Xu Hướng 12/2023 # Tư Vấn Du Lịch Phượt, Đặt Phòng Homestay Ở Pù Luông # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Du Lịch Phượt, Đặt Phòng Homestay Ở Pù Luông được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

pu luong treehouse puluong riceroad homestay mạnh cường homestay pù luông dũng xuân homestay pù luông pù luông home thuê xe máy ở pù luông bản đôn pù luông pù luông riceroad

Pù Luông là một trong hai khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa (Ảnh – alovablelife)

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương 25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa với huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).

Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Năm loại kiểu phụ rừng chính tồn tại do kết quả của sự đa dạng độ cao và các tầng chất nền: rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60–700 m); rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); rừng lá rộng chân núi đá vôi (700–950 m); rừng lá kim chân núi đá vôi (700–850 m) và rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m). Khu bảo tồn cũng tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp. Nằm cách không xa Vườn Quốc gia Cúc Phương, Pù Luông có sự tương đồng cao về khu hệ động thực vật so với Cúc Phương.

Hai địa điểm có tiềm năng khai thác thành khu nghỉ mát ở là điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m tại khu vực xã Thành Sơn.

Nên du lịch Pù Luông thời gian nào?

Nếu may mắn, các bạn có thể có những khoảnh khắc rất đẹp khi đến Pù Luông (Ảnh – Mai Tiến Đoàn)

Là một khu vực vùng cao với các cánh rừng nguyên sinh bao quanh, khí hậu ở Pù Luông khá dễ chịu kể cả giữa những ngày hè oi bức. Để có một chuyến đi thoải mái, các bạn có thể cân nhắc và sắp xếp khám phá Pù Luông vào những khoảng thời gian như

Cuối tháng 5 đầu tháng 6 là dịp bắt đầu vụ lúa mới, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên.

Tháng 9 và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng.

Giữa hè cũng là thời điểm đẹp để đi Pù Luông (tuy hên xui là có thể gặp phải dịp mưa bão miền Bắc), do Pù Luông thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh nên không khí và thời tiết ở đây giữa những ngày hè vẫn khá mát mẻ.

Hướng dẫn đi tới Pù Luông

Không có các tuyến xe khách trực tiếp tới Pù Luông nên nếu các bạn muốn sử dụng phương tiện công cộng để tới đây khá là vất vả, các bạn nếu muốn đi xe khách sẽ phải sử dụng kết hợp giữa nhiều loại phương tiện với nhau. Thuận tiện nhất các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) xuất phát từ Hà Nội. Một lựa chọn khác cho những bạn yêu thích vận động là đạp xe từ Mai Châu (có thể thuê xe đạp ở Mai Châu) khám phá Pù Luông và nghỉ lại đây 1 đêm.

Phương tiện công cộng

Từ Hà Nội, các bạn có thể bắt xe đi Bá Thước (Thị trấn Cành Nàng), thường các xe chỉ đến trung tâm huyện, từ đây còn khoảng gần 20km mới đến được Pù Luông, các bạn có thể thuê xe ôm để vào đây. Từ bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình có xe của nhà xe Hoàng Phương 0973737778 đi Bá Thước hàng ngày.

Sử dụng phương tiện cá nhân

Xe máy là phương tiện thích hợp nhất để khám phá Pù Luông (Ảnh – Selena Nguyen)

Từ Hà Nội

Các bạn có thể đi Pù Luông thành một cung đường vòng tròn để tránh đi và về trên cùng một đường. Từ Hà Nội đi theo đường QL6 đi Hòa Bình, lựa chọn một trong 2 đường qua thung lũng mây Lũng Vân hoặc qua Bản Lác Mai Châu rồi tới Pù Luông.

Khi về từ Pù Luông các bạn đi theo QL15C và QL217 về suối cá thần Cẩm Lương, từ đây chạy men theo đường Hồ Chí Minh về đến ngã tư Xuân Mai (QL6) về lại Hà Nội. Lúc về nếu có thời gian hoặc các bạn có thể kết hợp thêm hẳn 1 ngày để khám phá Cúc Phương.

Từ Sài Gòn

Từ Sài Gòn nếu muốn đi Pù Luông các bạn cần bay tới Thanh Hóa, các chuyến bay dừng tại sân bay Thọ Xuân (Ảnh – Sang Huynh Cong)

Từ Sài Gòn, nếu muốn đi Pù Luông các bạn có thể lựa chọn bay ra Hà Nội rồi đi theo hướng dẫn phía trên hoặc bay tới Thanh Hóa rồi thuê xe máy ở sân bay Thọ Xuân, di chuyển từ đây đi Pù Luông. Từ sân bay cứ theo QL15 các bạn sẽ tới Pù Luông, quãng đường khoảng 100km và tùy điều kiện thời tiết và khả năng đi xe của bạn mà có thể mất khoảng 4-5 tiếng.

Lưu trú ở Pù Luông

Pù Luông khá rộng, tùy thuộc vào hành trình của đoàn mình mà các bạn có thể chọn một trong các bản của người dân ở đây làm địa điểm lưu trú chính. Loại hình lưu trú phổ biến nhất chính là homestay của người dân ở Pù Luông, các bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, ăn và thưởng thức các món đặc sản do chính người dân ở đây chuẩn bị.

Hiện nay, homestay ở Pù Luông đa phần nằm ở địa bàn các xã Cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao của huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nếu không muốn ngủ ở trong vùng lõi Pù Luông, các bạn cũng có thể tham khảo danh sách các nhà nghỉ ở Bá Thước để tìm địa điểm phù hợp.

Homestay Phù Luông

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.

2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.

3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Chơi gì khi đến Pù Luông

Bản Kho Mường

Kho Mường là địa điểm mà hầu hết các bạn vào Pù Luông đều ghé qua (Ảnh – Fabb & Alice)

Trên hành trình lên đỉnh Pù Luông hùng vĩ, có một thung lũng rất đỗi nguyên sơ và mộc mạc mang tên Kho Mường. Đây là một trong những bản vùng cao, khó khăn nhất của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước nhưng lại có tiềm năng rất lớn về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.

Kho Mường là một thung lũng nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ít chịu ảnh hưởng tác động của con người nên vẫn giữ được những nét rất hoang sơ, thơ mộng vốn có. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân tộc Thái, với 230 nhân khẩu. Bản Kho Mường nằm cách biệt với các bản khác trong vùng, cách UBND xã Thành Sơn chừng hơn 2km nhưng chặng đường vào bản không hề đơn giản. Đường đi lại gập ghềnh là thử thách đối với các “phượt thủ” thích khám phá nơi đây.

Dễ dàng bắt gặp những guồng nước của người dân bản như thế này trên đường vào Pù Luông (Ảnh – johnlechnerart)

Nhìn từ trên cao xuống, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp hút hồn, những ngôi nhà sàn nằm sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh bản là một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả hiện lên như một bức tranh của chốn “bồng lai tiên cảnh”. Người dân trong bản chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, ngô, sắn… sản phẩm làm ra cũng chỉ phục vụ cho bữa cơm hằng ngày. Nhờ vào những gì thiên nhiên đã ưu ái ban tặng, người dân đã biết đầu tư xây dựng những ngôi nhà sàn khang trang để đón khách du lịch đến tham quan. Đến với Kho Mường, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái, hòa mình vào cuộc sống dân dã, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị núi rừng như: Cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, kiệu muối chua và thịt vịt luộc…

Hang Kho Mường

Hang Dơi Kho Mường cũng rộng và đẹp kém gì hệ thống hang động Quảng Bình đâu các bạn nhỉ (Ảnh – aurelgiraud)

Hang Kho Mường là một trong số hang động có vẻ đẹp hấp dẫn trong quần thể các hang động được phát hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những khối nhũ đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước làm nên hang động này. Hang có mối liên hệ với hệ thống sông dưới lòng đất với chiều dài khoảng 2,5 km về phía Bắc và dẫn nước từ Kho Mường qua làng Pốn thuộc xã Lũng Cao. Hệ thống sông suối chảy trong lòng hang là đặc điểm chung được biết tới của các khu vực núi đá Kart, nó tạo ra sự kết nối giữa các thung lũng lòng chảo bằng sự liên kết của các dòng chảy. Hang Kho Mường còn là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, ít nhất có 4 loài dơi trú ngụ trong hang này ở các thời điểm khác nhau của năm. Càng đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang dơi.

Bản Đôn (Xã Thành Lâm)

Ruộng bậc thang ở Bản Đôn (Ảnh – Tuyết Trang)

Bản Đôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống với 285 nhân khẩu (80 hộ). Khoảng 2 năm trở lại đây, khách du lịch trong và ngoài nước đến với bản Đôn ngày một nhiều. Bản Đôn có không gian yên bình, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân bản địa, như: măng rừng, vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, rau bí, ngọn su su… đặc biệt là sự chân thành, mến khách của đồng bào địa phương.

Bản Son Bá Mười

Đường vào Son – Bá – Mười (Ảnh – Lê Lên‎)

Son Bá Mười là 3 bản vùng cao của xã Lũng Cao. Nơi này cách trung tâm thành phố khoảng 130 km về phía Tây Bắc và được ví như một Sa Pa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 1822 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp.

Son – Bá – Mười còn được gọi với cái tên khác là khu Cao Sơn, nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ. Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình.

Đặc biệt, Son – Bá – Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.

Bản Hiêu

Vẻ đẹp yên bình của bản Hiêu (Ảnh – Vo Thu Cuc)

Bản Hiêu là một bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc theo hai bên bờ suối. Cứ mỗi khi có một ghềnh thác đẹp, những nóc nhà sàn lại dày hơn tạo nên một khung cảnh suối thác – nhà sàn đẹp như tranh thủy mặc. Cả khúc suối tính từ đầu bản đến cuối bản chỉ chừng gần cây số nhưng có tới 5 thác nước, thác nào cũng đẹp và chẳng thác nào giống thác nào. Vì vậy, người dân trong bản gọi chung tất cả những thác nước ấy là thác Hiêu và thân thương gọi con suối ấy với tên gọi “dòng Hiêu” chứ không gọi là suối Hiêu như cách thông thường.

Thác Hiêu

Thác Hiêu (Ảnh – Dinhhai Luu)

Thác Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. ây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào làng. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.

Nơi khởi nguồn của dòng suối Hiêu là từ một hang đá thuộc dãy núi đá hùng vĩ của khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, là mẫu quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái Karst, là khu vực đất thấp duy nhất còn lại rừng sinh cảnh núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Theo người dân trong vùng suối chảy quanh năm không bao giờ cạn.

Chiều dài dòng thác khoảng 800 m. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng.

Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một hồi lội thác trở về, du khách nên ra đây tắm rửa. Mực nước ở đây chỉ hơn 1 m, phía dưới là cát nên ai ưa mạo hiểm có thể thỏa sức bay nhảy.

Nơi đây đã hình thành một điểm du lịch, có hệ thống nhà sàn cho du khách nghỉ dưỡng. Nằm trên nhà sàn với vài chiếc gối tựa, du khách ngắm cảnh núi rừng, tận hưởng những giờ phút thư thái tuyệt vời.

Thác Muốn (Xã Điền Quang)

Thác Muốn (Ảnh – Chiến Phạm)

Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ trong các khe núi đá trên đỉnh núi Muốn có độ cao hơn 300m chảy vào lòng một thung lũng rộng vài ha, rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào dòng Mã giang hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn, đổ ra biển rộng.

Thác Muốn cách Phố Đoàn khoảng hơn 20km, các bạn có thể tìm địa điểm này trên Google Maps nhưng nhớ ghi rõ Thác Muốn Điền Quang Bá Thước để phân biệt với một thác khác cùng tên và cùng huyện.

Chợ phiên Phố Đoàn

Chợ phiên Phố Đoàn nhìn từ trên cao (Ảnh – Flycam Thanh Hóa)

Phố Đòan là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng cùng người dân ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn… tỉnh Hòa Bình.

Điều làm nên sức hút cho khách du lịch khi chơi chợ là nét văn hóa mua bán trao đổi hàng hóa ngang giá trị. Đôi khi, họ không giao dịch bằng tiền, chẳng hạn một con gà có thể đổi lấy hai chục trứng với mớ rau mà hai bên đều thấy thoải mái, vui vẻ. Chỉ cần “ưng cái bụng” là mua ngay, ít khi thấy trả giá, đòi thách.

Đỉnh núi Pù Luông

Bình minh trên đỉnh Pù Luông (Ảnh – Khổng Hoàng Giang)

Đây là một trong những đỉnh núi mà dân trekking ở Việt Nam thường chọn để chinh phục. Đỉnh cao 1700m và mất khoảng 6-8 tiếng trong điều kiện thời tiết tốt để có thể lên đến đỉnh. Các bạn có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống nghỉ ngơi qua đêm, hôm sau có thể xuống núi.

Ăn gì ở Pù Luông

Việc ăn uống ở Pù Luông khá đơn giản, đa phần các món ăn ngon ở Pù Luông các bạn sẽ được thưởng thức ngay tại homestay nơi mình ở. Người dân sẽ chuẩn bị tất cả những món ăn này theo số lượng đoàn của bạn, các loại thịt cá được bày ra mâm trên những khay lá (cỗ lá), ăn kèm có thể là cơm hoặc xôi nếp. Ẩm thực Pù Luông sẽ mang những đặc trưng rõ nét của ẩm thực Thái với các món nướng, món đồ, với các loại gia vị mang nhiều hương vị núi rừng.

Lợn cỏ nướng

Ảnh – local_vietnamese

Lợn cỏ hay hay lợn cắp nách là vật nuôi đặc sản của người Mường. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi mổ lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước. Thịt được pha thành từng miếng, cùng lòng, dồi đem hấp trên bếp củi, phần xương đem nấu với nõn chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Lá bưởi quện vào thịt, dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, toả mùi thơm. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối tươi xanh. Khi ăn, chấm với muối rang và hạt dổi nướng dã nhỏ.

Gà đồi

Gà chạy bộ, món đặc sản thường gặp ở vùng cao (Ảnh – Phạm Kiên)

Gà được người dân nuôi thả tự nhiên, chạy rông và ăn thóc nên thịt gà ở Pù Luông sẽ rất thơm và ngọt. Gà loại này đem luộc rồi ăn lúc còn nóng, chấm cùng các loại gia vị của người dân địa phương thì ngon tuyệt vời. Ngoài ra, cùng với cách tẩm ướp các gia vị truyền thống của người Thái, món gà nướng sẽ để lại những ấn tượng cho bất kỳ bạn nào đến Pù Luông.

Vịt Cổ Lũng

Đặc sản Pù Luông, vịt Cổ Lũng (Ảnh – Quỳnh Mai)

Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc. Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa.

Lịch trình du lịch Pù Luông

Pù Luông là một điểm rất đáng để các bạn sắp xếp thời gian, đến và thưởng ngoạn (Ảnh – Ngô Huy Hòa)

Ngày 1: Hà Nội – Mai Châu – Pù Luông

Từ Hà Nội các bạn đi theo đường QL6 đi Hòa Bình lên Mai Châu, nếu thích các bạn có thể ở lại Mai Châu chơi 1 ngày rồi hôm sau tiếp tục hành trình. Nếu không ở lại Mai Châu, các bạn đi tiếp QL15 theo hướng đi ngã 3 Co Lương, đến đây sẽ đi dọc theo sông Mã 1 đoạn rồi rẽ vào QL15C, thẳng QL15C này các bạn đi trong lõi của khu bảo tồn Pù Luông

Từ Hà Nội đi Pù Luông theo đường này vào khoảng gần 200km, nên đi từ sớm để đến khoảng chiều sẽ vào tới Pù Luông là vừa.

Tối nghỉ ngơi tại Pù Luông, các bạn có thể lựa chọn một trong rất nhiều homestay ở Pù Luông.

Ngày 2: Khám phá Pù Luông

Sáng dậy sớm đi khám phá một vài địa điểm quanh Pù Luông như Hang Kho Mường, khám phá văn hóa người Thái.

Từ Kho Mường đi xuống Phố Đoàn, nếu đi đúng dịp chợ phiên thì ghé vào tham quan chợ rồi tiếp tục đi Thác Hiêu, đi các bản Son Bá Mười rồi đi thẳng sang Lũng Vân (Hòa Bình) ngắm mây. Từ Lũng Vân quay ra Quốc lộ 6 để về Hà Nội

Một lựa chọn khác cho ngày 2, các bạn bỏ qua Lũng Vân và quay lại đi suối cá thần Cẩm Lương, theo đường mòn Hồ Chí Minh về Hà Nội. Lịch trình này cũng đi qua Khu bảo tồn Cúc Phương nên nếu có thời gian có thể dành thêm 1 ngày ở lại chơi Cúc Phương trước khi về Hà Nội.

Tìm trên Google

kinh nghiệm du lịch Pù Luông 2023

du lịch Pù Luông tháng 03

tháng 03 Pù Luông có gì đẹp

review Pù Luông

hướng dẫn đi Pù Luông tự túc

ăn gì ở Pù Luông

phượt Pù Luông bằng xe máy

Pù Luông ở đâu

đường đi tới Pù Luông

chơi gì ở Pù Luông

đi Pù Luông mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Pù Luông

homestay giá rẻ Pù Luông

trekking pù luông

hang kho mường ở đâu

giá phòng pù luông retreat

Đăng bởi: Tố Nguyễn

Từ khoá: Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Pù Luông

Tư Vấn Du Lịch Phượt, Đặt Phòng Homestay Ở Đà Lạt

homestay đà lạt giá rẻ homestay đà lạt gần chợ homestay đà lạt view đẹp homestay đà lạt đẹp homestay đà lạt gần trung tâm review homestay đà lạt homestay đà lạt đẹp nhất 2023 homestay đà lạt gần chợ đêm homestay đà lạt dành cho cặp đôi

Cao nguyên Lang Biang (Ảnh – khoibinh)

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).

Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).

Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi… Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt “3h30: grand plateau dénudé mamelonné” (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).

Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.

Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.

Đà Lạt năm 2014 (Ảnh – Quoc Thang)

Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.

Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.

Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (Ảnh – HD Thich)

Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.

Nên đi Đà Lạt vào tháng mấy ?

Mai Anh Đào, Cầu Đất, Đà Lạt (Ảnh – Trúc Trần)

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là mùa hoa dã quỳ, khi những bông dã quỳ hoang dại nở, Đà Lạt như trở nên có sức quyến rũ hơn bao giờ hết.

Cuối tháng 1, đầu tháng 2 mai anh đào, một loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Đà Lạt thường nở. Tuy nhiên trong vài năm gần đây do thời tiết đảo lộn nên mai anh đào hay ra hoa thất thường. Tốt nhất các bạn nên theo dõi thông tin thường xuyên qua Facebook, các trang tin du lịch để có thông tin chính xác nhất.

Khoảng thời gian tháng 3-4 là mùa của phượng tím, đặc sản của Thành phố ngàn hoa.

Theo gợi ý của Cùng Phượt, các bạn có thể sắp xếp du lịch Đà Lạt vào khoảng thời gian cuối năm (tầm mùa thu) bởi lúc này mùa mưa đã kết thúc, thời tiết hơi se lạnh và khô, khá thích hợp để khám phá Đà Lạt.

Đến Đà Lạt bằng cách nào?

Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt chỉ gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20.

Phương tiện máy bay

Sân bay quốc tế Liên Khương (Ảnh – vetoc)

Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện từ sân bay quốc tế Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Hiện cả 3 hãng hàng không tại Việt Nam đều có các đường bay trực tiếp tới đây, tùy vào từng thời điểm trong năm các bạn có thể đầu tư thời gian để săn vé máy bay giá rẻ tới Đà Lạt.

Trong nước hiện nay các bạn có thể bay tới Đà Lạt từ Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vinh và Hải Phòng. Tùy hãng bay sẽ có những đường bay tương ứng (Hà Nội và Sài Gòn thì hãng nào cũng có), các bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên website đặt vé của hãng.

Phương tiện xe máy

Trên đèo Omega (Ảnh – El Di Pi)

Các bạn từ Sài Gòn có thể đi tới ngã tư Dầu Giây (Đồng Nai) rồi từ đây rẽ vào Quốc lộ 20 đi Đà Lạt. Quãng đường này dài khoảng 300km tính từ trung tâm Sài Gòn. Các bạn từ Hà Nội có thể bay vào Cam Ranh rồi quay ngược về thuê xe máy tại Nha Trang, từ Nha Trang các bạn đi theo cung đường Nha Trang – Khánh Vĩnh – Đà Lạt, cung đường này sẽ đi qua đèo Khánh Lê (đèo Omega), một trong những cung đường rất đẹp nối cao nguyên Đà Lạt và thành phố biển Nha Trang

Chú ý: Giữa đèo Omega thường có chốt kiểm tra tốc độ, các bạn lên hay xuống đèo cũng cố gắng đi đúng tốc độ quy định để tránh bị phạt cũng như để luôn đảm bảo an toàn.

Phương tiện ô tô

Từ Sài Gòn hàng ngày có rất nhiều tuyến xe khách chất lượng cao đi Đà Lạt, kể từ sau khi quốc lộ 20 được nâng cấp, thời gian di chuyển đến Đà Lạt đã được rút xuống còn khoảng 5-6h.

Phương tiện tàu hỏa

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (Ảnh – manhhai)

Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến. So với các tuyến đường sắt khác ở Việt Nam, tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt độc đáo nhờ sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa, gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km. Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, một công trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế. Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn khi du lịch Đà Lạt.

Phương tiện đi lại ở Đà Lạt

Xe máy

Lấy hồ Xuân Hương làm tâm, các địa điểm du lịch tại Đà Lạt đều khá gần nên phương tiện thích hợp nhất để khám phá Đà Lạt chính là xe máy. Phương tiện xe máy sẽ cơ động hơn trong việc di chuyển đến những địa điểm nhỏ mà taxi đi vào không hợp, phù hợp để bạn lượn lờ ngắm thành phố hoa, cuối cùng đây là phương tiện chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho chuyến đi của bạn

Xe đạp đôi

Xung quanh khu vực hồ Xuân Hương có nhiều địa điểm cho thuê xe đạp, với thời tiết mát mẻ việc thuê xe đạp đi quanh thành phố cũng khá thú vị, tuy nhiên chỉ dành cho những địa điểm gần gần, đi dạo quanh hồ chứ với phương tiện xe đạp chắc khó có thể di chuyển xa cũng như leo dốc.

Taxi

Đây là phương tiện phù hợp cho những gia đình có người già, trẻ em đi cùng bởi khó có thể di chuyển bằng các phương tiện xe máy hay xe đạp, khi đến Đà Lạt các bạn có thể xin số điện thoại và thuê cố định một lái xe taxi cho riêng hành trình của mình

Một số hãng taxi ở Đà Lạt

Đà Lạt: 0263 3666888 – 0263 3556655

Mai Linh: 0263 38383838

Lado: 0263 3666777

Thành Bưởi: 0263 3837838

Đà Lạt Toserco: 0263 3830830

Anh Đào: 0263 3570570

Thắng Lợi: 0263 3835835

Red Star: 0263 3959595

Lưu trú tại Đà Lạt

Đà Lạt hiện có rất nhiều home stay đẹp mà các bạn nên thử (Ảnh – Hiếu Tômm)

Khách sạn tại Đà Lạt

Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, Đà Lạt cũng là một trong các địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ nhất phục vụ du khách. Hiện toàn thành phố Đà Lạt có hàng nghìn địa điểm để du khách có thể lựa chọn nghỉ ngơi, từ những khu resort cao cấp, những khách sạn nhà nghỉ bình dân cho đến những homestay trẻ trung đầy cá tính.

Nếu là người thích nghỉ ngơi, các bạn có thể chọn những khu resort hay biệt thự ở xa trung tâm, những khu này thường vắng vẻ và yên tĩnh, rất phù hợp với những người không thích sự ồn ào. Ngược lại, nếu không quá cầu kỳ và chỉ cần một nơi lưu trú phù hợp thì hầu hết những khách sạn nhà nghỉ ở Đà Lạt đều có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Nếu đi du lịch Đà Lạt vào các dịp lễ như Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30-4 hay vào mỗi dịp hè, có thể các bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng cháy phòng. Đấy là lý do các bạn nên đặt trước phòng khách sạn tại Đà Lạt, nếu bạn đã quen với việc đặt phòng online, các bạn nên đặt trước thậm chí là cả tháng để tránh việc khi đến nơi lại không có chỗ nghỉ.

Homestay đẹp ở Đà Lạt

Không chỉ có hàng trăm khách sạn nhà nghỉ phục vụ khách khi tới du lịch Đà Lạt, thành phố hoa còn rất nhiều các homestay theo tiêu chí ngon – bổ – rẻ mà các bạn, nhất là các bạn đi nhóm không nên bỏ qua. Ở homestay các bạn sẽ được tham gia vào một môi trường đa văn hóa, thậm chí ngôn ngữ bởi mỗi một con người trong đó lại đến từ một nơi khác nhau. Các bạn hay đi du lịch một mình thì homestay hay phòng dorm lại nên là lựa chọn đầu tiên bởi giá thành phù hợp, lại dễ dàng tìm thêm bạn để có thể khám phá Đà Lạt trong chuyến đi của mình.

Homestay Đà Lạt

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.

2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.

3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Các địa điểm du lịch Đà Lạt

Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Đến với Đà Lạt, du khách không chỉ bị mê hồn bởi những cảnh quan thiên nhiên, mà còn say sưa trong những huyền thoại tình yêu gắn liền với những cảnh quan ấy. Người dân Đà Lạt vẫn kể về những huyền thoại, như những thác nước vẫn ngày đêm chảy và không bao giờ cạn.

Hệ thống các hồ đẹp ở Đà Lạt

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương (Ảnh – pminhtrung)

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt “Thuỷ Tạ” có khi còn hiểu là “Thuỷ toạ”, có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

Hồ Than Thở

Khu du lịch Hồ Than Thở (Ảnh – Lê Thanh Sơn)

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Đến thăm nơi đây, bạn sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.

Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo – Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch).

Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.

Hồ Suối Vàng

Hồ Suối Vàng (Ảnh – Pham Van Huong)

Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩng ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.

Hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm (Ảnh – ThanhNguyenColory)

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

Hệ thống các thác nước đẹp

Thác Cam Ly

Thác Cam Ly (Ảnh – sky_wing_a11)

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

Dòng chảy thác Cam Ly cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ và cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát. Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù giống như Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở. Song đáng buồn là hiện nay thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thượng nguồn dồn về. Nhiều du khách tận mắt chứng kiến vô cùng tiếc nuối, mong rằng một ngày nào đó lại được nhìn ngắm thác Cam Ly hùng vĩ, tinh khiết như xưa.

Thác Hang Cọp

Thác Hang Cọp (Ảnh – hoquocbao)

Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân…

Thác Prenn

Thác Prenn (Ảnh – Phan Nguyen)

Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 – 17, khi vùng núi đồi nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm lăng”, còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Ðà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10km. Đến chân đèo, đi khoảng 100m du khách sẽ được tận hưởng sự êm dịu và duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông.

Đặc biệt với hệ thống cáp treo, các bạn có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên…

Thác Voi

Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng Tây Nam.

Thác Voi (Ảnh – vidongan)

Các già làng K’ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B’ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K’ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.

Thác Đambri

Thác Đambri, Bảo Lộc (Ảnh – Kevin Pham)

Dambri theo tiếng K’Ho nghĩa là đợi chờ. Thác gắn với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu. Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ, thác nằm cách Tp Bảo Lộc khoảng gần 20km, cách Đà Lạt khoảng gần 100km.

Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác.

Thác Pongour

Thác Pongour (Ảnh – thien87us)

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách trung tâm huyện khoảng 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt tới 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt – Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km bạn sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.

Ngày xưa vùng đất Phú Hội – Tân Hội – Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K’ho – Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).

Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp… nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K’ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K’ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên – quê hương cũ, mặc dù nhiều người K’ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.

Thác Datanla

Thác Datanla (Ảnh – vinhali)

Cách trung tâm Đà Lạt 5km, nằm khoảng giữa đèo Prenn. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300m là tới một thung lũng nhỏ, các bạn sẽ gặp thác Datanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ.

Được đưa vào khai thác từ năm 2000, thác Datanla với dòng nước trong veo chảy qua 7 tầng núi đá rồi dội xuống những phiến đá lớn, tung bọt trắng xóa. Đến đây, ngoài ngắm thác, các bạn còn có cơ hội tham gia các trò chơi mạo hiểm “độc” như trèo thác, vượt thác… Thác Datanla có những tảng đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên. Đi xa xuống phía dưới, có một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử Thần. Đây là một nơi khá nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn nếu không được các đơn vị chuyên nghiệp với những trang thiết bị bảo đảm an toàn tổ chức thám hiểm.

Các nhà thờ đẹp ở Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà)

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Ảnh – Marvin Nguyen)

Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, có thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, bạn có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh)

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ Mai Anh (Ảnh – break_away)

Bố cục kiến trúc nhà thờ vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn, thoát ra hẳn những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc tôn giáo tại châu Âu. Chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Mặt ngoài của nhà thờ được thiết kế theo hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn, một chi tiết thường xuất hiện trong các nhà thờ Pháp cuối thế kỷ 17.

Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn, vừa tạo điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo. Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Thêm vào đó, nhà thờ còn được xây dựng bằng chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác, hầu hết đều lấy từ Việt Nam. Từ khi hoàn thành đến nay nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường, sáng rực lên khi có ánh mặt trời chiếu vào, rất đặc trưng mà bạn không thể nào nhầm lẫn khi đến Đà Lạt.

Nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly (Cam ly là tên một ngọn thác ở Đà Lạt) hay nhà thờ Sơn Cước là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Nhà thờ phục vụ chủ yếu cho người dân tộc thiểu số. Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với người dân tộc thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968.

Nhà thờ Cam Ly chủ yếu phục vụ cho người dân tộc thiểu số ở phía Tây Đà Lạt (Ảnh – bố su su)

Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hào giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của người dân tộc.

Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.

Các ngôi chùa ở Đà Lạt

Du khách thường biết đến thành phố Đà Lạt với những đồi thông thơ mộng, nhiều loại hoa lạ, hồ nước mà không biết rằng thành phố sương mù còn sở hữu nhiều ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp.

Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt (Ảnh – Triệu Vân)

Toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh khu vực Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt khoảng 4 km theo đường chim bay. Thiền viện có diện tích 24 ha do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi lập từ ngày 8/04/1993, hoàn thành vào ngày 8/02/1994. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì mới xây cất cách đây một thập niên nên kiến trúc hài hoà giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm linh.

Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Trong chánh điện chỉ thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen. Ngay phía ngoài là toà tháp uy nghiêm bên trong treo một chiếc chuông lớn cao 1.98 m nặng 1.1 tấn trên có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà.

Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung…

Thiền Viện Vạn Hạnh

Thiền viện Vạn Hạnh là ngôi thiền viện tọa lạc tại địa chỉ: 39 Đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi thiền viện thu hút tăng ni khắp nơi, vừa là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Thiền viện Vạn Hạnh, Đà Lạt (Ảnh – Brij Dogra)

Đặc sắc nhất của thiền viện chính là bức tượng “Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu” ngoài trời. Bảo tượng cao 24 m, rộng 20 m, tay phải cầm cánh hoa sen, hình ảnh này đặc biệt trong Thiền Tông gọi là “niêm hoa vi tiếu”. Theo kinh điển ghi chép: Một lần tại hội Linh Thứu, Khi Đức Thế Tôn cầm một cánh sen đưa lên, cả hội chúng đều im lặng và ngơ ngác nhìn, duy chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức thế Tôn liền nói: “Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp”.

Cánh hoa sen năm xưa ở núi Linh Thứu cách đây trên hai ngàn năm trăm năm năm, lại một lần nữa được khắc họa thật sinh động tại Thành phố Đà Lạt trong khuôn viên Thiền viện Vạn Hạnh. Đây không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến chiêm bái hành hương mà còn được xem là một trong những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo.

Chùa Linh Ẩn

Nằm tại khu thắng cảnh Thác Voi thị trấn Nam Ban (Lâm Hà, Lâm Đồng). Hướng từ Đà Lạt theo trục đường Thác Cam Ly xuống Xã Tà Nung vào Thị Trấn Nam Ban. Chùa được thành lập năm 1993 do Thượng Tọa Thích Tâm Vị sáng lập năm 1993 với diện tích 4ha.

Chùa Linh Ẩn (Ảnh – Internet)

Chùa Linh Ẩn ngự trị bình yên giữa núi đồi, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở chùa luôn luôn mát mẻ, yên tĩnh.

Trước sân chùa là tượng đài Quan Âm lộ thiên dựng năm 1994, bậc cấp từ sân lên Chánh Điện có cặp Rồng đúc bằng xi măng nghệ thuật điêu luyện. Nơi khu rừng gần bên dòng thác có ngôi Tịnh Thất của ngài Khai sơn xây dựng năm 1993. Khuôn viên phía sau Chánh Điện còn có nhà thờ Tổ (Niệm Phật Đường cũ), tượng Phật Thích Ca lộ thiên làm năm 1994 và vườn Lâm Tỳ Ni. Phía sau chùa là ngọn đồi chạy dài như một bức liên thành, thông xanh phủ lưng đồi vi vu gió thổi. Sau nhà tổ khu làng Bồ Đề là nơi tu tập, tịnh dưỡng của các phật tử phát tâm tập sự.

Chùa Tàu – Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu, Thiên Vương Cổ Sát (Ảnh – Trần Phan Thanh)

Thiên Vương cổ sát (天王古剎) hay còn gọi là chùa Phật Trầm hay chùa Tàu là một ngôi chùa tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng Đông Bắc. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôn. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm tông (Trung Quốc).

Chùa mang đậm giá trị và phong cách kiến trúc chùa Hoa và hội quán. Hiện các tăng ni Phật tử trong chùa đều nói tiếng được tiếng Quảng Đông. Đây là điểm tham quan vô cùng hấp dẫn của Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Chùa mang một phong cách riêng bởi chùa nằm trong không gian vô cùng rộng rãi, thoáng mát, nằm trên một ngọn đồi cao, tách biệt với thành phố Đà Lạt ồn ào.

Chùa Linh Phong

Chùa Linh Phong, hay tên đầy đủ Chùa sư nữ Linh Phong, là ngôi chùa nằm trên một đồi cao ở số 72 C đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Lạt. Chùa Linh Phong vốn là một nơi thờ Phật được dựng năm 1940, khi đó chỉ lợp tranh, vách bằng ván. Từ năm 1946, nơi thờ tự này được chuyển giao cho sư bà Thích Nữ Từ Hương. Dần từng bước, sư bà Thích Nữ Từ Hương xây dựng nên ngôi chùa như ngày nay.[

Ch&ugrav

Đăng bởi: Lịch Hội Thượng

Từ khoá: Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Đà Lạt

Tư Vấn Du Lịch Phượt Nha Trang Chi Tiết Và Mới Nhất 2023

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của Khánh Hòa. Được sự ưu ái vô cùng lớn từ thiên nhiên, du lịch Nha Trang có rất nhiều lợi thế để phát triển với đầy đủ các loại hình du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng. ccasa hostel homestay ở nha trang chất đừng hỏi 1987 homestay nha trang my homestay nha trang homestay nha trang có bếp an an homestay homestay nhà nắng nha trang homie homestay nha trang homestay đà lạt

Vùng đất này còn có nhiều trầm tích văn hóa gắn liền với 2 nền hóa Việt – Chăm, những lễ hội độc đáo của cư dân miền biển gắn với con người hiền hòa, mến khách. Hãy đến với Nha Trang để có thể đắm mình trong làn nước xanh ngắt, dạo bước trên bãi cát trắng mịn hay nằm nghe tiếng sóng vỗ bờ hay có những giây phút bình lặng nhìn ngắm bình minh, hoàng hôn đẹp đến ngỡ ngàng, đắm say…

Thành phố Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách Sài Gòn 448km, Cố đô Huế 630km, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, Nam giáp thành phố Cam Ranh, Tây giáp huyện Diên Khánh, trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc – Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà Ponagar.

Nhiều dấu tích Chăm vẫn hiện hữu ở Nha Trang (Ảnh – hn.hanguyen)

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên “Nha Trang” được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tên người Chăm xưa gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

Nha Trang những năm 70 (Ảnh – Tommy Truong79)

Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn . Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.

Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10 km về phía Tây Nam).

Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009.

Nên du lịch Nha Trang vào thời gian nào?

Chỉ cần đến Nha Trang vào thời điểm không mưa là bạn có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ của mình (Ảnh – angela_290995)

Chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, thời tiết Nha Trang tương đối ôn hòa với nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 26ºC. Mùa đông hầu như không lạnh, mùa khô kéo dài. So với các tỉnh thành khác của vùng Nam Trung Bộ, khí hậu Nha Trang thuận lợi hơn để có thể khai thác du lịch quanh năm.

Các bạn có thể đến Nha Trang vào khoảng tháng 3-8 hàng năm, thời tiết lúc này nắng ấm, ít mưa, rất phù hợp cho các hoạt động du lịch biển. Ngoài ra, khoảng thời gian này sẽ phù hợp hơn để khám phá một số hòn đảo đẹp gần Nha Trang như Bình Ba, Bình Hưng hay Điệp Sơn.

Cuối năm từ tháng 9-12, thời tiết mưa tương đối nhiều nhưng cũng không phải là không thể đến Nha Trang. Dịp này lại vào mùa thấp điểm nên cơ hội đặt được vé máy bay giá rẻ đi Nha Trang tương đối cao.

Lễ hội tháp Bà Ponagar diễn ra vào khoảng gần cuối tháng 3 âm lịch hàng năm.

Hướng dẫn đi tới Nha Trang

Phương tiện cá nhân

Với khoảng cách gần 500km từ Sài Gòn, các bạn phía Nam hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển tới Nha Trang. Các bạn từ ngoài Bắc, nếu trong 1 hành trình xuyên Việt thì việc lái xe tới Nha Trang sẽ phù hợp hơn nhiều.

Phương tiện công cộng

Đường không

Từ ngoài Bắc, các bạn nên bay tới Nha Trang để tiết kiệm thời gian (Ảnh – tam_nguyen)

Trước kia, các chuyến bay tới Nha Trang thường được khai thác từ sân bay Nha Trang, nằm ngay trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, việc này không đảm bảo khai thác an toàn bay cũng như gây nhiều khó khăn trong hoạt động khai thác nên từ 2004, các chuyến bay tới Nha Trang được chuyển sang khai thác tại sân bay Cam Ranh, cách trung tâm thành phố khoảng 40km.

Từ Hà Nội hàng ngày có các chuyến bay thẳng tới Cam Ranh của Vietjet, VietnamAirlines và Bamboo, giá vé khứ hồi dao động trong khoảng từ 2000-3000k với thời gian bay khoảng 2 tiếng. Từ Sài Gòn thời gian bay sẽ ngắn hơn (khoảng 1h) và giá vé cũng chỉ dao động quanh mức 1000k.

Đường bộ

Nằm ngay trên trục đường QL1A, hạ tầng giao thông đường bộ của Nha Trang khá thuận lợi cho các chuyến xe khách chất lượng cao hoạt động. Từ Sài Gòn hàng ngày đều có các tuyến xe giường nằm đi Nha Trang chất lượng cao khởi hành liên tục, thời gian di chuyển khoảng 1 đêm. Từ Hà Nội (và một số địa điểm du lịch phía Bắc như Sa Pa, Ninh Bình, Quảng Bình) thường có các tuyến xe open tour khởi hành và có dừng lại ở Nha Trang.

Đường sắt

Là 1 trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam, các bạn có thể đến Nha Trang bằng tàu hỏa một cách dễ dàng (Ảnh – jonnyrouse7)

Từ Hà Nội hàng ngày có các chuyến tàu SE1, SE3, SE5, SE7 và SE9 khởi hành từ Hà Nội và dừng lại ở Nha Trang với thời gian di chuyển từ 24-28 tiếng. Chuyến tàu phù hợp nhất đến Nha Trang vào ban ngày để các bạn có thể bắt đầu hành trình đi chơi luôn là SE5 (khởi hành từ Hà Nội lúc 8h50 và đến Nha Trang lúc 10h44 hôm sau) và SE7 (khởi hành từ Hà Nội lúc 6h00 và đến Nha Trang lúc 8h24 hôm sau)

Từ Sài Gòn, hàng ngày có các chuyến tàu SE2, SE4, SE6, SE8, SE10, SE22, SQN2, SNT2 khởi hành từ ga Sài Gòn và dừng lại ở ga Nha Trang với thời gian di chuyển khoảng 6-9 tiếng. Các chuyến tàu phù hợp nhất là SE6 khởi hành từ Sài Gòn lúc 8h45 và tới Nha Trang lúc 15h58, SE8 khởi hành từ Sài Gòn lúc 6h00 và tới Nha Trang lúc 13h21.

Đi lại ở Nha Trang

Đi đông người các bạn có thể thuê xe riêng hoặc đặt taxi trọn gói để tiết kiệm chi phí (Ảnh – bb_ri)

Thuê xe máy

Với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng lại không ở gần nhau, du khách đến Nha Trang nhất là các bạn trẻ thường lựa chọn cho mình phương tiện đi lại là những chiếc xe máy để chủ động hơn khi di chuyển. Các dịch vụ cho thuê xe máy ở Nha Trang khá nhiều và đa dạng, tập trung quanh các khu phố Tây nơi mà lượng khách du lịch luôn đông đúc. Các bạn nếu không rành đường cũng có thể liên hệ với những bên giao xe tận nơi.

Xe buýt

Hệ thống xe buýt công cộng của Nha Trang có 8 tuyến hoạt động với hơn 150 điểm dừng đỗ phục vụ cho việc đi lại trong thành phố. Ngoài ra còn có 1 số tuyến buýt liên huyện để nối Nha Trang với các khu vực khác trong tỉnh.

Taxi

Tại những thành phố du lịch như Nha Trang, taxi là phương tiện khá hiệu quả nếu các bạn đi theo nhóm đông hay gia đình có trẻ nhỏ. Với một chút thỏa thuận riêng, các bạn có thể đặt tài xế là người địa phương theo những tour trọn gói đi thăm một số địa điểm du lịch nổi tiếng.

Một số hãng taxi nổi tiếng đang hoạt động ở Nha Trang

Mai Linh: 0258 38383838

Vinasun: 0258 38272727

Sun Taxi: 0258 3898989

Lưu trú ở Nha Trang

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.

2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.

3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Đăng bởi: Ngân Nguyễn

Từ khoá: Tư vấn du lịch phượt Nha Trang chi tiết và mới nhất 2023

Tư Vấn Du Lịch Phượt Ngọc Chiến Mường La Chi Tiết Và Mới Nhất 2023

Ngọc Chiến là một xã của huyện Mường La, Sơn La. Nơi đây vốn nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khung cảnh đẹp như tranh, nép mình trong những dãy núi cao hùng vĩ. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi cho những cảnh quan tuyệt vời, du lịch Ngọc Chiến còn hấp dẫn du khách bởi những mó nước nóng hoàn toàn tự nhiên tại các bản Lướt, bản Đớt và bản Khau Vai. vị trí địa lý xã ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la thủy điện ngọc chiến nhà nghỉ ở ngọc chiến ngọc chiến pearl homestay cảnh

Để đến với Ngọc Chiến, các bạn có thể đi từ hướng Mù Cang Chải (chân đèo Khau Phạ) hoặc theo đường TL 106 từ Tp Sơn La vào Mường La rồi đến với vùng đất Ngọc Chiến.

Ngọc Chiến là một xã của Mường La, nơi các hoạt động du lịch cộng đồng khá phát triển (Ảnh – Doug Walton)

Nằm ở độ cao trên 1.600m so với mặt nước biển, cách nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 40km và cách thành phố Sơn La gần 80km theo đường TL106, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là nơi tập trung sinh sống của ba dân tộc Thái, Mông, La Ha; nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, đó là những di sản quý giá được kết tinh qua bao thế hệ. Ai đến Ngọc Chiến cũng đều ngỡ ngàng trước văn hóa kiến trúc của những ngôi nhà người Thái được làm hoàn toàn bằng gỗ pơ mu với kiểu kiến trúc đầu đón, đầu xà, kèo cột tinh tế. Mỗi bản nơi đây có khoảng 70 đến 100 hộ dân đều có khoảng trống và có lối đi ô bàn cờ, khác biệt so với các bản người Thái ở nơi khác. Cùng với kiến trúc nhà sàn, các nghề truyền thống như: Xe tơ, dệt vải, đan nát (nghề thủ công mây tre đan của người Thái nơi đây rất nổi tiếng); Thêu, dệt thổ cẩm của người Mông; lễ hội gội đầu của người Thái, hội Gầu tào của người Mông, hội dâng hoa măng của người La Ha cùng trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của các dân tộc, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho Ngọc Chiến.

Đến với Ngọc chiến, du khách có thể vào bất cứ gia đình nào, đều được gia chủ đón tiếp như khách quý, cùng được trải nghiệm các công việc hàng ngày và thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: Xôi nếp tan (vừa thơm lại dẻo), cơm lam, thịt nướng, cá nướng,…Đặc biệt hơn nữa, tại bản Lướt hiện đã có các phòng tắm nước khoáng nóng bằng gỗ pơ mu. Ngoài ra, khách có thể tắm tự do tại mó nước ở bản Khau Vai, suối Chiến ở bản Mường Chiến và tìm hiểu các nghề truyền thống của bà con,…

Với những tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú của Ngọc Chiến hiện nay đang được gìn giữ và bảo tồn, nơi đây là điểm du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp với nghỉ dưỡng lý tưởng đối với khách du lịch. Chắc chắn rằng nếu có sự đầu tư đúng mức và bài bản, Ngọc Chiến hoàn toàn có thể trở thành điểm điến hấp dẫn của Sơn La nói riêng và khu Tây Bắc nói chung.

Nên du lịch Ngọc Chiến vào thời gian nào?

Ngọc Chiến cũng có một mùa lúa chín vàng đẹp đến mê người (Ảnh – Micheal Ruan)

Về cơ bản các bạn có thể sắp xếp được thời gian vào bất cứ lúc nào đều có thể đến Ngọc Chiến, chỉ duy nhất trừ mùa mưa của miền Bắc thì hơi khó khăn để đến Ngọc Chiến nếu đi từ phía Mù Cang Chải sang (do đường trơn trượt, lày lội).

Mùa lúa chín ở Ngọc Chiến cũng vào khoảng tháng 9-10, gần như trùng với thời điểm lúa chín ở Mù Cang Chải. Từ Mù Cang Chải đi sang Ngọc Chiến cũng khá tiện đường nên các bạn có thể kết hợp 2 địa điểm này trong cùng một hành trình.

Với lợi thế suối nước nóng nên có thể đến Ngọc Chiến vào thời điểm khoảng cuối năm lúc tiết trời se lạnh để trải nghiệm cảm giác thật vô cùng sảng khoái sau khi tắm xong.

Hướng dẫn đi tới Ngọc Chiến

Theo hướng Mù Cang Chải

Cập nhật tháng 12/2023: Đường vào Nậm Khắt rồi sang Ngọc Chiến hiện giờ đã thay đổi khá nhiều, những hình ảnh này có thể không còn chính xác. Các bạn đi từ chân đèo Khau Phạ cứ bám theo Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương để tìm đường sang Ngọc Chiến dễ nhất.

Đường vào Nậm Khắt

Từ Nậm Khắt đi vào, đến ngã 3 này thì rẽ phải để đi Ngọc Chiến

Theo hướng Sơn La – Mường La

Từ Hà Nội đi lên Sơn La rồi đi vào theo hướng Mường La, từ Mường La chạy dọc theo đường 106 cho tới khi thấy biển rẽ vào Ngọc Chiến (khoảng 25km)

Lưu trú ở Ngọc Chiến

Các dịch vụ trọn gói, tất cả trong một được cung cấp cho du khách đến Ngọc Chiến (Ảnh – Tạ Đức Trọng‎)

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.

2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.

3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Du lịch Ngọc Chiến chơi gì?

Tắm suối nóng

Người dân ở Ngọc Chiến hầu như tắm suối nước nóng hàng ngày nên có làn da rất đẹp (Ảnh – _donsweet_)

Đến Ngọc Chiến thì không thể bỏ lỡ vụ này, nguồn suối nước nóng ở Ngọc Chiến bao đời nay vẫn hàng ngày phục vụ bà con dân bản đến tắm. Với nhiệt độ vừa phải cùng các nguồn khoáng chất tự nhiên có sẵn, sau khi tắm xong cơ thể trở nên khoan khoái, nhẹ nhàng, bao mệt mỏi của chặng đường dài đến với Ngọc Chiến bỗng chốc biến mất.

Thưởng thức món ngon ở Ngọc Chiến

Ngoài tắm suối nước nóng, đến với Ngọc Chiến các bạn còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực của người Thái, một trong những nền ẩm thực lâu đời và đặc sắc nhất của vùng Tây Bắc. Mâm cỗ người dân Ngọc Chiến chuẩn bị cho khách thường có một chai rượu thơm nồng, gà nướng, cá nướng, các loại rau và sản vật của địa phương, đặc biệt không thể thiếu món xôi nếp tan dẻo thơm được nấu từ những hạt gạo từ cánh đồng Ngọc Chiến.

Nhà máy Thủy điện Sơn La

Nhà máy Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.

Hang Co Noong

Đây là một điểm di tích khảo cổ thuộc thị trấn Ít Ong. Để lên được hang này, từ đồn công an Thủy điện Sơn La các bạn đi ngược thẳng lên núi sẽ đến được điểm cách cửa hang phía Tây khoảng 250m. Vào trong hang, các bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh sắc diệu kỳ của tạo hóa, thế giới của vô số nhũ đá với những hình thù kỳ ảo. Trong số này có một nhũ đá mang hình đôi trai, gái quấn quýt bên nhau, được gắn với truyền thuyết về mối tình thủy chung của một chàng trai nghèo với cô con gái nhà quan giàu có. Lòng hang có hình vòng cung, chỗ rộng hơn 50m, có chỗ vòm hang cao tới 20m, các góc tối trần hang là nơi trú ngụ của những đàn dơi. Thạch nhũ trần hang cũng đủ kiểu hình dáng, kích thước, những khối thạch nhũ buông rủ, óng ánh tựa những đám mây ngũ sắc, có khối tựa những bức phù điêu tùy theo tưởng tượng của người thưởng ngoạn.

Cửa hang chính quay về hướng Đông, rộng khoảng 15m, cao hơn 7m, ở giữa có hòn đá to được một cây cổ thụ ôm lấy tựa cột chống cửa hang, chia hang thành 2 ngách. Đứng ở cửa hang nhìn xuống sẽ quan sát được cả công trình thủy điện Sơn La, thị trấn Ít Ong, rừng cao su Phiêng Tìn, cầu cứng Mường La và toàn bộ vùng hạ lưu sông Đà… khung cảnh kỳ vĩ và nên thơ.

Bản Cát Lình

Sóng lúa Cát Lình (Ảnh – Anh Đức)

Cách trung tâm huyện chưa đầy 20 km, Cát Lình là một bản của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (Núi Múa Khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa lúa chín này, nơi đây nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu. Cát Lình – là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ), cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân, Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá, nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán – Nậm Kìm – Cát Lình.

Lễ cúng cơm mới

Thi làm cốm tại lễ hội mừng cơm mới (Ảnh – Duong Minh Hai)

Đây là nghi thức đầu tiên trong Lễ hội mừng cơm mới hằng năm tại xã Ngọc Chiến với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất phù hộ, che chở cho bản làng, cho mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no.

Ngoài những lễ vật như gà, cá, các loại hoa quả, trên mâm Lễ dâng lên tổ tiên không thể thiếu cơm mới, cơm cũ, đĩa cốm, “khẩu háng” đặc trưng của đồng bào Thái Trắng (cơm được chế biến từ thóc đồ chín, phơi khô, xát thành gạo rồi lại đồ lên). Thầy cúng thực hiện các nghi lễ với lòng thành kính bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh thổ địa, các vị thần tiên phù hộ, che chở cho bản làng, xua đuổi tà ma, thú dữ và bệnh tật; cầu mong sang năm bà con làng bản lại có một mùa màng bội thu. Tại Lễ cúng, sẽ có đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín dự lễ.

Lễ cúng cơm mới trước đây chỉ tổ chức tại các gia đình, nhưng vài năm trở lại đây, Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, huyện nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Mường La. Đặc biệt là vùng đất Ngọc Chiến có tới 650 ha lúa hai vụ, với các giống lúa nếp tan là đặc sản có độ dẻo thơm đặc trưng; cùng với đó là vẻ đẹp hoang sơ, nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao, những bản làng trù phú và mỏ suối nước khoáng để phát triển điểm du lịch.

Đăng bởi: Vũ Thị Hường

Từ khoá: Tư vấn du lịch phượt Ngọc Chiến Mường La chi tiết và mới nhất 2023

Tư Vấn: Nên Đi Du Lịch Ở Đâu Nước Ngoài Vào Tháng 6 Thú Vị?

“Mình đang lên kế hoạch cho cả gia đình du lịch nước ngoài trong tháng 6 tới, nhưng chưa biết đi đâu chơi đẹp và thú vị. Vì đây là lần đầu du lịch nước ngoài, nên có khá nhiều bỡ ngỡ, rất mong chuyên mục tư vấn giúp nên đi du lịch ở đâu nước ngoài vào tháng 6 đẹp, tuyệt nhất? Tôi xin cám ơn!” (Thu Hằng, Ba Đình – Hà Nội)

Du lịch tháng 6 ở nước ngoài nên đi đâu?

Nên đi du lịch ở đâu nước ngoài vào tháng 6?

Du lịch nước ngoài vào tháng 6 bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau về địa điểm, phụ thuộc vào chi phí cũng như mục đích của chuyến đi là nghỉ dưỡng hay khám phá, du lịch bụi hay mua sắm…Cũng như du lịch ở khu vực nào: Châu Á, châu Âu, du lịch Mỹ hoặc nhỏ hơn trong khu vực Đông Nam Á…

Du lịch châu Á tháng 6 địa điểm nổi tiếng, phong cảnh đẹp

Những địa điểm du lịch nổi tiếng và hút khách ở châu Á.

Du lịch châu Á, trước hết bạn cần lưu ý nếu đi các nước trong khu vực Đông Nam Á bạn sẽ không cần phải xin visa. Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…là những điểm đến hàng đầu ở châu Á được du khách Việt Nam yêu thích.

+ Du lịch Singapore – Malaysia, bạn có thể lựa chọn đi một nước hoặc kết hợp liên tuyến giữa cả 2 nước Singapore và Malaysia. Du lịch Singapore trong tháng 6 là thời điểm diễn ra mùa đại khuyến mại, từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, một số sản phẩm giảm đến 90%. Đây cũng là thời điểm du lịch cao điểm của Singapore.

Singapore nổi tiếng với những tòa nhà, trung tâm thương mại sang trọng, hoành tráng. Sentosa, khu vui chơi giải trí khổng lồ của Singapore, Vịnh Marina San Bays, sư tử biển Merlion biểu tượng của Singapore hoặc chụp ảnh cùng tòa nhà hình con thuyền trên không…là những điểm đến bạn không thể bỏ qua khi du lịch Singapore.

Du lịch Thái Lan bạn còn có thể khám phá thành phố biển Pattaya, Phuket hoặc tận hưởng phong cảnh yên bình của Chiang Mai…Bên cạnh đó, khám phá những món ăn đặc sắc, ẩm thực nổi tiếng của xứ sở Chùa Vàng độc đáo và hấp dẫn.

Gợi ý tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm khoảng 6-7 triệu đồng. Thái Lan được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng và giá rẻ ở khu vực châu Á.

+ Một trong những điểm du lịch nước ngoài tháng 6 tuyệt đẹp phải kể tới Hàn Quốc. Tháng 6 ở Hàn Quốc nóng và mưa nhiều, tuy nhiên bù lại các bãi biển ở Hàn Quốc tuyệt đẹp và có những lễ hội đặc sắc. Du lịch biển Hàn Quốc hãy đến các bãi biển như Mangsang, Naksan, Seokcho, Gyeongpo, Hwajin, Gyeongpodae, Haeundae và đảo Jeju để tránh nóng.

+ Ghé thăm xứ sở hoa anh đào trong tháng 6 để chiêm ngưỡng hoa Cẩm Tú Cầu tuyệt đẹp. Du lịch Nhật Bản tháng 6 có gì hay? Mùa hè ở Nhật Bản là mùa của lễ hội, bắn pháo hoa trên khắp cả nước. Lễ hội bắn pháo hoa vào mùa hè ở Nhật Bản rất đông, do đó các bạn nên tới trước 4-5 giờ.

Nếu du lịch Nhật Bản vào cuối tháng 7, bạn sẽ có cơ hội xem lễ hội pháo hoa tổ chức hằng năm ở bên bờ sông Namida ở Tokyo. Những điểm đến lý tưởng cho bạn như: Cung điện hoàng gia Nhật Bản, tháp truyền hình, tháp cao nhất ở thủ đô Tokyo, đền Asakusa, thành phố Narita, Hakone, Kawaguchiko, núi Phú Sĩ, Nagoya, Osaka, Nara, Kansai…Gợi ý cho bạn tour du lịch Nhật Bản 6 ngày có giá khoảng 29,9 triệu đồng.

+ Du lịch Trung Quốc để khám phá nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, những địa danh du lịch nổi tiếng, trung tâm mua sắm và nền ẩm thực ngon, hấp dẫn. Ghé thăm Trung Quốc vào thời điểm này bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của cao nguyên Tây Tạng, Mông Cổ hoặc Tây Bắc. Những thảo nguyên xanh ngắt, đàn ngựa tung vó, bạn có thể cưỡi ngựa trên thảo nguyên hoặc ngủ lều của dân du mục, thưởng thức những món ăn đặc sản.

Tháng 6 khám phá châu Âu cổ kính, xa hoa và hiện đại

Địa danh nổi bật, hấp dẫn ở châu Âu không nên bỏ qua.

Nên du lịch châu Âu vào thời điểm nào? Thời tiết ở châu Âu vào tháng 6 bạn sẽ được thưởng thức những loại trái cây đặc trưng, thơm ngon của phương Tây như: Đào, táo, dâu, mận, Cerise…Vào thời điểm này phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, trời nắng trong xanh, ít mưa rất thuận tiện cho các hoạt động du lịch.

Điểm du lịch nước ngoài trong tháng 6 xin gợi ý cho bạn tour du lịch châu Âu 9 ngày ghé qua các nước như Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức có giá khoảng 60 triệu đồng.

Du lịch Mỹ tháng 6 vui vẻ, trải nghiệm tuyệt vời

Top điểm đến hút khách nhất ở Mỹ.

Gợi ý cho bạn tour du lịch Mỹ 12 ngày có giá khoảng 83 triệu hoặc du lịch Hawaii 6 ngày có giá khoảng 60 triệu đồng.

Đăng bởi: Tấn Lực

Từ khoá: Tư vấn: Nên đi du lịch ở đâu nước ngoài vào tháng 6 thú vị?

Tư Vấn Hỏi Đáp Cách Mua Và Sử Dụng Camera Phượt Hành Trình Tốt

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Nhật ký phượt, camera hiện nay đang hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Chúng được tích hợp trong điện thoại cầm tay – kể cả những mẫu đơn giản nhất, máy tính xách tay, máy tính bảng, trên những đoạn đường bạn đi qua, và ngay cả vài nơi trong nhà bạn (đề phòng khi hữu sự mà thôi)…….

Tuy nhiên, chúng ta dường như còn biết quá ít về chúng, ngoại trừ chỉ số pixels và Instagram và Camera 360. Bài viết này sẽ tập trung vào một vài câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất trong cách mua và sử dụng camera phượt hành trình tốt.

Tư vấn hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình tốt

Tư vấn hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình tốt Tại sao phải mua camera phượt hành trình ?

Bởi vì khi đi phượt, bạn không biết mình sẽ phải sử dụng thiết bị chụp ảnh trong bao lâu, qua bao nhiêu lộ trình, và trong những điều kiện như thế nào. Bạn sẽ cần sử dụng điện thoại cho những trường hợp khẩn cấp và việc đảm bảo thời lượng pin cho các thiết bị liên lạc là tối quan trọng.

Hơn nữa, chụp hình trong những điều kiện không thuận lợi với tốc độ cao đòi hỏi nhiều thứ đối với một chiếc camera. Việc chuyên nghiệp hóa thiết bị của dân phượt ngày càng phổ biến.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình

Những tiêu chí cơ bản nào cần chú ý khi sử dụng camera phượt hành trình ?

Có ba tiêu chí cơ bản nhất khi sử dụng một camera hành trình – khẩu độ, tốc độ ống kính và lượng sáng. Ba tiêu chí này tạo thành tam giác tiếp xúc là cơ bản cho chu trình vận hành của máy.

Tại sao cần quan tâm đến ba tiêu chí này khi sử dụng camera hành trình?

Qúa trình chụp ảnh thực chất là quá trình phác họa bản đồ của ánh sáng. Khi chụp ảnh là camera của bạn đang vẽ nên hình dạng của ánh sáng được phản chiếu vào khung hình.

Vì vậy, ba tiêu chí trên kiểm soát quá trình phơi sáng, độ bắt sáng, và thời gian bắt sáng sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng hình ảnh một cách hiệu quả nhất.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình – Những tiêu chí quan trọng

ISO là gì?

ISO (International Organization for Standardization) hay còn gọi là độ nhạy sáng của phim, là một trong những tiêu chuẩn cơ bản vừa được trình bày.

Tuy được quy định cho phim chụp, một số máy ảnh kỹ thuật số hiện đại cho phép người chụp tùy chỉnh tiêu chí này theo chiều hướng tăng hoặc giảm để phù hợp với nhu cầu hình ảnh.

Những máy ảnh có chỉ số ISO tốt cho phép máy chụp được những hình ảnh chuẩn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình – ISO của đời máy

Vai trò khẩu độ như thế nào đối với camera phượt hành trình?

Khẩu độ là độ mở của cửa điều sáng tại ống kính của máy ảnh dùng để điều chỉnh lượng sáng vào ống kính chi chụp ảnh. Vai trò của khẩu độ cực kỳ quan trọng.

Nói đơn giản, khẩu độ của ống kính có đơn vị đo là f-stop và với một khẩu độ càng lớn thì ánh sáng nhận được càng nhiều. Tương tự, giá tiền dành cho cách loại máy ảnh và ống kính với khẩu độ càng lớn thì sẽ càng đắt.

Hãy cân nhắc nhu cầu và khả năng của mình để có thể lựa chọn được một chiếc máy có khẩu độ phù hợp.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình – Vai trò của khẩu độ camera

Chọn tốc độ ống kính như thế nào cho một camera phượt hành trình tốt?

Tốc độ chụp được đo bằng giây, và là đơn vị tính thời gian ánh sáng được thu nhập vào tấm ảnh. Thường thì các máy ảnh đều có các chỉ số tốc độ chụp cài đặt sẵn cho nhiều trường hợp khác nhau.

Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc kỹ đối tượng được chụp trước khi cân chỉnh chỉ số này. Những cách chọn khác nhau có thể làm đóng băng hoặc làm mờ đối tượng được chụp – đặc biệt là khi đối tượng di chuyển – để có tấm ảnh theo đúng ý đồ của tác giả.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình – Chọn tốc độ ống kính nào ?

Những yếu tố quan trọng để lựa chọn ống kính cho camera phượt hành trình?

Ống kính tháo rời có thể tạo nên những khác biệt thực sự cho tấm hình của bạn. Có hàng trăm loại ống kính khác nhau cho hàng ngàn những tùy chỉnh riêng biệt cho mọi mục đích ánh sáng và đường nét.

Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại chúng trên hai tiêu chí đơn giản nhất – chất liệu và cấu tạo.

Nếu có thể, hãy chọn cho mình những ống kính làm bằng kính cường lực với độ bắt sáng và khả năng lọc sáng tiêu chuẩn cao thay vì những ống kính bằng nhựa cứng với chất lượng kém hơn hẳn.

Những ống kính có cấu tạo đơn giản hơn với chức năng zoom cố định sẽ cho chất lượng ảnh cao hơn những ống kính với độ tùy chỉnh rộng hơn. Hẳn nhiên, chúng cũng sẽ nặng nề hơn và đắt đỏ hơn – điều không hề được mong đợi ở cộng đồng phượt nói chung.

Có nên lựa chọn camera phượt hành trình dựa trên chỉ số megapixels?

Câu trả lời là không. Để các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, nên nhớ là 1 megapixel chứa được 1 triệu điểm ảnh. Và số lượng điểm ảnh càng cao thì khả năng bạn có thể phóng to tấm ảnh của mình ra càng lớn – mà các điểm ảnh vẫn không bị vỡ.

Với xu hướng tải ảnh lên mạng xã hội và lưu trữ trên các thiết bị cầm tay hiện nay, bức ảnh của bạn không cần phải ở kích cỡ quá to cũng như chiếm quá nhiều dung lượng lưu trữ.

Hãy tập trung vào những yếu tố quan trọng cơ bản khác nhằm đảm bảo có được tấm ảnh đẹp như ý.

Hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình – Các yếu tố quan trọng

Những gợi ý lựa chọn camera phượt hành trình đáng cân nhắc?

Trong vô số các lựa chọn trên thị trường camera phượt hành trình, có một số mẫu vẫn đáng được xem xét dù không còn là dòng mới nhất. Chúng đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cơ bản nhất, và có giá thành phù hợp cũng như đáp ứng những mục đích khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo trang Dụng cụ phượt để tìm hiểu thêm về một vài dòng máy bên dưới và tìm cho mình một chiếc camera phượt hành trình phù hợp nhất :

Nikon D3300

Panasonic Lumix ZS100

Panasonic Lumix FZ1000

Panasonic Lumix LX100

Nikon D750

Sony A7R II

………………

Chia sẻ các camera phượt hành trình được nhiều người quan tâm hiện nay

Đăng bởi: Hải Yến Nguyễn Thị

Từ khoá: Tư vấn hỏi đáp cách mua và sử dụng camera phượt hành trình tốt

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Du Lịch Phượt, Đặt Phòng Homestay Ở Pù Luông trên website Bpco.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!