Bạn đang xem bài viết Truyện Ngắn Làng Tác Giả: Kim Lân – Đăng Trên Tạp Chí Văn Nghệ Năm 1948 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện ngắn Làng
Nghe truyện ngắn Làng:
Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc con bé lớn ông Hai thu que đóm cháy lập lòe trong chiếc nón rách tất tả đi từ nhà bếp lên, và bà Hai ngồi ngây thuỗn cái mặt trước đĩa đèn dầu lạc, lầm bầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền chuối, tiền kẹo… thì ông Hai vùng dậy, sang bên bác Thứ nói chuyện. Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn. Nằm nghe tiếng súng dội trong đêm tối và nhất là cái tiếng rì rầm tính toán tiền nong của mụ vợ, tự nhiên ông sinh ra nghĩ ngợi vẩn vơ, nó bực dọc làm sao ấy. Mà ông, thì không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào. ông vốn là người hay làm, ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân ngơi tay. Không đi cày đi cuốc, không gánh phân tát nước thì ông cũng phải bày vẽ ra công việc gì để làm: đan rổ, đan rá hay chữa cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp. Từ ngày tản cư lên đây, suốt ngày mấy bố con nhong nhóng ngồi ăn, tối đến lại nghe những tiếng rì rầm tính toán ấy, ruột gan ông cứ nóng lên như lửa đốt. Ông phải đi chơi cho khuây khỏa. Lần nào cũng như lần nào, cứ vừa nhô đầu qua cái mái lá bên gian bác Thứ là ông lão hỏi ngay: “Thế nào, hôm nay có gì không bác?” Không đợi trả lời, ông lão nói luôn:
Hoặc:
– Báo Cứu quốc hôm nay nghe sướng quá. Cụ Hồ đối đáp với các nhà báo ngoại quốc đâu vào đấy. Cứng rắn mà lại mềm mỏng lắm. Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn Độc lập và Thống nhất thôi, không thì dân ta đánh đến cùng. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục. Mà có khi nào mình lại không Thống nhất, Độc lập được hở bác? Rồi ông nói đến chuyện tản cư, chuyện Tây khủng bố, truyện Việt gian, chuyện thổ phỉ… những chuyện ông lượm được hồi trưa, ở ngoài điếm. Cả chuyện chính trị, quân sự nữa. Ta bố trí nó thế này, ta bố trí nó thế kia. Ta chính trị nó thế này, ta chính trị nó thế khác. Rất trơn tru, rất thành thạo mà chẳng đâu vào đâu cả. Ông lão kéo dài một bên ria mép ra, tủm tỉm:
– Cũng là học lỏm cả thôi đấy bác ạ… Chả là tôi cũng là phụ lão cứu quốc mà… Và cuối cùng, khi câu chuyện tin tức hàng ngày đã nhạt rồi, thì ông xoay đến chuyện cái làng của ông. Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh.
Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông Hai vẫn có tính khoe làng như thế xưa nay. Hồi còn đế quốc Pháp, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông. Ông có vẻ hãnh diện cho làng có được cái sinh phần ấy lắm: “Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi. Có lăm lắm là của. Vườn hoa, cây cảnh nom như động ấy. Thấy bảo còn hơn cái lăng cụ thiếu Hà Đông nhiều cơ mà!” Mỗi bận có khách bên họ ngoại ở dưới tỉnh Nam lên chơi, thế nào ông lão cũng phải dắt ra xem lăng cho kì được. Ông mê man giảng giải cho họ: cái tượng đá này là ông Hoàng Thạch Công đánh rơi giày. Những người bằng sứ kia là bát tiên quá hải. Cái ông đắp bằng xi măng lù lù ở giữa hồ bát giác kia là là… lấy kiểu tận xa lắm, đâu như tận bên chùa Đế Thích. Còn như cái cọc sắt nhọn hoắt cắm vào cái bầu rượu có đắp bốn con dơi quét vôi vàng mãi tít trên ngọn sinh phần kia là máy thu lôi. Khiếp lắm! Sấm sét là thu tất cả vào trong ấy.
– Chả nguyên là “cụ tôi” phòng sau này nằm xuống bất hạnh sét có đánh phải cũng không việc gì mà. Xem! Trí lực của người ta có khiếp không?
Ông lão vừa nói vừa nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại giãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. Ông thấy cái lăng tẩm ấy một phần như có ông. Nhưng từ ngày khởi nghĩa thì người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa. Ông đã bảo ông thù nó cơ mà. Cái lăng ấy nó làm khổ ông, nó còn làm khổ bao nhiêu người làng này nữa. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. Có người ốm, có người chết, có người làm mấy tháng trời không được đồng công nào. Cái chân ông đi khập khễnh bây giờ cũng vì cái lăng ấy. Ông bị một chồng gạch đổ vào bại một bên hông. Bây giờ khoe làng, ông lão lại khoe khác. Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên lại phải đệm tiếng ạ… thườn thượt đằng sau: “Nghiêm ạ!… Nghỉ ạ!… Vác súng lên vai ạ!…”. Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông thì làm công trình không để đâu hết. Ông lão kể rành rọt từng cái một. Cái thì đắp ở đầu xóm Ba Khu, cái thì xây ở Ngõ Mái, cái thì xẻ thông từ đầu phố trên đến tận đầu phố dưới. Cửa mạch nhà nào cũng đục, có thể đi suốt làng không phải ra đến đường cái. Cũng có khi ông lão lại ngậm ngùi kể lại những chuyện ngày xửa ngày xưa nào không biết, ông bị bọn hương lý trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán. Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn trên chiếc chõng tre nhà bác Thứ mà nói liên miên hết cái đường xóm kia tốt, cái giếng xóm kia trong với những chuyện đẩu chuyện đâu về cái làng của ông lão, làm như bác Thứ cũng quen biết và bận tâm đến những thứ ấy lắm. Thực ra ông lão chỉ nói cho sướng miệng và đỡ nhớ cái làng của ông chứ cũng chẳng chú ý gì đến người nghe có thích nghe lắm không. Đôi khi thấy mình mãi nói quá, mà bác Thứ hình như lơ đễnh những đâu đâu, ông lão lại nhắc:
– Cậu vẫn nghe đấy chứ? Thì bác Thứ giật mình, trả lời vội vàng:
– Có! Có! Tôi vẫn nghe đây, ông kể nốt đi… Thế là ông lão lại kể. Nhưng cũng có nhiều bận đang ngồi nói mãi mê như vậy bỗng dưng ông ngắc lại, mặt ông thần ra, ông nghĩ ngợi một lúc lâu rồi thủ thỉ:
– Chuyến này bước chân ra đi… Năm năm, ba năm hay mươi mười lăm năm, không biết có còn về được đến làng đến nước nữa không đây. ông lão im lặng, thở dài:
– Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải đi, chứ những như một mình tôi, thì tôi ở lại làng với anh em cơ đấy. Quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót hả bác?…
Thực tình ông Hai không muốn tản cư lên trên này một tí nào. Trong làng còn có một số anh em ở lại, họ quây quần với nhau khoảng chừng năm, sáu nóc nhà giữa làng. Ngày ngày cùng anh em đi đào đường đắp ụ, công việc bề bộn, ông chẳng còn kịp nghĩ gì đến vợ con, nhà cửa nữa. Năm bảy lần bà Hai nhắn về thúc phải lên ngay, ông chỉ nhăn mặt kêu: “Công việc đang như lửa đốt thế này đã lên thế nào được”. Hôm bà Hai về đón, ông lão lại toan không đi. Ông nghĩ: mình sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ. Ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này mình lại đâm đầu bỏ đi còn ra thế nào nữa. Công việc là công việc chung chứ của riêng mình ai? Ông lão bảo vợ:
– Tôi thì tôi không đi được đâu. Mẹ con mày trên ấy liệu bảo nhau xoay xỏa mà làm ăn. Ở nhà rồi tôi cũng cố cày cấy, thêm thắt vào tôi gửi lên cho, tản cư thì cũng phải thiếu thốn một tí chứ, lại như ngày trước thì có đâu.
Nhưng bà Hai khóc lóc, bà năn nỉ bắt ông phải đi, bà bảo:
– Thế ông định bỏ mẹ con tôi chết đói à? Ông phải lên trông nom chúng nó cho tôi xoay xỏa chứ. Rồi bà khẩn khoản nói với mọi người, khẩn khoản với đồng chí thôn đội trưởng, mọi người đồng ý để ông Hai đi, ông Hai đành phải nghe theo. Ông buồn khổ lắm, nhưng cũng không biết làm thế nào. Tình cảnh mẹ con chúng nó quả là có gieo neo thật. Một nách ba đứa con dại, vốn liếng lại chẳng có, cứ nhong nhóng ôm con ở nhà thì lấy gì mà ăn? Nhà có người đàn ông nó như nhà có nóc ấy. Ông lên rồi làm thuê làm mướn thêm cặp vào cũng đỡ vực được ít nhiều. “Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là kháng chiến”…
Mụ nhòm xó này một tí, nhòm xó kia một tí, rồi lục. Mụ giơ lọ tương lên ngắm rồi đặt xuống, mụ mở thạp gạo ra xem, lại đậy vào, mụ lục bồ moi chiếc áo ra ướm thử vào người, rồi ném trả. Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao. Đồ ăn thức đựng của mụ, mụ cất kỹ đi. Con dao, cái chậu, bó củi của người ta mụ dùng tự nhiên, hồ cất đi, mụ lại lôi ra. Không tìm thấy thì mụ nói móc, nói máy như chính mụ bị người ta hà hiếp. Đến cả cái ăn, cái uống mụ cũng rây phần vào. Có cái nồi nước giải mua để tăng gia một tí, mụ cũng lấy hết. Trong nhà động có thức gì mụ đã biết rồi. Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem.
– Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là chiều mụ sai con bưng bát đến xin. Mụ đẩy lưng thằng bé:
– Con cứ xuống mà xin, tội gì. Có cái gì ăn giấu, mà mụ biết thì mụ đánh hơi. Mụ đứng giữa nhà, hếch cái mũi lên hít hít:
– Có cái gì mà thơm gớm, y như mùi bánh rán ấy anh em ạ. Mẹ kiếp nhà này nó giấu. Cứ lâu lâu, mụ lại vay tiền. Lúc mua trầu vỏ, lúc mua diêm thuốc, mớ rau, con cá… Có đòi thì mụ chủng chẳng:
– Tớ trừ vào tiền thuê nhà đấy. Mụ cười rất nhạt:
– Nói đùa đấy chứ, mai tớ cuốc mẻ sắn tớ bán tớ khắc trả. Và mụ tiếp luôn:
– Này, nói thì bảo là tham, cái nhà ông Hai này, với bác Thứ bên kia ở, thật tớ đếch được cái gì, ở xóm dưới, cánh hàng xáo họ ở, họ nuôi lợn được vô khối là “khuẩn”. Nói thật, tớ cho ở nhờ chỉ chủ có mỗi cái “khuẩn” thôi…
Ngay từ dạo mới lên, ông Hai đã bực mình với mụ ấy lắm rồi. Nghe xóm giềng ở đây người ta nói, ông biết mụ không phải là người đứng đắn. Mụ lấy đến người chồng này là đời chồng thứ ba rồi; hai người trước, người thì người ta bỏ mụ, người thì mụ bỏ người ta. Tính nết lành chanh lành chói, chỉ bắt nạt chồng. Người chồng thì lại hiền lành quá, cả ngày cặm cụi làm. Vợ nói, có tức lắm thì cũng chỉ đỏ mặt lên văng tục văng giác mấy câu rồi thôi. Ông Hai ghét mụ chủ lắm. Ông không muốn ở chung ở chạ với những người như thế. Năm lần bảy lượt ông bảo vợ dọn nhà đi nơi khác. Nhưng bà Hai cứ lần chần. Bà bảo:
– Biết rằng đâu hơn đâu, hay là lại quá tội. Trong làng ngoài phố nhà nào cũng ba bốn bếp tản cư cả. Có được chỗ chui ra chui vào như thế này là may mắn lắm rồi còn gì nữa. Ông lão đành phải dùi dắng chờ vậy.
– Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
– Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy. ông lão giơ tay chỉ lên nhà trên:
– Nó thì rút ruột ra, biết chửa! Dứt lời ông bước vội ra ngoài. Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ rạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả. Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Gặp ai quen ông Hai cũng níu lại cười cười:
– Nắng này là bỏ mẹ chúng nó! Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “Chúng nó nào?”. Thì ông lão bật cười, giơ tay trỏ về phía tiếng súng:
– Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù. Dứt lời, ông lão lại đi, làm như đang bận nhiều công việc lắm. Cũng như mọi hôm, việc đầu tiên là ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. Ông cũng đã có học được một khóa bình dân học vụ ở làng, cũng đã biết đọc, biết viết. Nhưng chữ in khó nhận mặt chữ, ông đọc nó cứ bập bõm, câu được câu chăng, mà chả lẽ cứ nghếch cổ lên giữ chịt lấy tờ báo không cho người khác xem nữa? Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay may quá, vớ được anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng tiếng một, cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay.
– Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?” Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ được một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
– Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá!
– Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
– Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
– Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:
– Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.
– Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
– Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
– Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
– Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:
– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.
Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?… Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa. Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
– Này thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra trên giường không nói gì.
– Thầy nó ngủ rồi à?
– Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích:
– Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
– Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.
– Thế nhưng người ta đồn trên này người ta không chứa những người chợ Dầu nữa thầy nó ạ.
Nghe ngóng một chút, không thấy chồng trả lời, bà lão lại cúi xuống lầm bầm tính. Nét mặt bà lặng đi, chịu đựng và nhẫn nhục. Bên gian bác Thứ đã ngủ từ lâu, chung quanh đều im lặng… Một vài tiếng chó nhúc nhắc sủa phía xa, và có tiếng trẻ khóc văng vẳng trong tiếng gió. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài… Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
– Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.
Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:
– Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ. Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.
Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao? Một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê hơn cả những tiếng kia nhiều. Ấy là mụ chủ nhà. Từ ngày xảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. Sáng chiều bốn buổi đi làm đồng về, mụ kéo lê cái nạo cỏ quèn quẹt dưới đất, qua cửa, mụ nhòm vào nói những câu bóng gió xa xôi, như khía vào thịt ông lão. Thôi thì bây giờ thế nào mà chả phải chịu. Có được chỗ chui ra chui vào là may lắm rồi. Mỗi lần mụ nói, ông lão chỉ cười gượng làm như không biết chuyện gì. Ông thì muốn lặng đi như thế, nhưng mụ chủ nhà có để cho ông yên đâu. Sáng hôm nay lúc bà Hai sắp sửa quang gánh ra hàng thì mụ chủ nhà không biết đi đâu về, mụ đứng dạng háng ở ngoài sân nói chõ vào:
– Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn mấy?…
– Chưa bà ạ. Mời bà vào chơi trong này!
– Vâng bà để mặc em… À, bà Hai này!… Mụ chạy sát vào bực cửa, thân mật:
– Trên này họ đồn giăng giăng ra rằng thì là làng dưới nhà ta đi Việt gian theo Tây đấy, ông bà đã biết chưa nhỉ?… Nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa.
Mụ chủ chép miệng, giọng ngọt xớt:
– Em cứ khó nghĩ quá… ông bà cũng là người làm ăn tử tế cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào. Đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy… Này, ở với nhau đang vui vẻ, ông bà dọn đi, em lại cứ nhớ đáo để đấy nhớ.
Bà Hai cúi mặt xuống rân rấn nước mắt, bà nói:
– Vâng… thôi thì dân làng đã chả cho ở nữa, chúng tôi cũng đành phải đi nơi khác chứ biết làm thế nào. Nhưng xin ông bà trên ấy nghĩ lại thư thư cho vợ chồng chúng tôi vài ba hôm nữa. Bây giờ bảo đi, vợ chồng chúng tôi cũng không biết là đi đâu…
Mụ chủ đi rồi, bà Hai và con bé lớn nước mắt ròng ròng, lẳng lặng gánh hàng ra quán. Vợ chồng cũng chẳng dám nói với nhau câu gì. Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?… Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu. “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khoét như thế lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng đóng ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
– Là con thầy mấy lị con u.
– Thế nhà con ở đâu?
– Nhà ta ở làng chợ Dầu.
– Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
– Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
Khoảng ba giờ chiều hôm ấy, có một người đàn ông đến chơi nhà ông Hai. Hắn cũng là người chợ Dầu. Hai người thì thầm ở góc nhà một lúc lâu rồi thấy ông Hai đóng khăn áo chỉnh tề tất tả theo hắn đi. Ông vội vã đến quên cả dặn trẻ coi nhà. Ông Hai đi mãi đến xẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ ông lão đã lên tiếng:
– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão vội rút cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
– Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải kể cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão. Đến ngay cả mụ chủ nhà là người ông lão yên trí, nghe tin này thế nào mặt mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo:
Advertisement
– A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy… Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên chả ai bảo sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu. Mụ cười khì khì:
– Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn… mà ăn mừng đấy! Ông Hai gật gật:
– Được, được, chuyến này rồi phải nuôi chứ…
Tối hôm ấy ông Hai lại sang bên gian bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông. Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao; rành rọt tỉ mỉ như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật…
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
– Quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng.
– Vốn gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
– Ngoài sự nghiệp sáng tác, Kim Lân còn được biết đến với vai trò là một diễn viên (vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong Chị Dậu…)
– Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)…
– “Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Truyện được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Gồm ba phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Ông lão đành phải dùi dắng chờ vậy”. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
Phần 2: Tiếp theo đến “Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
Phần 3. Còn lại. Niềm vui sướng của ông khi nghe tin cải chính.
Mẫu 1
Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Mẫu 2
Truyện kể về nhân vật ông Hai. Ông vốn rất yêu làng của mình. Chiến tranh xảy ra, gia đình của ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về quê hương. Ông vẫn thường khoe về tinh thần kháng chiến của làng mình. Một lần nọ, ông nghe tin làng mình theo giặc. Điều đó khiến ông rất buồn bã và xót xa. Khi về đến nhà, ông nằm vật ra. Ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu. Thậm chí, ông còn trò chuyện với thằng con trai út. Và cuối cùng ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Mẫu 1
Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. “Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông. Khi đặt cho tác phẩm của mình nhan đề này, nhà văn muốn qua đó gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước tiên, “làng” là một từ dùng để chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất nước ta. Khi đặt vào tác phẩm của Kim Lân, nhà văn đã xây dựng được hình ảnh “làng chợ Dầu” – quê hương của ông Hai (nhân vật chính của tác phẩm). Làng Chợ Dầu vốn là một làng có tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng. Nhưng ở nơi tản cư, ông Hai lại nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, phản bội lại đất nước. Điều đó khiến ông Hai cảm thấy dằn vặt, đau xót để rồi quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Qua đó, nhà văn khẳng định đối với nhân dân Việt Nam, tình yêu nước – tình cảm chung đã vượt lên trên tình yêu làng – tình cảm cá nhân. Không chỉ vậy, nhà văn còn muốn nhấn mạnh về sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân Việt Nam. Làng Chợ Dầu chỉ là một trong số rất nhiều ngôi làng khác có được tinh thần yêu nước, nhiệt huyết cách mạng như vậy.
Mẫu 2
– “Làng” là một từ dùng để chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất nước ta. Nhưng Kim Lân không đặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng Chợ Dầu” mà lại là “Làng”, giúp nhan đề có tính khái quát hơn.
– Nhà văn không chỉ đề cập đến một cái làng cụ thể. “Làng” là hình ảnh mang tính biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Đồng thời, nhà văn cũng gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của những người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí và ngôn ngữ của nhân vật.
(1) Mở bài
Giới thiệu về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Làng.
(2) Thân bài
a. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
– Ông Hai luôn đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ đến những ngày tháng làm việc cùng với anh em.
– Khoe về làng mình: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre.
– Đến phòng thông tin: đọc báo, nghe tin tức về cuộc kháng chiến.
– Khi nghe đến tin về chiến thắng của ta, “ruột gan ông lão cứ múa vui cả lên” .
b. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
* Khi vừa mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Ông sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
– Tin tức làng chợ Dầu theo giặc như một tiếng sét giáng xuống đầu ông, nhưng khi trấn tĩnh lại liền tỏ ra nghi ngờ, không tin: “Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?…”
– Những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.
– Từ đấy, trong tâm trí của ông chỉ nghĩ về cái tin dữ ấy. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
* Khi về đến nhà
– Ông Hai nằm vật ra giường, nhìn lũ con lại thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ.
– Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
– Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
* Những ngày sau đó:
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
– Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
– Thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
– Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu: Về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
– Ông hai đã trò chuyện với đứa con trai út, để rồi đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
c. Niềm vui sướng của ông khi nghe tin cải chính
Thái độ hoàn toàn thay đổi:
– “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
– “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”…
– Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc.
– “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
Tình Huống Truyện Làng (4 Mẫu) Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân
Nêu tình huống của truyện ngắn làng của Kim LânTình huống 1: không rõ nét khi rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Do bắt buộc phải đi, có thể không coi là tính huống.
Tình huống 2: khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào cái làng thân yêu của mình. Và đặc biệt là đi đâu ông cũng khoe về nó, khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng. Ấy vậy mà bây giờ lại có tin làng Dầu của ông theo Tây! Cái tin ấy là một cái tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe khoang những điều hay về nó.
Tình huống truyện kết thúc: Khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ánh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.
Tình huống truyện ngắn Làng của Kim LânÔng Hai là một người nông dân yêu làng, dù phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tin tức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn. Tuy nhiên, bỗng nhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. Đây là 1 tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. Ông là 1 người tin và yêu làng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tề theo giặc. Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra. Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước.
Ý nghĩa tình huống truyện LàngGiúp nhân vật ông Hai bộc lộ được tình yêu làng cũng như tinh thần trung thành với cách mạng của ông. Tâm trạng của ông đã thay đổi hoàn toàn từ khi nhận được tin làng theo Tây cho đến khi được tin làng cải chính. Qua đây, nhà văn Kim Lân muốn khẳng định vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, yêu làng của những người nông dân Việt Nam.
Phân tích tình huống truyện LàngCó những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”.
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù”, Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định “thù” làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì “mới mẻ hơn” khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất “người” của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: “Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng”. Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muốn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Advertisement
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!… mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Tóm Tắt Làng Kim Lân ❤️️ 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Súc Tích Và Đầy Đủ Là Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Khi Học Tác Phẩm.
Tóm tắt bài Làng bằng sơ đồ tư duy
Gợi ý viết tóm tắt Làng hay nhất sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những cách diễn đạt sinh động và linh hoạt hơn.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng 🌳 10 Bài Văn Mẫu Hay
Bài tóm tắt Làng ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho những bài kiểm tra liên trên lớp quan đến tác phẩm.
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng, dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền.
Sau đó có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại, thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy, dù mất đi tài sản nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Đọc nhiều hơn ☀️ Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng ☀️ 15 Mẫu Hay
Tham khảo gợi ý tóm tắt bài Làng ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng soạn bài và chuẩn bị cho những tiết học đạt hiệu quả cao.
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình.
Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa.
Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn.
Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
Gợi ý cho bạn 🌳 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌳 Văn Mẫu Tuyển Chọn
Luyện tập viết tóm tắt truyện ngắn Làng khoảng 10 dòng sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức và cốt truyện cơ bản của tác phẩm.
Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về. Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy. Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây “toàn là sai sự mục đích cả!”
Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt…. rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư.
Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian.
Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Lặng Lẽ Sa Pa 🌼 17 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, toàn dân tham gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu.
Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường.
Ở đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, ông mùng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi.
Qua nhân vật ông Hai, tác phẩm thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu đậm đi từ tự phát đến tự giác của người nông dân Việt Nam những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện còn cho thấy tấm lòng trân trọng, nâng niu của nhà văn đối với những con người hiền lành, nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong mình những tình cảm cao quý, lớn lao.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí 💕 16 Bài Mẫu Văn Bản Hay
Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rồ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian.
Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🍀 15 Bài Mẫu Hay
Bài tóm tắt chi tiết tác phẩm Làng sẽ là tư liệu văn mẫu hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học và ôn tập văn bản.
Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tam chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài. Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư.
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu.
Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về.
Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn. Trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.
Đón đọc tuyển tập 💕 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 15 Bài Mẫu Hay
Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện kể về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.
Ông Hai yêu quê hương mình, yêu làng Dầu của mình vô cùng. Đi bất cứ đâu, ông đều kể về làng của mình, ông khoe làng Dầu, kể cho mọi người nghe những câu chuyện về làng Dầu mà cũng chẳng cần ai nghe, ông kể chỉ để cho sướng miệng, cho vơi nỗi nhớ.
Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình.
Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng.
Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Phong Cách Hồ Chí Minh 💧 12 Bài Mẫu Ngắn Hay
Sau cách mạng tháng Tám, ông khoe làng trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, dân làng tích cực đào hào giao thông, tập quân sự chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Khi buộc phải đi tản cư theo chủ trương của Chính phủ, ông và vợ con vẫn luôn theo dõi tin tức làng Dầu. Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.
Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ. Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🌺 Tóm Tắt Cố Hương Lỗ Tấn 🌺 12 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng … ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.
Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông.
Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình.
Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
Gợi ý cho bạn 🍀 Tóm Tắt Bài Tuyên Bố Thế Giới Về Sự Sống Còn 🍀 10 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến.
Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì làng phản cách mạng.
Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Thuế Máu 🌹 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ.
Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội. Mặc dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Tóm Tắt Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình 🌟 11 Bài Mẫu Hay
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân 4 Dàn Ý & 15 Bài Văn Mẫu Lớp 9 Hay Nhất (Sơ Đồ Tư Duy)
Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc đến khi nghe tin cải chính thể hiện rõ nét nhất hình ảnh người nông dân Việt Nam yêu nước. Vậy mời các em cùng tải miễn phí về tham khảo, để hiểu rõ những cung bậc cảm xúc của ông Hai, ngày càng học tốt môn Văn 9.
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng hay nhất
Sơ đồ tư duy Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai
Dàn ý chi tiết diễn biến tâm trạng ông Hai (4 mẫu)
Phân tích chuyển biến tâm trạng của ông Hai
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng (12 mẫu)
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
Đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai
Sơ đồ tư duy Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai Dàn ý chi tiết diễn biến tâm trạng ông Hai1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
2. Thân bài
a. Khái quát về hoàn cảnh của nhân vật ông Hai
Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình tôi phải đi tản cư.
Ở nơi ở mới, ông tích cực tăng gia sản xuất nhưng luôn nhớ về ngôi làng của mình, không biết làng đã thay đổi ra sao.
Luôn nhớ về những kỉ niệm lúc còn ở làng.
Chán ngán nơi ở hiện tại và luôn mong được quay trở về làng.
Trước khi nghe tin làng theo giặc: Náo nức nghe ngóng thông tin của cuộc kháng chiến.
b. Khi nghe tin làng theo giặc
Khi có người nhắc đến làng mình thì giật bắn người.
Khi nghe tin làng mình theo giặc: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi, tưởng như không thể thở được, không tin vào những gì đã nghe.
Cố gắng lảng tránh tin đồn đó: đau đớn đến uất nghẹn, trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to và đi về.
Nghe tiếng người khác chửi làng Việt gian theo giặc mà tưởng chửi mình, chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông cứ giàn ra.
Cảm thấy tủi nhục, không dám đối mặt với người khác. Sợ bị đuổi phải quay lại làng nhưng lại kiên quyết không về cái làng theo giặc ấy.
Suốt mấy ngày chỉ ở nhà, khi nghe ai nhắc đến Việt gian hoặc chuyện đó thì giật mình, tủi nhục.
Sau khi biết làng mình không theo giặc thì vui vẻ trở lại, đi khoe khắp nơi về quá trình đánh giặc của làng mình như thể mình vừa trực tiếp tham gia chiến đấu với giọng đầy tự hào.
3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật ông Hai và nội dung, nghệ thuật của câu chuyện.
…..
Phân tích chuyển biến tâm trạng của ông HaiKim lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Ông viết ít nhưng tác phẩm nào cũng sâu sắc, truyền tải được vẻ đẹp đời sống của con người việt Nam hồn hậu. Truyện ngắn Làng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho giọng văn Kim Lân. Với giọng văn bình dị, đằm thắm, Kim Lân đã thể hiện sâu sắc những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật Ông Hai, một người nông dân hiền lành có tình yêu làng sâu đậm.
Làng được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.
Có thể nói, trong các nhà văn trước và sau cách mạng, Kim Lân là nhà văn sống gần gũi và am hiểu đời sống của người nông dân Việt Nam nhất. Ông không chọn những đề tài lớn để thử thách ngòi bút của mình mà lại đi vào những tình cảm nhỏ bé nhưng không kém phần kịch liệt trong con người. Ở đó, ông nhìn thấy cái vẻ đẹp trong sáng, bình dị trong tâm hồn của người nông vốn bị cuộc sống xô bồ che lấp. Ở đó, ông nhìn thấy sự chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trước cuộc chiến chống thực dân Pháp.
Tư tưởng của truyện được cụ thể hóa qua hình tượng nhân vật ông Hai. Ông Hai là một lão nông hiền lành, chân chất. Ông rất yêu và tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Ông yêu mến từng cái cây, con đường, hàng gạch, lối đi và tất cả những gì mà làng Chợ Dầu có. Ông yêu mến con người của làng Chợ Dầu hiền lành, thân thiện và quả cảm.
Ông mường tượng tất cả đều gắn chặt với cuộc đời ông không thể tách rời và mỗi khi có ai đó chê bai hay này nọ về cái làng của ông, ông đều tỏ ra không hài lòng. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Mỗi hình ảnh của làng đều đem đến cho ông một tình yêu mến vô hạn. Đó cũng là tình cảm vốn có từ ngàn đời nay của người nông dân Việt Nam gắn bó máu thịt với quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của tổ tông. Thế nhưng, ở nhân vật ông Hai, đó là một tình cảm đặc biệt, thiêng liêng lắm.
Cũng vì quá yêu làng như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Ông thắm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra bực bội, ít nói, ít cười, lúc nào cũng lầm bầm.
Thế nhưng ông lại không muốn đứng ngoài cuộc, ông muốn làm gì đó chứ không chịu ngồi im khi trong lòng ông đang rộn ràng. Hằng ngày, ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến…Tuy ít học, không biết chữ nhưng lại rất thích nói chữ, thích nói chuyện chính sự dù cũng không hiểu lắm các thuật ngữ chính trị, thích nói những chuyện to tát cho nó có cái không khí cách mạng. Và ông cho rằng đó là cách ông yêu nước, yêu kháng chiến, ông muốn cuộc chiến của dân tộc nằm trong lòng ông, không xa rời.
Sự việc ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc là một sự thử thách lớn đối với tình yêu làng, yêu nước của ông. Đồng thời nó cũng quyết định lập trường cách mạng của người nông dân trong tình thế ngặt nghèo của đất nước. Ông Hai đã sững sờ, chết lặng người đi, rồi cảm giác xấu hổ, uất ức nghẹn trào khi nghe tin dữ đó.
Đối với ông, đó làm một cái tin không thể tin được, không thể chấp nhận được. Từ đỉnh cao của niềm vui,niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Làm sao làng chợ Dầu có thể theo giặc? Làm sao người chợ Dầu có thể phản bội ông, phản bội cách mạng? Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy.
Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một lần nữa.
Tình huống truyện đã đặt nhân vật trong sự dằn vặt, đấu tranh ghê gớm. Đó là một “chất liệu xúc tác” có năng lực thanh lọc những tình cao cao quý của con người. Trước vận mệnh của đất nước và sự chuyển biến mạnh mẽ của dân tộc bắt buộc họ phải thay đổi hướng về nhiệm vụ chung. Thế nhưng, điều đó không phải dễ dàng và thật khó phát hiện. Tình yêu làng của ông Hai không có gì sai, thậm chí là rất cao đẹp. Nhưng ngay lúc này, đất nước đang cần có một tình cảm lớn hơn, đó là tinh thần yêu nước, cùng góp sức mình trong mặt trận chống kẻ thù.
Từ lúc nghe tin, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy, nó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh, day dứt không nguôi. Nghe đâu chửi bọn Việt gian là ông thấy đau nhói trong tim. Bao nhiêu điều tự hào về làng, về quê hương như đỗ vỡ trong tâm hồn người nông dân rất mực hiền lành ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bất lương bán nước theo giặc. Và các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục khủng khiếp ấy.
Sự tủi hổ của ông Hai những ngày sau đó khẳng định mạnh mẽ điều này. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.
Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. Họ có thể vì cách mạng vì đất nước mà hi sinh tình riêng, hướng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nước nhà.
Cuộc giải bày của ông Hai khi nói với đứa con nhỏ thật cảm động. Dù đã quyết liệt nhưng ông Hai không khỏi đau lòng, ấm ức. Và khi tình huống truyện đạt đến cao trào, tình cảm dâng lên đỉnh điểm thì Kim Lân lại cho nó bùng phát một lần nữa cởi trói cho nhân vật yêu mến của mình. Đúng lúc ông Hai quyết định rõ ràng lập trường của mình thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Nỗi niềm đau khổ của ông Hai trong những ngày qua lớn lao bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc cũng dạt dào bấy nhiêu. Ông muốn nhảy cẫng lên, muốn hét thật lớn để giải thoát bao ấm ức, bao kìm nén, bao tủi nhục bấy lâu, lên tiếng minh oan cho chính mình.
Phần xử lí cốt truyện tài tình thể hiện sự cảm thông sâu sắc và tình yêu mến lớn lao của nhà văn đối với người nông dân hiền lành, yêu nước. Thế rồi, ông lại đi khắp nơi, gặp ai ông cũng nói làng chợ dầu không theo giặc, làng chợ dầu kháng chiến với niềm hân hoan tột cùng.
Có thể nói, cái tài tình của Kim Lân là đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, đầy thử thách, cách xử lí cốt truyện mang đậm chất tâm lí. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn tự nhiên mà sâu sắc, tinh tế. Đặc biệt ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân vốn là thế mạnh của nhà văn nông dân tài hoa này.
Những chuyển biến âm thầm nhưng mới mẻ trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp được biểu hiện rõ ràng qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng Diễn biến tâm trạng ông Hai – Mẫu 1Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn hiện thực sâu sắc của văn học Việt Nam, ông còn được mệnh danh là nhà văn nông thôn với nhiều tác phẩm viết về nông thôn xuất sắc. Tuy Kim Lân viết không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng để lại ấn tượng rất tốt trong lòng độc giả. Ông được sinh ra ở nông thôn, là con đẻ của nông thôn nên ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của nông dân nghèo. Nhân vật của ông thường hiền hậu, chất phác và khao khát sự bình yên. Làng là một tác phẩm viết về đề tài nông thôn xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đó, nhân vật chính là ông Hai, ông yêu cái Làng vô cùng vì thế khi Pháp đánh chiếm ông quyết định ở lại Làng làm du kích, đánh giặc dù tuổi đã cao.
Đối với mỗi con người trong chúng ta, ai cũng đều có quê hương và có một tình yêu quê hương tha thiết, nồng nàn nhưng ở mức độ khác nhau. Có người yêu đến nỗi không thể rời xa, có người tuy yêu nhưng vẫn có thể đi nơi khác để tìm kế sinh nhai, phát triển. Dù là tình yêu ở mức độ nào cũng đều đáng được trân trọng. Còn ông Hai, ông chính là người nông dân hiền lành chất phác có một tình yêu Làng tha thiết không thể rời xa.
Ông yêu Làng là thế nhưng vì vợ con, ông buộc phải theo vợ con đi nơi tản cư. Ở đây lúc nào ông cũng nghe ngóng về tin Làng, về kháng chiến. Ông thường qua nhà ông Thức trọ ở bên để tâm sự về kháng chiến, nghe ngóng tin. Và mỗi lần kể về Làng ông đều háo hức, hạnh phúc vô cùng. Cho đến khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm việt gian thì ông sững sờ, nỗi bất hạnh lớn nhất đã sụp xuống đầu ông, ông tưởng như không thể thở được.
Tác giả đã đặt ông vào một tình huống vô cùng éo le để có một sự chuyển biến tâm trạng. Ông yêu làng như thế vậy mà làng lại theo Tây? Trong tình huống này tâm trạng ông có một sự giằng xé đau đớn, còn yêu và tin làng nữa không hay từ bỏ?
Hàng ngày, ông vẫn luận về chính trị, về kháng chiến, và không quên khoe, tự hào về làng. Vậy mà hôm nay ông nghe tin làng theo Tây. Tin dữ đến bất ngờ khiến ông choáng ngợp: “Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ”.
Từ khi nghe cái tin ấy, ông Hai chỉ cổ cái tin dữ ấy xâm chiếm. Nó ám ảnh day dứt đến nỗi ông nghe đâu cũng sợ người ta nói về mình, chỉ nghe tiếng chửi bọn Việt Gian ông đã cúi gằm mặt đi, không dám ngẩng lên. Về nhà thì ông nằm vật ra, ông tủi thân, ông thương cho mình, cho gia đình, nước mắt trào ra vì nghĩ “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư”
Niềm tự hào về Làng dường như sụp đổ. Làng chính là sĩ diện, là tình yêu của ông. Ông khoe làng với mọi người trong niềm tự hào vậy mà giờ Làng theo tây thì ông còn mặt mũi nào mà gặp ai, ông xấu hổ đến nỗi không dám ra ngoài, thấy một đám đông tụ tập ông cũng chột dạ. Lúc nào cũng lo người ta đang nói ông, nói đến cái chuyện làng theo tây mà thôi.
Trong gia đình ông cũng căng thẳng vì chuyện ấy, không ai nói với ai điều gì. Tâm trạng ông giằng xé đau đớn, ông liệt kê lại từng người, ông vẫn cố gắng níu kéo làng không theo tây, toàn người có tinh thần cả mà, làm sao teo tây được. Nhưng giờ có cái tin ấy thì ông biết phải làm sao, không có lửa sao có khói “Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa.”
Tác giả đã tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai, cùng với nỗi tủi hổ đau xót khi nghe tin làng theo giặc. Hễ đâu có đám đông là ông sợ. Ông không dám nhìn mặt ai, lúc nào đi cũng cúi mặt rất khác với ông mọi khi. Ông ở trong nhà mấy ngày liền không qua nhà ông Thức vì xấu hổ. Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao? Một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
Nhìn kĩ, ta sẽ thấy ông Hai yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông có một sự xung đột. Trước đây ông yêu làng bằng tình cảm cố hữu mà bất kì người nông dân nào cũng thế. Khi có kháng chiến, ông cùng mọi người đào hầm, đắp ụ, còn không muốn đi tản cư vì muốn ở lại bảo vệ làng, tham gia kháng chiến. Nghĩa là khi ấy ông chưa ý thức được việc bảo vệ đất nước, ông chỉ nghĩ đến tình yêu với làng mà thôi. Mọi hành động của ông là đều để bảo vệ làng.
Tuy nhiên, khi đọc kĩ và khi thấy những tâm trạng giằng xé trong ông nghe tin làng theo Tây ông lo lắng vô cùng, ông giằng xé đau khổ ta mới thấy ông yêu Làng và quan trọng hơn là ông yêu cái tinh thần kháng chiến của Làng. Đó mới là giá trị thực mà ông yêu quý và giữ gìn. Thế nên, khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông đã chết lặng người. Khi Làng theo giặc thì vẻ đẹp của làng vẫn còn nhưng vẻ đẹp kháng chiến thì không còn nữa. Và lúc này đây ông mới thấy tủi nhục, xót xa vì cái vẻ đẹp kháng chiến mất đi.
Nhất là sau khi ông tự dằn vặt mình “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây” . Đây mới chính là tình yêu là tinh thần của ông. Thì ra ông yêu Làng tha thiết ngoài cái tình yêu cố hữu thì đó chính là tinh thần kháng chiến, vì cụ Hồ. Vì làng có những con người có tinh thần kháng chiến, chống giặc nên ông càng yêu, càng nhớ làng, nhớ những công việc làm kháng chiến, đắp ụ, xây hầm.. Một người đã yêu làng như thế mà kiên quyết không về làng vì làng theo tây “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
Tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của ông đã cao hơn cả tình yêu Làng. Làng theo Tây phải thù. Làng mà trước kia ông yêu tha thiết, lúc nào cũng muốn trở về vậy mà vì tin dữ ấy mà ông thù làng, ông quyết không về, về để làm nô lệ à?
Tình cảm của ông khi bị tin dữ ấy đến càng như bị thách thức. Nhất là khi mụ chủ nhà biết chuyện ngỏ ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi. Nhưng đi đâu đây, đi đâu người ta cũng không muốn chứa chấp cái làng Việt Gian. Ông đã thoáng hay trở về Làng nhưng tâm trạng lại giày vò, dằng xé trong ông vì làng theo tây rồi không thể trở về. Tình cảm đó mới đáng trân trọng làm sao. Một người ngần này tuổi như ông mà đau đớn, nước mắt chảy vì danh dự của mình và danh dự của làng. Làng chính là danh dự của ông. Làng đánh mất danh dự rồi ông còn dám nhìn ai.
Đó cũng là suy nghĩ thường tình khi Làng chính là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Con người ta có ai cũng có một quê hương để trở về, một nơi để nương tựa. Trong hoàn cảnh này ông Hai đáng thương biết bao nhiêu. Giờ đây đến quê hương cũng không thể trở về.
Cuối cùng, vài ngày sau có một đồng chí cán bộ đến tận nhà ông báo, đó chỉ là tin giả, làng của ông không phải việt gian, không theo Tây. Dường như mọi đau khổ, giằng xé bây giờ mới được giải tỏa. Ông hạnh phúc, ông hãnh diện vì Làng, cái mặt buồn thiu mọi ngày nay bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Vậy là sợi dây buộc trong lòng ông nay đã được gỡ nút. Ông vội vàng đi nói với mọi người tin giả này. Ông nói nhà ông bị Tây đốt sạch rồi mà vui như mở hội. Có lẽ tình yêu làng , tình yêu kháng chiến yêu quê hương đất nước, yêu cụ Hồ lớn hơn cả vật chất, ông không sợ gì chỉ sợ người ta không tin ông theo kháng chiến, chỉ sợ người ta nói ông và làng ông là làng Việt Gian.
“Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Qua đây ta càng hiểu rằng, ông Hai yêu Làng chính là yêu cái Làng kháng chiến, yêu những con người đồng lòng theo cách mạng chứ không phải yêu cái giàu, cái đẹp bề ngoài của ngôi làng mà ông hay khoe. Vậy nên khi Làng bị đốt sạch, đốt nhẵn, ngay nhà ông cũng bị đốt ông vẫn thấy vui và hạnh phúc vô cùng.
Truyện ngắn đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người yêu làng, yêu kháng chiến và yêu nước tha thiết. Đặc biệt nhân vật bị đẩy vào tình huống gay cấn càng bộ lộ rõ tình yêu nước nồng nàn. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, độc thoại, đậm chất nông thôn nhưng hết sức gợi cảm, nhiều cảm xúc đã thể hiện lên bức chân dung sống động đẹp đẽ của người nông dân thời kì đầu kháng chiến.
Diễn biến tâm trạng ông Hai – Mẫu 2Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm đặc sắc thể hiện tình yêu của người nông dân đối với quê hương, đất nước mình trong kháng chiến chống Pháp một cách cảm động. Làm nên thành công của tác phẩm không thể không nhắc đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng Dầu của mình theo giặc được thể hiện một cách sinh động đã thể hiện điều đó.
“Làng” ra đời năm 1948. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân. Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, có lẽ phần vì tuổi cao, phần vì chân ông vẫn bị thương “đi tập tễnh” nên ông được vận động tản cư kháng chiến cùng gia đình. Nhưng trong thâm tâm, ông rất muốn ở lại làng để cùng anh em chiến đấu. Và chính ở nơi tản cư, ông đã bộc lộ sâu sắc tình yêu cái làng của mình.
Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Ngày ngày, ông sang nhà hàng xóm chơi hoặc đi nghe tin, đi nói chuyện,… Đến đâu ông cũng khoe về cái làng của mình. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: “Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.”. Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là “cụ tôi” một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, “người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. […] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy”. Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối”, rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,… Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, “ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm”. Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em: “Sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[…] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.”. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.
Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.
Ông lão đang náo nức, “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, dường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ […] giọng lạc hẳn đi”, “Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm.
Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”. Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở. “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”. Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: “Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ, ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.” Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”.
Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất: Thật là tuyệt đường sinh sống! […] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu”.
Từ chỗ yêu tha thiết cái làng cùa mình, ông Hai đâm ra thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…Và “Nước mắt ông giàn ra”. Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:
Là con thầy mấy lị con u.
Thế nhà con ở đâu?
Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:
Anh em đồng chí biết cho bố con ông
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trưng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng của ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ông Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của trạng thái tâm lí lại được khắc họa sinh động, tài tình: “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lèn. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy…”. Ông khoe khắp nơi: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! […] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”, “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[…] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!”. Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách người làng Việt gian”. Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình, … Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Mặt khác, cũng như các nhân vật quần chúng (chị cho con bú loan tin làng Chợ Dầu theo giặc), bà chủ nhà, … cái khó quên ở nhân vật này còn là nét cá thể hoá rất đậm về ngôn ngữ. Lúc ông hai nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó”, “không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy”, “thì vẫn”, “có bao giờ dám đơn sai”, … Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ “sai sự mục đích cả” là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiểu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.
Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn Làng. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điểu đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.
Diễn biến tâm trạng ông Hai – Mẫu 3Tình yêu làng xóm quê hương là một phẩm chất truyền thống của người dân Việt Nam đã được thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, nhân vật Ông Hai vừa có lòng yêu làng tha thiết như truyền thống vốn có của người dân Việt Nam lại vừa có những nét mới mẻ đáp ứng không khí sôi nổi, quyết tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.
Cũng như bao người nông dân khác, sống êm ả sau luỹ tre làng, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình với một tình yêu thật đặc biệt. Tình cảm đó trong ông biểu hiện bằng tính hay khoe về cái hay, cái giỏi của làng quê mình, cứ như không đâu bằng được như vậy. Ông khoe làng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Ông nói về sự giàu có, trù phú của làng mình với một niềm say mê và náo nức lạ thường: “Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển…”. Ông kể về cái làng của ông như một người nông dân tự hào về những thửa ruộng xanh ngút ngàn do chính tay mình cày cấy, như một trọc phú khoe về cơ ngơi giàu có của mình, ông tự hào khoe về làng mình như khoe của cải quý giá của cá nhân mình vậy. Thật là một tình cảm chân tình, mộc mạc nhưng đáng trân trọng vô cùng. Tất cả những điều đáng kiêu hãnh đó đã chứng tỏ rằng người dân làng ông đều là những con người cần cù trong lao động, có ý thức đóng góp cho quê hương mình ngày càng giàu đẹp. Những phẩm chất đáng quý đó không chỉ của riêng người nông dân làng Chợ Dầu mà còn là của những người dân Việt Nam trên muôn ngàn làng quê khác.
Sau Cách mạng, khi đã được giác ngộ ý thức giai cấp, tình yêu làng của ông Hai có những biến chuyển sâu sắc. Nếu trước kia ông coi cái “sinh phần của cụ Thượng” là niềm hãnh diện trước con mắt ngạc nhiên của dân làng khác thì bây giờ ông đâm ra căm thù nó vì “cái lăng ấy nó làm khổ ông, nó còn làm khổ bao nhiêu người trong làng này nữa”. Ông còn biết tham gia tự vệ để chiến đấu chống Pháp bảo vệ làng quê, và còn làm nhiều việc khác để phục vụ cho kháng chiến. Lúc này, ông kể về làng một cách hả hê, nào là làng có nhà thông tin, chòi phát thanh cao lớn nhất vùng, rồi những buổi tập dân quân tự vệ có cả phụ lão tham gia, khoe những đường hào, những ụ… Tuy chỉ là cách nghĩ, cách nói của người nông dân hồn nhiên, chất phác, nhưng ông vẫn luôn luôn tâm niệm: bảo vệ làng tức là đi theo kháng chiến.
Khi phải xa làng đi tản cư ông lão cũng nghĩ rằng: “Tản cư cũng là kháng chiến”. Xa làng khi nghe tin giặc đánh Chợ Dầu, ông đã hỏi ngay: “Ta giết bao nhiêu thằng ?”. Câu hỏi đó chứng tỏ quyết tâm chống giặc, góp một mặt trận nhỏ cho chiến trường chung của cả nước. Lòng yêu làng, nhớ làng chuyển thành sự quan tâm tới chiến sự, tới chính phủ của Cụ Hồ. Đó là biểu hiện cao đẹp về lòng yêu nước của những người dân quê Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Đến đây ta thấy rằng tình cảm làng xóm quê hương đầy tính truyền thống của người dân quê Việt Nam từ bao đời nay đã mang những nét mới của thời đại. Ông Hai khoe làng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước chính là ông đã đặt làng trong phong trào cách mạng chung. Đó là cơ sở để ông Hai tự hào về sự hòa nhập cuộc chiến đấu bảo vệ làng, không theo địch của làng Chợ Dầu với cuộc kháng chiến vĩ đại của cả nước. Đây là điều mới mà cách mạng đã đem lại cho ông. Nét đẹp này đã tạo nên bản lĩnh vững vàng để nhân vật có thể trải qua nhiều bão tố và những trắc trở ở đời mà vẫn vững vàng, kiên định.
Thử thách đầu tiên xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi tin làng Chợ Dầu theo giặc – tuy mới chỉ phong thanh từ miệng mấy người dân tản cư cũng đủ khiến ông vô cùng bàng hoàng, đau xót. Hàng loạt diễn biến tâm trạng giằng xé tâm can ông. “Da mặt ông tê rân rân”, “cổ nghẹn ắng hẳn lại” chứng tỏ rằng ông đang đi tới cực điểm của sự đau khổ và mất hết niềm tin. Nhớ làng, mong được trở về làng đến khắc khoải, đau đớn vậy mà lúc này người nông dân chân chất này đã phải thốt ra những lời đau xót: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Từ trong tâm thức, ông Hai đã không cho phép dân làng đi ngược với lí tưởng của nhân dân, đất nước, đi ngược với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc.
Mặc dù dằn lòng lại nhưng suy nghĩ, tình cảm đối với làng Chợ Dầu như ngấm vào máu thịt của ông vậy. Ông hổi con quê ở đâu cốt để con nhắc đến làng chợ Dầu của ông. Ông thủ thỉ tâm sự rồi khóc với đứa con bé bỏng cũng chính là để khẳng định lại lòng trung thành tuyệt đối của mình đối với Cách mạng, với Cụ Hồ. Mỗi việc ông làm, mỗi lời ông nói, mỗi biểu hiện dù nhỏ nhất trong tâm trạng ông lúc này đều chứng tỏ tình yêu làng xóm quê hương của người nông dân này đã có những chuyển biến sâu sắc về nhận thức cách mạng, nhận thức giai cấp.
Lần thử thách thứ hai là khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu, ông như được hồi sinh, sung sướng như trẻ con, bô bô đi khoe khắp nơi. Những mất mát do giặc gây ra với ông và làng Chợ Dầu được ông mang đi khoe như những bằng chứng về lòng trung thành của mỗi người nông dân làng ông sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Người ta vẫn quan niệm nông dân là những người có đặc tính tư hữu, nhưng ở đây, khói lửa của cuộc chiến, sinh mệnh của đất nước đã khiến họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho nhau, sẵn sàng cống hiến công sức, tài sản, thậm chí cả xương máu cho thắng lợi cuối cùng của đất nước.
Ông Hai là nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám, có lòng yêu làng tha thiết, hoà vào tình yêu nước thiêng liêng, sâu sắc. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả ngôi nhà, hay cả làng quê yêu dấu, tổ ấm tâm linh của mình cho kháng chiến.
Truyện ngắn Làng đã thể hiện cách nhìn mới mẻ, đúng đắn của nhà văn Kim Lân về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì và anh dũng, ớ đó, lịch sử hào hùng của đất nước đã lay động trái tim chân thật của mỗi người, khiến cho những phẩm chất đáng quý trong tâm hồn họ trở nên tốt đẹp hơn, cao quý và sâu sắc hơn.
Diễn biến tâm trạng ông Hai – Mẫu 4Trong văn học hiện đại Việt Nam, Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của những người lao động bình thường, chân chất. Làng của ông là một minh chứng cho những truyện ngắn đặc sắc của ông về mảng đề tài đó. Câu chuyện xảy ra trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó người nông dân đã có những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của mình về làng quê, về đất nước, về cách mạng,… Điều đó đã đem đến cho trang sách của ông những tình cảm đẹp đẽ, tươi mới về người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Có lẽ sau khi đọc truyện Làng, ai cũng bị ấn tượng bởi tình yêu làng của ông Hai. Đó là một tình yêu sâu nặng, chân thành. Một tình yêu mộc mạc mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi người dân quê Việt Nam. Nhưng đặc biệt ở chỗ, tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thể hiện rõ ở thói quen “khoe làng” của ông.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai khoe làng Chợ Dầu của mình đẹp, giàu có, trù phú “nhà ngói san sát, đường làng lát toàn đá xanh, khi đi trời mưa, bùn không bén gót chân”. Trong mắt ông Hai, làng Chợ Dầu là ngôi làng đẹp nhất, sầm uất nhất, là niềm tự hào, hãnh diện của mình. Ông có thể ngồi hàng giờ nói về làng của mình, thậm chí gặp ai ông cũng kể về làng Chợ Dầu. Tình yêu làng Dầu khiến ông Hai trở nên mụ mẫm đến nỗi tất cả những gì thuộc về làng Dầu đều là một niềm kiêu hãnh, cả cái dinh quan tổng đốc làng ông, cái công trình khiến bao người dân vô tội như ông phải đổ mồ hôi thậm chí cả máu để xây dựng nên nhưng cuối cùng “cái đình ấy như của riêng mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét, hống hách”. Cái đình chứa bao “sự ức hiếp đè nén” trong mắt ông cũng rất đẹp, đẹp như chính làng Chợ Dầu của ông vậy.
Nhưng khi đã được giác ngộ cách mạng, ông Hai không còn khoe về sự giàu có của làng Dầu. Ông khoe về tinh thần chiến đấu của làng mình, về các “cụ già râu tóc bạc phơ mà vẫn tập một hai“, về các “anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”, về cái đài phát thanh, thậm chí cả cái chòi gác dựng ở đầu làng ông. Chính Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi con người ông, từ sau khoá bình dân học vụ, ông đã biết đọc, biết viết và quan trọng hơn, ông đã có nhận thức về kháng chiến, về Đảng, Bác Hồ. Ở nơi tản cư, ông trở nên bận rộn hơn và đường như lúc nào ông cũng làm việc quan trọng: ông vào phòng thông tin nghe đọc báo, ngồi nói chuyện với mọi người. Tâm trạng ông lúc nào cũng vui mừng, náo nức, nhất là khi nghe tin đột kích. Chúng ta có thể nhận thấy tình yêu làng của người nông dân như ông Hai đã trở thành tình yêu đất nước, Tổ quốc. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, ở đâu, lòng ông cũng hướng về làng Chợ Dầu. Khi ngồi nói chuyện với mấy người mới đến tản cư, nhắc đến làng Chợ Dầu ông “quay phắt lại, lắp bắp hỏi” thông tin. Và tình yêu làng của ông được bộc lộ rõ nét nhất khi ông Hai nghe tin đồn làng Dầu theo Tây, làm Việt gian.
Khi nghe tin ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố không chịu tin vào cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không muốn tin cũng phải tin. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, về đến nhà, ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn đàn con “nước mắt ông lão giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?”. Rồi ông “Nắm chặt hai tay lại mà rít lên” chửi bọn ở làng “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?”.
Có lẽ chúng ta không thể tin được một con người như ông Hai, một người vui vẻ, suốt ngày chỉ ra ngoài để nói về chuyện đột kích, chuyện làng Dầu nay lại ru rú ở nhà than khóc, chửi bới. Tâm trạng ông rối bời, nửa tin nửa ngờ vào cái chuyện khủng khiếp ấy. Suốt mấy ngày hôm sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài. Vợ ông nhắc đến chuyện đó, ông gạt đi. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông,.., là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi ! Lại chuyện ấy rồi.”.
Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm: một bên là làng, một bên là nước dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. Ông Hai đã bị đẩy vào thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”. Mặc dù chưa biết đi đâu nhưng ý nghĩ quay về làng là không có. Vì trở về làng có nghĩa là “chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội lại Đảng, Cụ Hồ. Chính lúc này, chúng ta mới thấy hết được tình yêu làng của ông Hai. Thật cảm động khi ông ôm đứa con út vào lòng, trò chuyện với nó.
Khi tâm trạng bị dồn nén, ông trút nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ, rất ngây thơ. Qua đó, ông muốn tự nhủ với mình, tự giãi bày với lòng mình. Ông muốn đứa con ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu” và muốn nó biết tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Gái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.”. Đó chính là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai – một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các tình cảm đó không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai.
Advertisement
Khi nghe tin cải chính làng Dầu không theo Tây, ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông vội vã đi hết nhà này đến nhà khác để báo tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng em vừa mới lên trên này cải chính… cải chính tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! Toàn là sai sự mục đích cả.”. Chúng ta tự hỏi điều gì khiến cho ông Hai vui mừng khi làng Dầu thân yêu của ông bị “đốt nhẵn” ? Đó là bằng chứng cho danh dự của làng ông, cho tấm lòng son sắt, thuỷ chung của người dân làng Dầu. Và cũng từ hôm đó, ông Hai lại đi kể cho hàng xóm chuyện làng Dầu. Chuyện “hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật… ”
Chúng ta có thể gặp một ông Hai như thế trong bất kì người nông dân Việt Nam nào. Tác giả Kim Lân rất tài tình khi tạo tình huống truyện văn miêu tả tâm lí nhân vật. Có lỗ ông phải rất gần gũi với những người nông dân mới xây dựng nên một nhân vật ông Hai giản dị mà thân thuộc đến vậy.
Qua nhân vật ông Hai, chúng ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước của những người nông dân Việt Nam thời kháng chiến đã có sự chuyển biến. Nó trở thành một tình cầm thiêng liêng, cao đẹp, một trách nhiệm của người công dân. Đọc xong truyện ngắn Làng chúng ta có thêm niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến vì có những người như ông Hai.
Diễn biến tâm trạng ông Hai – Mẫu 5Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. “Làng” là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. “Nước mắt ông lão cứ dàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “Biết đi đâu bây giờ”. Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: Mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
Tóm lại, truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được một tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
….
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặcKim Lân là một nhà văn hiện thực tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam. Ông có một tình cảm mãnh liệt dành cho những người nông dân nghèo, vì vậy mà các tác phẩm của ông thương viết về đề tài người nông dân, nông thôn. “Làng” được Kim Lân “thai nghén” và cho ra đời năm 1948. Nhân vật chính trong tác phẩm là ông Hai, người nông dân có tình yêu làng tha thiết. Những diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về người nông dân chân chất, yêu nước, yêu làng sâu sắc, tha thiết.
Ông Hai là người nông dân yêu làng, ông luôn tự hào và hãnh diện về ngôi làng Chợ Dầu của mình. Ở nơi tản cư, đi đâu ông Hai cũng “khoe” về làng mình, về truyền thống đấu tranh anh dũng, hào hùng của làng. Ông khoe làng mình đứng lên khởi nghĩa, tham gia những buổi tập chiến, nhập phong trào, ông khoe cả những ụ, những hào giao thông của làng,…Ông yêu cái làng hơn tất thảy những gì ông có, bởi thế mà ngày tản cư ông đâu nỡ chịu đi, đến khi bắt buộc phải rời xa thì ông càng tủi cực, buồn khổ: “ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm”. Đến nơi tản cư, ông càng nhớ làng da diết, ông nhớ những tháng ngày cùng anh em làm việc, bảo vệ, dựng xây quê hương “Ô, sao mà độ ấy vui thế”. Để khỏa lấp nỗi nhớ làng, hàng ngày ông chăm chỉ đi nghe những tin tức thời sự, tin tức kháng chiến, xem nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Nhưng rồi, như một tiếng sét giữa trời quang, ông Hai nghe được từ người tản cư về việc làng Chợ Dầu theo giặc. Còn gì đau đớn hơn điều ấy, khi niềm tin về ngôi làng mà bấy lâu ông yêu thương tha thiết như vụn vỡ. Càng yêu, càng hãnh diện về làng thì ông Hai càng đau khổ, bàng hoàng khi nghe tin làng mình theo giặc “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Sự thay đổi trên nét mặt, hành động đã cho thấy được nội tâm đầy đau đớn của ông. Trên đường về nhà, ông Hai “cúi gằm mặt xuống mà đi”, cảm tưởng như đang mất một thứ gì rất quý giá mà bấy lâu mình hằng trân trọng, gìn giữ.
Về đến nhà, sự ê chề, tủi hổ trào dâng trong lòng ông “nước mắt ông cứ giàn ra”, ông thương xót, lo lắng cho đàn con “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy”. Bằng cảm quan tinh tế, Kim Lân đã vẽ nên rõ nét tâm trạng của nhân vật qua sự xếp đặt ngôn từ có ý đồ để khắc họa sống động những dòng cảm xúc phức tạp của ông Hai. Trong người nông dân tội nghiệp ấy chỉ còn những nhục nhã, mặc cảm khi nghĩ chính mình là một tội đồ của đất nước, của cách mạng “Cực nhục chưa, cả làng Việt gian…Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Chính những suy nghĩ ấy đã hành hạ lão khổ sở đến tột cùng. Những ngày sau đó, cả gia đình ông Hai sống trong sự ảm đạm, thê lương, cả vợ và các con lão cũng đều cảm nhận được sự thay đổi ấy: “Gian nhà lặng đi…Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà .”
Cũng từ hôm đó, ông Hai lúc nào cũng mang trong mình nỗi bất an, tủi nhục ê chề. Ông không dám nhắc tới câu chuyện phản bội của làng. Thậm chí, ông xấu hổ tuyệt giao với những người hàng xóm xung quanh mình “không dám bước chân ra đến ngoài”. Chỉ nghe một tiếng xì xầm, xôn xao đâu đây ông cũng ngỡ là người ta đang bàn về “chuyện ấy”- chuyện cái làng theo giặc. Chuyện mà vợ chồng ông Hai lo lắng nữa là bà chủ nhà biết tin, sẽ đuổi cả gia đình đi, rồi con cái họ sẽ đi về đâu, sống như thế nào. Khi chuyện đến tai chủ nhà, bà chủ đến bóng gió đuổi gia đình lão, ông Hai phải đối mặt với khó khăn “Thật là tuyệt đường sinh sống… đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”. Nỗi đau đã nhức nhối, nỗi lo lắng lại càng tột cùng, thật là khổ càng thêm khổ, tủi càng thêm tủi.
Dù yêu làng bao nhiêu, nhưng làng theo giặc thì ông Hai không thể nào làm ngơ mà bảo vệ cái sai của làng “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…”. Câu nói chưa dứt hẳn, nước mắt ông đã “giàn ra”. Bật ra những lời ấy trong nỗi niềm khôn tả, hẳn ông đã rất đau, một nỗi đau khi phải đứng giữa hai lựa chọn: ngôi làng ông hết mực trân quý hay cách mạng cụ Hồ. Để khuây khỏa cho những nghĩ suy của mình, ông tâm sự với đứa con thơ dại. Lời nói của đứa con thơ “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm” cũng chính là những lời từ đáy lòng người nông dân yêu làng, yêu nước, lời của một người trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, tình cảm ấy, tấm lòng ấy thật đáng trân trọng biết bao. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã thể hiện được tình cảm chân thành của một người yêu nước. Qua đó bộc lộ tình cảm, sự tin yêu của tác giả dành cho những người nông dân Việt, họ tuy nghèo nhưng giàu tình cảm, yêu quê hương, đất nước và trung thành tuyệt đối với cách mạng.
Bằng việc sử dụng các biện pháp đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ và đặc biệt là ngòi bút tài hoa trong khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật, Kim Lân đã dựng nên một ông Hai đầy chân thực với những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng . Đó là một chân dung sống động về người nông dân chất phác, thật thà, yêu quê hương đất nước thiết tha, cảm động.
Đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng ông HaiTrong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật điển hình đặc sắc, đó là nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu nước, yêu cách mạng. Tình yêu làng của ông Hai được thể hiện rõ nhất qua những diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Lúc nghe tin nhà bị giặc đốt, làng bị xâm chiếm, ông Hai vui sướng vô cùng. Cái nét mặt vừa buồn thui, chán nản, mệt mỏi trước đó bỗng tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn. Ông vui vẻ ra đường mua bánh về chia cho những đứa con thân yêu của mình rồi đi đây đó khoe với những người ông gặp cái tin nhà bị Tây đốt bằng niềm hồ hởi như một đứa trẻ vừa được ai đó khen tặng. Ông xem việc nhà bị Tây đốt là niềm tự hào bởi đó là mình chứng cho sự trong sạch, sự trung thành của gia đình ông, của quê hương ông với cách mạng, với kháng chiến. Có thể nói ông đã đặt tình yêu nước trên cả những tình cảm, lợi ích cá nhân, gia đình. Bằng tình huống truyện mở nút, cùng cách xây dựng nhân vật qua điệu bộ, cử chỉ, hành động, Kim Lân đã làm sáng ngời những vẻ đẹp trong phẩm chất của nhân vật. Qua đó, cũng bày tỏ niềm trân trọng của tác giả dành những người nông dân Việt Nam chân chất, thật thà, yêu cách mạng.
….
10 Website Uy Tín Để Bạn Đăng Truyện Tự Sáng Tác
Hoahoctro là một trong những nơi bạn có thể gửi các bài viết hoặc truyện ngắn của mình. Đối tượng là các teen yêu truyện ngắn lãng mạn, năng động, yêu thích viết lách có thể tham gia viết bài. Bạn có thể gửi bài viết hoặc truyện ngắn của mình qua bưu điện hoặc email. Chỉ cần bài viết hay, cuốn hút và ý nghĩa thì bài của bạn sẽ được chọn lọc, qua quá trình biên tập sau đó được đăng lên ấn phẩm.
Nhuận bút viết bài cho báo hoa học trò khá cao, đủ để học sinh, sinh viên rủng rỉnh tiền bạc từ đầu tháng đến cuối tháng. Nhuận bút sẽ được gửi cho bạn qua bưu điện hoặc bạn có thể tới tòa soạn để nhận nhuận bút.
Email: [email protected]
Nhavan.netNhavan.net
Tuy nhiên, yếu tố cao nhất họ đòi hỏi là bạn phải thông thạo tiếng Anh, và bài viết phải khiến người khác đọc được, hiểu được. Các câu chuyện được các tác giả đăng tải trên website có lượt truy cập lớn hơn do ngôn ngữ mà website này chọn lọc là bằng tiếng Anh. Bạn có thể tự do sáng tác và đăng tải lên website này và được trả nhuận bút tùy theo lượt xem và yêu thích cho bài của bạn.
Nhìn chung, cách thức hoạt động của website này khá giống với freelancerviet, bạn đăng nhập và chào giá với các nhà tuyển dụng, chỉ khác là nó chuyên về lĩnh vực viết lách mà thôi. Tại Iwriter, những câu chuyện, chia sẻ của bạn cũng được dễ dàng đăng tải và truyền cảm hứng tới người đọc nhanh và dễ dàng hơn.
Mức nhuận bút dao động từ 100 – 300k tùy vào chất lượng và dung lượng bài viết. Thêm một điều hấp dẫn nữa là, nếu như tác phẩm của bạn có nội dung hay, sẽ có cơ hội được lựa chọn để tham gia vào các tuyển tập truyện ngắn do blog phát hành. Đây cũng là một trong những website viết truyện kiếm tiền thu hút lượng tác giả khá lớn trên cộng đồng viết truyện online.
Thú vị hơn, ngoài việc viết truyện kiếm tiền, bạn hoàn toàn có thể viết bất cứ thứ gì mình thích cũng có thể kiếm được tiền, miễn sao nội dung bài viết của bạn có ích với người đọc và cần thiết với mọi người. Nhờ khả năng thanh toán dựa vào nội dung nên các tác giả tha hồ sáng tác các tác phẩm hay để mang lại nguồn thu nhập cho chính mình.
Gác sáchTất nhiên, các trang web có tuổi đời dài luôn đi kèm với chất lượng. Vì vậy, các tác phẩm được đăng trên Gác sách đều uy tín có chọn lọc. Sáng tác của bạn muốn được đăng tải cần trải qua khâu kiểm duyệt rất khắt khe trước khi được đăng tải.
Gác sách
Kênh Sinh Viên VnkingsKênh Sinh Viên
Vnkings được lập vào năm 2023, là một trong những Web truyện online hot nhất hiện nay. Đến với Vnkings, bạn sẽ được hòa nhập vào thế giới của những con người có tâm huyết và có niềm đam mê lớn đối với sáng tác, một địa điểm hữu ích để bạn thỏa sức sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu bạn bè cùng sở thích, rèn luyện các kĩ năng viết lách. Bạn hoàn toàn có thể tự do viết truyện trên tinh thần thoải mái, cởi mở không gò bó.
Tuy nhiên, để có tác phẩm được đăng lên trang thì bạn cần tuân thủ những quy định khắt khe về nội dung và quá trình kiểm duyệt gắt gao của các admin. Vì thế các tác phẩm được đăng trên Vnkings đều chất lượng, giúp bạn cải thiện rất nhiều khả năng sáng tác. Một điểm nổi bật khác của Vnkings đó là đồ họa giao diện khá bắt mắt, dễ sử dụng. Các thành viên, admin đều rất thân thiện, nhiệt tình.
Wattpad Việt NamVnkings
Wattpad có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với các độc giả tác giả Việt Nam. Chỉ cần vài thao tác đơn giản bạn đã có ngay một tài khoản và thỏa sức sáng tác, nhào nặn nên tác phẩm của riêng mình với các thể loại đa dạng từ siêu nhiên, khoa học viễn tưởng đến tình cảm, ngọt ngào… Hơn nữa các sáng tác trên Wattpad không quá khắt khe về duyệt nội dung, kĩ năng, số chữ, thể loại, thời gian ra chương.
Dù bạn là một tác giả nghiệp dư hay đã có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần có ipad, máy tính, di động thì hoàn toàn có thể tự do sáng tác đăng truyện trên website mà không bị gò bó bởi bất kì điều gì. Wattpad sở hữu lượng tương tác khủng, tức là khi bạn vừa post truyện của mình lên đã tiếp cận được với hàng nghìn độc giả, tác giả, đưa tác phẩm của bạn tới nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, giúp bạn có thêm động lực viết truyện và học hỏi kinh nghiệm. Hơn nữa, Wattpad còn là một ứng dụng thông minh tiện ích, đồ họa bắt mắt dễ hiểu, dễ sử dụng. Ngoài việc đọc online, bạn hoàn toàn có thể lưu truyện mình yêu thích để đọc ngoại tuyến.
Đăng bởi: Vũ Đức Chính
Từ khoá: 10 Website uy tín để bạn đăng truyện tự sáng tác
7 Truyện Ngôn Tình Sắc Được Yêu Thích Nhất Của Tác Giả Ân Tầm
Ân Tầm được mệnh danh là hoa đán của làng ngôn tình Trung Quốc. Các tác phẩm của Ân Tầm luôn tạo được sức vang lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo các độc giả. Với ngòi bút tài ba cùng những tình tiết bất ngờ Ân Tầm đã tạo nên rất nhiều những tượng đài điển hình cho các soái ca từ nhân vật của mình. Vì Vậy sau đây Toplist xin giới thiệu Top 7 truyện ngôn tình sắc được yêu thích nhất của tác giả Ân Tầm
Dụ tình – Lời mời của Boss thần bíLouis Thương Nghiêu, một hình tượng nam tổng tài đầy quyền lực, kỳ bí, có sức hấp dẫn khiến mọi cô gái không thể cưỡng lại. Lạc Tranh, nữ luật sư tài năng, sắc sảo, xinh đẹp luôn thu hút mọi ánh nhìn của cánh đàn ông khiến họ không thể không chú ý đến vẻ đẹp kiêu sa của nàng. Dụ tình, lời mời của Boss thần bí là một câu chuyện có đủ mọi khung bậc cảm cảm xúc: từ gượng ép, bắt buộc đến sủng ái, yêu thương và có cả ngược tâm. Louis Thương Nghiêu vì trả thù mà mang Lạc Tranh đến bên mình, để rồi dần nảy sinh tình cảm và yêu cô lúc nào không hay.
Văn Án
Dạ tiệc, nàng – một luật sư trẻ, chủ động dùng nhan sắc dụ hoặc một gã thiếu niên, thu thập thành công chứng cứ có lợi giúp thân chủ giành được chiến thắng tại toà. Bốn năm sau…Dưới ánh đèn mờ ảo, người đàn ông dáng vẻ tao nhã, ngang tàng như chim ưng, toát lên sự cao quý của huyết thống cùng vẻ sắc sảo khó giấu, từng cử chỉ của hắn đều khiến nàng cảm nhận sâu sắc sức mạnh của quyền lực. “Lạc luật sư quả nhiên danh bất hư truyền, tiếp theo xin mời cô tìm kiếm một chứng cứ khác.” Khoé môi hắn nhếch lên một nụ cười mang hàm ý vô cùng sâu xa, từng chữ thốt ra, “Một chứng cứ…chứng minh…cô thật hèn hạ!”Nụ cười trên môi nàng bỗng chốc cứng đờ…Người đàn ông này, rốt cuộc là ai?
Dụ tình – Lời mời của Boss thần bí
Dụ tình – Lời mời của Boss thần bí
Bảy ngày ân áiBбєЈy ngГ y Гўn ГЎi lГ mб»™t trong nhб»Їng tГЎc phбє©m Д‘Ж°б»Јc yГЄu thГch nhất cб»§a tГЎc giбєЈ Г‚n Tбє§m. ChГ ng, HoбєЇc ThiГЄn KГ¬nh, chб»§ tб»‹ch cб»§a tбєp Д‘oГ n kinh tбєї toГ n cбє§u. LГ con ngЖ°б»ќi thЖ°б»Јng lЖ°u, sб»‘ phụ nб»Ї Д‘бєїn bГЄn anh khГґng hб»Ѓ Гt nhЖ°ng anh khГґng Д‘б»™ng lГІng vб»›i bất kГ¬ ai.. NГ ng xuất hiện, Гљc NoГЈn TГўm, cГґ gГЎi khiбєїn anh khГґng thб»ѓ kiб»ѓm soГЎt Д‘Ж°б»Јc bбєЈn thГўn, muб»‘n nГ ng mГЈi mГЈi lГ
của riêng mình.
Ba năm trước, ngay đêm trước đám cưới, nàng bị hắn cường bạo. Nàng đau khổ vì bản thân không còn trong sạch, nên bỏ đi biệt tích không lời nhắn gửi. Ba năm sau, nàng gặp lại hắn, nhưng cả hai người đều không biết đó là người đêm hôm ấy. Và nàng, lần này lại phải làm một cuộc giao dịch bảy ngày bảy đêm trở thành tình nhân của hắn. Nàng yêu vị hôn phu trước đây của mình, yêu rất nhiều. Còn với hắn, chỉ là sự căm hận tột cùng. Nhưng sau tất cả nàng dần nhận ra trái tim mình đã thuộc về hắn, Hoắc Thiên Kình mà không cần một sự bắt buộc nào. Nàng phải đối diện với sự thật này ra sao?
Bảy ngày ân ái
Trò chơi nguy hiểmTrò chơi nguy hiểm là mối tình đầy oan trái nhưng cũng đầy sự cám dỗ, thú vị giữa hai nhân vật chính là Lôi Dận và Mạch Khê, Lôi Mạch Khê, trong giới giải trí, cô là ngôi sao ca nhạc được chú ý nhất, và đằng sau, cũng là một con chim được một sợi dây vàng trói buộc, mãi mãi không thoát khỏi bàn tay hắn. Lôi Dận, ngoài sáng thì là tổng tài của tập đoàn kinh tế toàn cầu. Trong tối lại là một tên cầm đầu của tổ chức đầy máu lạnh và tàn nhẫn. Hắn rất tàn nhẫn, không hề lưu tình nể nang 1 ai cả trừ khi là người anh yêu. Mang danh cha nuôi, hắn kiểm soát mọi hành động của nàng, không cho nàng tự do, chỉ có thể mãi bên hắn. Lễ thành nhân năm mười tám tuổi, người cha nuôi thần bí cuối cùng cũng xuất hiện…
Đêm tân hôn của cô, tập trung rất nhiều ngôi sao, chú rể chết vô cớ, động phòng cũng là người đàn ông ma quỷ đó.Hắn cười lạnh thấu xương, bàn tay lớn khẽ vuốt bụng cô, “Lập gia đình, cũng được, có điều, ta muốn biết nơi này sẽ là cháu ta, hay là…con ta!”
Trò chơi nguy hiểm
Bảy năm vẫn ngoảnh về phương BắcAnh có một gương mặt, ngoại hình giống Bắc Thâm của cô đến kỳ lạ. Thế nhưng, ánh mắt băng giá cùng với đôi bàn tay lạnh lẽo kia của đã thức tỉnh cô, anh không phải là Bắc Thâm, anh là Lục Bắc Thần – một pháp y cao cao tại thượng, khiến người ta phải kính nể với chỉ số IQ cao ngất. Lục Bắc Thần luôn khiến Cố Sơ chìm vào ảo giác. Bóng hình thân thuộc, gương mặt thân thuộc, rồi khiến cô không sao thở nổi. Nhưng anh lại nói: “Đã phụ lòng người, vì cớ gì phải đau khổ? ”Bỗng một ngày nào đó, có người nói với Cố Sơ: Đừng có tin Lục Bắc Thần, vì anh ta, không phải Lục Bắc Thần… Cô biết làm sao với tình cảm của mình ?
Bảy năm vẫn ngoảnh về phương Bắc
Bảy năm vẫn ngoảnh về phương Bắc
Hào Môn Kinh Mộng – 99 ngày làm cô dâuHào môn kinh mộng gồm 3 tác phẩm: Hào môn kinh mộng I (99 ngày làm dâu), Hào môn kinh mộng II (Khế ước đàn Ukulele), Hào môn kinh mộng III (Đừng để lỡ nhau). Mỗi tác phẩm trong bộ Hào môn kinh mộng là một chuyện tình éo le, trắc trở khác nhau mang đến cho đọc giả những trả nghiệm thú vị rất riêng.. Hào môn kinh mộng, 99 ngày làm cô dâu là chuyện tình đầy ngược tâm, ngược thân, lấy đi bao nước mắt của khán giả vì chuyện tình giữa nhà chính trị gia Lê Minh Vũ và Tố Nhiễm xinh đẹp. Chuyện bắt đầu bằng mối tình đơn phương, sâu đậm của Tố Nhiễm trong sự lạnh nhạt của Lê Minh Vũ vì hận thù 2 dòng họ từ trước. Kết hôn với chính khách nhưng cô chỉ làm dâu nhà hào môn trong chín mươi ngày. Đêm tân hôn, chồng cô uống rượu say bí tỉ. Một tháng sau, anh bận rộn tranh cử, vui vẻ với những người đẹp vây quanh. Ba tháng sau khi kết hôn, anh, biến cô thuộc về mình.Cô yêu thương, quan tâm từng li từng tí đến anh nhưng chỉ đổi lấy sự lạnh nhạt chua xót.Cô đau khổ nhưng vẫn ép bản thân ra vẻ hạnh phúc. Rồi ba cô bất ngờ nhảy lầu, biến cố hào môn xảy đến, khiến cô ra đi lặng lẽ với đôi bông ngọc trai đen. Nhiều năm trôi qua, cô trở thành tác giả tiểu thuyết ăn khách với quyển “Hào môn kinh mộng”. Vào buổi tiệc mừng công của mình, trông thấy người đàn ông ngồi trên hàng ghế nhà đầu tư, cô đột nhiên hoang mang hoảng sợ chính là hắn, Lê Minh Vũ
Hào Môn Kinh Mộng – 99 ngày làm cô dâu
Hào môn kinh mộng III: Đừng để lỡ nhauSau bao biến cố, trắc trở thì tình yêu vỡ òa trong hạnh phúc nhưng một lần nữa Ân Tần lại đẩy tác phẩm lên cao trào khi Tố Diệp một lần nữa phải đấu tranh giữa tình yêu và thù hận với gia đình Niên Bách Ngạn. Liệu cuối cùng tình yêu của họ có vượt qua tất cả?
Hào môn kinh mộng III: Đừng để lỡ nhau
Giao dịch đánh mất trái tim của trùm xã hội đenLãnh Thiên Dục là con người máu lạnh, vô tình, là Diêm Vương nắm trong tay sinh mệnh của người khác. Tưởng rằng mọi thứ cứ lãnh đạm, tẻ nhạt đến vậy cho đến khi gặp phải cô gái say mèm tự đấu giá mình trong quán bar. Hắn gặp được cô trong một buổi đấu giá trong quán bar và bỏ tiền để mua đêm đầu tiên với cô. Sau đêm ân ái, gặp lại cô đã trở thành một đặc công? Mặt khác cô còn muốn quyến rũ giết chết hắn, bởi hắn vô cùng lạnh lùng độc tài khiến ai cũng phải khiếp sợ khi gặp hắn. Liệu cô có thực hiện thành công hoặc phải vướng vào bẫy tình. Liệu đâu mới là con người thật của cô? Và liệu tên trùm xã hội đen có vì cô mà đánh mất trái tim của mình?
Giao dịch đánh mất trái tim của trùm xã hội đen
Đăng bởi: Nguyễn Việt Chinh
Từ khoá: 7 Truyện ngôn tình sắc được yêu thích nhất của tác giả Ân Tầm
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Ngắn Làng Tác Giả: Kim Lân – Đăng Trên Tạp Chí Văn Nghệ Năm 1948 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!