt Nam trong sáng mà lại ấm, vang.

Tầm âm: Ðàn Ghi-Ta Việt Nam rộng 3 quãng 8 từ: Rê lên Rê3 (d lên d3)

Ví dụ: (191-8) Dạo Bắc

Ví dụ: (192-1) Tầm âm (hò tư)

Ví dụ: (194-3) Thang âm Bắc và hơi Bắc

Ví dụ: (196-4) Hơi Xuân

Ví dụ: (197-5) Hơi Ai

Ví dụ: (198-6) Hơi Oán

V. Kỹ thuật Diễn tấu:

Tư thế đàn: (1)-Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu; (2)-Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay:

Kỹ thuật tay trái: có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì dọc (cần đàn). Ghi-ta Việt Nam có bàn phím lõm, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải.

Ngón rung ngang: còn gọi là rung gân trong, là cách rung theo chiều ngang của dây, đối với những âm rung có tính chất bắt buộc và thường xuyên như Xự và Cống trong Hơi Bắc, Xang và Oan trong Hơi Nam thì có thể đặt dấu rung ở hoá biểu nơi thích hợp trên dòng hoặc khe nhạc. Tùy theo trình độ và thói quen, người ta có thể xử lý chữ nhạc theo mức độ khác nhau: rung nhanh và đều đặn gọi là rung mượt, rung nhanh và gợn sóng gọi là rung hột.

Ví dụ: (199-21)

Ngón nhấn: là dùng ngón bấm tay trái nhấn dây xuống để tạo hiệu quả tiếng đàn cao hơn cung bậc bình thường, ký hiệu dấu nhấn ghi trên nốt.

Ví dụ: (200-22)

Ngón nhấn luyến: là ngón nhấn một âm này đến một hoặc nhiều âm khác có cao độ cao hoặc thấp hơn âm khởi đầu, tất cả đều thực hiện trên cùng một ô phím. Hiệu quả nhấn luyến tạo cho âm thanh nghe liền lạc, mềm mại và mang đậm tính dân tộc.

Ví dụ: (201-26)

Ngón nhấn rung: là kết hợp giữa ngón nhấn và rung, ví dụ như Xang và Oan trong Hơi Nam.

Ví dụ: (202-25)

Ngón nhấn mượn cung: là tạo một âm nào đó bằng cách nhấn trước trên cung phím của một bậc âm trước nó, hiệu quả âm thanh nghe tình cảm hơn so với bấm ngay trên cung phím chính của âm nầy.

Ví dụ: (203-24)

Ngón nhấn láy: là kết hợp giữa nhấn và láy, tùy theo hình thức láy nó có thể là nhấn láy dài, nhấn láy ngắn, nhấn láy vỗ, nhấn láy chùm…

Ví dụ: (204-23)

Ngón vuốt: là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi.

Ví dụ: (205-28)

Ngón vê: Ví dụ: (206-19)

Ngón ngắt: Ví dụ: (207-29)

Ngón chặn dây: Ví dụ: (208-30)

Ví dụ: (209-31)

Bồi âm: là cách sử dụng ngón tay trái chạm nhẹ vào giữa các phím ở các ngăn V, VII, IX, XII, XVII trong khi tay phải gảy dây đó ở sát ngựa đàn. Cũng có thể dùng đầu ngón trỏ của tay mặt chạm vào dây cũng trên các ngăn trên trong khi ngón áp út của tay mặt gảy ngay dây đó. Âm bồi có hiệu quả nghe như tiếng chuông.

Ví dụ: (210-32)

Ví dụ: (211-8goc7)

Ví dụ: (212-9)

Ví dụ: (213-17)

Ví dụ: (214-18)

Ví dụ: (215-10)

Ví dụ: (216-11)

Ví dụ: (217-12)

Ví dụ: (218-13)

Ví dụ: (219-14)

Ví dụ: (220-15)

Ví dụ: (221-33)

VI. Vị trí Ðàn Ghi-Ta Việt Nam trong các Dàn nhạc:

Đàn Ghi-ta Việt Nam chủ yếu được sử dụng trong các buổi đàn ca Tài tử hoặc trong các Dàn nhạc Cải lương (Ghi-Ta phím lõm điện).

Đệ nhất danh cầm Ghita phím lõm

(Nguyên Pháp)

Nhắc đến Văn Vĩ (1929 -1985) là nhắc đến một huyền thoại của đờn ca tài tử – cải lương Nam Bộ. Không chỉ người mộ điệu thưởng thức và tôn sùng tiếng đờn của ông mà những bậc nhạc sư, nhà nghiên cứu âm nhạc tài tử – cải lương cũng phải công nhận ông là “Đệ nhất danh cầm”, là “Nhạc sĩ Tài tử Nam Bộ”…

Ngón đờn lừng lẫy bước ra từ thế giới vô sắc

Mới 3 tuổi đời, căn bệnh đậu mùa đã cướp đi đôi mắt của cậu bé Văn Vĩ. Vì vậy, Văn Vĩ chỉ có thể cảm nhận thế giới bằng thanh âm, mùi, vị và đôi bàn tay. Người ta cho rằng, chính nhờ sống trong “thế giới bóng tối” mà Văn Vĩ đã tạo nên một thứ âm thanh tuyệt diệu, xuất chúng không ai sánh kịp. Tuy khiếm thị nhưng Văn Vĩ rất “thông thính” và “sành” nhiều loại nhạc cụ: cò, líu, gáo, kìm, tỳ bà, tam, sáo, violon, v.v. loại nào “chơi” cũng hay “ghê ghớm”. Nhưng đưa ông lên hàng “đỉnh cao” nghệ thuật thì người ta phải kể đến những ngón đờn trong ghi-ta phím lõm.

Năm 14 tuổi khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng, ông đờn cho gánh hát Minh Tinh, rồi quán Lạc Cảnh ở Sài Gòn, đã có nhiều đoàn hát, hãng đĩa, đài phát thanh tranh nhau “câu kéo” ông như: Asia, Continental, Đài Pháp Á, Họa Mi, Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn, Thăng Long, Lam Sơn, Hồng Hoa, .v.v. Những “tuyệt kỹ” độc tấu sáu câu vọng cổ bằng ghi ta phím lõm hay song tấu, tam tấu cùng hai bậc danh cầm Năm Cơ (đờn kìm) – Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu – ông vua viết vọng cổ đờn tranh) đã “làm mưa làm gió” một thời.

Những “tuyệt phẩm” như: “Cung thương hòa điệu” từ ngón đờn bay bướm, tinh anh của bộ ba này thường “cháy” đĩa. Rồi phải kể đến việc Văn Vĩ kết hợp cùng danh ca, “sầu nữ” Út Bạch Lan làm “bứt ruột bứt gan” và lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán thính giả mộ điệu.

Còn Nhạc sĩ Văn Hải, vốn là học trò “cưng” của Văn Vĩ thì “bái phục” nhất ông thầy mình ở chỗ có sức đờn và ngón tay khỏe “kinh hồn”: “Thầy Văn Vĩ có ngón đờn khỏe lắm, hồi đó và bây giờ người ta đờn dây cỡ 16 đến 18 thì thầy đờn toàn dây cỡ 20, loại dây mà không tay đờn nào đờn nổi vì dây đó lớn và cứng nên rất khó nhấn nhá. Vậy mà thầy nhấn nhá nghe ngon ơ”.

Duyên nghiệp với ghi-ta phím lõm

Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm, sinh tại làng Bình Đăng, nay là xã Bình Hưng, Cần Giuộc, Long An. Thân sinh là ông Đinh Văn Muôn làm nghề đánh xe ngựa và bà Chung Thị Sái tảo tần làm ruộng. Khi “chạy” thầy trị bệnh đậu mùa năm 3 tuổi, thầy thấy thương tình và đặt lại tên theo vì sao: sao Vĩ.

Năm lên 7, gia đình Văn Vĩ xuôi về Bạc Liêu sinh sống. Khi ở Bạc Liêu, cạnh nhà Văn Vĩ có ông thầy đờn. Khi nghe cậu bé mù đờn cò líu (cò có cần ngắn) với “giọng” kéo rất năng khiếu, ông thương tình chỉ bảo không cần trả công. Vài năm sau, gia đình Văn Vĩ chuyển về Thuận Đông, Sài Gòn. Nơi đây Văn Vĩ được học bài bản đờn và luyện hai nhạc khí kìm, cò của hai “cao thủ” là thầy Bảy Thừa và Tư Lai.

Biết đờn, Văn Vĩ cùng Bé Hai (tức “sầu nữ” út Bạch Lan) hợp nhau đi đàn hát dạo kiếm tiền phụ giúp gia đình: “Chọn góc phố đông người, anh đờn em hát, đâu cỡ chục bài thì tiền đầy nón, toàn xu lẻ có khoét lỗ ở giữa. Hai anh em lấy dây xâu lại mang về cho mẹ mà lòng vui như Tết”, danh ca Út Bạch Lan từng kể lại. “Rồi có lúc đang đờn hát dạo, hai người bị lính Mã Tà bắt về bót đánh cho mấy cây ma trắc. May nhờ nhạc sĩ Jean Trịnh và danh ca Thành Công đến bảo lãnh mới được về…

Lần khác, tôi và Văn Vĩ được mời đờn cho một quán ca cổ ở Tân Bình, chưa đờn xong lớp một bản Xuân Tình thì súng nổ rầm rầm trong quán. Tôi dẫn Văn Vĩ chạy vào nhà vệ sinh núp. Văn Vĩ than: “Thúi quá”(!), tôi bảo: “Thà thúi mà không bị ăn đạn, chứ ăn đạn rồi cây ghita để cho ai”, nói xong cả hai cười xòa”, nhạc sĩ Nhị Tấn kể thêm.

Đầu những năm 50, thấy cây ghi-ta phím lõm chơi nghe hay lại đa năng nên Văn Vĩ theo học thầy Tư Thìn rồi thầy Tư A, sau đó “giao du” học hỏi đàn anh như: nghệ sĩ Ba Xây, Mười Út (làm cho Đài Phát Thanh Sài Gòn), thầy Chín Thành…Trải qua nhiều năm khổ luyện với nhiều loại nhạc cụ, qua tay “mài giũa” của rất nhiều bậc thầy âm nhạc nên ngón đờn của Văn Vĩ ngày một cao thâm nên được liệt vào hàng “kinh điển”.

Trời không phụ lòng người, năm 14 tuổi Văn Vĩ đã có tiếng tăm, có chỗ đứng trên sân khấu như gánh hát Minh Tinh, quán Lạc Cảnh. 16 tuổi đã đứng vào hàng ngũ của câu lạc bộ đờn ca tài tử, nơi toàn tập hợp những bậc danh cầm. Năm 21 tuổi Văn Vĩ đã đờn cho Đài Pháp Á (Văn Vĩ tham gia Ban Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn do tài tử Tám Thưa làm trưởng ban) rồi được một loạt quán ca nhạc giải trí và gánh hát có tiếng thời đó mời biểu diễn.

Mãi tới năm 1964, sau ngần ấy năm “bôn ba” trong nghệ thuật, Văn Vĩ mới có được căn nhà trên đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Ở đây ông mở lớp dạy đờn ca cổ nhạc. Từ lò luyện này, bao lớp ca – nhạc sĩ lần lượt thành danh. Về ca có Thanh Hương, Vương Linh, Hoài Thanh…Về đờn có 3 người con trai: Văn An, Văn Hậu, Văn Tài; đệ tử ruột có Văn Bền, Văn Hải, Văn Mách… Đồng thời Văn Vĩ còn cộng tác cho: các hãng băng nhạc (băng từ), đĩa nhựa, Sở Văn hóa, Hội Sân khấu Thành phố, Đài truyền hình, Viện nghiên cứu âm nhạc… (Năm 1981, ông được Viện nghiên cứu âm nhạc công nhận là “Nhạc sĩ Tài tử Nam Bộ” do Viện trưởng Lưu Hữu Phước ký).

Cả cuộc đời “Đệ nhất danh cầm” Văn Vĩ đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc tinh túy của Miền Nam. Ông ra đi để lại một khoảng trống không nhỏ trong Đờn ca Tài tử – Cải lương mà cho tới bây giờ chưa có ai thay thế khỏa lấp được.

oOo

Hòa tấu CỔ NHẠC MIỀN NAM chọn lọc:

Sáu câu vọng cổ dây đào – Văn Vĩ độc tấu:

Vọng cổ 1,2,3 dây ngân giang – Văn Vĩ độc tấu:

Văn Thiên Tường qua Xế Xảng – Văn Vĩ hòa tấu:

Phụng Hoàng – Văn Vĩ hòa tấu:

Trăng Thu Dạ Khúc – Văn Vĩ hòa tấu:

Độc tấu Phụng Hoàng (dây xề) – Văn Hải:

Đoản Khúc Lam Giang – Văn Hải hòa tấu:

Độc tấu Nam Ai Nam Xuân (tổng hợp các dây) – Văn Hải:

Tình mẹ con – Út Bạch Lan:

Lệ Thủy – Út Bạch Lan – Bạch Tuyết:

Đờn ca tài tử cải lương:

Trích đoạn tuồng Duyên kiếp – Vũ Linh, Phương Hồng Thủy, Thoại Mỹ:

Malaguena – Song tấu Guitar & Đàn T’rưng (Vân Anh [Vanessa Vo]):

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Khám Phá Ẩm Thực Đường Phố Tại Malaysia

Malaysia là một đất nước có đa dân tộc, trong số đó bao gồm người Malaysia, người Ấn, người Hoa và các dân tộc khác.Cũng bởi thế, nền văn hóa của đất nước như một bữa tiệc đa sắc màu và điều này được thể hiện qua những điệu múa, âm nhạc, lễ hội và đặc biệt là món ăn đường phố.Khi đi du lịch Malaysia bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những món ăn vô cùng độc đáo

Asam Laksa Satay & Ketupat

Lại thêm một món ăn cay được mệnh danh là món ăn đường phố nổi tiếng của Malaysia. Những que thịt xiên được xắt lát mỏng và được nướng trên bếp lửa thơm nồng mùi thịt nướng được gọi là Satay. Kết hợp với Satay là Ketupat, đây là một loại bánh có hình hộp vuông được làm từ gạo tẻ và thường được gói trong lá dứa hoặc lá cọ. Thịt được dùng cho món ăn này không nhất thiết cùng một loại, có thể là thịt bò, dê hay gà và thậm chí người đầu bếp cũng sẽ thi thoảng sử dụng thịt thỏ, nai, cá… Gia vị không thể thiếu khi nướng Satay là nghệ, màu nghệ giúp món ăn trong đẹp mắt và tăng thêm mùi vị của món này. Sốt chấm ăn cùng phổ biến là nước sốt thịt nấu đậu cay, thường được người dân nơi đây gọi với cái tên Kuah.

Lok Lok Nasi Lemak

Đây là một món ăn vô cùng đơn giản mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong các phiên chợ ẩm thực khi du lịch đến Malaysia. Để dễ hiểu chúng ta có thể gọi là “cơm lá chuối”, theo đúng như tên gọi là một món cơm nấu với nước cốt dừa thơm béo được đặt trên chiếc lá chuối và ăn cùng với rau, dưa chua, lạc rang, cá khô hoặc cà ri. Lá chuối không chỉ giúp món ăn về tầm nhìn trông dân dã mà còn làm dậy mùi thơm và có thể lợi cho sức khỏe về hệ tiêu hóa. Ngoài ra, món ăn này có một loại tương đặc trưng đi kèm với vị cay và ngọt tên là sambal

Apam Balik

Một món bánh ăn nhẹ giống với hình dạng của những chiếc pancake hay bánh bột rán của Việt Nam cũng là một trong những món ăn dường phố của nơi đây. Phần bột được trộn thường bao gồm ngô, bột, trứng gà và các nguyên liệu, gia vị khác nhau. Bánh nhân đậu phộng, đường và ngô sẽ có mùi vị thanh ngọt nhưng không quá béo ngậy cho thực khách, lớp vỏ giòn rụm khi nhai sẽ kích thích vị giác hơn cho món ăn này. Không khó tìm Apam Balik trên các con phố của Malaysia và giá cả thì lại vô cùng phải chăng

Kuih Ketayap

Món ăn cuối cùng trong danh sách ẩm thực này là một món tráng miệng với màu sắc vô cùng bắt mắt và tất nhiên mùi vị cũng sẽ khó quên với du khách. Đây là một loại bánh cuộn có màu xanh ngát đặc trưng của lá dứa nên sẽ mang mùi thơm nhẹ nhàng và man mát, lớp vỏ bánh mềm và dai, chúng ta có thể thấy chúng khá giống với bánh crepe. Nhân bánh được làm từ sợi dừa xào với đường nâu, lá dứa vậy nên khi ăn cảm nhận được sự sần sật của dừa và ngọt thanh từ đường nâu. Sau cùng, bánh được trang trí với lá dứa buộc bên ngoài để tạo hình bắt mắt hơn cũng như cố định được chiếc bánh cuộn. Món ăn này đã góp phần làm cho ẩm thực đường phố tại Malaysia được nhiều người yêu thích hơn.

Đăng bởi: Quân Nguyễn

Từ khoá: Khám Phá Ẩm Thực Đường Phố Tại Malaysia

Đặc Sản Ẩm Thực Đà Thành ( Phần 2)

1, Bánh tráng cuốn thịt heo – món ngon có một không hai tại Đà Nẵng

Đây là món đặc sản nổi tiếng ở Đà Nẵng với cách làm đơn giản nhưng rất dễ ăn. Được làm từ những nguyên liệu chọn lọc kĩ lưỡng, chế biến công phu để tạo hương vị đặc trưng riêng cho món ăn ăn kèm với rau, củ, đặc biệt bí quyết nếm nước chấm chính là tuyệt chiêu làm nên sự hấp dẫn của món bánh tráng cuốn thịt heo ở Đà Nẵng.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Những địa chỉ bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng và giá rẻ ở Đà Nẵng:

Quán Bánh Tráng Thịt Heo Mậu (Địa chỉ 35 Đỗ thúc Tịnh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) lúc nào cũng rất đông khách, ngon, nước chấm đặc biệt, giá cả hấp dẫn chỉ với 55.000/suất ăn no.

Quán Quê Nhà (Địa chỉ K72/1C Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng) ngon nổi tiếng, nhiều thịt, một suất chỉ có giá 35 nghìn/người ăn no.

Quán Bánh tráng Thịt Heo Bà Hường – 364 2 tháng 9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng rất ngon một suất có giá 50 nghìn.

2, Bánh xèo Đà Nẵng

Tham gia tour du lịch Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm, bạn không thể không thưởng thức món bánh xèo ngon nổi tiếng, được làm theo công thức đặc biệt ăn một lần nhớ mãi với một số địa chỉ tin cậy sau đây:

Quán bánh xèo bà Dưỡng (Địa chỉ  K280/23, Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng) được nhiều du khách đánh giá ngon và rẻ, giá một suất khoảng 20 nghìn, nếu hai người ăn chỉ 50 nghìn là no căng.

Bánh xèo Đà Nẵng

Bánh xèo Quảng cô Mười (địa chỉ 23 Châu Thị Vĩnh Tế, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) ngon không kém có giá 15 nghìn/cái, bạn có thể thưởng thức thêm món nem lụi ngay tại quán.

Quán Bà Hồng – 84 Lê Độ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng có giá khá rẻ 5 nghìn/cái nước chấm ngon, đặc biệt quán còn bán bún thịt nướng và nem lụi các bạn có thể thỏa thích lựa chọn.

Quán Bánh Xèo Tôm Nhảy (Đặc Sản Quy Nhơn) – 140 Nguyễn Đức Trung, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng có hương vị đặc trưng nên rất đông khách.

3, Chè xoa xoa hạt lựu Đà Nẵng

Được nấu từ rau câu, hạt lựu được làm từ bột lọc, thạch đen và nước cốt dừa tạo nên hương vị thơm ngon, mát lành của mòn chè xoa xoa hạt lựu. Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi.

4, Ốc hút Đà Nẵng

Đây là món ăn đặc biệt mà bất kì du khách nào đi tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm cũng muốn thưởng thức. Đó là món ốc xào sả ớt, ốc bươu, ốc đắng…bên vỉa hè hút ốc bằng tay vừa ăn vừa cảm nhận hương vị cay mặn tuyệt vời.

Hãy thưởng thức món mít trộn được làm từ mít non trộn gỏi thịt hoặc tôm, đậu phụ và hành phi, gia vị, rau thơm…tạo hương vị quyến rũ, bắt mắt. Để thưởng thức món ăn vặt nổi tiếng này vào buổi tối trên đường ông Ích Khiêm, Phạm Văn Nghị…có giá rất bình dân chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.

Hoặc thưởng thức cà phê, trà các bạn nên tới Trúc Lâm Viên 5 Trần Quý Cáp, quán trà cafe nhà cổ, không gian đẹp, đồ uống giá hợp lý.

Một số địa chỉ ăn vặt nổi tiếng khác ở Đà Nẵng

– Quán bánh tráng kẹp Dì Hoa (địa chỉ 62/2A Núi Thành, Quận Hải Châu, Đà Nẵng) được giới trẻ rất thích, có giá khoảng 12k/suất, đồ uống cũng rất ngon.

Quán Oggy Sushi Dimsum – 441 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Bán nhiều món ăn lạ và độc dáo như cari, trứng cút, mì lạnh, lẩu bò.

Đăng bởi: Dương Văn Hùng

Từ khoá: ĐẶC SẢN ẨM THỰC ĐÀ THÀNH ( Phần 2)

Cập nhật thông tin chi tiết về Trường Phái Ẩm Thực Cổ Truyền Tứ Xuyên trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!